Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 10

Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 10

 I.Mục tiêu:

 1. Biết chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân; So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau. Giải bài toán liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tỉ số”.

 2. Rèn kĩ năng chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân; So sánh số đo độ dài; Giải toán về quan hệ tỉ lệ.

3. Biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, say mê toán.

II. Đồ dùng dạy học:

- SGK, phấn màu.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 10
Ngày soạn : 8/11/2013
Ngày dạy : Thứ hai, ngày 11 tháng 11 năm 2013
 TIẾT 1: CHÀO CỜ
TIẾT 2: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
 I.Mục tiêu:
	1. Biết chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân; So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau. Giải bài toán liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tỉ số”.
	2. Rèn kĩ năng chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân; So sánh số đo độ dài; Giải toán về quan hệ tỉ lệ.
3. Biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, say mê toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2 .Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
v Hoạt động 1: Chuyển các phân số 
thập phân thành số thập phân.
Bài 1:
- Y/c HS tự đọc bài và làm bài vào vở
- Mời HS sửa bài nối tiếp
- GV nhận xét và kết luận.
v Hoạt động 2: So sánh số đo độ dài
Bài 2:
- Mời 1 em nêu Y/c
- Y/c HS trao đổi theo cặp
- Đại diện vài cặp nêu kết quả
- Nhận xét và hỏi tại sao ?
v Hoạt động 3: Chyển đổi số đo diện tích
Giải Bài 3: 
- Cho HS tự làm bài 
- Mời 2 em nối tiếp lên bảng sửa bài
- Nhận xét
v Hoạt động 4: Củng cố về giải toán
Bài 4:
- Y/c HS tự đọc bài và trao đổi theo cặp về cách làm.
- Mời 1 em lên bảng làm bài
- Nhận xét chung.
4. Củng cố:
- Cho HS nhắc lại những kiến thức vừa ôn.
5. Dặn dò: 
- Về ôn lại bài chuẩn bị cho tiết kiểm tra GKI.
- Nhận xét tiết học.
- Tự đọc bài và làm bài 
- Từng em nối tiếp đọc kết quả
12,7 (mười hai phẩy bảy)
b) 0,65 ( không phẩy sáu mươi lăm)
c) 2,005 (hai phẩy không trăm linh năm)
d) 0,008 (không phẩy không trăm linh tám)
- Từng cặp trao đổi tìm nhanh kết quả.
- Vài cặp nêu kết quả và giải thích 
Các số 11,020km; 11km 20m và 11020m bằng 11,02km 
4m 85cm =4,85m ; 72ha =0,72km2
Giải :
36 hộp so với 12 hộp gấp số lần là:
 36 :12 = 3 (lần )
Mua 36 hộp hết số tiền là:
180000x 3 = 540000(đồng )
 Đáp số: 540000 đồng 
- 1 số em nêu.
TIẾT 3: TẬP ĐỌC
ÔN TẬP (tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Chuẩn kiến thức kĩ năng:
1.1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 100 tiếng / phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính ý 
nghĩa cơ bản của bài thơ bài văn.
 	 1.2. Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học.
* KG: Đọc diễn cảm bài thơ bài văn, nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật
được sử dụng trong bài .
1.3 Yêu thiên nhiên, con người, giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học; giấy khổ to để HS làm bài tập 2.
- HS: Ôn lại các bài tập đọc đã học.
III. PP – Kĩ thuật dạy học:
 - Trao đổi nhóm.
 - Trình bày 1 phút.
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2 .Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
v	Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng ( 1/4 số HS trong lớp )
Bài 1:
- Mời HS lên bốc thăm bài
- Nêu câu hỏi trong bài cho HS tả lời
- Nhận xét và ghi điểm
v Hoạt động 2: Lập bảng thống kê
Bài 2: 
- Gọi 2 em đọc nội dung bài
- Chia lớp làm các nhóm 6 
- Giao giấy và nhiệm vụ cho các nhóm
- Quan sát các nhóm làm bài
- Mời 2 nhóm trình bày
- Mời HS khác nhận xét, bổ sung
• Giáo viên nhận xét và chốt.
