Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 1 (chuẩn kiến thức)

Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 1 (chuẩn kiến thức)

I. Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy, rành mạch, lưu loát bức thư:

- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài; ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc nhấn giọng các từ ngữ: Khai trường, tưởng tượng, xung sướng, hơn nữa, hoàn toàn Việt Nam, hi sinh biết bao nhiêu đồng bào, nghĩ sao, xây dựng lại, trông mong, chờ đợi

- HS khá-giỏi: Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng, tin tưởng.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu .

 

doc 160 trang Người đăng huong21 Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 1 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Tiết 1: THƯ GỞI CÁC HỌC SINH
I. Mục tiêu: 
1. Đọc trôi chảy, rành mạch, lưu loát bức thư:
- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài; ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc nhấn giọng các từ ngữ: Khai trường, tưởng tượng, xung sướng, hơn nữa, hoàn toàn Việt Nam, hi sinh biết bao nhiêu đồng bào, nghĩ sao, xây dựng lại, trông mong, chờ đợi
- HS khá-giỏi: Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng, tin tưởng.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu.
- Hiểu nội dung chính: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe thầy, yêu bạn. 
3. Học thuộc lòng một đoạn: “Sau 80 năm công học tập của các em”. Trả lời được 3 câu hỏi SGK.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn thư HS cần học thuộc.
 III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: - GV hướng dẫn cách ghi chép, học bài chuẩn bị bài – HD nề nếp học tập, sách vở
- GV giới thiệu 5 chủ điểm: VN Tổ quốc em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên; Giữ lấy màu xanh; Vì hạnh phúc ngày mai.
B. Bài mới:
1. Giới Thiệu: (2”) Chúng ta vừa mừng kỷ niệm 64 năm ngày thành lập đất nước, ngày quốc khánh của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (02.09.1945). Trong những ngày của tháng 09.1945, nhân dịp năm học mới đầu tiên của nước VN độc lập tự do, Bác Hồ đã gởi thư cho HS cả nước một bức thư rất hay. Đọc bài thư Bác Hồ Hôm nay ta sẽ thấy Bác khuyên nhủ, trông mong ở các em những gì? Để biết điều đó, chúng ta cùng đi vào bài học.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: (12 – 13”)
* HĐ1: GV đọc mẫu lần 1.
- GV cần đọc với giọng thân ái, xúc động, thể hiện tình cảm yêu quý của Bác, niềm tin tưởng và hi vọng của Bác vào HS.
- Nhấn giọng các từ ngữ: 
* HĐ2: HD đọc đọan nối tiếp:
- GV chia 2 đoạn:
+ Đoạn1: từ đầu đến vậy các em nghĩ sao?
+ Đoạn 2: Còn lại.
- GV HD luyện đọc những từ dễ đọc sai: tựu trường, sung sướng, nghĩ sao, kiến thiết.
* HĐ3: Hướng dẫn đọc cả bài:
- GV tổ chức cho HS đọc to cả bài 
- GV có thể ghi lên bảng những từ HS không hiểu mà SGK không giải nghĩa để giải nghĩa cho các em hiểu.
* HĐ4: GV đọc diễn cảm cả bài (Lần 2)
- GV chú ý giọng đọc, ngắt giọng, nhấn giọng như đã hướng dẫn.
- HS lắng nghe.
- HS khá-giỏi: Khai trường, tưởng tượng, xung sướng, hơn nữa, hoàn toàn Việt Nam, hi sinh biết bao nhiêu đồng bào, nghĩ sao, xây dựng lại, trông mong, chờ đợi
- HS dùng bút chì đánh dấu đọan theo hướng dẫn.
- HS đọc nối tiếp mỗi em 1 đoạn (3 lần).
– Cả lớp đọc thầm + giải nghĩa từ.
- 1 – 2 HS đọc to cả bài.
- Cả lớp đọc thầm chú giải SGK.
- 1 vài em đọc giải nghĩa SGK.
- Cả lớp lắng nghe.
b. Tìm hiểu bài: (9 – 10”)
* HĐ1: Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 1: “nghĩ sao”
- GV tổ chức cho HS đọc và tìm hiểu nội dung.
+ Ngày khai trường tháng 9 / 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
-> “Nền giáo dục hoàn toàn tự do”. Từ năm 1945 HS học chương trình và sách của VN được học Tiếng Việt chứ không phải tiếng Pháp cho nên Bác nói đó là nền “GD HTVN”. 
(+ Ơû đoạn 1, Bác muốn nói gì nhân ngày khai trường đầu năm?
