Bài giảng tổng hợp khối 5 - Tuần 3 năm 2012

Bài giảng tổng hợp khối 5 - Tuần 3 năm 2012

I. Mục tiêu:

 - Đọc đúng văn bản kịch. Phân biệt tên nhân vật, lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm. Giọng đọc thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách từng nhân vật, tình huống căng thẳng.

 - Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. Hiểu nội dung phần 1: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc cứu cán bộ cách mạng.

 - Giáo dục học sinh hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung đối với cách mạng.

II. Chuẩn bị: Tranh minh họa cho vở kịch - Bảng phụ ghi lời nhân vật cần đọc diễn cảm.

III. Các hoạt động:

 

doc 26 trang Người đăng huong21 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng tổng hợp khối 5 - Tuần 3 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 Thứ hai, ngày 17 tháng 9 năm 2012
 TẬP ĐỌC Tiết 5
LÒNG DÂN (tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Đọc đúng văn bản kịch. Phân biệt tên nhân vật, lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm. Giọng đọc thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách từng nhân vật, tình huống căng thẳng. 
 - Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. Hiểu nội dung phần 1: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc cứu cán bộ cách mạng. 
 - Giáo dục học sinh hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung đối với cách mạng. 
II. Chuẩn bị: Tranh minh họa cho vở kịch - Bảng phụ ghi lời nhân vật cần đọc diễn cảm. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ: Sắc màu em yêu 
- Gọi HS đọc bài
- Hỏi câu 1; 2; 3 SGK – 1 em nêu nội dung chính của bài.
- Giáo viên nhận xét cho điểm
2.Bài mới: “Lòng dân” 
* Hoạt động 1: Luyện đọc đúng văn bản kịch. 
- HD HS đọc: 
+ Từ : chõng tre, rõ ràng, buổi trưa, rục rịch, xẵng giọng
+ Chú ý cách đọc phân biệt nhân vật và lời nhân vật:
Cai (xẵng giọng) / Chồng chị à?
Cai – Để coi. (quay sang lính) / Trói nó lại cho tao / (Chỉ dì Năm). Cứ trói đi. Tao ra lịnh mà / (lính trói dì Năm lại)
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trả lời câu hỏi
+ Chú cán bộ gặp nguy hiểm như thế nào? 
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? 
+Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất ? Vì sao ?
Ÿ Giáo viên chốt ý 
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- HD HS đọc nối tiếp tìm ra giọng đọc hay
Ÿ Đọc đúng ngữ điệu phù hợp với tính cách của từng nhân vật:
+ Cai và lính, hống hách, xấc xược
+ An: giọng đứa trẻ đang khóc
+ Dì Năm và cán bộ ở đoạn đầu: tự nhiên, ở đoạn sau: than vãn, nghẹn ngào
- Giáo viên đọc diễn cảm màn kịch. 
* Hoạt động 4: Củng cố 
+ Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao? 
+ Nêu nội dung chính của vở kịch phần 1. 
Ÿ Giáo viên chốt: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. 
Nhận xét - dặn dò: 
- Rèn đọc giọng tự nhiên theo văn bản kịch. 
- Chuẩn bị: “Lòng dân” (tt) 
- Nhận xét tiết học 
- 4 HS mỗi em đọc 2 khổ thơ
- Học sinh lắng nghe 
- Cho học sinh nhận xét 
- Học sinh đọc nối tiếp đọc 3 vòng
- Chú cán bộ bị bọn giặc rượt đuổi bắt, hết đường, chạy vào nhà dì Năm. 
- Dì đưa chú chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm. 
- Dì Năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng, khi tên cai xẵng giọng , hỏi lại : Chồng chị à ?, dì vẫn khẳng định : Dạ, chồng tui. / 
- Dì Năm làm bọn giặc hí hửng tưởng nhầm dì sắp khai nên bị tẽn tò là tình huống hấp dẫn nhất vì đẩy mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm sau đó cởi nút rất nhanh và rất khéo. 
 - 5 HS tạo thành một nhóm luyện đọc đoạn kịch theo phân vai
- HS thi đọc diễn cảm
- Giáo viên cho học sinh diễn kịch
- HS HĐ cá nhân (1,) 2- 3 HS nêu, lớp nhận xét.
- 2 – 3 HS nhắc lại
ĐẠO ĐỨC Tiết 3 
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh hiểu rằng mỗi người cần phải có trách nhiệm về hành động của mình, trẻ em có quyền được tham gia ý kiến và quyết định những vấn đề của trẻ em. 