4. Củng cố:
- Thi đua: Ai hay hơn? Ai diễn cảm
 hơn (2 dãy) – Mỗi dãy cử một bạn,
chọn đọc diễn cảm một đoạn mình thích nhất.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Dặn dò: 
- Học thuộc lòng và đọc diễn cảm.
- Chuẩn bị: “Ôn tập(tt)”
* Cá nhân, lớp.
Lần lượt từng em lên bốc bài, chuẩn bị 1, 2 phút rồi đọc và trả lời câu hỏi.
KG: Đọc diễn cảm bài thơ bài văn, nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài .
* Trao đổi nhóm.
- 1 em đọc Y/c 
- Trở về nhóm, nhận giấy và thảo luận lập bảng
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc
- 2 nhóm xong trước được trình bày 
trên bảng lớp
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
- Các nhóm khác nhận xét.
 - Đại diện từng nhóm thi đọc diễn cảm 
 (thuộc lòng).
Cả lớp nhận xét.
* Trình bày 1 phút.
TIẾT 4: CHÍNH TẢ
ÔN TẬP (Tiết 3)
I. Mục tiêu:
1. Ôn lại các bài tập đọc (thông qua hình thức kiểm tra lấy điểm TĐ, HTL). Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc đôï khoảng 100 tiếng / phút; Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn. Tìm và ghi lại các chi tiết mà học sinh thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học.
2. HS được trau dồi kỹ năng đọc và cảm thụ văn học. 
* Học sinh KG nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn.
3. Yêu thiên nhiên, con người, giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động củatrò
 1. Ổn định:
2 .Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
v	Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và HTL. 
- Cho Học sinh đọc và trả lới câu hỏi. 
- GV nhận xét ghi điểm.
v Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Mời 1 em đọc .
- HS tự làm bài vào vở BT.
- 1 số em nối tiếp trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi
- Mời 1 số em trình bày.
- Giáo viên nhận xét và nêu câu hỏi: Vì sao em thích những chi tiết đó?
- Nêu cảm nhận của mình về chi tiết thích thú nhất trong bài văn.
4. Củng cố:
- Thi đua: Ai hay hơn? Ai diễn cảm
hơn (2 dãy) 
– Mỗi dãy cử một bạn,
 chọn đọc diễn cảm một đoạn mình
thích nhất.
 - Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Dặn dò: 
 - Học thuộc lòng và đọc diễn cảm.
- Chuẩn bị: trang phục để diễn 1 trong 2 đoạn của vở kịch Lòng dân.
* Cá nhân, lớp.
- Lần lượt từng em lên bốc bài và đọc
kết hợp trả lời câu hỏi.
* Thảo luận nhóm
 * KG: Ghi lại những chi tiết mà mình thích nhất trong các bài văn: Quang cảnh làng mạc ngày mùa; Một chuyên gia máy xúc; Kì diệu rừng xanh; Đất Cà Mau. 
- Vì đó là những chi tiết độc đáo tác giả đã liên tưởng nhân hoá 
- HS nêu .
* Cá nhân, nhóm.
- Đại diện từng nhóm thi đọc diễn cảm.
 - Cả lớp nhận xét.
TIẾT 3: KĨ THUẬT 
BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu:
	1. Biết cách bày, dọn một bữa ăn ở gia đình .
 2. Biết liên hệ với việc bày dọn bữa ăn ở gia đình .
	3. Có ý thức giúp gia đình bày, dọn sau bữa ăn .
II. Đồ dùng dạy – học:
	- Tranh, ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc bàn ăn .
	- Phiếu đánh giá kết quả học tập .
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2 .Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
v Hoạt động 1 : Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn .
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1, đọc mục 1a , đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn .
- Nhận xét, tóm tắt một số cách bày món ăn phổ biến, giới thiệu tranh, ảnh một số cách bày món ăn, dụng cụ ăn uống để minh họa.
v Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn .
- Trình bày cách thu dọn bữa ăn ở gia đình - Nêu mục đích, thu dọn sau bữa ăn ở gia đình, liên hệ thực tế. 
v Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập .
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả 
học tập của HS .
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập củaHS.
4. Củng cố:
- Nêu lại ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình trong công việc nội trợ, đọc trước bài học sau.
- HS quan sát hình 1
- Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lí giúp mọi người ăn uống được thuận tiện, vệ sinh. Khi bày trước bữa ăn, phải đảm bảo đầy đủ dụng cụ ăn uống cho mọi người – Sắp xếp phải hợp lí, đẹp mắt 
- Dụng cụ ăn uống phải khô ráo, sạch sẽ, các món ăn được sắp xếp hợp lí, thuận tiện cho mọi người.
- Thu dọn cẩn thận, bát to bỏ dưới, bát nhỏ bỏ trên 
- Rửa sạch, phơi khô 
- Làm cho dụng cụ nấu ăn, sạch sẽ gọn gàng 
- Đối chiếu kết quả làm bài với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình .
- Báo cáo kết quả tự đánh giá .
Tiết 6,7
TOÁN: ÔN TẬP
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nắm vững cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân
- Giải toán có liên quan đến đổi đơn vị đo 
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Ôn cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân
- HS trả lời
- GV nhận xét 
Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu HS xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập, chữa từng bài 
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: : Điền số vào chỗ chấm :
a) 2ha 4 m2 = ha; 
49,83dm2 = m2
b) 8m27dm2 = m2;
249,7 cm2 = m2
 Bài 2 : Điền dấu > ; < =
a) 16m2 213 cm2  16400cm2;
b) 84170cm2 . 84,017m2 
c) 9,587 m2 9 m2.60dm2	
HS nêu bảng đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ bé đến lớn
- Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị liền kề 
- HS đọc kỹ đề bài
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
- HS làm các bài tập.
Bài giải :
a) 2ha 4 m2 = 2,0004ha;	
 49,83dm2 = 0,4983 m2
b) 8m27dm2 = 8,07 m2;	
 249,7 cm2 = 0,02497m2
Bài giải :
a) 16m2 213 cm2 > 16400cm2;	
 (160213cm2)
b) 84170cm2 < 84,017m2 
 (840170cm2)
c) 9,587 m2 < 9 m2.60dm2	
 (958,7dm2) (960dm2)
 Bài tập nâng cao
Bài 1: Cho 4 chữ số 2, 3, 4, 6.
a) Có bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau được viết từ 4 chữ số trên? Đó là những số nào?
b) Có bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau được viết từ 4 chữ số trên? Hãy viết tất cả các số đó? Bài giải
Lập bảng sau ta được:
Hàng trăm
Hàng chục
Hàng đơn vị
Viết được số
2
3
4
234
2
3
6
236
2
4
3
243
2
4
6
246
2
6
3
263
2
6
4
264
Nhận xét: Mỗi chữ số từ 4 chữ số trên ở vị trí hàng trăm ta lập được 6 số có 3 chữ số khác nhau. Vởy có tất cả các số có 3 chữ số khác nhau là: 6 x 4 = 24 (số).
Tương tự phần (a) ta lập được: 4 x 6 = 24 ( số)
Các số đó là: 2346; 2364; 2436; 2463; 2643; 2634; 3246; 3264; 3426; 3462; 3624; 3642; 4236; 4263; 4326; 4362; 4623; 4632; 6243;6234; 6432; 6423.
Bài 2: Cho 4 chữ số 0, 3, 6, 9. 
a) Có bao nhiêu số có 3 chữ số được viết từ 4 chữ số trên?
b) Tìm số lớn nhất và số bé nhất có 4 chữ số khác nhau được viết từ 4 chữ số trên?
Ngày dạy : Thứ ba, ngày 12 tháng 11 năm 2013
 TIẾT 1: TOÁN
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I 
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP (tiết 2 )
I. Mục tiêu: 
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ, HTL. Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc đôï khoảng 100 tiếng / phút; ... 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2 .Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
v Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm TĐ, HTL.
