Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 13 - Trường TH Đông Hưng I

Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 13 - Trường TH Đông Hưng I

I- Mục tiêu

Giúp HS:

- Củng cố về phép cộng, về phép trừ và phép nhân số thập phân.

- Bước đầu biết nhân một tổng các số thập phân với 1 số thập phân.

II- Đồ dùng dạy học:

III- Các hoạt động dạy học

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1092Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 13 - Trường TH Đông Hưng I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 
Ngày soạn: 12/11/2011
Sáng Thứ hai,ngày 14 tháng 11 năm 2011
Toán
luyện tập chung
I- Mục tiêu
Giúp HS:
- Củng cố về phép cộng, về phép trừ và phép nhân số thập phân.
- Bước đầu biết nhân một tổng các số thập phân với 1 số thập phân.
II- Đồ dùng dạy học:
III- Các hoạt động dạy học
GV
HS
1. Kiểm tra:(3 phút) Nêu các phép tính đã học về STP
2. Bài mới:(1 phút) Giới thiệu bài.
3. Thực hành:( 35 phút)
BT1: Gọi HS nêu yêu cầu
 - GV HS đặt tính 
 nhận xét, kết luận và nhắc lại cách cộng, trừ, nhân số thập phân
HD BT2: Gọi HS nêu yêu cầu
GV YC tự tính rôi chữa bài
GV xác nhận kết quả và y/c nêu lại quy tắc nhân nhẩm.
HD BT3, Y/C HS làm vở
HD tính 
 Chữa bài, nhận xét, thống nhất kết quả
(GV chấm một số bài)
BT4 GV vẽ bảng (SGK) cho HS chữa bài, HD để HS tự nêu được nhận xét
4. Củng cố – dặn dò
-YC HS hệ thống lại kiến thức
- Chuẩn bị tiết sau LT chung tiếp.
1 HS nêu 
BT1(61) :1 HS nêu y/c
- HS thực hiện trên vở nháp rồi đổi vở, kiểm tra chéo cho nhau
- 3 HS làm trên bảng và nhận xét, trình bày cách tính
BT2: 1 HS đọc y/c
- HS tự làm bài 
- 3 HS lên bảng làm rồi chữa bài
* Chốt lại quy tắc nhân nhẩm 1 STP với 10; 100; 1000... và 0,1; 0,01; 0,001,...
BT3 :1 HS đọc y/c, phân tích tóm tắt bài 
 - HS làm vở 1 HS làm vào bảng phụ 
 Bài giải
 Giá tiền 1kg đường là:
 38500 : 5 = 7700 (đồng)
 Số tiền mua 3,5 kg đường là:
 7700 3,5 = 26950 (đồng)
 Mua 3,5 kg đường phải trả tiền ít hơn mua 5kg đường(cùng loại) là:
 38500 – 26950 = 11550 ( đồng)
 Đáp số: 11550 đồng
BT4a) HS tự làm bài rồi chữa trên bảng
Rút ra nhận xét: (a + b) c = a c + b c
 hoặc: a c + b c = (a + b) c
b) HS vận dụng nhận xét trên để làm bài
Củng cố nhắc lại nhận xét đó
*1–2 HS những nội dung vừa luyện tập
Tập đọc
Người gác rừng tí hon
I - Mục đích yêu cầu
- Đọc trôi chảy toàn bài với giọng kể chậm dãi, nhanh hồi hộp đoạn kể về hành động mưu trí của chú bé bảo về rừng.
- Hiểu: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
- Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ rừng.
II - Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III – Các hoạt động dạy học
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài học
b. HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
- Gọi HS đọc
- Chia đoạn đọc:( 3 đoạn)
Đoạn1:từ đầu đến xe ra bìa rừng chưa?
Đoạn2:từ Qua khe lá đến bắt bọn trộm.
Đoạn3: còn lại.
