I.- Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị cùa rừng thảo quả.
- Hiểu nội dung : Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
GDHS biết yêu thiên nhiên và biết cảm nhận được nhiều loại trái cây quý hiếm.
II.- Chuẩn bị
1-GV :Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.Bảng phụ ghi sẵn các câu , đoạn văn cần luyện đọc.
2-HS : SGK
III.- Các hoạt động dạy – học:
TUÂN 12 Ngày soạn : Ngày 20 tháng 10 năm 2013 Ngày dạy : Thứ hai ngày 04 tháng 11 năm 2013 Tiết 89 : Tập đọc MÙA THẢO QUẢ Theo Ma Văn Kháng I.- Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị cùa rừng thảo quả. - Hiểu nội dung : Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). GDHS biết yêu thiên nhiên và biết cảm nhận được nhiều loại trái cây quý hiếm. II.- Chuẩn bị 1-GV :Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.Bảng phụ ghi sẵn các câu , đoạn văn cần luyện đọc. 2-HS : SGK III.- Các hoạt động dạy – học: T/g Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 3’ 1) Ổn định : KT dụng cụ HS 2)Kiểm tra bài cũ: - HS 1 : Đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất .Em hiểu hai câu thơ cuối khổ thơ thứ hai nói gì? - HS2 : Đọc thuộc lòng bài thơ E-mi-li, con Bài thơ ca ngợi điều gì? GV nhận xét và ghi điểm SGK HS đọc, trả lời câu hỏi. 32’ 1’ 11’ 10’ 10’ 3’ 3) Bài mới: a) Giới thiệu bài: Mỗi miền , mỗi vùng nước ta đều có nhiều loại trái cây quý hiếm . Miền Nam có sầu riêng , măng cụt ngon nổi tiếng . Hôm nay các em đến thăm những cánh rừng thảo quả bạt ngàn ở tỉnh Lào Cai . Rừng thảo quả đẹp như thế nào ? Hương thơm của thảo quả đặc biệt ra sao? Để biết được điều đó chúng ta tìm hiểu qua bài Mùa thảo quả b) Luyện đọc - Cho HS đọc nối tiếp ( 3 đoạn:Đoạn1: Từ đầu nếp khăn .Đoạn 2: Thảo quả không gian.Đoạn3: Còn lại ) - Luyện đọc những từ ngữ khó : lướt thướt , Chin San , Đản Khao, khép - Cho HS đọc nối tiếp baì và chú giải. - GV đọc diễn cảm toàn bài c) Tìm hiểu bài: Đoạn 1: Cho HS đọc thầm và trả lời: -Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ? ( HSTB) -Cách dùng từ đặt câu ở đoạn 1 có gì đáng chú ý ?( HSK) Ý 1 :Vẻ đẹp hương thơm đặc biệt của thảo quả Đoạn 2 : Cho HS đọc thầm lướt và trả lời: - Chi tiết nào trong bài cho thấy câu thảo quả phát triển rất nhanh ?(HSTB) Ý 2 :Sự sinh sôi phát triển nhanh của thảo quả Đoạn 3: Cho HS đọc lướt đoạn còn lại. - Hoa thảo quả nảy ra ở đâu ?(HSY) - Khi thảo quả chín rừng có những nét đẹp gì ?(HS K) Ý 3 :Vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa quả chín d) Đọc diễn cảm: - Cho HS nối tiếp đọc lại bài -GV đưa bảng phụ đã chép đoạn 2 lên và hướng dẫn HS luyện đọc. -GV đọc mẫu đoạn 2 Cho HS đọc theo cặp - Cho HS thi đọc -GV nhận xét và khen thưởng những HS đọc hay 4) Củng cố ,dặn dò: -Hãy nói cảm nghĩ của em sau khi học xong bài Mùa thảo quả?(K) -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm. Chuẩn bị bài “Hành rình của bầy ong” -HS lắng nghe. -Lớp lắng nghe HS đọc nối tiếp đoạn (2lần) - 1HS đọc nối tiếp bài và chú giải - HS lắng nghe. - HS cả lớp đọc thầm - Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ -Từ hương và từ thơm được lặp lại có tác dụng nhấn mạnh hương thơm đậm, ngọt lựng, nồng nàn rất đặc sắc, lan toả rất rộng, rất mạnh, rất xa của thảo quả. Câu 2 dài có nhiều dấu phẩy; các câu 3, 4, 5 lại rất ngắn nhấn mạnh làn gió đã đưa hương thơm thảo quả bay đi khắp nơi, làm cả đất trời tràn ngập mùi hương. HS cả lớp đọc thầm - Qua một năm, hạt thảo quả gieo năm trước đã lớn cao tới bụng người.Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm 2 nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả sầm uất từng khóm râm lan toả, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian. -HS cả lớp đọc thầm và trả lời - Nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. -Dưới tầng đáy rừng, đột ngột bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót nhấp nháy vui mắt. Nhiều HS luyện đọc diễn cảm - HS luyện đọc đoạn -HS lắng nghe HS đọc theo cặp - 3 HS thi đọc đoạn - Lớp nhận xét. - Ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa với hương thơm đặt biệt và sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ. Rút kinh nghiệm: Lịch sử Tiết 12 : VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO A – Mục tiêu : - Biết sau Cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn : “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xân”. - Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc đói”, “giặc dốt”: quyên góp gfạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa mù chữ, - GDHS khâm phụ trước sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng , của Bác Hồ đã đẩy lùi được giặc đói giặc dốt B– Chuẩn bị 1 – GV : - Hình trong SGK phóng to ( nếu có thể ). - Thư của Bác Hồ gửi nhân dân ta kêu gọi chống nạn đói , chống nạn thất học . - Các tư liệu khác về phong trào “ Diệt giặc đói , diệt giặc dốt “. 2 – HS : SGK . C – Các hoạt động dạy học chủ yếu : TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 3’ 28’ 1’ 8’ 12’ 7’ 3’ I – Ổn định lớp : KT sĩ số HS II – Kiểm tra bài cũ : -Nêu ý nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời & Cách mạng tháng Tám .( HSTB) - Nhận xét kiểm tra bài cũ . III – Bài mới : 1 – Giới thiệu bài : “ Vượt qua tình thế hiểm nghèo” 2 – Hoạt động : a) Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp . Hoàn cảnh Việt Nam Sau Cách mạng tháng 8 Yêu cầu HS thảo luận nhóm ,cùng đọc SGK đoạn “ Từ cuối năm 1945 treo sợi tóc “và trả lời câu hỏi : -Vì sao nói ngay sau CM tháng 8 ,nước ta ở trong tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc” (HSG) -Em hiểu thế nào là nghìn cân treo sợi tóc ? + Sau Cách mạng tháng Tám 1945 , nhân dân ta gặp những khó khăn gì ? (HSTB) Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều gì có thể xảy ra với đất nước chúng ta ? ( HSTB) -Tại sao Bác Hồ gọi đói và dốt là”giặc”.Nếu không chống được 2 thứ này thì điều gì sẽ xảy ra? (HSKG) b) Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm . Đẩy lùi giặc đói ,giặc dốt Yêu cầu HS quan sát hình minh họa 2,3 SGK Thảo luận nhóm. GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận . +Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo , Đảng & Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm những việc gì ? GV : Đảng & Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta đẩy lùi giặc đói ,giặc dốt : như lập hũ gạo cứu đói ,chia ruộng cho nông dân ,lập quĩ độc lập Chống giặc dốt : Mở lớp bình dân học vụ ,xây thêm trường học -Ý nghĩa của việc vượt qua tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc ? c) Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm Ý nghĩa của việc đẩy lùi giặc đói ,giặc dốt và giặc ngoại xâm Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm ý nghĩa của việc nhân dân ta dưới sự dưới sự lãnh đạo của đảng và Bác Hồ đã chống lại giặc đói giặc dốt . -Chỉ trong một thời gian ngắn nhân dân ta đã làm những công việc để đẩy lùi những khó khăn ,việc đó chứng tỏ điều gì ? -Các nhóm trình bày GV kết luận IV – Nhận xét – dặn dò : Đảng và Bác Hồ đã phát huy được điều gì trong nhân dân để vượt qua tình thế hiểm nghèo ?(HSKG) - Nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài sau “ Thà hi sinh tất cả , chứ nhất định không chịu mất nước “ - HS trả lời ,cả lớp nhận xét. HS nghe . HS thảo luận nhóm ,cùng đọc SGK - ..