Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

Sáng sớm hôm ấy, Thắm dắt em lon ton bước trên con đường đất thẳng qua cánh đồng trước cổng làng. Đêm qua trời mưa nhỏ, nước mưa còn ướt đầm bờ cỏ hai bên đường. Ánh nắng sớm chói chang làm những giọt nước bé tí bỗng thành rực rỡ trên những ngọn cỏ xanh. Sao những ngọn cỏ ấy phất phơ theo gió có vẻ dửng dưng thế? Đường đất hôm nay sao không thấy rộn rịp những bước chân giầy dép mới của trẻ con?

doc 10 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 567Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT VỤ BẢN
Trường Tiểu học..................
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 2018 – 2019
LỚP 5
 M«n TiÕng ViÖt - Kiểm tra viết (40 phót)
Hä vµ tªn:.....................................................................
Líp:.....................
§iÓm
NhËn xÐt, đánh giá của giáo viên 
.......
.......
Chính tả  nghe – viết (3 điểm)(M1;M2)
 Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Thầy thuốc như mẹ hiền” (Sách HDH TV 5 tập 1, trang 169, đầu bài và đoạn từ “Có lần” đến  “cho thêm gạo, củi”).
2. Tập làm văn. (7 điểm) (M3;M4)
Đề bài: Em h·y tả lại một người mà em thực sự biết ơn.
PHÒNG GD-ĐT VỤ BẢN
Trường Tiểu học..................
Bµi kiÓm tra HỌC KÌ I N¨m häc 2018-2019
líp 5
 M«n TiÕng ViÖt - Kiểm tra Đọc 
Hä vµ tªn:.....................................................................
Líp:.....................
§iÓm
NhËn xÐt, đánh giá của giáo viên 
.......
.......
Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) 
Ngày em tới trường
Sáng sớm hôm ấy, Thắm dắt em lon ton bước trên con đường đất thẳng qua cánh đồng trước cổng làng. Đêm qua trời mưa nhỏ, nước mưa còn ướt đầm bờ cỏ hai bên đường. Ánh nắng sớm chói chang làm những giọt nước bé tí bỗng thành rực rỡ trên những ngọn cỏ xanh. Sao những ngọn cỏ ấy phất phơ theo gió có vẻ dửng dưng thế? Đường đất hôm nay sao không thấy rộn rịp những bước chân giầy dép mới của trẻ con?
Cu Tí khoác trên vai chiếc túi còn thơm mùi vải mới. Rảo bước bên chị Thắm, Tí thấy mình chững chạc chẳng kém gì các anh, các chị lớp trên đang khoác tay nhau hàng tư, hàng năm tấp nập đến trường. Tuy lúc thì ngó bên này, lúc thì ngó bên kia, nhưng bàn tay bé nhỏ của Tí vẫn nắm chặt một lọ mực tím; theo bước chân đi, những giọt mực tím cứ lăn ra trên kẽ tay...
Phía xa xa, đằng sau cánh đồng, khuất sau bóng những cây si lớn, là trường làng. Mái trường thâm thấp be bé; quanh năm phủ đầy những mảnh lá phượng khô. Năm ngoái, năm kia, Tí còn chạy theo các anh các chị chăn trâu, thập thò bên cổng trường. Tí nghe thấy từ trong những lớp học vang ra tiếng đọc bài như những bài ca bí ẩn. Cũng biết bao nhiêu lần, Tí đã chạy theo những đội trống ếch của thiếu nhi quàng khăn đỏ, chạy theo cho đến tận cổng trường này... và, đến đây thì... Tí là trẻ con ... không phải là thiếu nhi, không phải là học trò...
Hôm nay, Tí đã lên sáu tuổi.
	Theo Lê Phương Liên
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện yêu cầu của mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: (0,5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung chính của bài? (M1)
Tả con đường tới trường.
Tả cảnh nhộn nhịp ở trường học trong ngày khai trường. 
Tâm trạng náo nức và niềm tự hào của cậu học trò trong ngày đầu tiên tới trường.
Câu 2: (0,5đ)Trong bài, ngôi trường của Tí nằm ở: (M1)
Đằng sau cánh đồng, khuất sau bóng những cây si lớn. 