 - Học sinh có kỹ năng ra quyết định, kiên định với ý kiến của mình. 
 - Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. 
♣ CKNS cơ bản được GD trong bài:
KN năng đảm nhận trách nhiệm ( biết cân nhắc trước khi nói hoặc hành động; khi làm điều gì sai , biết nhận và sửa chữa.)
KN kiên định bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân.
KN tư duy phê phán những hành vi vô trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
II. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Mẩu chuyện về gương thật thà, dũng cảm nhận lỗi. Bài tập 1 được viết sẵn lên bảng nhỏ. 
 III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ: Em là học sinh L5
- Nêu ghi nhớ 
- Em đã thực hiện kế hoạch đặt ra như thế nào?
2.Bài mới: 
* HĐ 1: Tìm hiểu truyện “Chuyện của bạn Đức “
- Phân chia câu hỏi cho từng nhóm
- Tóm tắt ý chính từng câu hỏi: 
1/ Đức đã gây ra chuyện gì? Đó là việc vô tình hay cố ý?
2/ Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy như thế nào?
3/ Theo em , Đức nên giải quyết việc này thế nào cho tốt ? Vì sao?
® Khi chúng ta làm điều gì có lỗi, dù là vô tình, chúng ta cũng phải dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
* Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 1
- Nêu yêu cầu của bài tập
- Phân tích ý nghĩa từng câu va đưa đáp án đúng (a, b, d, g) 
- GV kết luận (Tr 21/ SGV)
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
- Nêu yêu cầu BT 2. SGK
- GV kết luận : Tán thành ý kiến (a), (đ) ; không tán thành ý kiến (b), (c), (d)
® Nếu không suy nghĩ kỹ trước khi làm một việc gì đó thì sẽ đễ mắc sai lầm, nhiều khi dẫn đến những hậu quả tai hại cho bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội
- Không dám chịu trách nhiệm trước việc làm của mình là người hèn nhát, không được mọi người quí trọng. Đồng thời, một người nếu không dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình thì sẽ không rút được kinh nghiệm để làm tốt hơn, sẽ khó tiến bộ được.
* Hoạt động 4: Củng cố
- Qua các hoạt động trên, em có thể rút điều gì?
- Vì sao phải có trách nhiệm về việc làm của mình?
Nhận xét - dặn dò: 
- Xem lại bài 
- Chuẩn bị một mẩu chuyện về tấm gương của một bạn trong lớp, trường mà em biết có trách nhiệm về những việc làm của mình. 
- Nhận xét tiết học 
- 1 học sinh 
- 2 học sinh
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Học sinh đọc thầm câu chuyện 
- 2 bạn đọc to câu chuyện
- Nhóm thảo luận, trao đổi ® trình bày phần thảo luận 
- Các nhóm khác bổ sung
- Đá quả bóng trúng vào bà Doan đang gánh đồ làm bà bị ngã. Đó là việc vô tình.
- Rất ân hận và xấu hổ 
- Nói cho bố mẹ biết về việc làm của mình, đến nhận và xin lỗi bà Doan vì việc làm của bản thân đã gây ra hậu quả không tốt cho người khác.
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- Làm bài tập cá nhân
- 1 bạn làm trên bảng nhỏ 
- Liên hệ xem mình đã thực hiện được các việc a, b, d, g chưa? Vì sao?
- Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu
- Cả - Cả lớp trao đổi
- Rút ghi nhớ
- Đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa lớp trao đổi, bổ sung
Thứ ba, ngày 18 tháng 9 năm 2012
 CHÍNH TẢ Tiết 3
 THƯ GỬI CÁC HỌC SINH (Nhớ - viết)
I. Mục tiêu: 
 - Nhớ và viết lại đúng chính tả một đoạn trong bài "Thư gửi các học sinh" 
 - Luyện tập về cấu tạo của vần ; bước đầu làm quen với vần có âm cuối “u”. Nắm được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng .
 - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: SGK, phấn màu 
- 	Trò: SGK, vở 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ: 
- Kiểm tra mô hình tiếng có các tiếng: Thảm họa, khuyên bảo, xoá đói, quê hương toả sáng,lấp loáng, lưu luyến.
Ÿ Giáo viên nhận xét 
2.Bài mới: 
* Hoạt động 1: HDHS nhớ - viết 
- Giáo viên HDHS nhớ lại và viết 
- Giáo viên nhắc nhở tư thế ngồi viết cho học sinh
- Giáo viên chấm bài 
* Hoạt động 2: Luyện tập 
Ÿ Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 2
Ÿ Giáo viên nhận xét
Ÿ Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài 3
Ÿ Giáo viên nhận xét 
® Dấu thanh nằm ở phần vần, trên âm chính, không nằm ở vị trí khác - không nằm trên âm đầu, âm cuối hoặc âm đệm.
* Hoạt động 3: Củng cố 	
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm một phiếu tìm nhanh những tiếng có dấu thanh đặt trên hoặc dưới chữ cái thứ 1 (hoặc 2) của nguyên âm vừa học 
Ÿ Giáo viên nhận xét - Tuyên dương
Nhận xét - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “Quy tắc đánh dấu thanh” 
- Nhận xét tiết học
- Học sinh điền tiếng vào mô hình ở bảng phụ
- Học sinh nhận xét
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 
- 2, 3 HS đọc thuộc lòng đoạn văn cần nhớ - viết
- Cả lớp nghe và nhận xét
- Cả lớp nghe và nhớ lại
- Học sinh nhớ lại đoạn văn và tự viết 
-Từng cặp học sinh đổi vở và sửa lỗi cho nhau 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu 
- Lớp đọc thầm
- Học sinh làm bài cá nhân
- Học sinh sửa bài
- Các tổ thi đua lên bảng điền tiếng và dấu thanh vào mô hình
- Học sinh nhận xét
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh kẻ mô hình vào vở
- Học sinh chép lại các tiếng có phần vần vừa tìm ghi vào mô hình cấu tạo tiếng
- 1 học sinh lên bảng làm, cho kết quả
- Học sinh sửa bài trên bảng
- Học sinh nhận xét
- Hoạt động nhóm
- Các nhóm thi đua làm
- Cử đại diện làm
	 TOÁN Tiết 12
LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu: Biết chuyển:
 + Phân số thành phân số thập phân
 + Hỗn số thành phân số 
 + Số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có 2 tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị đo ( tức là số đo viết dưới dạng hỗ số kèm theo tên một đơn vị đo )
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Phấn màu - Bảng phụ 
- Trò: Vở bài tập - Sách giáo khoa - Bảng con 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ: Luyện tập 
HS lên bảng làm bài: So sánh các hỗn số sau
3 và 2 ; 3 và 3 
Ÿ Giáo viên nhận xét - ghi điểm
2.Bài mới: 
* Hoạt động 1: 
Ÿ Bài 1: Chuyển các phân số sau thành phân số thập phân
+ Thế nào là phân số thập phân?
+ Em hãy nêu cách chuyển từ phân số thành phân số thập phân?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài
Ÿ Giáo viên nhận xét 
Ÿ Giáo viên chốt lại cách chuyển phân số thành phân số thập phân
Ÿ Bài 2: Chuyển các hỗn số sau thành phân số 
+ Hỗn số gồm có mấy phần?
+ Em hãy nêu cách chuyển từ hỗn số thành phân số?
- GV hướng dẫn HS làm bài (HS giỏi làm thêm hai hỗn số cuối)
- Nêu cách làm chuyển hỗn số thành phân số.
Ÿ GV nhận xét chốt lại cách chuyển phân số thành phân số thập phân
Ÿ Bài 3:
- Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài mẫu SGK
 Ÿ Giáo viên nhận xét 
Ÿ Bài 4:
- Giáo viên hướng dẫn HS làm bài mẫu
Ÿ Giáo viên nhận xét
Ÿ Giáo viên chốt lại cách chuyển một số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị
Ÿ Bài 5: GV Y/C HS khá giỏi tóm tắt và tự làm bài 
* Hoạt động 5: Củng cố 
- Nhắc lại kiến thức vừa học
Nhận xét - dặn dò: 
- Chuẩn bị: “ Luyện tập chung “
- Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng làm, lớp bảng con.
- Cả lớp nhận xét 
- 1 học sinh trả lời
- Học sinh làm bài cá nhân, lớp làm vào nháp
- Học sinh sưả bài 
- Lớp nhận xét
- Học sinh trả lời
- HS làm bài vào bảng con, 2 em lên bảng làm
- Lớp nhận xét 
- Hoạt động nhóm đôi (thi đua nhóm nào nhanh lên bảng trình bày)
- Học sinh thực hiện theo nhóm, trình bày trên giấy khổ lớn rồi dán lên bảng
- Học sinh sửa bài
- Hoạt động nhóm đôi
- Học sinh thi đu ...  nhân
- GV quan sát uốn nắn.