ở trong tình thế vô cùng bấp bênh nguy hiểm . - Đất nước gặp nhiều khó khăn tưởng như không vượt qua nổi . - Nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triệu người chết ,nông nghiệp đình đốn ,90 % người mù chữ ,ngoại xâm và nội phản đang đe doạ nền độc lập . - Có nhiều người bị chết đói và người dân không đủ hiểu biết để tham gia cách mạng ,XD đất nước và không đủ sức chống lại giặc ngoại xâm - Vì chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm ,chúng có thể làm dân tộc ta suy yếu ,mất nước . HS quan sát hình minh hoạ 2,3 SGK - Các nhóm thảo luận , trình bày kết quả làm việc của nhóm mình - Đảng & Bác Hồ kêu gọi cả nước: Tăng gia lao động sản xuất , tham gia sôi nổi phong trào bình dân học vụ , quyên góp ủng hộ Chính phủ , bài trừ các tệ nạn xã hội . -HS lắng nghe -Đảng & Bác Hồ có đường lối lãnh đạo sáng suốt . Nhân dân tin yêu & kiên quyết bảo vệ chế độ mới . HS thảo luận nhóm - HS trả lời . - HS lắng nghe . - Xem bài trước . Rút kinh nghiệm: Toán Tiết 56: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10,100,1000 I– Mục tiêu :Giúp HS - Biết nhân nhẫm một số thập phân với 10, 100, 1000, - Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân. GDHS tính chính xác, cẩn thận khi làm bài II- Chuẩn bị 1 – GV : SGK,bảng phụ viết sẵn bài tập 1a,b 2 – HS : VBT ,SGK IIICác hoạt động dạy học chủ yếu TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1/ 3’ 33’ 1’ 14’ 11’ 7’ 3’ 1– Ổn định lớp : KT dụng cụ học tập của HS 2– Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS (Y,TB) lên bảng tính 56,03 x 16 1,234, x 18 - Nêu qui tắc nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên .(HSK) - Nhận xét,sửa chữa . 3 – Bài mới : a– Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu bài học b– Hướng dẫn: * Hình thành Qtắc nhân nhẩm1 số thập phân với 10,100,1000 - GV nêu Vdụ 1 : 27,867 x 10 . + Gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép nhân ,đồng thời cho cả lớp nhân trên vở nháp . - Cho HS so sánh thừa số thứ nhất (27,867 với tích 278,670) nêu sự giống nhau khác nhau ? + GV gợi ý để HS rút ra Qtắc nhân 1 số thập phân với 10. + GV nêu lại Qtắc và gọi nhiều HS nhắc lại . GV viết Vdụ 2 lên bảng : 53,286 x 100 =? + GV hướng dẫn HS các bước tương tự như Vdụ 1 . Nêu Qtắc nhân 1 số TP với 10,100,1000 + Gọi vài HS nhắc lại . * Thực hành : Bài 1 (Y,TB): - GV đưa bảng phụ viết lần lượt các phép tính lên bảng . - Cho HS làm bài vào vở ,sau đó đổi vở K tra chéo cho nhau .Gọi 3HS lên bảng - Gọi các HS khác nhận xét . Bài 2 : (KG)Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là cm . - Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở . - Nhận xét ,sửa chữa . 4– Củng cố : - Nêu Qtắc nhân 1 số thập phân với 10,100,1000,? TB) - Nhận xét tiết học . - Về nhà làm bài tập : 3 - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập VBT ,SGK 2 HS lên bảng tính HS nêu cả lớp nhận xét. - HS nghe HS theo dõi . 27,867 . x 10 + Giống : Đều gồm các chữ số 2; 7; 8 ;6; 7. + Khác : Dấu phẩy ở tích dịch chuyển sang bên phải 1 chữ số . - Muốn nhân 1 số thập phân với 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số thập phân dó sang bên phải 1 chữ số. + HS nhắc lại . + HS thực hiện, rút ra Qtắc nhân 1 số thập phân với 100 . - Muốn nhân 1 số thập phân với 10 ,100, 1000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải 1,2,3 chữ số . + HS nhắc lại . HS làm bài vào vở ,3 HS lên bảng a) 1,4 x 10 = 14 ; b) 9,63 x 10 = 96,3 2,1 x 100 = 210 ; 25,08 x 100 = 2508 7,2 x 1000 = 7200 ; 5,32 x 1000 = 5320 - HS nhận xét . 