Phía trước cánh đồng, trước cổng làng.
Trên con đường đất, trước cánh đồng.
Câu 3: (0,5đ) Chi tiết nào cho thấy Tí trở thành học sinh lớp Một? (M1)
A. Tí chạy theo đội trống ếch đến tận cổng trường.
Tí nghe thấy tiếng đọc bài trong những lớp học vọng ra.
Hôm nay, Tí đã lên sáu tuổi. 
Câu 4: (0,5đ) Những chi tiết nào cho thấy Tí rất quyết tâm đi học? (M2)
Khoác trên vai chiếc túi còn thơm mùi vải mới.
Rảo bước bên chị Thắm.
Nắm chặt một lọ mực tím. 
Câu 5: (0,5đ) Câu: “Tí nghe thấy từ trong những lớp học vang ra tiếng đọc bài như những bài ca bí ẩn.”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật(M1)
Nhân hóa B. So sánh	C. Nhân hóa và so sánh.
Câu 6: (0,5đ) Chủ ngữ trong câu: “Mái trường thâm thấp be bé; quanh năm phủ đầy những mảnh lá phượng khô.” là: (M1)
Mái trường	 
 B. Mái trường thâm thấp 
 C. Mái trường thâm thấp be bé.
Câu 7: (0,5đ) Từ “khoác” trong từ “khoác tay” và từ “khoác” trong từ “khoác lác” có quan hệ với nhau: (M2)
Đó là hai từ đồng âm.
Đó là hai từ đồng nghĩa.
Đó là một từ nhiều nghĩa. 
Câu 8: (0,5đ) Viết lại một cặp quan hệ từ trong bài văn và cho biết cặp quan hệ từ đó biểu thị quan hệ gì? (M2)
-Cặp quan hệ từ:		- Biểu thị quan hệ: 
Câu 9: (1đ) Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: bé nhỏ, chững chạc. Đặt câu với một từ tìm được. (M3)
- bé nhỏ trái nghĩa với:..
- chững chạc trái nghĩa với:.
Đặt câu:
.. 
Câu 10: (1đ) Đọc bài văn trên em có cảm xúc như thế nào khi sắp rời xa mái trường tiểu học thân yêu? Hãy viết hai câu nói lên cảm xúc ấy: (M4)
...
B. §äc thµnh tiÕng vµ trả lời câu hỏi (4®iÓm)
* Hưíng dÉn:HÕt 30 phót lµm bµi phÇn A, Gi¸o viªn thu bµi cña tÊt c¶ häc sinh vµ:
Ph¸t lu«n phiÕu ®äc 1,2,3,4 ®Ó mçi em ®äc thÇm kho¶ng 2 phót
Gäi mçi em ®äc mét ®o¹n trong phiÕu ®äc võa ®ưîc ph¸t.
Theo dâi ®Ó g¹ch ch©n vµo phiÕu ®äc ®ã ë trang 4 trong tê giÊy kiÓm tra cña häc sinh nh÷ng lçi ph¸t ©m, ng¾t, nghØ kh«ng ®óng tõ, côm tõ, dÊu c©u.
Hái mét c©u hái phï hîp víi néi dung phiÕu ®äc ®ã.
* C©u hái:
1. Cây cối trên đất Cà Mau mọc như thế nào?
2. Những chi tiết nào cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
3. Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
4. Vì sao mà một phần rừng ngập mặn bị mất đi?
* BiÓu ®iÓm:
1. §äc thµnh tiÕng mét ®o¹n v¨n trong phiÕu ®äc (3 ®iÓm). Sai, thiÕu mçi tiÕng; ng¾t nghØ kh«ng ®óng tõ, côm tõ, dÊu c©u (mçi lçi trõ 0,25 ®iÓm) 
2. Tr¶ lêi (1 ®iÓm). Tr¶ lêi ®óng ý cho 1 ®iÓm; tr¶ lêi cßn thiÕu ý hoÆc ng¾c ngø cho 0,5 ®iÓm. Tr¶ lêi sai hoÆc kh«ng tr¶ lêi cho 0 ®iÓm.
