Bài soạn Âm nhạc Lớp Bốn - Năm học: 2010 – 2011

Bài soạn Âm nhạc Lớp Bốn - Năm học: 2010 – 2011

MỤC TIÊU

- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 3 bài hát: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng.

- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca) và vận động phụ họa theo bài hát.

- Học sinh nhớ lại một số ký hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3.

- Giáo dục: Học sinh có ý thức nghiêm trang khi chào cờ, nghe hát Quốc ca.

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

- Giới thiệu và ghi đầu bài:

 Đây là tiết học đầu tiên trong chương trình. Giáo viên cần tạo cho học sinh không khí vui vẻ, thân thiện để các em học tốt môn Âm nhạc.

 

doc 35 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1090Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Âm nhạc Lớp Bốn - Năm học: 2010 – 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÂM NHẠC 4
Tiết 1: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT VÀ KÝ HIỆU ÂM NHẠC
ĐÃ HỌC Ở LỚP BA
MỤC TIÊU
Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 3 bài hát: Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng múa hát dưới trăng.
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca) và vận động phụ họa theo bài hát.
Học sinh nhớ lại một số ký hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3.
Giáo dục: Học sinh có ý thức nghiêm trang khi chào cờ, nghe hát Quốc ca.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài: 
 Đây là tiết học đầu tiên trong chương trình. Giáo viên cần tạo cho học sinh không khí vui vẻ, thân thiện để các em học tốt môn Âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập 3 bài hát
Giáo viên hỏi học sinh:
Ở lớp 3 các em đã học được những bài hát nào?
Bài hát nào các em thích nhât?
Giáo viên chọn 3 bài hát cho học sinh ôn tập: 
Quốc ca Việt Nam.
Bài ca đi học.
Cùng múa hát dưới trăng.
Hát mẫu: CD Âm nhạc 3.
Giáo viên nhắc lại đặc điểm, cấu trúc từng bài hát và cho học sinh hát đồng thanh theo nhạc (CD Âm nhạc 3 hoặc Giáo viên đệm đàn).
Học sinh hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca).
Học sinh hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
Học sinh lần lượt biểu diễn trước lớp các bài hát bằng hình thức đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca.
HOẠT ĐỘNG 2: Ôn tập ký hiệu ghi nhạc
Giáo viên lần lượt đặt câu hỏi để gợi ý học sinh nhớ lại các ký hiệu ghi nhạc đã học ở lớp ba:
Khuông nhạc:
===================================================================
- Khóa son: g
Khóa son đặt ở đầu khuông nhạc, bắt đầu từ dòng nhạc thứ 2.
Khóa son dùng để xác định tên các nốt trên khuông nhạc.
&=================================================================¯
- Vị trí và tên gọi các nốt nhạc trên khuông khóa son:
 &--=====r=======s=======t=======u=======v=======w=======x===¯
	 Đô Rê Mi Pha Son La Si
Hình nốt nhạc:
h	 	q	e	Q
 Nốt trắng	 Nốt đen	 Nốt móc đơn Dấu lặng đen
Học sinh đọc tên các nốt nhạc và hình nốt nhạc.
Học sinh đọc tên các nốt nhạc trên khuông khóa son (Chỉ cần đọc đúng tên gọi các nốt nhạc. Không yêu cầu đọc đúng cao độ và trường độ).
Học sinh tập viết một số nốt nhạc trên khuông khóa son: Son trắng, La đen, Mi móc đơn . . . (Bảng con).
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
Học sinh hát lại các bài hát đã ôn tập theo nhạc (CD Âm nhạc 3).
Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý học sinh nhớ lại tên tác giả từng bài hát:
Quốc ca Việt Nam (Văn Cao).
Bài ca đi học (Phan Trần Bảng).
Cùng múa hát dưới trăng (Hoàng Lân).
Hướng dẫn bài tập 1 và 2 trang 4 / Sách Âm nhạc 4.
Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Giáo viên nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài tốt cho tiết sau.
Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Em yêu hòa bình (Nguyễn Đức Toàn).
ÂM NHẠC 4
Tiết 2: HỌC HÁT BÀI EM YÊU HÒA BÌNH
(Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn)
MỤC TIÊU
Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca Bài Em yêu hòa bình (Nhạc và lời Nguyễn Đức Toàn).
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo phách, theo nhịp).
Học sinh biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn.
Giáo dục: Lòng yêu hòa bình, yêu quê hương đất nước.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của việt Nam, đã được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Ngoài những bài hát viết cho người lớn ông còn viết một số bài hát dành cho thiếu nhi như: Chú mèo con, Đường làng em, Bé nhè, Em yêu hòa bình. . .
(Tham khảo thêm về nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn ở SGK Âm nhạc 8, có ảnh chân dung của nhạc sĩ).
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát Bài Em yêu hòa bình
Hát mẫu: CD Âm nhạc 4.
Đọc lời ca theo tiết tấu:
@ e \ q q \ q q \ e e q \ j
 Em yêu hòa bình, yêu đất nước Việt Nam 
Hướng dẫn dạy hát:
Bài hát viết ở giọng Fa trưởng, nhịp . Giai điệu vui tươi, tính chất âm nhạc êm ái, nhẹ nhàng. Vào bài có nhịp lấy đà, phách mạnh đầu tiên rơi vào tiếng thứ 2 của bài “Em yêu...”. Trong bài có 10 dấu luyến lên hoặc luyến xuống bằng 2 nốt móc đơn: “ tre, đường, yêu, xóm, rã, lắng, cánh, thơm, hương, có.”, tiếng “xa”cuối bài ngân và nghỉ 4 phách.
Khi dạy hát giáo viên nên chia bài thành 8 câu hát ngắn và đặc biệt lưu ý đến chỗ đảo phách: “ sông hai bên  ”
@ e \ q q \ e q e \ q q \ j
 Em yêu dòng sông hai bên bờ xanh thắm.
- Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài.
Em yêu hòa bình, yêu đất nước Việt Nam.
Yêu từng gốc đa bờ tre đường làng.
Em yêu xóm làng nơi mà em khôn lớn.
Yêu những mái trường rộn rã lời ca.
Em yêu dòng sông hai bên bờ xanh thắm.
Dòng nước êm trôi lắng đọng phù sa.
Em yêu cánh đồng thơm mùi hương lúa.
Giữa đám mây vàng có đàn cò trắng bay xa.
Luyên tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
- Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo theo phách, theo nhịp.
@ e \ q q \ q q \ e e q \ j
 Em yêu hòa bình, yêu đất nước Việt Nam. . .
 x x x x x x x	(Phách)
 x x x x	( Nhịp )
Hướng dẫn luyện tập:
Luyện tập tiết tấu.
Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOAT ĐỘNG 3: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Hát mẫu: CD Âm nhạc 4.
Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh chuẩn bị: - Ôn tập bài hát Em yêu hòa bình (nguyễn Đức Toàn).
- Bài tập cao độ và tiết tấu.
ÂM NHẠC 4
Tiết 3: - ÔN TẬP BÀI HÁT EM YÊU HÒA BÌNH
(Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn)
- BÀI TẬP CAO ĐỘ VÀ TIẾT TẤU
MỤC TIÊU
Học sinh đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát Em yêu hòa bình (Nhạc và lời Nguyễn Đức Toàn).
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo tiết tấu lời ca).
Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa và tập biểu diễn bài hát.
Học sinh nhận biết các nốt Đô, Mi, Son, La trên khuông nhạc và biết đọc các nốt nhạc theo cao độ và tiết tấu.
Giáo dục: Lòng yêu hòa bình, yêu quê hương đất nước và yêu thích âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
Một cuộc sống hòa bình, yên vui và hạnh phúc là niềm mong ước của mọi người trên Trái Đất. Các bạn nhỏ của chúng ta cũng đều mong muốn như vậy. Bài hát Em yêu hòa bình của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn đã nói lên tình cảm và lòng khát khao đó của các em.
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập bài hát Em yêu hòa bình
Hát mẫu: CD Âm nhạc 4.
Học sinh hát đồng thanh theo nhạc (CD Âm nhạc 4).
Giáo viên chia lớp thành 2 nửa, một nửa lớp hát, một nửa còn lại vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
@ é ' Ú Ú ' Ú Ú ' é é Ú ' Ö
 Em yêu hòa bình, yêu đất nước Việt Nam. . .
Hướng dẫn luyện tập:
Luyện tập tiết tấu.
Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm. (Theo tiết tấu lời ca, theo phách, theo nhịp).
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vận động phụ họa
- Giáo viên hướng dẫn học sinh một vài động tác phụ họa theo nội dung bài hát hoặc gợi ý học sinh tự sáng tạo các động tác phù hợp.
Gợi ý: Tất cả học sinh đứng tại chỗ, kiễng hai bàn chân rồi nhún xuống theo từng phách. Bắt đầu kiễng 2 bàn chân xuống từ chữ “Em” rồi hạ xuống rơi vào chữ “yêu” tiếp tục như vậy cho đến hết câu 4 “Em yêu hòa bình. . . rộn rã lời ca”.
Phần còn lại học sinh nghiêng người sang bên trái rồi lại sang bên phải đều theo nhịp đến hết bài hát “Em yêu dòng sông. . . cò trắng bay xa”.
Hướng dẫn luyện tập:
Đọc lời ca kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
Hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
Tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Bài tập cao độ và tiết tấu
Giới thiệu học sinh nhận biết các nốt: Đô, Mi, Son, La trên khuông nhạc khóa son và tập đọc đúng cao độ (GV sử dụng đàn Keyboard).
&--=========r==========t==========v==========w=========¯
Đô Mi Son La
Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo hình tiết tấu:
q q q Q q q q Q q q q q q Q
 Đọc: Đen Đen Đen Lặng . . .
- Thay thế bằng âm tượng thanh (Tiếng trống).
Vỗ tay: Ú Ú Ú Q Ú Ú Ú Q Ú Ú Ú Ú Ú Q
Đọc : T ùng tùng tùng.Tùng tùng tùng.Tùng tùng tùng tùng tùng.
- Luyện tập cao độ và tiết tấu:
&==V===W===V===:==V===T===V===:==V===W===V===T===V===:!
 Son la son son mi son son la son mi son
&==T===V===W===:==W===V===T===:==T===V===W===V===R===:!
 Mi son la la son mi mi son la son đô
Hướng dẫn luyện tập:
Giáo viên đọc mẫu.
Học sinh đọc tên nốt nhạc.
Vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu.
Đọc cả cao độ ghép với hình tiết tấu.
Ghép lời ca kết hợp vỗ tay theo tiết tấu.
- Học sinh đọc đồng thanh theo nhạc, ngón tay gõ theo phách tương ứng với nốt đen và dấu lặng đen.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Hát mẫu: CD Âm nhạc 4.
Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Bạn ơi lắng nghe (Dân ca Ba-na & Lời: Tô Ngọc Thanh) & Kể chuyện âm nhạc: “Tiếng hát Đào Thị Huệ”.
ÂM NHẠC 4
Tiết 4: - HỌC HÁT BÀI BẠN ƠI LẮNG NGHE
(Dân ca Ba-na & Lời Tô Ngọc Thanh)
- KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
MỤC TIÊU
Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca Bài Bạn ơi lắng nghe (Dân ca Ba-na & Lời: Tô Ngọc Thanh).
Học sinh biết đây là một bài dân ca của dân tộc Ba-na ở Tây Nguyên.
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo phách, theo nhịp).
Học sinh hiểu và nắm vững nội dung ý nghĩa câu chuyện “Tiếng hát Đào Thị Huệ”.
Giáo dục: Tình đoàn kết giữa các dân tộc và qua bài hát các em biết yêu thích làn điệu dân ca, yêu thích âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài: 
Tây Nguyên là một vùng đất cao ở phía Nam Trung Bộ nước Việt Nam chúng ta. Nơi đây núi rừng hùng vĩ, có các dân tộc ít người như: Ê-đê, Gia-rai, H’rê, Ba-na, cùng chung sống. Người dân Tây Nguyên rất yêu thích âm nhạc, ca hát. Một số bài hát thiếu nhi nói về Tây Nguyên có thể kể là: Em nhớ Tây Nguyên (Văn Tấn và Trần Quang Huy), Chú voi con ở Bản Đôn (Phạm Tuyên),Kpa Klơng người thiếu niên anh hùng (Hồ Bắc)
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát Bài Bạn ơi lắng nghe
Hát mẫu: CD Âm nhạc 4.
Đọc lời ca theo tiết tấu:
@ È e e e \ e e e E \
Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe ..
- Hướng dẫn dạy hát:
Bài hát viết ở nhịp . Vào bài ngay từ phách mạnh đầu tiên “Hỡi bạn ơi”. Giai điệu bài hát tha thiết, hồn nhiên. Cấu trúc bài hát gồm hai đoạn đơn, mỗi đoạn có 4 câu hát ngắn chung một âm hình tiết tấu: 
@ È e e e \ e e e E \
Khi hát cần nhấn vào phách mạnh ở đầu nhịp với tốc độ ...  bài tập 1và 2 trang 23/SGK.
Học sinh chuẩn bị: Ôn tập 3 bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh, Khăn quàng thắm mãi vai em, Cò lả. & Nghe nhạc.
ÂM NHẠC 4
Tiết 14: - Ôn tập 3 bài hát: TRÊN NGỰA TA PHI NHANH
 & KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM & CÒ LẢ.
- Nghe nhạc: THIẾU NHI CHỌN LỌC
MỤC TIÊU
Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách).
Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa và tập biểu diễn bài hát.
Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời.
Giáo dục: Học sinh yêu thích âm nhạc và yêu thích giai điệu thiếu nhi.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập 3 bài hát
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 4
- Giáo viên cho học sinh ôn luyện để hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, tồ chức cho các em tham gia biểu diễn với các hình thức đơn ca, song ca , tam ca, tốp ca, hợp ca  khi hát có động tác phụ họa.
* Bài Trên ngựa ta phi nhanh học sinh thể hiện động tác phi ngựa.
(Học sinh biểu diễn bài hát bằng hình thúc đơn ca, song ca hoặc tốp ca).
* Bài Khăn quàng thắm mãi vai em học sinh hát gọn tiếng, rõ lời với tình cảm say sưa, nhiệt tình.
(Học sinh biểu diễn bài hát bằng hình thúc đơn ca, song ca hoặc tốp ca).
* Bài Cò lả học sinh hát chậm rãi, đúng những tiếng có luyến, thể hiện sự mềm mại, uốn lượn của những cánh cò bay, đồng thời cũng thể hiện tình cảm vui tươi, lạc quan, yêu đời của người nông dân được thể hiện trong bài hát.
(Học sinh biểu diễn bài hát có phần Xướng, phần Xô . Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Giáo viên gợi ý học sinh thể hiện bài hát với hai câu thơ lục bát khác để các em khắc sâu thêm kiến thức của làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ).
HOẠT ĐỘNG 2: Nghe nhạc Thiếu nhi chọn lọc
- Giáo viên cho học sinh nghe Bài Ru em (Dân ca Xơ-đăng) và một vài bài hát thiếu nhi chọn lọc trong băng đĩa nhạc giáo khoa của lớp.
- Giáo viên hỏi lại tên bài hát, dân ca vùng miền  nội dung ( với HS khá có thể hỏi thêm về tính chất của giai điệu, nội dung giáo dục ).
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Hát mẫu: CD Âm nhạc 4.
Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh chuẩn bị: Học bài hát tự chọn.
ÂM NHẠC 4
Tiết 15: HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN
MỤC TIÊU
Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca).
Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. Tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Giáo dục: Yêu thích giai điệu thiếu nhi và yêu thích âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài: 
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát
Hát mẫu:: CD Âm nhạc (hoặc GV hát + đệm đàn).
Đọc lời ca theo tiết tấu:
- Hướng dẫn dạy hát:
Giáo viên xem cấu trúc bài hát: nhịp điệu, giai điệu, tốc độ 
Khi dạy hát giáo viên cần nhấn vào phách mạnh ở đầu ô nhịp và lưu ý học sinh những tiếng có độ ngân, nghỉ ở cuối mỗi câu hát ngắn (chỗ dấu lặng). Tốc độ bài hát vừa phải, nhịp nhàng.
- Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài.
Luyện tập nhóm, cá nhân (Học sinh hát theo nhạc).
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
Hướng dẫn học sinh vỗ tay (gõ đệm) theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca:
 @ é e q | Ú Q \ é e q | Ú Q(Theo nhịp)
 @ é e Ú | Ú Q \ é e Ú | Ú Q(Theo phách)
 @ é é Ú | Ú Q \ é é Ú | ÚQ(Theo tiết tấu)
Hướng dẫn luyện tập:
Luyện tập tiết tấu.
Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Học sinh tập biểu diễn bài hát
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách biểu diễn một bài hát đơn giản trước lớp với các hình thức đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, hợp ca khi hát có động tác phụ họa phù hợp với nội dung bài hát.
- Giáo viên cung cấp thêm cho HS cách thức hát cùng nhạc:
* Nghe nhạc dạo.
* Hát vào bài (lần 1).
* Nhạc dạo giữa bài
* Hát vào bài (lần 2).
* Kết bài.
- Học sinh biểu diễn bài hát trước lớp theo nhóm, cá nhân 
HOẠT ĐỘNG 4: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Hát mẫu:: CD Âm nhạc (hoặc GV hát + đệm đàn).
Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị: Ôn tập 3 bài hát: Em yêu hòa bình, Bạn ơi lắng nghe, Cò lả.
ÂM NHẠC 4
Tiết 16: - Ôn tập 3 bài hát: EM YÊU HÒA BÌNH
 & BẠN ƠI LẮNG NGHE & CÒ LẢ.
MỤC TIÊU
Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca).
Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. Tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Giáo dục: Học sinh yêu thích giai điệu thiếu nhi và yêu thích âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập 3 bài hát
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 4
- Giáo viên cho học sinh ôn luyện để hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, tồ chức cho các em tham gia biểu diễn với các hình thức đơn ca, song ca , tam ca, tốp ca, hợp ca  khi hát có động tác phụ họa.
* Bài Em yêu hòa bình học sinh thể hiện động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển.
(Học sinh biểu diễn bài hát bằng hình thúc đơn ca, song ca hoặc tốp ca).
* Bài Bạn ơi lắng nghe học sinh hát gọn tiếng, rõ lời với tình cảm say sưa, nhiệt tình.
(Học sinh biểu diễn bài hát bằng hình thúc đơn ca, song ca hoặc tốp ca).
* Bài Cò lả học sinh hát chậm rãi, đúng những tiếng có luyến, thể hiện sự mềm mại, uốn lượn của những cánh cò bay, đồng thời cũng thể hiện tình cảm vui tươi, lạc quan, yêu đời của người nông dân được thể hiện trong bài hát.
(Học sinh biểu diễn bài hát có phần Xướng, phần Xô . Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Giáo viên gợi ý học sinh thể hiện bài hát với hai câu thơ lục bát khác để các em khắc sâu thêm kiến thức của làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ).
HOẠT ĐỘNG 2: Học sinh tập biểu diễn bài hát
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách biểu diễn một bài hát đơn giản trước lớp với các hình thức đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, hợp ca khi hát có động tác phụ họa phù hợp với nội dung bài hát.
- Giáo viên cung cấp thêm cho HS cách thức hát cùng nhạc:
* Nghe nhạc dạo.
* Hát vào bài (lần 1).
* Nhạc dạo giữa bài
* Hát vào bài (lần 2).
* Kết bài.
- Học sinh biểu diễn bài hát trước lớp theo nhóm, cá nhân 
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Hát mẫu: CD Âm nhạc 4.
Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh chuẩn bị: Ôn tập 2 bài Tập đọc nhạc TĐN số 2 – TĐN số 3.
ÂM NHẠC
Tiết 17: ÔN TẬP HAI BÀI TẬP ĐỌC NHẠC
 TĐN số 2 & TĐN số 3
MỤC TIÊU
Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca một số bài hát đã học.
Học sinh biết đọc nhạc, ghép lời ca và kết hợp gõ đệm theo phách bài TĐN số 2 và TĐN số 3.
Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. Tập biểu diễn bài hát trước lớp.
Giáo dục: Học sinh yêu thích giai điệu thiếu nhi và yêu thích âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Tập đọc nhạc TĐN số 2
Luyện tập cao độ:
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết các nốt: Đô, Rê, Mi, Son trên khuông nhạc khóa son và tập đọc đúng cao độ (Keyboard).
&=======r==========s==========t==========v===========.
	 Đô Rê Mi Son
Hướng dẫn luyện tập:
Giáo viên đọc mẫu.
Học sinh đọc đúng tên nốt nhạc trên khuông theo tay chỉ của giáo viên.
Giáo viên lần lượt chỉ các nốt nhạc trên khuông cho học sinh đọc đúng cao độ.
Luyện tập tiết tấu:
@ q q ' q q ' q q ' h "
 Đen – Đen – Đen – Đen – Đen – Đen – Trắng
Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo hình tiết tấu:
@ Ú Ú ' Ú Ú ' Ú Ú ' xÚ "
 Đen – Đen – Đen – Đen – Đen – Đen – Trắng
- Hướng dẫn bài TĐN số 2:
NẮNG VÀNG
&==2==R=====V==!===T=====R==!===S=====T===!====b===!
 Trời sáng lên bầy chim hót vang.
&====R======V===!===T======R===!===S======T===!=====b=====.
 Đàn bướm bay lượn trong nắng vàng.
Hướng dẫn luyện tập:
Giáo viên đọc mẫu.
Học sinh đọc tên nốt nhạc.
Vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu.
Đọc cả cao độ ghép với hình tiết tấu.
Ghép lời ca kết hợp vỗ tay theo tiết tấu.
Lưu ý: Trong khi hướng dẫn giáo viên có thể dùng nhạc cụ để học sinh có chỗ dựa đọc theo, nhưng khi đọc giáo viên tránh đọc cùng học sinh, hãy lắng nghe để phát hiện chỗ sai, kịp thời sửa chữa.
Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Tập đọc nhạc TĐN số 3
- Giáo viên cho học sinh quan sát Bài TĐN số 3 “Cùng bước đều” (SGK – 20) và trả lời câu hỏi gợi ý:
* Trong Bài Tập đọc nhạc có những hình nốt gì?
* Em hãy so sánh 6 nhịp đầu và 6 nhịp sau có chỗ nảo giống nhau, chỗ nào khác nhau?
- Học sinh luyện tập cao độ:
&======r======s======t======u======v====®
 Đô Rê Mi Pha Son
- Học sinh luyện tập tiết tấu:
@ q q | q q | h | q q | q q | h ]
 Đen – Đen – Đen . . .
- Tập đọc nhạc : TĐN số 3 Cùng bước đều (SGK – 20).
* Đọc chậm, rõ ràng từng nốt ở câu 1.
* Đọc tiếp câu 2.
* Khi HS đọc chính xác cao độ, giáo viên mới cho ghép với trường độ.
* Đọc xong hai câu, giáo viên cho học sinh ghép lời ca.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Học sinh khá lần lượt đọc lại 2 bài tập đọc nhạc đã học.
Học sinh tập biểu diễn một vài bài hát trước lớp.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh chuẩn bị: Tập biểu diễn bài hát.
ÂM NHẠC 4
Tiết 18: TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT 
MỤC TIÊU
Học sinh tập biểu diễn trước lớp một vài bài hát đã học (Hát kết hợp động tác phụ họa đơn giản).
Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca).
Giáo dục: Yêu thích giai điệu thiếu nhi và yêu thích âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Tập biểu diễn bài hát
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách biểu diễn một bài hát đơn giản trước lớp với các hình thức đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, hợp ca khi hát có động tác phụ họa phù hợp với nội dung bài hát.
- Giáo viên cung cấp thêm cho HS cách thức hát cùng nhạc:
* Nghe nhạc dạo.
* Hát vào bài (lần 1).
* Nhạc dạo giữa bài
* Hát vào bài (lần 2).
* Kết bài.
- Học sinh biểu diễn bài hát trước lớp theo nhóm, cá nhân 
HOẠT ĐỘNG 2: Kết thúc
Giáo viên tóm tắt nội dung tiết học kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
Học sinh khá, giỏi biểu diễn trước lớp với các hình thức: đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, hợp ca 
Giáo viên nhận xét tiết học.
Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Chúc mừng và một số hình thức trình bày bài hát.

Tài liệu đính kèm:

  • docAm nhac 4.doc