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở . 10,4dm =104 cm; 0,856 m = 8,56 cm. 12,6m = 1260 cm ; 5,75dm = 57,5 cm . - HS đọc đề . - HS nêu . - HS nghe . Rút kinh nghiệm Đạo đức Tiết 12: KÍNH GIÀ ,YÊU TRẺ ( Tiết 1 ) I . MỤC TIÊU BÀI HỌC : Biết vì sao cần phải tôn trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ. - Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người g ... + Nhu cầu du lịch của nhân dân tăng ; có các vườn quốc gia ; các loại dịch vụ du lịch được cải thiện . + Các trung tâm du lịch lớn của nước ta là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, vũng Tàu, -HS trả lời. -HS nghe . -HS xem bài trước. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn : Ngày 24 tháng 11 năm 2013 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 29 tháng 11 năm 2013 Kể chuyện Tiết 119 KỂ CHUYỆN Đà NGHE , Đà ĐỌC Đề bài : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo , lạc hậu , vì hạnh phúc của nhân dân . I / Mục tiêu : - Kể lại được câu chuyện đã nghe , đã đọc nói về những người đã góp sức mình chjống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK; biết Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. Giáo dục HS siêng năng làm việc,tự tin II. Chuẩn bị: GV và HS: Một số sách ,truyện có nội dung viết về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo , lạc hậu . III / Các hoạt động dạy - học : T/g Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1’ 4’ 33’ 1’ 12’ 20’ 2’ I)/ Ổn định: KT đồ dùng HS II)Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HSTB nối tiếp nhau kể chuyện Pa-xtơ và em bé và trả lời câu hỏi về ý nghĩa của câu chuyện III/ Bài mới : 1/ Giới thiệu bài :Trong tiết kể chuyện tuần trước, các em đã biết về tấm lòng nhân hậu , tinh thần trách nhiệm cao với con người của bác sĩ Pa-xtơ – nhà khoa học đã có công giúp loài người thoát khỏi bệnh dại .Hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện đã nghe đã đọc về những người có công chống lại đói nghèo , lạc hậu . 2 / Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề : -Cho 1 HS đọc đề bài . -Hỏi : Nêu yêu cầu của đề bài . -GV gạch dưới những chữ quan trọng : đã nghe , đã đọc , chống lại đói nghèo , lạc hậu , vì hạnh phúc -Cho HS đọc gợi ý 1. -Cho HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể . -Cho HS dựa vào gợi ý 2, lập dàn ý sơ lược câu chuyện mình sẽ kể . -GV kiểm tra giúp đỡ . 3 / HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện : -Cho HS kể chuyện theo cặp , trao đổi về chi tiết , ý nghĩa chuyện . GV quan sát cách kể chuyện của HS , uốn nắn, giúp đỡ HS. -Thi kể chuyện trước lớp , đối thoại cùng các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện -GV nhận xét , tuyên dương. 4 / Củng cố dặn dò: -Về nhà kể chuyện cho người thân cùng nghe - Chuẩn bị trước nội dung cho tiết kể chuyện tuần sau – kể chuyện về 1 buổi sum họp đầm ấm trong gia đình . - HS nối tiếp nhau kể chuyện Pa-xtơ và em bé và trả lời câu hỏi về ý nghĩa của câu chuyện . -HS lắng nghe. - HS đọc đề bài . - HS nêu yêu cầu của đề bài . -HS theo dõi trên bảng . - HS đọc gợi ý 1. - HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể . - HS dựa vào gợi ý 2 ,lập dàn ý sơ lược câu chuyện mình sẽ kể . - HS kể chuyện theo cặp , trao đổi về chi tiết , ý nghĩa chuyện . - HS thi kể chuyện trước lớp , đối thoại cùng các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. -Lớp nhận xét , bình chọn . -HS lắng nghe. -HS chuẩn bị ở nhà Rút kinh nghiệm : Khoa học Tiết 15 CAO SU I– Mục tiêu : - Nhận biết được một số tính chất của cao su. - Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. -GDHS biết cách bảo quản các đồ dùng làm bằng cao su . II. Chuẩn bị: 1 – GV :.