PHIẾU ĐỌC LỚP 5
Đất Cà Mau
 Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
2. Mùa thảo quả
 Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy. Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả sầm uất từng khóm râm lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian.
3. Ngu Công xã Trịnh Tường
 Con nước nhỏ đã làm thay đổi tập quán canh tác và cuộc sống của trên 50 hộ trong thôn. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. Từ khi nước được dẫn về thôn, nhà ai cũng cấy lúa nước chứ không phá rừng làm nương như trước nữa.
Trồng rừng ngập mặn
 Trước đây các tỉnh ven biển nước ta có diện tích rừng ngập mặn khá lớn. Nhưng do nhiều nguyên nhân như chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm, một phần rừng ngập mặn đã mất đi. Hậu quả là lá chắn bảo vệ đê biển không còn nữa, đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn.
HƯỚNG DẤN CHẤM BÀI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019
I. BÀI VIẾT:
1. Chính tả: Bài nghe - viết (3điểm)
* Cho điểm: - Viết đúng chính tả 2,5 điểm. 
	 - Bài viết sạch đẹp, chữ rõ ràng đúng kiểu dáng, cỡ chữ đều thẳng dòng, trình bày đúng cho 0,5 điểm.
* Tính lỗi:
- Mỗi lỗi sai âm đầu, vần, thanh, thừa, thiếu chữ, viết hoa trừ 0,25 điểm. 
	- Trình bày gạch xoá, chữ viết cẩu thả tuỳ mức độ trừ từ 0,25 đến 0,5 điểm.	
2. Tập làm văn: (7 điểm)
à Nội dung: (6,5 điểm) 
- Mở bài: Giới thiệu được người mình định tả. ( Là ai? Quan hệ với mình như thế nào? ( 1đ) 
- Thân bài: 4,5đ
+ Tả bao quát về hình dáng, các bộ phận cơ thể phù hợp với người mình tả, có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa so sánh cho hay sinh động . (2 điểm) 
+ Tả tính tình vừa kết hợp lồng một số hoạt động của người đó để làm rõ những ảnh hường của người đó tới bản thân mình khiến mình thật sự biết ơn, lời văn tự nhiên, có cảm xúc.	( 2,5điểm ) 
- Kết luận: Nêu tình cảm của em với người thân mình tả. (1 điểm) 
II. BÀI ĐỌC:
1.Đọc thầm và làm bài tập:(6đ) Mỗi câu khoanh đúng (từ câu 1-câu 7)cho điểm như sau: 
Câu 1 
(0,5đ)
Câu 2
(0,5đ)
Câu 3
(0,5đ)
Câu 4
(0,5đ)
Câu 5
(0,5đ)
Câu 6
(0,5đ)
Câu 7
(0,5đ)
C
A
C
C
B
A
A
Câu 8: (0,5đ)HS tìm đúng cặp quan hệ từ : Tuynhưng cho 0,25 đ, nêu được biểu thị quan hệ tương phản cho 0,25đ
Câu 9:(1đ) HS tìm được đúng mỗi từ trái nghĩa cho 0,25 đ, đặt câu đúng yêu cầu cho 0,5đ
Câu 10:(1đ) HS viết đúng yêu cầu về nội dung và hình thức câu, mỗi câu cho 0,5điểm
2. Đọc và trả lời: (4 điểm) 
1. Đọc thành tiếng một đoạn văn trong phiếu đọc (3điểm). Sai, thiếu mỗi tiếng, ngắt nghỉ không đúng từ, cụm từ, dấu câu (mỗi lỗi trừ 0,25 điểm).
2. Trả lời (1điểm) Trả lời đúng ý cho 1 điểm, trả lời còn thiếu ý hoặc ngắc ngứ cho 0,5 điểm. Trả lời sai hoặc không trả lời cho 0 điểm.
* Lưu ý: - Giáo viên chấm bài viết và bài đọc cho điểm vào ô tương ứng.
 - Điểm chung là điểm trung bình của bài đọc và bài viết, giáo viên ghi và ô điểm và có lời nhận xét theo đúng thông tư 22.
 - Điểm chung toàn bài làm tròn theo nguyên tắc số nguyên.	

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2018.doc