- GV đọc mẫu
* Tìm hiểu bài
GV YC HS đọc thầm, trao đổi với nhau theo cặp để trả lời câu hỏi SGK.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
* Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
- GV mời HS đọc lại bài.
- GV nêu cách thể hiện đúng giọng của các nhân vật, Chú ý những câu nói trực tiếp của nhân vật.
- HD HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2 trong bài
- Nhận xét đánh giá phần thi đọc.
3. Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học, gọi HS nêu lại nội dung và rút ra bài học cho bản thân.
- về nhà luyện đọc thêm...
- HS đọc bài thơ Hành trình của bày ong, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 1 HS khá đọc bài
- 3 HS tiếp nối nhau luyện đọc theo 3 phần kết hợp luyện đọc từ dây chão, loay hoay...
- 3 HS đọc và giải nghĩa từ khó SGK
- HS luyện đọc cặp.
- 1 HS đọc cả bài trước lớp.
- HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi SGK và lần lượt trình bày ý kiến.
- Nhận xét bổ sung.
- Nêu nội dung bài đọc và ý nghĩa của bài.
- 3 HS tiếp nối đọc lại bài văn 
- Chọn và luyện đọc diễn cảm đoạn đoạn 2
- Luyện đọc theo cặp và thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét đánh giá giọng đọc của bạn.
- Nêu lại nội dung bài.
- Liên hệ rút ra bài học cho bản thân.
Khoa học
Nhôm
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm.
- Quan sát và phát hiện một vài tính chất của nhôm.
- Nêu nguồn gốc và tính chất của nhôm.
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học.
- Hình và thông tin trang 52 - 53 ( SGK )
- Một số thìa nhôm hoặc đồ dùng làm bằng nhôm.
- Sưu tầm một số thông tin hoặc tranh ảnh về nhôm hoặc đồ dùng được làm bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ: - nêu tính chất của đồng và kể tên một số hợp kim của đồng.
2. Bài mới: Giới thiệu, ghi bài.
a. HĐ1: : Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được.
* Mục tiêu: HS kể tên một số dụng cụ, máy móc được làm bằng nhôm.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Hướng dẫn HS làm việc
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi đại diện từng nhóm giới thiệu trước lớp.
- GV nhận xét - kết luận
- Làm việc theo nhóm 6
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm mình giới thiệu các thông tin, tranh ảnh về nhôm và các đồ dùng làm bằng nhôm.Thư ký ghi kết quả vào nháp.
- Đại diện từng nhóm giới thiệu trước lớp.
- HS nhận xét.
b. HĐ2 : Làm việc với vật thật.
* Mục tiêu: HS quan sát và phát hiện một số tính chất của nhôm . 
*Cách tiến hành: 
 Bước 1: YC làm việc theo nhóm, quan sát đồ dùng bằng nhôm mô tả vào nháp
- GV giúp đỡ các nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Gọi đại diện nhóm trình bày 
- GV kết luận: nhôm nhẹ, trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt, đồng.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình
- Đại diện nhóm trình bày 
- Nhóm khác bổ sung
c. HĐ3. Làm việc với SGK 
*Mục tiêu: Giúp HS nêu được: 
- Nguồn gốc và tính chất của nhôm 
- Cách bảo quản một số đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim nhôm 
*Cách tiến hành:
Bước 1 (HS làm việc cá nhân)
Câu 1. Hoàn thành vào bảng sau ra phiếu học tập 
Nhôm
Nguồn gốc
Tính chất
Câu 2: Nêu cách bảo quản 1 số đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm.
Bước 2: Chữa bài tập.
- GV gọi một số HS trình bày bài tập của mình.
- GV nhận xét - kết luận.
- HS tự hoàn thành nội dung
- Một số HS trình bày bài tập của mình.
- HS khác nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò.
- HS nhắc lại mục bạn cần biết ( SGK )
- Dặn dò về nhà học bài - chuẩn bị bài sau : Đá vôi.
Chiều Thứ hai,ngày 14 tháng 11 năm 2011
Chính tả (Nhớ – viết )
 Hành trình của bầy ong
I- Mục tiêu :Giúp HS:
- Nhớ- viết đúng chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ của bài Hành trình của bày ong.
- Ôn luyện cách viết các từ ngữ có tiếng chứa âm đầu x/s.
 II- Đồ dùng dạy học:
- Các phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng theo cột dọc BT2a.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
GV
HS
1. Kiểm tra: GV YC HS viết những tiếng có âm đầu s/ x đã học ở tiết trước.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn nhớ viết:
- GV gọi HS đọc hai khổ thơ cuối của bài hành trình của bày ong.
Hướng dẫn viết từ khó:
- Y/ cầu HS nêu từ ngữ khó viết, dễ lẫn trong khi viết chính tả.
- GV đọc cho HS viết các từ dễ viết sai.
*/ HS phát hiện cách trình bày bài thơ.
H: trong bài thơ có những chỗ nào cần viết hoa ?
- YC viết chính tả:
- GV đọc toàn bài thơ cho HS soát lỗi.
- Thu chấm bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu BT.
- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- GV động viên khen ngợi HS.
- Gọi HS đọc lại những từ đó.
Bài 3: Gv YC HS làm vào vở, chấm chữa bài, nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò về xem lại bài tập 2
- 2 HS lên bảng viết, HS khác viết bảng con.
- 1 HS đọc trong SGK.
- 2 HS đọc thuộc lòng.
- Nghe đọc viết bảng và nháp một số từ dễ viết sai lỗi chính tả.
+ rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm,...
- Cả lớp đọc thầm lại hai khổ thơ trong SGK để ghi nhớ; xem lại cách trình bày các câu thơ lục bát.
- HS nhớ lại và viết bài vào vở rồi tự soát lỗi.
BT2 HS đọc YC phần a.
- Lần lượt bốc thăm,mở phiếu và đọc to cho cả lớp nghe cặp tiếng ghi trong phiếu, tìm và viết nhanh lên bảng tư ngữ có chứa các tiếng đó.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
BT3: 1 HS đọc to YC BT3 phần a.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
- Hai ba HS đọc lại câu thơ đã điền.
Lịch sử
"Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước"
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS nêu được:
- Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành độc lập nhưng thực dân Pháp quyết tâm cướp nước ta một lần lữa.
- Ngày 19- 12 - 1946, nhân dân ta tiến hành cuộc khởi nghĩa toàn quốc.
- Nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. 
II. Đồ dùng dạy - học.
- Các hình minh hoạ SGK.
- Tư liệu về những ngày đầu kháng chiến bùng nổ tại địa phương.
- Phiếu học tập của HS.
III. Hoạt động dạy - học.
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS nêu những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám.
+ Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói”, “giặc dốt”?
- GV nhận xét - ghi điểm.
2. Bài mới.
- Giới thiệu ghi bài.
a. Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
- Yêu cầu HS đọc mục chữ nhỏ, phần đầu SGK - TLCH.
+ Sau CM tháng 8 thành công, thực dân Pháp đã có hành động gì?
+Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì?
+Trước tình hình đó, Đảng, chính phủ và nhân ta phải làm gì?
- GV bổ sung.
b. Hoạt động 2:( làm việc theo cặp)
+ Lời kêu gọi của Bác Hồ thể hiện điều gì?
( yêu cầu nêu rõ câu nào thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.)
- Gv nhận xét kết luận, chuyển hoạt động
c. Hoạt động 3:( làm việc theo nhóm )
- YC HS thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của quân và dân Thủ đô Hà Nội thể hiện như thế nào?
+ Đồng bào cả nước thể hiện tinh thần kháng chiến ra sao?
- GV nhận xét, kết luận.
d. Hoạt động 4( làm việc cả lớp)
-Yêu cầu HS đọc SGK, hình minh hoạ thuật lại cuộc chiến đấu của quân dân 3 địa điểm: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.
3. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò về nhà học bài - chuẩn bị bài sau: Thu đông 1947...
-2-3 HS trả lời câu hỏi
1. Âm mưu của thực dân Pháp.
- HS làm việc cá nhân.
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi GV nêu ra.
- HS khác nhận xét - bổ sung.
- HS giải từ : tối hậu thư
2. Lời kêu gọi của Bác Hồ.
- HS đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh.
- Chia sẻ cùng bạn trả lời câu hỏi:
+ Thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập của dân tộc ta.
3. Tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.
- HS thảo luận theo nhóm 4 trả lời câu hỏi
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét bổ sung.
- HS đàm thoại ND H1, H2 SGK
- 3 HS thuật lại
Thể dục
Động tác thăng bằng
trò chơi " ai nhanh và khéo hơn " 
I- Mục tiêu:
- Ôn 5 động tác: Vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân, học mới động tác thăng bằng. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng nhịp hô. 
- Trò chơi " Ai nhanh và khéo hơn ". Yêu cầu chơi nhiệt tình, chủ độn ... t bài Ước mơ kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi (gõ phách mạnh và mạnh vừa của nhịp 4/4). Sửa lại những chỗ hát sai, thể hiện tính chất thiết tha, trìu mến của bài hát.
+ Trình bày theo hình thức đơn ca kết hợp gõ đệm.
+ Trình bày theo hình thức song ca kết hợp gõ đệm.
- HS trình bày bài hát bằng cách hát kết hợp có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm:
- HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
+ HS xung phong trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. Em nào thể hiện động tác vận động đẹp và phù hợp sẽ hướng dẫn cả lớp tập theo.
+ Cả lớp tập hát kết hợp vận động.
+ trình bày bài hát theo nhóm.
*Nội dung 2: Tập đọc nhạc: TĐN số 4:-Nhớ ơn Bác
1.Giới thiệu bài TĐN
- GV treo bài TĐN số 4 lên bảng.
- Bài TĐN viết ở nhịp gì: Có mấy nhịp?
2. Tập nói tên nốt nhạc
- HS nói tên nốt ở khuông thứ nhất.
- GV chỉ nốt ở khuông 2, cả lớp đồng thanh nói tên nốt nhạc.
3. Luyện tập cao độ
- HS nói tên nốt trong bài TĐN từ thấp lên cao 
4. Luyện tập tiết tấu
- GV gõ tiết tấu làm mẫu
- HS xung phong gõ lại
- GV bắt nhịp (1-2), cả lớp cùng đọc tiết tấu kết hợp gõ phách.
5. Tập đọc từng câu
- GVđàn giai điệu cả bài.
- GV bắt nhịp và đàn để HS đọc câu 1.
- HS xung phong đọc.
- Cả lớp đọc câu 1, GV lắng nghe (không đàn) để sửa chỗ sai cho HS.
- Đọc câu thứ hai tương tự.
6. Tập đọc cả bài. 
- GV đàn giai điệu cả bài, HS đọc nhạc hoà theo, vừa đọc vừa gõ tiết tấu. HS xung phong đọc.
- HS đọc cả bài. GV lắng nghe (không đàn) để sửa chỗ sai cho HS.
7. Ghép lời ca- GV đàn giai điệu, nửa lớp đọcnhạc đồng thời nửa kia ghép lời, tất cả thực hiện kết hợp gõ phách. GV bắt nhịp.
- HS hát lời và gõ phách.
8. Củng cố, kiểm tra.
- Các tổ đọc nhạc, hát lời và gõ phách. GV đánh giá.
- GV đệm đàn, trình bày toàn bộ bài Nhớ ơn Bác giới thiệu cho HS nghe.
HS ghi bài
HS xung phong
HS xung phong
HS xung phong
HS thực hiện
HS hát, vận động
2 - 3 HS trình bày
HS hát, vận động
4 - 5 HS trình bày
HS ghi bài
HS theo dõi
HS trả lời Bài TĐN viết ở nhịp 24, gồm có 8 nhịp.
1-2 HS xung phong
HS thực hiện
HS luyện cao độ
HS theo dõi
1-2 HS thực hiện
HS luyện tiết tấu
HS lắng nghe
Cả lớp đọc câu 1
1-2 HS thực hiện
HS đọc nhạc, sửa sai
Đọc câu 2
HS thực hiện
1-2 HS thực hiện
HS đọc nhạc, sửa sai
HS thực hiện
2 HS xung phong
Tổ, nhóm trình bày
HS nghe bài hát.
Luyện từ và câu
Luyện tập về Quan hệ từ
I - Mục đích yêu cầu
- Nhận biết các cặp quan hệ từ trong câu và tác dụng của chúng.
- Biết sử dụng một số cặp quan hệ từ thường gặp. 
II - Đồ dùng dạy học
Bảng phụ viết sẵn BT2( mỗi tờ một đoạn), viết 1đoạn văn BT3.
III – Các hoạt động dạy học
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. HD luyện tập.
BT1: Gọi HS đọc bài
- giao việc: Tìm các cặp quan hệ từ trong đoạn trích.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
BT2: Gọi HS nêu YC bài tập.
- HD: Chuyển hai câu thành một câu...
- GV nhận xét chốt lại về quan hệ từ.
BT3: Giúp HS nắm vững yc BT
-Nhắc HS cần trả lời lần lượt, đúng thứ tự các câu hỏi.
- Nhận xét lời giải đúng.
GV kết luận: Cần sử dụng các quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ....
3. Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học, gọi HS nhắc lại ND luyện tập.
- Xem lại danh từ, đại từ xưng hô chuẩn bị cho tiết ôn tập.
-BT1: Một HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Làm bài theo cặp rồi phát biểu ý kiến
- Trình bày ý kiến, nhận xét.
+ Câu a: nhờ...mà
+ Câu b: không những...mà còn.
BT2: 1 HS đọc to YC bài tập.
- Làm việc, trao đổi theo cặp.
- Trình bày ý kiến của mình.
Câu a: Mấy năm qua, vì chúng ta đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ... nên ở ven biển các tỉnh như...đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.
Câu b: Chẳng những ở ven biển các tỉnh....mà rừng ngập măn còn được...
BT3: 2 HS đọc nội dung, yc của bài tập 
- Cả lớp suy nghĩ tự làm bài.
- HS trình bày kết quả:
+ So với đoạn a, đoạn b có thêm một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ ở các câu sau:
Câu 6: Vì vậy, Mai..
Câu 7: Cũng vì vậy, cô bé...
Câu 8: Vì chẳng kịp... nên cô bé...
Đoạn a hay hơn vì các quan hệ từ, cặp QHT thêm vào làm cho câu văn thêm nặng nề.
- 1-2 HS nhắc lại ND luyện tập.
Sáng Thứ sáu ngày 18 tháng 11 năm 2011
Toán
chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ...
I- Mục tiêu
 Giúp HS hiểu và bước đầu thực hành quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ...
II- Đồ dùng dạy học
III- Các hoạt động dạy học
GV
HS
1. Kiểm tra
2. Bài mới:(10 phút)
Giới thiệu bài.
* HD HS thực hiên phép chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...
GV giới thiệu VD1
- YC HS tìm kết quả của phép chia, nhận xét hai số213,8 và21,38
- Gợi ý để HS rút ra nhận xét như trong SGK
Giới thiệu VD2 HD HS thực hiện tương tự
Gợi ý để HS rút ra quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,... 
3. Thực hành:( 18 phút)
BT1: Gọi HS nêu yêu cầu
GV viết từng phép chia lên bảng
Củng cố lại cách chia...