-Hình Tr. 62,63 SGK. -Sưu tầm một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng , dây chun 2 – HS : SGK. III– Các hoạt động dạy học chủ yếu : TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1’ 4’ 28’ 1’ 15’ 12’ 2’ I – Ổn định lớp : Ổn định KT sĩ số HS II – Kiểm tra bài cũ : “Thuỷ tinh” -Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thủy tinh ?(HSTB) -Nêu tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao.(HSK) - Nhận xét, ghi điểm III – Bài mới : 1 – Giới thiệu bài :GV nêu yêu cầu tiết học. 2 – Hoạt động : Hoạt động1 : Thực hành. *Mục tiêu: HS làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su. *Cách tiến hành: _Bước 1: Làm việc theo nhóm. _Bước 2: Làm việc cả lớp. * Kết luận: Cao su có tính đàn hồi . b) Hoạt động 2 :.Thảo luận. *Mục tiêu: Giúp HS : -Kể được tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su. -Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. *Cách tiến hành: _Bước 1:Làm việc cá nhân. _Bước 2: Làm việc cả lớp. +Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào? +Ngoài tính đàn hồi tốt , cao su còn có những tính chất gì? +Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su ? *Kết luận: Như mục bạn cần biết Tr. 63 SGK. IV – Củng cố ,dặn dò: Gọi HS đọc bạn cần biết Tr. 63 SGK. - Nhận xét tiết học . -Bài sau “CHẤT DẺO” . -HS trả lời,cả lớp nhận xét. - HS nghe . -Các nhóm làm thợc hành thao chỉ dẫn Tr 63 SGK. -Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả làm thực hành của nhóm mình: +Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà,ta thấy quả bóng nảy lên. +Kéo căng sợi dây cao su, hỏi sợi dây gian ra. Khi buôn tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ. -HS đọc nội dung trong mục Bạn cần biết Tr.63 SGK để trả lời câu hỏi cuối bài. -Có 2 loại cao su: Tự nhiên & nhân tạo. -Ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh, cách điện, không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác. -Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao, quá thấp.Không để các hoá chất dính vào cao su. HS nghe . - 2HS đọc HS lắng nghe. -Xem bài trước. Rút kinh nghiệm: Toán Tiết 75 GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM I. Mục tiêu: - Biết cách tính tỉ số phần trăm của hai số. - Vận dụng để giải một số bài toán dạng tìm một số khi biết gia trị một số phần trăm của nó. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống.. II. Chuẩn bị: + GV: Phấn màu, bảng phụ. + HS: Bảng con, SGK, VBT. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 32’ 1’ 15’ 16’ 3’ 1. Khởi động: Ổn định KT đồ dùng HS 2. Bài cũ: 2 học sinh(TB) lần lượt sửa bài 1 (SGK). Gọi 1 HS lên bảng giải bài 3 /74 -Giáo viên nhận xét và cho điểm. 3. Bài mới a)Giới thiệu Giải toán về tỉ số phần trăm bHoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết cách tính tỉ số phần trăm của hai số. • Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ – Phân tích. · Đề bài yêu cầu điều gì? *Đề cho biết những dữ kiện nào? • Giáo viên chốt lại: thực hiện phép chia: 303 : 600 = 0,505 Nhân 100 và chia 100. (0,505 ´ 100 : 100 = 50, 5 : 100) Tạo mẫu số 100 • Giáo viên giải thích. + Học sinh nữ chiếm cứ 100 học sinh toàn trường thì học sinh nữ chiếm khoảng hơn 50 học sinh . + Đổi ký hiệu: 50,5 : 100 = 50,5% Ta có thể viết gọn: 03 : 600 = 0,505 = 50,5% · Thực hành: Ap dụng vào giải toán nội dung tỉ số phần trăm. · Giáo viên chốt lại. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh vận dụng giải thích các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số. Bài 1: Gọi HS đọc đề bài GV làm mẫu : 0,57 = 57 % Gọi 3 HS lên bảng viết ,cả lớp làm vào vở - Bài 2: Gọi HS đọc đề bài - Học sinh nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. -45 và 61 1,2 và 26 - Gọi 3 HS lên bảng ,cả lớp làm vào vở · Giáo viên chốt sự khác nhau giữa bài 1 và bài 2 - Bài 3 Gọi HS đọc đề bài GV cho HS giải VBT,gọi 1 HS lên bảng giải 4-Củng cố,dặn dò: - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm tỉ số % của hai số. - Làm bài nhà 4/ 80. Chuẩn bị: Luyện tập. - Nhận xét tiết học 2 học sinh(TB) lần lượt sửa bài 1 = = 12% 1 HS lên bảng giải bài 3 /74 Lớp nhận xét. Học sinh đọc đề. Học sinh tính tỉ số phần trăm giữa học sinh nữ và học sinh toàn trường. - Học sinh toàn trường: 600. - Học sinh nữ: 303. - Học sinh làm bài theo nhóm. - Học sinh nêu cách làm của từng nhóm -Các nhóm khác nhận xét. - Học sinh nêu quy tắc qua bài tập. + Chia 303 cho 600. + Nhân với 100 và viết ký hiệu % vào sau thương. -Học sinh đọc bài toán – Nêu tóm tắt. + Tiền lương: 640.000 đồng. + Tiền ăn: 246.000 đồng. + Chi hết: ? % lương. -Học sinh lần lượt trình bày và giải thích. 246.0 00 : 600.000 = 0,385 ´ 100 = 3,85 : 100 = 38,5% Học sinh đọc đề: Viết thành tỉ số phần trăm theo mẫu 3 HS lên bảng viết ,cả lớp làm vào vở 0,3 = 30 % 0,234 = 23,4 % - Học sinh nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm - Gọi 3 HS lên bảng ,cả lớp làm vào vở - Cả lớp nhận xét. Học sinh đọc đề. - HS giải VBT,gọi 1 HS lên bảng giải - Học sinh sửa bài. - Cả lớp nhận xét. -HS nêu -HS hoàn chỉnh bài tập Rút kinh nghiệm: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Tiết 15: SINH HOẠT CUỐI TUẦN A/ Mục tiêu: Giúp HS biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần; phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm. Rèn kĩ năng phê bình và tự phê bình, có ý thức xây dựng tập thể. Biết được công tác của tuần đến. Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy nhà trường, tính tự giác, lòng tự trọng B/ Hoạt động trên lớp: TG NỘI DUNG SINH HOẠT 2’ 13’ 3’ 10’ 2’ I/ Khởi động : KT sự chuẩn bị của HS II/ Kiểm điểm công tác tuần 15: 1.Các tổ họp kiểm điểm các hoạt động trong tuần. 2. Lớp trưởng điều khiển : - Điều khiển các tổ báo cáo những ưu , khuyết điểm của các thành viên trong tổ. - Tổng hợp những việc làm tốt , những HS đạt nhiều điểm 9,10, và những trường hợp vi phạm cụ thể. - Bình chọn 5 HS để đề nghị tuyên dương các mặt. ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................ ................................................................................. ................................................................................. - Nhận xét chung về các hoạt động của lớp trong tuần. 3.GV rút ra ưu, khuyết điểm chính: + Ưu điểm : - Đa số các em thực hiện tốt nội quy nhà trường và những quy định của lớp đề ra. - Đi học chuyên cần, đúng giờ. Thực hiện trực nhật sạch sẽ trước giờ vào lớp. - Nhiều em phát biểu sôi nổi. - Tác phong đội viên thực hiện tốt. + Tồn tại : - Một số em chưa thuộc bài III/ Kế hoạch công tác tuần 16: -Tiếp tục củng cố và thực hiện nội quy trường, lớp - Thực hiện tốt ATGT - Thực hiện chương trình tuần 16 - Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập - Rèn toán , tiếng việt cho các Hs yếu IV/ Sinh hoạt văn nghệ tập thể : - Hát tập thể một số bài hát. - Tổ chức cho HS chơi các trò chơi dân gian do HS sưu tầm hoặc hát các bài đồng dao, hò, vè. V/ Nhận xét - Dặn chuẩn bị nội dung tuần sau Mỗi tổ sưu tầm một trò chơi dân gian hoặc một bài đồng dao, hò,vè,... phù hợp với lứa tuổi các em để phổ biến trước lớp và hướng dẫn các bạn cùng chơi. Rút kinh nghiệm : DUYỆT CHUYÊN MÔN
Tài liệu đính kèm: