Bài giảng tổng hợp khối 5 - Tuần 4 năm 2010

Bài giảng tổng hợp khối 5 - Tuần 4 năm 2010

I. MỤC TIÊU: Giúp HS

1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.

- Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài. Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

2. Hiểu ý nghĩa của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng tổng hợp khối 5 - Tuần 4 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010.
Tập đọc:
Những con sếu bằng giấy
I. Mục tiêu: Giúp HS
Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài. Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ.
III.. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc phân vai vở kịch “Lòng dân”.
+ Tại sao vở kịch lại được tác giả đặt tên là “Lòng dân”?
- 5 em đọc
- Trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu, ghi bảng.
 2. Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc cả bài
- GV chia 4 đoạn, gọi HS đọc nối tiếp
 + Lần 1: đọc + sửa phát âm.
 + Lần 2: đọc + giải nghĩa từ.
 + Lần 3: đọc + hướng dẫn câu dài, nhận xét, đánh giá.
- HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu.
- 1 HS đọc
+ HS 1: Từ đầu xuống Nhật Bản.
+ HS 2: Hai.. nguyên tử
+ HS 3: Khi... 644 con
+ HS 4: Phần còn lại
Câu dài:
 + Đoạn 2: Hai quả.../ và...người.
 + Đoạn 3: ...Nhật/ vàgiới/...cô.
 + Đoạn 4: Trên mét/ là...sếu.
1 HS đọc.
Lắng nghe.
3.Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn đầu và trả lời câu hỏi:
+ Mĩ chế tạo ra bom nguyên tử khi nào? + Hơn nửa tháng sau Mĩ đã quyết định điều gì?
- Y/c HS nêu ý 1.
+ Hậu quả mà hai quả bom nguyên tử đã gây ra cho nước Nhật là gì?
Từ ngữ: phóng xạ nguyên tử (Sgk)
- Y/c HS nêu ý 2.
* GV giảng: Mĩ ném hai...tử để chứng tỏ sức mạnh của mình, hòng làm thế giới khiếp sợ... phóng xạ nguyên tử có thể di truyền cho nhiều thế hệ sau.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3
+ Từ khi bị nhiễm phóng xạ, bao lâu sau Xa- da- cô mới mắc bệnh?
+ Lúc đó Xa- da- cô mới mắc bệnh cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
+ Vì sao Xa- da- cô lại tin như vậy?
- Y/c HS nêu ý 3.
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa- da- cô?
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình? 
+ Nếu như em đứng trước tượng đài của Xa- da- cô, em sẽ nói gì?
- Y/c HS nêu ý 4.
+ Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
+ ngày 16/7/1945.
+ ném cả hai quả bom mới chế đó xuống Nhật Bản.
* ý1: Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
- cướp đI sinh mạng của gần nửa triệu người. Đến 1951phóng xạ nguyên tử.
* ý2: Hậu quả do hai quả bom sinh ra.
- Học sinh đọc thầm.
+ Mười năm sau.
+ Ngày ngày gấp sếu bằng giấy vì em tin vào truyền thuyết...bệnh.
+ Vì em chỉ sống được ít ngày, em mong muốn khỏi bệnh được sống như bao trẻ em khác.
* ý3: Khát vọng sống của Xa-da-cô Xa-xa-ki.
+ Gấp những con sếu gửi tới cho Xa- da- cô.
+ ...quyên góp tiền...hoà bình.
+ Học sinh nối tiếp nhau phát biểu:
VD:- Chúng tôi căm ghét chiến tranh.
* ý4: Khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới
* Đại ý: Câu chuyện tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em.
4. Đọc diễn cảm:
- Gọi HS đoạn từng đoạn và nêu giọng đọc của đoạn đó
- GV kết luận giọng đọc.
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm đoạn 3.
+ Học sinh nêu cách đọc
+ Đọc theo cặp.
+ Thi đọc.
+ Nhận xét, cho điểm
- 4 học sinh đọc
+ Đ1: Đọc to, rõ ràng.
+ Đ2: Đọc giọng trầm, buồn.
+ Đ3: Đọc giọng thương cảm, xúc động.