- Cho HS đọc thầm mục 2 b, c – Kết hợp quan sát H4, nêu cách thêu mũi dấu nhân thứ nhất và thứ hai. - GV HD thao tác chậm mũi thứ nhất và thứ 2 
- Y/C HS quan sát H5 và nêu cách kết thúc đường thêu dấu nhân.
- Gọi HS lên bảng thực hiện lại thao tác
- GV quan sát, uốn nắn.
 HĐ 3: Thực hành
- Hệ thống lại cách thêu dấu nhân.
- HD nhanh 1 số thao tác trong những điểm cần lưu ý khi thêu dấu nhân 
- Y/C HS cả lớp thực hành thêu GV quan sát giúp đỡ HS TB ,yếu
- Với HS khéo tay:
 + Thêu được ít nhất 8 dấu nhân. Đường thêu ít bị dúm.
 + Biết ứng dụng của thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.
 - Đối với các em HS nam các em có thể không thêu được GV cho các em thực hành đính khuy. 
3 . Củng cố:
 - Hệ thông bài học, nêu lại các bước thêu dấu nhân 
 4 . Nhận xét- Dặn dò:
 - Chuẩn bị bài sau: Hoàn thành SP thêu dấu nhân
- 2HS cùng bàn kiểm tra lẫn nhau
- HS quan sát
- Thêu dấu nhân được ứng dụng để thêu trang trí trên các SP may mặc như: áo, gối, vỏ gối, khăn,.. 
- Đại diện 4 nhóm lên trưng bày SP
- Đọc thầm và nêu các bước
-3 HS nêu – lớp nhận xét.
- HS quan sát, nêu nhận xét.
- HS quan sát
- 2 – 3 HS lên thao tác – lớp quan sát
HS thực hành thêu 
- HS tự hoàn chỉnh SP
-HS nêu.
Thứ sáu, ngày 21 tháng 9 năm 2012
 TẬP LÀM VĂN Tiết 6
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
I. Mục tiêu: 
 - Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn một đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của đề bài.
 - Biết chuyển một phần trong dàn ý chi tiết của bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn hoàn chỉnh một cách chân thực, tự nhiên. 
 - Giáo dục học sinh lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo. 
II. Chuẩn bị: 
 Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của từng học sinh. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ: 
- Giáo viên chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa. 
Ÿ Giáo viên nhận xét. 
2.Bài mới: 
* Hoạt động 1: 
Ÿ Bài 1: Cho HS đọc bài
- Giáo viên nhận xét 
Ÿ Bài 2 
Chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa em vừa trình bày trong tiết trước, viết thành một đoạn văn
* Hoạt động 3: Củng cố 	
Ÿ Giáo viên nhận xét 
Nhận xét - dặn dò: 
- Tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả cơn mưa
- Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh - Trường học” 
- Nhận xét tiết học 
- Học sinh lần lượt đọc dàn bài văn miêu tả một cơn mưa. 
- Hoạt động nhóm đôi 
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2 (không đọc các đoạn văn chưa hoàn chỉnh). 
- Cả lớp đọc thầm 
- Học sinh nối tiếp nhau đọc nội dung chính từng đoạn. 
Đoạn 1:Giới thiệu cơn mưa rào: ào ạt rồi tạnh ngay. 
Đoạn 2: Cảnh tượng muôn vật sau cơn mưa. 
Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa. 
Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa. 
- Học sinh làm việc cá nhân. 
- Các em hoàn chỉnh từng đoạn văn trên nháp. 
- Lần lượt học sinh đọc bài làm. 
- Cả lớp nhận xét 
- Hoạt động lớp 
-HS viết đoạn văn, 1 số em trình bày.
- Bình chọn đoạn văn hay 
...
KHOA HỌC Tiết 6 
 TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ 
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi. 
 - Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
II. Chuẩn bị: Hình vẽ trong SGK 
Học sinh đem những bức ảnh chụp bản thân từ hồi nhỏ đến lớp hoặc sưu tầm ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe? 
- Nêu những việc thể hiện sự quan tâm, chia sẻ công việc gia đình của người chồng đối với người vợ đang mang thai? Việc làm đó có lợi gì? 
- Việc nào nên làm và không nên làm đối với người phụ nữ có thai? 
- Cho học sinh nhận xét + GV cho điểm. 