- GV tiến hành như các tiết trước.
v Hoạt động 2: Bài tập 2
- Y/c HS đọc thầm vở kịch Lòng dân và nêu tính cách của từng nhân vật.
- Nhận xét và kết luận
- Chia lớp làm 4 nhóm
- Y/c các nhóm chọn và diễn 1 trong 2 đoạn của vở kịch.
- Mời đại diện 2 nhóm lên diễn trước lớp.
- Nhận xét và tuyên dương nhóm diễn hay.
4. Củng cố:
- Cho lớp bình chọn bạn diễn kịch giỏi nhất.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về ôn bài và chuẩn bi cho tiết ôn tập.
- NX tiết học.
- Hát
* Cá nhân, lớp.
- Đọc và trả lời câu hỏi
* Cá nhân, cả lớp, nhóm
- 1 em nêu Y/c 
- Đọc thầm và nêu: 
Dì Năm: Bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, bảo vệ cán bộ
An : Thông minh, nhanh trí biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ
Chú cán bộ : Bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân
Lính : hống hách
Cai : xảo quyệt, vòi vĩnh
* KG : Đọc thể hiện đúng tính cách nhân vật trong vở kịch
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn chọn vai và diễn
- HS theo dõi và nhận xét.
- HS bình chọn bạn diễn kịch giỏi nhất.
- Lắng nghe.
TIẾT 5: ĐẠO ĐỨC
TÌNH BẠN (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
1. Chuẩn kiến thức kĩ năng:
	1.1. Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau nhất là những khi gặp khó khăn hoạn nạn .
	1.2. Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
	* Biết được ý nghĩa của tình bạn (KG).
 	1.3. Thân ái , đoàn kết bạn bè.
2. Giáo dục KNS:
	2.1. Kĩ năng tư duy phê phán.
	2.2. Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bè.
	2.3. Kĩ năng giao tiếp, ứng xứ với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong c/s.
	2.4. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bài hát lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời : Mộng Lân.
 	- Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện đôi bạn trong SGK.
IV. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2 .Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Đóng vai bài tập 1.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1/ SGK.
- Chia nhóm 4; giao cho mỗi nhóm 1 tình huống 
- Mời các nhóm lên đóng vai.
Sau mỗi nhóm, giáo viên hỏi mỗi nhân vật.
+ Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên ngăn bạn?
 + Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không Cho.em làm điều sai trái? Em có giận, có trách bạn không? Bạn làm như vậy là vì ai?
+ Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong đóng vai của các nhóm? Cách ứng xử nào là phù hợp hoặc chưa, phù hợp? Vì sao?
v	Hoạt động 2: Tự liên hệ.
- Y/c HS tự liên hệ sau đó trao đổi với bạn bên cạnh
- Mời 1 số em trình bày.
4. Củng cố: 
- Hát, kể chuyện, đọc thơ, ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn.
 - Nêu yêu cầu.
 - Giới thiệu thêm cho học sinh một số truyện, ca dao, tục ngữ về tình bạn.
5. Dặn dò: 
- Cư xử tốt với bạn bè xung quanh.
- Chuẩn bị: Kính già, yêu trẻ ( Đồ dùng đóng vai).
- Nhận xét tiết học.
* PP đóng vai.
- 1 em nêu Y/c
 + Thảo luận, chọn 1 tình huống và cách ứng xử cho tình huống đó ® sắm vai.
Các nhóm lên đóng vai. Lớp theo dõi
 và nhận xét, thảo luận
- Lớp nhận xét, bổ sung.
® Kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là người bạn tốt.
* Thảo luận nhóm đôi.
 - Một số em trình bày trước lớp, các em
 khác nhận xét và bổ sung.
- Kết luận: Tình bạn không phải tự nhiên đã có mà cần được vun đắp, xây dựng từ cả hai phía.
- 2 dãy thi đua đọc truyện, thơ, ca dao, tục ngữ về Tình bạn
- Các em khác lắng nghe, nhận xét.
Ngày dạy : Thứ sáu, ngày 15 tháng 11 năm 2013
TIẾT 4: ĐỊA LÍ
 NÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu: 
1. Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta; Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo được trồng nhiều nhất; Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của 1 số loại cây trồng , vật nuôi chính ở nước ta.
2. Sử dụng lược đồ để nhận biết về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp.
* Giải thích được vì sao số lượng gia cầm gia súc ngày càng gia tăng, giải thích vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng (KG).
3. Giáo dục học sinh tự hào về nông nghiệp (nhất là trồng trọt) đang lớn mạnh của đất nước. HS ý thức bảo vệ các loại cây trồng, vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- GV: Bản đồ Kinh tế Việt Nam
	- HS: Sưu tầm tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả ở nước ta.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2 .Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
v Hoạt động 1: Vai trò của trồng trọt trong nông nghiệp. 
- Ngành trồng trọt có vải trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta ?
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
v	Hoạt động 2: Các loại cây trồng.
- Giao câu hỏi cho các nhóm thảo luận.
- Nước ta trồng nhiều loại cây nào nhất ?
- Vì sao ta trồng nhiều cây xứ nóng?(KG)
- Nước ta đã đạt thành tích gì trong việc trồng lúa gạo?
v	Hoạt động 3: Vùng phân bố cây trồng.
- Y/c HS quan sát H1, trả lời câu hỏi kết hợp chỉ bản đồ
- Lúa gạo, cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, ) được trồng chủ yếu ở đâu ?
- Cho HS kể tên 1 số cây trồng ở địa phương em.
* GV GDHS ý thức bảo vệ và chăm sóc các 
loại cây trồng.
v Hoạt động 4: Chăn nuôi.
- Chăn nuôi phát triển ở vùng núi hay đồng bằng ?
* KG :Vì sao lượng gia súc gia cầm ngày 
càng tăng ? 
* GV GDHS ý thức bảo vệ và chăm sóc các 
loại vật nuôi.
4. Củng cố:
- Đọc SGK và trả lời:
+ Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
+ Ở nước ta trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi.
- Từng cặp quan sát hình 1 / SGK và trả lời câu hỏi SGK T 87. 
+ Một số cây trồng ở nước ta: lúa, cây ăn quả, chè, cà phê, cao su.
+ Lúa được trồng nhiều nhất
* KG :Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới
+  đủ ăn, dư gạo xuất khẩu.
- Nước ta là 1 trong những nước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới ( chỉ đứng sau Thái Lan).
- Quan sát và làm việc theo nhóm
+ Lúa gạo đựơc trồng chủ yếu ở đồng bằng, nhất là đồng bằng Nam Bộ.
+ Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng núi. Vùng núi phía Bắc trồng nhiều chè; Tây Nguyên trồng nhiều cà phê, 
- HS nêu
- Lắng nghe.
+Trâu, bò ở vùng núi
+ Lợn gà ở đồng bằng.
* KG : Do bảo đảm nguồn thức ăn .
- 1 nhóm trình bày, HS khác nhận xét và bổ sung.
- Lắng nghe.
- 3 HS đọc ND ghi nhớ.
TIẾT 1: TẬP LÀM VĂN
 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (Phần viết )
TIẾT 2: TOÁN
TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
1. Biết tính tổng của nhiều số thập phân. Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
 	2. Biết vận dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. 
* KG: Vận dụng nhanh, chính xác. 
3. Giúp học sinh yêu thích tính tổng nhiều số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Phấn màu, bảng phụ.
- HS: Bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định:
2 .Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tự tính tổng của nhiều số thập phân 
a) Giáo viên nêu ví dụ (SGK) :
 27,5 + 36,75 + 14 = ? 
- Em có nhận xét gì về phép cộng trên với phép cộng hai số thập phân.
- Gợi ý cho HS đặt tính và cộng như với cộng hai số thập phân.
- Quan sát và kiểm tra HS làm bài .
- Vậy muốn cộng nhiều số thập phân ta làm như thế nào ?
Giáo viên chốt lại.
b) Bài toán :
- Nêu bài toán, tóm tắt
- Yêu cầu HS tự giải
- Nhận xét và mời HS nhắc lại cách tính tổng nhiều số thập phân.
v Hoạt động 2: Thực hành
 Bài 1:
- Giáo viên theo dõi cách xếp và tính.
- Giáo viên nhận xét.
 Bài 2: Cho HS làm bài vào vở .
- Giáo viên theo dõi HS làm bài.
- Nhận xét và Hỏi: 
+ Muốn cộng tổng hai số thập phân với số thập phân thứ ba ta làm như thế nào ? 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng.
	Bài 3:
- Giáo viên theo dõi học sinh làm bài, giúp đỡ những em còn chậm.
- Giáo viên chốt lại: Để thực hiện cách tính nhanh của bài cộng tính tổng của nhiều số thập phân ta áp dụng tính chất gì?
4. Củng cố, Dặn dò:
- Cho HS nhắc lại cách tính tổng nhiều số thập phân, tính chất giao hoán, kết hợp.
- Học sinh tự đặt tính và tính vào bảng con.
- 1 học sinh lên bảng tính.
27,5 + 36,75 + 14 = 78,25
- Cộng như cộng hai số thập phân và với một số tự nhiên .
+ Chỉ khác là có nhiều số hạng.
- Cộng như cộng hai số thập phân .
- HS làm bài :
 Chu vi của hình tam giác là:
 8,7 + 6,25 +10 =24,95 (dm)
 Đáp số 24,95 dm 
+ Muốn cộng tổng hai số thập phân với một số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
Học sinh nêu tên của tính chất: tính chất kết hợp.
Bài 1: 5,27 +14,35 +9,25 =28,87
 6,4+18,36 +52 =76,76
 20,08 +32,91 +7,15 =60,14(KG)
 0,75 +0,09 +0,8 =1,64(KG)
+ Tính chất giao hoán và kết hợp
 2,5 +6,8 +1,2 =10,5
 1,34 +0,52 +4 =5.86
- Ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ 2 và số thứ 3.
- Cho học sinh chốt lại .
 a + (b + c) = (a + b) + c
	 12,7 +5,89 +1,3 =19,89 
 38,6+2,09 +7,91 =48,6(KG)
 5,75 +7,8 +4,25 +1,2 =19
 7,34 +0,45 +2,66 +0,55 =11(KG)
- Tính chất kết hợp.
- HS nhắc lại .
TIẾT 4
SINH HOẠT LỚP TUẦN 10
I. Mục tiêu :
 	 1- Nhận xét đánh giá hđ tuần 10, nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy những điểm tốt.
 	 2- Đề ra phương hướng hoạt động tuần 11.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Biên bản theo dõi trong tuần
	III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Đánh giá hoạt động trong thời gian qua.
- GV yêu cầu Lớp trưởng lên điều khiển đánh giá các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua: Bảng theo dõi cụ thể
- GV nhận xét chung. Yêu cầu HS bình chọn bạn thực hiện tốt và biểu dương.
2.Kế hoạch hoạt động tuần 11:
- Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy.
- Tiếp tục thực hiện xếp hàng trước khi vào lớp và sau khi ra về.
- Thực hiện chương trình văn hóa tuần 11.
- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp học.
- Tiếp tục vệ sinh trường lớp theo lịch phân công - Trồng chăm sóc bồn hoa bồn hoa.
- Nhắc nhở HS đi học chuyên cần .
- Học bài và làm bài trước khi lên lớp.
- Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. 
- Thực hiện tốt nội quy của lớp .
- Thực hiện thể dục giữa giờ nghiêm túc.
- Đồng phục đúng quy định.
3. Củng cố: 
-Nhắc lại một số HS còn vi phạm
4. Dặn dò: 
-Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài đầy đủ.
-
-Nhận hoa điểm 10 dán vào góc học tập.
-Lắng nghe nhận xét, đóng góp ý kiến.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10 LOP.doc