+ Đ4: Đọc giọng trầm., chậm
Khi Hi – rô -xi- ma bị ...may mắn...phóng xạ...lâm bệnh nặng...viện/ nhẩm đếm..rằng/...một nghìn...lặng lẽ... toàn nước Nhật..chết/...644 con.
- 2 HS nêu.
- HS đọc.
- Thi đọc nối tiếp.
5. Củng cố, dặn dò:
+ Các em có biết trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ, Việt Nam chún ta đã bị ném những loại bon gì và hậu quả của nó ra sao?
- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà
- Bom âm thanh, bom từ trường, bom bi, bom na pan.
- Về học, chuẩn bị bài sau
Toán 
Ôn tập bổ sung về giải toán
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Làm quen với bài toán tỉ lệ.
- Biết cách giải bài toán liên quan đến tỉ lệ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng số trong ví dụ viết sẵn vào bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh chữa bài 2.
- Nhận xét. Yêu cầu học sinh nêu lại các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ:
a, Ví dụ:
- GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung và yêu cầu học sinh đọc.
+ 1 giờ người đó đi được bao nhiêu ki – lô mét?
+ 2 giờ người đó đi được bào nhiêu ki – lô - mét?
+ 2 giờ gấp mấy lần 1 giờ ?
+ 8 km gấp mấy lần 4 km ?
+ Như vậy thời gian đi gấp lên 2 lần thì quãng đường đi được gấp mấy lần ?
+ 3 giờ người đó đi được mấy km?
+ 3 giờ so với một giờ thì gấp mấy lần?
+12 km so với 4 km thì gấp mấy lần?
+ Như vậy thời gian đi gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp mấy lần ?
+ Qua ví dụ trên bạn nào có thể nêu được mối quan hệ giữa thời gian đi và quãng đường đi được ?
- GV nhận xét ý kiến của học sinh sau đó kết luận:
Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
b, Bài toán:
- GV yêu cầu học sinh đọc đề toán.
+ Bài toán cho em biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu học sinh tóm tắt đề toán.
- GV hướng dẫn học sinh viết tóm tắt như sgk trình bày.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ cách giải.
- Cho một số học sinh lên trình bày. Nhận xét, hướng dẫn theo trình tự như sau:
* Giải bằng cách rút về đơn vị:
+ Biết 2 giờ ô tô đi được 90 km, làm thế nào để tính được số ki – lô - mét ô tô đi được trong 1 giờ ?
+ Biết 1 giờ ô tô đi được 45 km. Tính số km đi được trong 4 giờ?
+ Như vậy để tìm được số km ô tô đi được trong 4 giờ chúng ta làm như thế nào?
+ Dựa vào mối quan hệ nào chúng ta có thể làm được như thế?
* GV: Bước tìm số km đi trong một giờ ở bài tập trên người ta gọi là bước rút về đơn vị.
* Giải bằng cách tìm tỉ số:
+ So với 2 giờ thì 4 giờ gấp mấy lần?
+ Như vậy quãng đường 4 giờ đi được gấp mấy lần quãng đường 2 giờ đi được? Vì sao?
+ Vậy 4 giờ đi được bao nhiêu km?
+ Như vậy chúng ta đã làm như thế nào để tìm được quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ?
- Bước tìm xem 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần được gọi là bước tìm tỉ số
4. Thực hành:
Bài 1 (19-sgk)
- Gọi học sinh đọc đề bài
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
+ Theo em nếu giá tiền không đổi, số tiền mua vải gấp lên thì số vải mua được sẽ như thế nào? Tăng lên hay giảm đi?
+ Số tiền mua vải giảm đi thì số mét vải sẽ như thế nào?
+ Em hãy nêu mối quan hệ số tiền và số vải mua được?
- Yêu cầu học sinh giải?
- Nhận xét chữa.
+ Em đã giải bài tập bằng cách nào?
+ Có thể giải bài toán bằng cách tìm tỉ số không? Vì sao?
5. Cúng cố dặn dò:
- Nếu cách giải bài toán tỉ lệ?
- Tóm nội dung, nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà.
- 2 học sinh chữa bài.
- 2 học sinh nêu.