- Nhận xét bài cũ 
2.Bài mới: 
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp 
- Sử dụng câu hỏi SGK trang 12, yêu cầu HS đem các bức ảnh của mình hồi nhỏ hoặc những bức ảnh của các trẻ em khác đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp theo yêu cầu. Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì? 
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
* Bước 2: GV phổ biến cách chơi và luật chơi 
- nhóm nào làm xong trước và đúng là thắng cuộc .
* Bước 2: Làm việc theo nhóm 
* Bước 3: Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mình lên bảng và cử đại diện lên trình bày. 
- Yêu cầu các nhóm khác bổ sung (nếu cần thiết) 
-Đáp án : 1 – b ; 2 – a ; 3 _ c
- Giáo viên tóm tắt lại những ý chính vào bảng lớp. 
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt ý 
* Hoạt động 3: Thực hành	
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/ 15và trả lời câu hỏi :
- Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người ?
Ÿ Giáo viên nhận xét và chốt ý ( 35/SGV) 
Nhận xét - dặn dò: 
- Xem lại bài + học ghi nhớ 
- Chuẩn bị: “Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già” 
- Nhận xét tiết học 
- gánh nước thay vợ, gắp thức ăn cho vợ, quạt cho vợ...
- Việc đó giúp mẹ khỏe mạnh, sinh đẻ dễ dàng, giảm được các nguy hiểm.
- Nên: ăn uống đủ chất, đủ lượng, nghỉ ngơi nhiều, tránh lao động nặng, đi khám thai thường kì. 
- Không nên: lao động nặng, dùng chất kích thích (rượu, ma túy...) 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
- Học sinh có thể trưng bày ảnh và trả lời: 
+ Đây là ảnh của em tôi, em 2 tuổi, đã biết nói và nhận ra người thân, biết chỉ đâu là mắt, tóc, mũi, tai...
+ Đây là ảnh em bé 4 tuổi, nếu mình không lấy bút và vở cất cẩn thận là em vẽ lung tung vào đấy ... 
- Hoạt động nhóm, lớp 
- HS đọc thông tin trong khung chữ và tìm xem mỗi thông tin ứng với lứa tuổi nào đã nêu ở SGK /14
- Thư kí viết nhanh đáp án vào bảng
- Học sinh làm việc theo hướng dẫn của giáo viên, cử thư kí ghi biên bản thảo luận như hướng dẫn trên. 
- Mỗi nhóm trình bày một giai đoạn. 
- Các nhóm khác bổ sung (nếu thiếu)
Giai đoạn
Đặc điểm nổi bật
Dưới 3 tuổi :Biết tên mình, nhận ra mình trong gương, nhận ra quần áo, đồ chơi... 
Từ 3 tuổi đến 6 tuổi: Hiếu động, thích chạy nhảy, leo trèo, thích vẽ, tô màu, chơi các trò chơi, thích nói chuyện, giàu trí tưởng tượng. 
Từ 6 tuổi đến 10 tuổi: Cấu tạo của các bộ phận và chức năng của cơ thể hoàn chỉnh. Hệ thống cơ, xương phát triển mạnh. 
Tuổi dậy thì: Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng. 
- Cơ quan sinh dục phát triển... Ở con gái: bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Ở con trai có hiện tượng xuất tinh lần đầu. 
- Phát triển về tinh thần, tình cảm và khả năng hòa nhập cộng đồng.
-HS làm việc cá nhân.
-HS lắng nghe.
..
 TOÁN Tiết 15 
ÔN TẬP GIẢI TOÁN 
I. Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh ôn tập, củng cố cách giải bài toán liên quan đến ti số của lớp bốn. 
 - Rèn học sinh cách nhận dạng toán và giải nhanh, chính xác, khoa học. 
 - Giáo dục học sinh say mê học toán, thích tìm tòi học hỏi cách giải toán có lời văn. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: Phấn màu, bảng phụ 
- 	Trò: Vở bài tập, SGK, nháp 
III. Các hoạt động:
 ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Bài cũ: Luyện tập chung 
- Giáo viên kiểm tra miệng lại kiến thức ở tiết trước + giải bài tập minh họa 
Tìm x: a/ x + b/ x - 
Ÿ Giáo viên nhận xét - ghi điểm 
2.Bài mới: “Ôn tập về giải toán”. 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập 
Ÿ Bài 1a: Giáo viên gợi ý cho học sinh thảo luận
+ Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ta thực hiện theo mấy bước?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
Ÿ Giáo viên chốt lại cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó 
Ÿ Bài 1 b: Y/C HS tự đọc đề bài tóm và giải
Ÿ Giáo viên nhận xét . Hỏi:
+ Muốn tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó ta thực hiện theo mấy bước?
+ Để giải được bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ ta cần biết gì?
Ÿ GV chốt lại cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó 
- GV chấm 1 số vở
Ÿ Bài 2: (HS khá giỏi làm bài)
- HS đọc đề - Phân tích và tóm tắt 
Ÿ Giáo viên nhận xét . Hỏi:
+ Muốn tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó ta thực hiện theo mấy bước?
+ Nếu số phần của số bé là 1 thì giá trị một phần là bao nhiêu?
Ÿ GV nhận xét chốt lại cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó
Ÿ Bài 3: (HS khá giỏi làm bài)
- HS đọc đề - Phân tích và tóm tắt 
Ÿ Giáo viên nhận xét . Hỏi:
+ Muốn tìm diện tích của hình chữ nhật ta làm thế nào?
Ÿ GV nhận xét chốt lại cách tìm diện tích hình chữ nhật. 
* Hoạt động 2: Củng cố 
- Cho học sinh nhắc lại cách giải dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. 
Nhận xét - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Ôn tập và bổ sung về giải toán 
- Nhận xét tiết học 
- 2 hoặc 3 học sinh 
- Cả lớp nhận xét
- Hoạt động nhóm đôi 
- HS tự đặt câu hỏi để tìm hiểu thông qua gợi ý của giáo viên.
- HS trả lời, mỗi học sinh nêu một bước 
- 1 học sinh đọc đề - Phân tích và tóm tắt
- Học sinh làm bài theo nhóm - Học sinh sửa bài - Nêu cách làm, học sinh chọn cách làm hợp lý nhất.
- Lớp nhận xét
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm 
- Lớp nhận xét
- Học sinh trả lời, mỗi học sinh nêu một bước
- HS làm bài vào vở nháp, 2 HS lên bảng làm 
- Lớp nhận xét
- Học sinh trả lời, mỗi học sinh nêu một bước 
- Lớp nhận xét
- 1 học sinh đọc đề - Phân tích và tóm tắt 
- Học sinh sửa bài - 1 HS lên bảng làm
Giải.
a/Nửa chu vi hình chữ nhật: 120 : 2 = 60 (m)
 Chiều rộng HCN là: 60 : ( 5 + 7) ×5 = 25 (m)
 Chiều dài HCN là: 5 × 7 = 35 (m)
 Diện tích vườn hoa: 25 × 35 = 875 ( m2)
b/ Diện tích lối đi là: 875 × = 35 (m 2)
- Lớp nhận xét.
2HS nêu.
SINH HOẠT LỚP Tiết3
KIỂM ĐIỂM TÌNH HÌNH HỌC TẬP TRONG TUẦN
 NỘI DUNG 
 Tổng kết các hoạt động trong tuần:
1. Dưới sự điều khiển của GV, ban cán sự lớp lần lượt tổng kết các hoạt động trong tuần về: chuyên cần, học tập, nề nếp, TD + văn nghệ, vệ sinh.
Thư ký ghi nhận điểm vào bảng tổng kết và xếp hạng thi đua cho các tổ.
TỔ 1
TỔ 2
TỔ 3
TỔ 4
Chuyên cần
Học tập
Nề nếp
TD+VN
Vệ sinh 
Tổng điểm
Xếp loại
HS được tuyên dương
 2. GV nhận xét chung về tất cả các hoạt động
 ô Ưu điểm:
 ô Tồn tại:	
3. Sinh hoạt văn nghệ theo chủ điểm: “Truyền thống nhà trường – Chăm ngoan học giỏi” 
GV tổ chức cho HS hát, đố vui ,đọc thơ, kể chuyện về nhà trường, HS hát các bài: Em yêu trường em, Mái trường mến yêu .........
4. Công tác tuần tới (tuần 4):
 - Củng cố nề nếp học tập, ra về 
 - Sửa chữa, khắc phục những tồn tại của tuần này. 
 - Đôi bạn học tập : bạn giỏi giúp đỡ bạn yếu cùng tiến bộ 
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt việc xây dựng góc học tập và việc tự học ở nhà. 
- Nhắc nhở HS tiếp tục thực hiện tốt việc phòng chống bệnh– giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay 
bằng xà bông sau khi đi tiêu tiểu.
Trình ký: / 9 / 2012
T.T
Nguyễn Thị Hoa

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lo81p 5.doc