- Ý đoạn 1. (GV ghi bảng))*
* HĐ2: Đọc và tìm hiểu nội dung đoạn 2: (Còn lại)
- GV tổ chức cho HS đọc và tìm hiểu nội dung.
+ Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
+ HS có nhiệm vụ gì trong công cuộc kiến thiết đất nước?
+ Cuối thư Bác chúc HS như thế nào?
à Đất nước ta được xây dựng kiết thiết ngày càng giàu mạnh thì mới có thể sánh vai.
(à Ý 2: Trách nhiệm học tập của HS)*
+ Qua bài “Thư” em thấy được tình cảm gì của Bác Hồ đối với HS?
à Đại ý: (mục I)
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 1.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời.
+ (1) Là ngày khai trường đầu tiên của nước VN DCCH sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm làm nô lệ cho Pháp.
(+ (1’) niềm vui sướng, vinh dự của học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên.
- HS ghi vở ý đoạn 1.)*
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời.
+ (1) Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
+ (1”) HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn, góp phần đưa VN sánh vai với các cường quốc năm châu.
+ có một năm đấy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
((2) ghi ý đoạn 2.)*
(1”) Bác rất thương yêu, quan tâm đến HS; Bác chỉ mong các em vui vẻ, học hành tiến bộ, lớn lên xây dựng đất nước giàu mạnh
3. Đọc diễn cảm + HTL:(8 – 9’)
* HĐ1: Đọc diễn cảm:
- GV HD HS đọc như phần a.
- GV cho HS dùng bút chì đánh dấu cách ngắt, nghỉ hơi, gạch dưới từ cần nhấn giọng.
+ Đoạn 1 từ “Nhưng xung sướng  nghĩ sao?”
+ Đoạn 2 LĐ: “Sau 80 năm của các em”.
- GV nhận xét và đánh giá.
* HĐ2: HD học thuộc lòng:
- Học đoạn:”Sau 80 năm  của các em”.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay + thuộc lòng nhanh. Đồng thời động viên, yêu cầu về nhà học thuộc thật tốt.
- HS dùng bút chì đánh dấu.
- HS nghe GV HD cách đọc và luyện đọc.
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm.
- Từng em nhẩm thuộc lòng.
- 4 HS thi đọc câu trên. – (3 – 4 HS)
- Lớp nhận xét
C. Củng cố – dặn dò: (2’)
- HS khá giỏi đọc lại tòan bài – (2 HS nêu ý chính từng đoạn,)* Đại ý bài.
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng đoạn thư. Chuẩn bị bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” và trả lời câu hỏi cuối bài.
àGD: Các em cần xác định mục đích học tập để góp phần xây dựng đất nước.
Tiết 2: QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
I. Mục tiêu: 
1. Đọc trôi chảy rành mạch, lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các từ ngữ khó; ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 
- Biết đọc diễn cảm 1 đoạn, toàn bài văn với giọng chậm rãi, dịu dàng; biết nhấn giọng những từ ngữ tả những màu vàng khác nhau của các cảnh vật.
2. Hiểu các từ ngữ; phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc dùng trong bài.
- Nắm được nội dung chính: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp. (Bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm hiện lên bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú. Qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương)*.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
- Sưu tầm thêm những bức ảnh khác về sinh hoạt ở làng quê vào ngày mùa.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra:(4’) bài: Thư gởi các học sinh.
- HS1: đọc đoạn 1 và trả lời:
+ Ngày khai trường tháng 9 / 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- HS2: đọc đoạn 2 và trả lời:
+ Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- GV nhận xét đánh giá.
- Kiểm tra 2 HS.
+ (1) Là ngày khai trường đầu tiên của nước VN DCCH sau khi nước ta giành được độc lập.
+ (1) Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
- HS khác nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới Thiệu: (1’) Có những em lớn lên ở thành phố. Có những em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê. Nơi nào trên đất nước ta cũng có vẻ đẹp riêng của nó. Hôm nay, thầy sẽ đưa các em về thăm làng quê Việt Nam qua bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: (11’)
* HĐ1: GV đọc mẫu lần 1.
- GV cần đọc với giọng chậm rãi, dịu dàng.
- Nhấn giọng các từ ngữ tả màu vàng: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi, chín vàng, vàng giòn, vàng mượt, vàng mới.
* HĐ2: HD đọc đoạn nối tiếp:
- GV chia 4 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu  ngả màu vàng.
+ Đoạn 2: .. vạt áo.
+ Đoạn 3: .. quả ớt đỏ chót.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- Cho HS đọc trơn từng đoạn nối tiếp.
- GV HD luyện đọc những từ dễ đọc sai: sương sa, vàng xuộm, vàng hoe, xoã xuống, vàng xọng.
* HĐ3: Hướng dẫn đọc cả bài
- GV tổ chức cho HS đọc to cả bài + 
- GV có thể ghi lên bảng những từ HS không hiểu mà SGK không giải nghĩa để giải nghĩa cho các em hiểu.
* HĐ4: GV đọc diễn cảm cả bài (Lần 2)
- GV chú ý giọng đọc, ngắt giọng, nhấn giọng như đã hướng dẫn.
- HS lắng nghe.
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn theo HD.
- Hs đọc nối tiếp mỗi em một đoạn (2 lần).
- HS luyện đọc từ.
- Cả lớp đọc thầm giải nghĩa từ.
- 1 – 2 HS đọc to cả bài.
- 1 vài em đọc giải nghĩa SGK.
- Vài HS giải nghĩa.
- HS lắng nghe.
b. Tìm hiểu bài: (9’)
- GV tổ chức cho HS đọc đoạn và tìm hiểu nội dung.
+Tìm những hình ảnh và màu sắc được tác giả miêu tả trong bài?
+ Những chi tiết nào nói về thời tiết của làng quê ngày mùa?
+ Những chi tiết nào nói về con người trong cảnh ngày mùa?
+ Các chi tiết trên làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động như thế nào?
+ Vì sao có thể nói bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương?
+ Qua bài, em thấy bài văn nói lên điều gì?
à Đại ý: (mục I)
- 1 HS đọc thành tiếng toàn bài.
- Cả lớp đọc thầm, đọc lướt và trả lời.
+ (1”) Lúa-vàng xuộm; nắng-vàng hoe; xoan-vàng lịm; lá mít, tàu lá chuối-vàng ối; tàu đu đủ, lá sắn héo-vàng tươi; bụi mía- vàng xọng; rơm, thóc-vàng giòn; gà, chó-vàng mượt; mái nhà rơm-vàng mới; 
+ “không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm, thơm nhè nhẹ. Ngày không nắng không mưa.”
+ “ không ai tưởng tượng đến ngày hay đêm mà chỉ mải miết đi gặt ngay.”
+ Làm cho ... än xét và khen những em lí giải hay có sức thuyết phục.
- GV nhắc lại yêu cầu và giao việc:
Các em đọc lại số liệu theo trình tự thời gian và khoanh tròn trước dấu gạch ngang ở câu em cho là đúng.
- GV cho các em làm cá nhân. Phát 4 bảng cho HS làm bảng.
- Cho trình bày kết quả làm việc.
- 1 HS đọc to yêu cầu BT3, cả lớp đọc thầm theo.
àa. Tăng; b. giảm;c. Lúac tăng lúc giảm; d. tăng
- Các em làm cá nhân, 4 HS làm xong đem lên dán trên bảng.
- Vài HS trình bày.
à GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
à GV nhận xét và khen những em lí giải hay có sức thuyết phục.
C. Củng cố – dặn dò: (2’)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục luyện đọc thêm. Chuẩn bị bài tiết 4.
àGD: 
Bảng phụ: Thống kê
Năm học
Số trường
Số học sinh
Số giáo viên
Tỉ lệ HS dân tộc thiểu số
2000 - 2001
13859
9741100
355900
15,2%
2001 - 2002
13903
9315300
359900
15,8%
2002 - 2003
14163
8815700
363100
16,7%
2003 - 2004
14346
8346000
366200
17,7%
2004 - 2005
14518
7744800
362400
19,1%
Tiết 4: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
I. Mục tiêu: 
Củng cố kĩ năng lập biên bản cuộc họp qua bài luyện tập viết biên bản cuộc họp của chữ viết – bài Cuộc họp của chữ viết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập – Phiếu photo mẫu biên bản.
 III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra:(1’) 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét lớp.
- HS tự ôn bài trước ở nhà.
B. Bài mới: 
1. Giới Thiệu: (1’) Trong tiết ôn tập hôm nay, các em sẽ lập biên bản về cuộc họp của chữ viết.
3. Lập biên bản: (16’)
- GV nhắc lại yêu cầu và giao việc:
+ Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
+ Cuộc họp đề ra cách gì để giúp đỡ bạn Hoàng?
+ Em hãy nêu cấu tạo của một biên bản?
- GV chốt lại và dán tờ phiếu đã ghi cấu tạo của một biên bản lên.
- 1 HS đọc to yêu cầu BT1, cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài ở VBT.
+ Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng.
+ Giao cho anh dấu chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.
+ HS phát biểu.
C. Củng cố – dặn dò: (2’)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục viết hoàn chỉnh biên bản. Những em chưa đạt điểm kiểm tra TĐ và HTL tiếp tục ôn tập để kiểm tra. Chuẩn bị bài tiết 5.
àGD: 
Cấu tạo của một biên bản
1. Biên bản là văn bản ghi lại nội dung một cuộc họp hoặc một sự việc đã diễn ra để làm bằng chứng.
2. Nội dung biên bản thường gồm 3 phần:
a. Phần mở đầu: Ghi quốc hiệu, tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức), tên biên bản.
b. Phần chính: Ghi thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, nội dung sự việc.
c. Phần kết thúc: Ghi tên, chữ kí của những người có trách nhiệm.
Tiết 5: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
I. Mục tiêu: 
1. Kiểm tra lấy điểm kĩ năng TĐ và HTL của HS như tiết 1.
2. Hiểu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ: Cảm nhận được vẻ đẹp của những chi tiết, tìm được những hình ảnh sống động; biết miêu tả một hình ảnh trong bài thơ.
- HS khá-giỏi cảm nhận được vẻ đẹp của một số hình ảnh trong bài thơ; miêu tả được 1 trong những hình ảnh vừ tìm được.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các phiếu viết tên các bài đọc từ tuần 19 đến 34. 
- Bút dạ + băng dính + giấy khổ to (BT2).
 III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra:(1’) 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét lớp.
- HS tự ôn bài trước ở nhà.
B. Bài mới: 
1. Giới Thiệu: (1’) Trong tiết ôn tập hôm nay, thầy sẽ kiểm tra tiếp một số em để lấy điểm TĐ và HTL, sau đó các em sẽ đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ và trả lời những câu hỏi theo yêu cầu của bài.
2. Kiểm tra tập đọc và HTL: (16’)
- GV gọi từng HS bốc thăm (thăm ghi yêu cầu đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi) đọc và trả lời câu hỏi. 
- GV nhận xét cho điểm.
(HS chưa đạt về nhà HTL tiếp để hôm sau kiểm tra tiếp).
Kiểm tra 1/3 HS. Kể cả HS chưa đạt.
- HS lên bốc thăm và chuẩn bị trong 2’.
- HS đọc và trả lời.
- Lớp nhận xét.
3. Lập bài tập: (16’)
- GV nhắc lại yêu cầu và giao việc:
- Cho HS làm bài.
a. Cho HS trình bày ý a.
- GV nhận xét + khen ngợi những HS viết đoạn văn hay, đúng yêu cầu của đề.
b. Tác giả quan sát bằng những giác quan:
- Bằng mắt (thấy hoa, thấy những đứa bé, thấy chim bay, thấy võng dừa đưa sóng, thấy những ngọn đèn, thấy bò nhai cỏ).
- Bằng tai (nghe tiếng hát, lời ru, tiếng đập của đuôi bò nhai cỏ).
- Bằng mũi (ngửi thấy mùi rơm nồng).
- 1 HS đọc to yêu cầu BT2, cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài ở VBT.
- HS chọn hình ảnh mình thích và viết đoạn văn.
- Vài HS đọc lên. Cả lớp nhận xét.
C. Củng cố – dặn dò: (2’)
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS đạt điểm cao bài kiểm tra.
- Về nhà tiếp tục hoàn thành đoạn văn. Chuẩn bị bài tiết 6, đọc trước bài Trẻ con ở Sơn Mỹ.
àGD: 
Tiết 6: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
I. Mục tiêu: 
1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng 11 dòng đầu của bài Trẻ con ở Sơn Mỹ.(100 chữ/ 15 phút)
2. Củng cố kĩ năng viết đoạn văn tả người, tả cảnh dựa vào hiểu biết của mình và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở chính tả HS + VBT.
 III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra:(1’) 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét lớp.
- HS tự ôn bài trước ở nhà.
B. Bài mới: 
1. Giới Thiệu: (1’) Trong tiết ôn tập hôm nay, các em sẽ nghe – viết chính tả bài Trẻ con ở Sơn Mỹ. Sau đó các em sẽ làm bài tập chính tả dưới hình thức viết một đoạn văn theo 1 trong 2 đề bài.
2. Chính tả: (10’)
a. Hướng dẫn chính tả:
- GV đọc một lượt bài chính tả.
+ Bài chính tả nói gì?