+ 1 học sinh đọc
+ 1 giờ đi được 4 km
+ 2 giờ di được 8 km.
+ 2 lần.
+ 2 lần.
+ Quãng đường đi đuợc gấp 2 lần.
+ ĐI được 12 km.
+ 3 lần.
+ 3 lần.
+ Quãng đuờng đi được gấp 3 lần.
+ Thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần.
- Học sinh đọc đề toán:
2 giờ: 4 km
4 giờ:..km?
+ Lấy 90 : 2 = 45 (km)
- Trong 4 giờ ôt tô đi được là:
45 x 4 = 180 (km)
- Tìm số km ô tô đi được trong 1 giờ.
- Lấy số km trong một giờ x 4.
- Vì biết thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần.
- Số lần 4 giờ gấp 2 giờ số lần là:
4 : 2 = 2 ( lần)
+ Gấp 2 lần. Vì khi gấp thời gian lên bao nhiêu lần thì gấp quãng đường lên bấy nhiêu lần.
+ Trong 4 giờ đi được:
90 x 2 = 180 ( km)
+ Tìm xem 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần.
+ Lấy 90 x với số lần vừa tìm đuợc.
- Số tiền mua vải tăng lên thì số vải mua được cũng tăng lên.
- Số tiền mua vải giảm đi thì số vải mua được cũng giảm đi.
- Khi tiền mua vải gấp lên bao nhiêu lần thì vải mua được gấp lên bấy nhiêu lần.
Bài giải:
Mua 1 m vải hết số tiền là:
80 000 : 5 = 16 000 ( đồng)
Mua 7 m vải đó hết số tiền là:
16 000 x 7 = 112 000 ( đồng)
Đáp số: 112 000 ( đồng)
- Rút về đơn vị.
- Không vì: 7 không chia hết cho 5.
- Học, làm bài 2, bài3, Chuẩn bị bài sau. 
Đạo đức:
 Có trách nhiệm về việc làm của mình( tiết 2)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận lỗi và sữa chữa
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
- Đồng tình với những hành vi đúng, không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác
II. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
Hoạt động 1
Noi theo gương sáng
- GV tổ chức hoạt động cả lớp:
+ Mục tiêu: HS kể về một số tấm gương đã có trách nhiệm với những việc làm của mình mà em biết.
+ Cách tiến hành: Gợi ý cho HS trình tự kể:
¯ Bạn nhỏ đã gây ra chuyện gì?
¯ Bạn đã làm gì sau đó?
¯ Thế nào là người có trách nhiệm với việc làm của mình?
+ GV kể cho HS nghe một câu chuyện về người có trách nhiệm về việc làm của mình.
Kết luận chung:......
 - HS thực hiện:
+ HS kể trước lớp. HS khác lắng nghe.
Hoạt động 2
Em sẽ làm gì?
Mục tiêu : học sinh biết được việc minh làm và không nên làm 
Cách tiến hành- GV tổ chức hoạt động theo nhóm:
+ GV yêu cầu các nhóm thảo luận giải quyết các tình huống sau:
Em sẽ làm gì trong các tình huống sau:
1. Em gặp một vấn đề khó khăn nhưng không biết giải quyết thế nào?
2. Em đang ở nhà một mình thì bạn Hùng đến rủ em đi sang nhà bạn Lan chơi.
3. Em sẽ làm gì khi thấy bạn em vứt rác ra sân trường?
4. Em sẽ làm gì khi bạn em rủ em hút thuốc lá trong giờ ra chơi?
Kết luận:..............
- HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn:
+ Hs thảo luận để tìm cách giải quyết từng tình huống.
Đáp án:
1. Khi gặp một vấn đề khó khăn, em sẽ hỏi ý kiến của người thân, các bạn cùng lớp, các thầy cô giáo xem xét kỹ xem cách giải quyết nào phù hợp với các em thì mới đưa ra quyết định cuối cùng.
2. Em sẽ suy nghĩ xem có nên đi chơi với bạn không. Nếu đi thì khi bố mẹ về không thấy em sẽ rất lo lắng và không có ai trông nhà, vì vậy em sẽ hẹn bạn Hùng lần khác đi chơi.