- GV cho HS đọc lại bài chính tả.
b. Cho HS viết chính tả:
- GV đọc từng câu hoặc bộ phận câu cho HS viết (đọc 2 lần).
c. Chấm, chữa bài: 
- GV đọc lại toàn bài lần 2.
- GV chấm, chữa bài cho HS.
- HS lắng nghe.
+ Miêu tả trẻ con ở Sơn Mỹ bằng những hình ảnh sinh động, hấp dẫn.
- HS viết chính tả.
- HS đổi vở và tự soát lỗi.
3. Lập bài tập: (16’)
- GV nhắc lại yêu cầu và giao việc:
* Dựa vào hình ảnh và hiểu biết của mình để viết. Tả đám trẻ đang chơi đùa. (buổi chiều tối (b) vào 1 đêm yên tĩnh.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét + khen ngợi những HS viết đoạn văn hay, đúng yêu cầu của đề.
- 1 HS đọc to yêu cầu BT2, cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài ở VBT.
- HS tự chọn 1 trong 2 đề để viết đoạn văn.
- Vài HS đọc lên. Cả lớp nhận xét.
- Lớp nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe.
C. Củng cố – dặn dò: (2’)
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS đạt điểm cao bài kiểm tra.
- Về nhà tiếp tục hoàn thành đoạn văn. Chuẩn bị bài tiết 7 ôn tập cuối năm.
àGD: 
Tiết 7: BÀI LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. Đọc - Hiểu được nội dung của bài văn: Cây gạo ngoài bến sông.
2. Biết làm bài tập lựa chọn được câu trả lời đúng. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu photo các bài tập. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra:(1’) 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét lớp.
- HS tự ôn bài trước ở nhà.
B. Bài mới: 
1. Giới Thiệu: (1’) Trong tinh thần ôn tập hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài Cây gạo ngoài bến sông. Sau đó dựa vào nội dung bài đọc để làm bài tập dưới hình thức chọn ý đúng trong các câu trả lời.
2. Đọc thầm: (5’)
- Cho HS đọc thầm bài thơ.
à Khi đọc các em cần chú ý những chi tiết, hình ảnh miêu tả cây gạo, chú ý hình ảnh so sánh, nhân hóa để có thể làm bài tập được tốt.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm (2 lần) toàn bài.
3. Làm bài tập: (30’)
* HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1. (3’)
- GV cho HS đọc yêu cầu của BT1 và giao việc:
+ Dùng bút chì khoanh ở câu em cho là đúng.
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng. (a)
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2. (3’)
(Cách tiến hành tương tự BT1)
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng. (b)
* HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3. (3’)
(Cách tiến hành tương tự BT1)
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng. (c)
* HĐ4: Hướng dẫn HS làm BT4. (3’)
(Cách tiến hành tương tự BT1)
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng. (c)
* HĐ5: Hướng dẫn HS làm BT5. (3’)
(Cách tiến hành tương tự BT1)
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng. (b)
* HĐ6: Hướng dẫn HS làm BT6. (3’)
(Cách tiến hành tương tự BT1)
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng. (b)
- 1 HS đọc to, cả lớp lắng nghe.
- HS làm bài. 1 HS lên làm trên bảng.
- HS trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét.
- HS dùng bút chì khoanh ở câu em cho là đúng vào trong SGK.
* HĐ7: Hướng dẫn HS làm BT7. (3’)
(Cách tiến hành tương tự BT1)
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng. (b)
* HĐ8: Hướng dẫn HS làm BT8. (3’)
(Cách tiến hành tương tự BT1)
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng. (a) 
* HĐ9: Hướng dẫn HS làm BT9. (3’)
(Cách tiến hành tương tự BT1)
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng. (a) 
* HĐ10: Hướng dẫn HS làm BT10. (3’)
(Cách tiến hành tương tự BT1)
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng. (c)
C. Củng cố – dặn dò: (2’)
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục làm và ghi lại vào vở. Chuẩn bị cho bài thi cuối năm.
àGD: 
Tiết 8: KIỂM TRA CUỐI HKII
I. Mục tiêu: 
1. Kiểm tra viết theo mức độ cần đạt về kiến thức – kĩ năng HKII.
2. Nghe – viết đúng bài chính tả (100 chữ/ 15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi).
3. Viết được bài văn tả người theo nội dung, yêu cầu của đề bài. 
SOẠN XONG MÔN TẬP ĐỌC (theo chuẩn KT-KN-chỉnh sửa).

Tài liệu đính kèm:

  • docTapdoc chuan KTKN.doc