3. Em sẽ nhắc bạn cần đổ rác vào đúng nơi quy định. Bạn vứt rác như thế không những làm cho trường lớp bẩn mà còn gây ô nhiễm môi trường.
4. Em sẽ từ chối không hút thuốc và khuyên bạn không nên hút thuốc lá. Vì hút thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe bản thân và những người xung quanh đồng thời làm ô nhiễm môi trường.
Hoạt động 3
Trò chơi sắm vai
MT: HS hiểu được hành vi đúng
Cách tiến hành+ GV đưa ra tình huống.
¯ Trong giờ ra chơi, bạn Hùng làm rơi hộp bút của bạn Lan nhưng lại đổ cho bạ ...  bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò, bổ xung dàn ý
- 2-3 em đọc
- 1- 2em đọc gợi ý.
-...là ngôi trường của em.
- Buổi sáng/trước lúc học/sau giờ tan học.
- Tả các cảnh: sân trường, lớp học, vườn trường, hoạt động của thầy trò...
- Học sinh nêu.
- Học sinh tự lập dàn ý vào vở 1 em làm vào bảng phụ (Học sinh khá).
- Học sinh nhận xét, đọc dàn bài của mình.
- Học sinh đọc.
- Nối tiếp giới thiệu.
- Học sinh viết bài 3 em viết bài vào bảng phụ (chọn 3 em viết 3 đoạn khác nhau).
- Học sinh nối tiếp đọc.
- Lắng nghe.
Luyện từ và câu:
Luyện tập về từ trái nghĩa
I. Mục tiêu: giúp HS
- Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2 (3 trong số 4 câu), BT3.
- Biết tìm nhứng từ trái nghĩa để miêu tả theo y/c của BT4 (chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a, b, c, d); đặt được câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4 (BT5).
II. Đồ dùng dạy học 
- VBT Tiếng việt 5, Từ điển học sinh.
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 1,2 và làm miệng bài tập 3,4 của tiết LTVC trước.
- Nhận xét và ghi điểm cho HS.
- 4 HS lần lượt thực hiện yêu cầu.
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
- HS lắng nghe.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Em hiểu nghĩa của những câu thành ngữ, tục ngữ trên như thế nào?
- 1 HS đọc yêu cầu bài trước lớp.
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm bài tập.
- Nêu ý kiến, nhận xét đúng, sai.
 a) Ăn ít ngon nhiều.
 b) Ba chìm bảy nổi.
 c) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
 d) Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- 4 HS nối tiếp nhau giải thích về từng câu
 + Ăn ít ngon nhiều: ăn ngon, chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà không ngon.
 + Ba chìm bảy nổi: cuộc đời vất vả gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
 + Nắng chóng trưa, mưa chóng tối:trời nắng có cảm giác chóng đến trưa, trời mưa có cảm giác nhanh tối.
 + Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà; kính già, già để tuổi cho: yêu quý trẻ em thì trẻ em hay đến nhà chơi, kính trọng người già thì mình cũng được thọ như người già.
Bài 2:
- (GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách tổ chức cho HS làm bài 1
a) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn
b) Trẻ già cùng đi đánh giặc.
c) Dưới trên đoàn kết một lòng.
d) Xa – da- cô chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức loài người như nhắc nhở về thảm hoạ của chiến tranh huỷ diệt.
Bài 3:
(GV tổ chức cho HS làm bài tập 3 tương tự như cách tổ chưc cho HS làm bài tập 1).
- Lời giải đúng.
a) Việc nhỏ nhĩa lớn.
b) áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
c) Thức khuya dậy sớm.
d) Chết trong còn hơn sống nhục.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm vào bảng phụ.
- Gọi các nhóm lên trình bày.
- Nhận xét, kết luận các cặp từ đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Lần lượt từng nhóm nêu những từ mình tìm được.
- Ví dụ:
a) Tả hình dáng: cao/ thấp; cao/ lùn; cao vống/ lùn tịt;...
b) Tả hành động: khóc/ cười; đứng/ ngồi; lên / xuống;...
Bài 5:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài (Gợi ý HS có thể đặt một câu chứa cả cặp từ trái nghĩa hoặc đặt 2 câu, mỗi câu chứa một từ).
- Nhận xét bài trên bảng. Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt. 
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu
- 3 HS đặt câu trên bảng lớp. HS dưới lớp đặt câu vào vở.
- HS đọc câu.
3. Củng cố – dặn dò:
+ Thế nào là từ trái nghĩa? 
- Nhận xét tiết học; Dặn dò về nhà.
- 3 HS nêu.
Âm nhạc
Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2010.
Mĩ thuật
Toán 
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: giúp HS
 - Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. 
II/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ:
- Gọi học sinh chữa bài 3.
+ Nêu mối quan hệ giữa 2 đại lượng tỉ lệ thuận và nghịch?
- Nhận xét, cho điểm.
- 2 học sinh lên bảng.
- Học sinh nhận xét bổ sung.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài.
Bài 1 (sgk)
- Học sinh nêu yêu cầu bài toán.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Học sinh nêu các bước giải bài toán tìm hâi số khi biết tổng và tỉ số của hai số?
- Yêu cầu học sinh làm bài, nhận xét, ghi điểm.
+ Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó?
- 1 HS nêu y/c.
- Thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
- 2 HS nêu.
Bài giải:
 ? em
Ta có sơ đồ:
28 em
Nam:
Nữ:
? em
Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 ( phần)
Số học sinh nam là:
28 : 7 x 2 = 8 ( em )
Số học sinh nữ là:
28 – 8 = 20 ( em)
 Đáp số: 8 em nam và 20 em nữ
Bài 2 (sgk)
- Tổ chức cho học sinh làm bài tương tự cách làm bài 1.
+ Muốn tìm hai số khi biế hiệu và tỉ số của hai số ta lam như thế nào?
Bài giải:? m
15m
Chiều dài:
? m
Chiều rộng:
Theo sơ đồ hiệu số phần bằng nhau là:
2 -1 = 1( phần)
Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là:
15 : 1 = 15 (m)
Chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật là:
15 + 15 = 30 (m)
Chu vi của mảnh đất hình chữ nhật là:
(15 + 30 ) x 2 = 90 (m)
 Đáp số: 90m
Bài 3 ( sgk)
- Học sinh đọc đề toán, tóm tắt.
+ Khi quãng đường giảm đi một số lần thì số lít xăng tiêu thụ sẽ như thế nào?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Nhận xét, chữa.
+ Giải bằng cách nào?
- Củng cố quan hệ tỉ lệ ( thuận)
- 1 HS đọc đề toán, 1 HS lên bảng tóm tắt bài.
Tóm tắt:
100 km: 2l
 50km : ...l?
Giảm đi bấy nhiêu lần.
 - 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Bài giải:
100 km gấp 50 km số lần là:
100 : 50 = 2 ( lần)
Đi 50 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:
12 : 2 = 6 ( l )
 Đáp số: 6 lít.
3. Củng cố dặn dò:
+ Nhắc lại mối quan hệ tỉ lệ đã học?
- Nhận xét tiết học- dặn dò về nhà
 - 2 học sinh nhắc lại
- Học và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn:
Tả cảnh (Kiểm tra viết)
I, Mục tiêu: Giúp HS
- Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
- Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả ttrong bài văn
II, Đồ dùng dạy học:
- Bảng viết đề tài, cấu tạo bài văn tả cảnh.
III, Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
 1, Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị vở của học sinh.
2, Thực hành viết.
- Gv đưa ra các đề tài, gọi học sinh đọc (Sgk – 44).
- Lưu ý về cấu tạo bài văn tả cảnh, cần viết đủ theo các phần; cách trình bày bố cục, PP miêu tả, quan sát, chọn lọc ý, dùng từ đặt câu, diễn đạt,
- Y/c HS viết bài.
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh đọc và quan sát cấu tạo bảng. 
- Học sinh viết bài.
3, Thu và chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chung.
4, Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ viết.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
Khoa hoc:
 Vệ sinh ở tuổi dậy thì
I. Mục tiêu: Giúp HS 
 - Nêu đựơc những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì.
 - Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Các hình minh hoạ trang 18, 19 SGK
III. Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
Hoạt động khởi động
* Kiểm tra bài cũ :
+ Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 7
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau :
+ Nêu đặc điểm của con người ở giai đoạn vị thành niên ?
+ Nêu đặc điểm của con người ở giai đoạn trưởng thành ?
+ Nêu đặc điểm của con người ở giai đoạn tuổi già ?
- Nhận xét, cho điểm từng HS
* Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 : 
Những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể 
ở tuổi dậy thì
 + Em cần làm gì để giữ vệ sinh cơ thể ?
 - GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng.
+ Thường xuyên tắm giặt, gội đầu.
+ Thường xuyên thay quần áo lót
+ Thường xuyên rửa bộ phận sinh dục...
- GV nêu: ở tuổi dậy thì bộ phận sinh dục phát triển. ở nữ giới có hiện tượng kinh nguyệt, ở nam giới bắt đầu có hiện 
 - Lắng nghe.
tượng xuất tinh. Trong thời gian này, chúng ta cần phải làm vệ sinh sạch sẽ và đúng cách.
Hoạt động 2: 
Trò chơi: Cùng mua sắm
- Giới thiệu: chúng ta ai cũng phải sử dụng đồ lót, khi còn bé chúng ta được người lớn lựa chọn cho. Đến tuổi dậy thì, các em có thể tự lựa chọn đồ lót. Chúng ta cùng đi xem và chọn đồ lót cho hợp lí.
- Chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm nam, 2 nhóm nữ)
- GV cho tất cả đồ lót của từng giới vào rổ, sau đó cho HS đi mua sắm trong 5 phút.
- Gọi các nhóm kiểm tra sản phẩm mình lựa chọn.
+ Tại sao em lại cho rằng đồ lót này phù hợp?
+ Như thế nào là một chiếc quần lót tốt?
+ Có những điều gì cần chú ý khi sử dụng quần lót?
+ Nữ giới cần chú ý điều gì khi mua và sử dụng áo lót? 
- Nhận xét, khen ngợi những nhóm HS biết lựa chọn đồ lót tốt và có kiến thức về mua và sử dụng đồ lót.
- Lắng nghe
- Chia nhóm cùng giới.
- Thảo luận, lựa chọn đồ lót phù hợp.
- Giới thiệu các sản phẩm mình đã lựa chọn.
+ Bộ đồ lót này bằng chất côt ton, mềm mại, vừa với cơ thể.
+ Quần lót vừa với cơ thể, chất liệu mềm, thấm ẩm...
+ Khi sử dụng quần lót phải chú ý đến kích cỡ, chất liệu và thay giặt hằng ngày.
+ áo lót phải ấn , thoáng khí, thấm ẩm...
Kết luận: Đồ lót rất quan trọng với mỗi người, nếu đồ lót không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Khi mặc đồ lót chúng ta cần lưu ý thay giặt hằng ngày.
Hoạt động 3:
Những việc nên làm và không nên làm 
để bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì
- Chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận tìm những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm. Nhận đồ dùng học tập và hoạt động trong nhóm.
- Nhóm hoàn thành phiếu sớm nhất lên trình bày. Các nhóm khác lắng nghe và bổ xung ý kiến. Cả lớp thống nhất việc nên làm và việc không nên làm như sau:
Nên
Không nên
- ăn uống đủ chất
- ăn nhiều rau, hoa quả
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao.
- Vui chơi, giải trí phù hợp
- Đọc truyện, xem phim phù hợp với lứa tuổi.
- Mặc đồ phù hợp với lứa tuổi.
- ăn kiêng khem quá. 
- Xem phim, đọc truyện không lành mạnh.
- Hút thuốc lá.
- Tiêm chích ma tuý.
- Lười vận động.
- Tự ý xem phim, tìm tài liệu trên Internet..
Hoạt động kết thúc
Kết luận : Tuổi dậy thì rất quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Do vậy, các em cần có những việc làm vệ sinh, cách ăn uống, vui chơi hợp lí để đảm bảo sức khoẻ cả về vật chất lẫn tinh thần.
 Cũng cố dạn dò
 - Nhận xét giờ học
 - Chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 4cktkn.doc