HD BT2: Gọi hs nêu yêu cầu
GV viết từng phép tính lên bảng, y/c HS làm từng câu
HD BT3, Gọi HS đọc bài toán,HD HS từng bước
GV chấm chữa một số bài
Nhận xét chốt lại cách giải toán 
4. Củng cố - dặn dò
-YC chốt lại cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ...
- Chuẩn bị tiết sau...
-VD1: 213,8 : 10 = ? 
HS làm bài, 1 HS lên bảng đặt tính rồi tính
- HS rút ra nhận xét như (SGK) 
Nêu cách chia nhẩm một STP cho 10
- VD2: HS trao đổi theo cặp rồi tự thực hiện tương tự
*HS nêu cách chia một số thập phân cho 100
- 1 vài HS nêu lại quy tắc(SGK tr 66)
- HS lấy VD minh họa
BT1 (66) 1 HS đọc y/c
- HS thi đua trình bày kết quả trên bảng, kết hợp trình bày cách làm
* Chốt lại: cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ...
BT2: 1 HS đọc y/c
HS suy nghĩ thực hiện lần lượt các phép tính, nêu kết quả và giải thích cách làm
( nêu cách nhẩm của các phép tính)
BT3 :1 HS đọc y/c, phân tích bài toán và cả lớp làm bài vào vở, củng cố kĩ năng giải toán
- HS nhận xét chữa bài 
 Bài giải
 Số gạo đã lấy ra là:
 537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
 Số gạo còn lại trong kho là:
 537,25 – 53,725 = 483,525 ( tấn)
 Đáp số: 483,525 tấn
*1- 2 HS nêu lại cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...
Tập làm văn
luyện tập tả người
(Tả ngoại hình)
I - Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về viết đoạn văn. 
- HS viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đó.
II - Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi YC BT1, gợi ý 4.
III – Các hoạt động dạy học
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ
-Kết quả quan sát, ghi chép của HS
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: 
b. HD HS luyện tập
- Gọi HS đọc gợi ý SGK.
- Mở bảng phụ ghi gợi ý 4 để ghi nhớ cấu trúc của đoạn văn.
GV giải thích: có thể viết một đoạn văn tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật, cũng có thể viết đoạn văn tả riêng một nét tả ngoại hình tiêu biểu...
- Tổ chức cho HS viết bài và trình bày bài làm
- Nhận xét đánh giá.
3. Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà chuẩn bị cho tiết sau: Làm biên bản cuộc họp.
- 2 HS đọc nối tiếp 4 gợi ý SGK, cả lớp theo dõi SGK. 
- 1-2 HS khá giỏi đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ được chuyển thành đoạn văn.
- 1 HS đọc gợi ý 4 trên bảng phụ.
* Cấu trúc và YC của đoạn văn:
+ đoạn văn phải có câu mở đoạn.
+ Nêu đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình em chọn tả. thể hiện tình cảm của em với người đó.
+ Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.
- HS xem lại phần dàn ý tả nhân vật, kết quả quan sát, viết đoạn văn.
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình
- Cả lớp cùng nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm bài làm của mình.
Tiếng Anh 
Giáo viên chuyên môn dạy
Khoa học
Đá vôi
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
- Kể tên một số vùng núi đá vôi, hang động của chúng.
- Nêu ích lợi của đá vôi.
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
II. Đồ dùng dạy học.
- Hình trang 54- 55 SGK
- Một vài mẫu đá vôi, đá cuội, giấm chua hoặc a xít.
- Sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và các hang động cũng như ích lợi của đá vôi.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. Kiểm tra: Nêu nguồn gốc, tính chất, công dụng của nhôm.
2. Bài mới: GV giới thiệu, ghi bài
a. HĐ1: Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được.
* Mục tiêu: HS kể được tên một số vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và nêu được ích lợi của đá vôi.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm viết tên hoặc dán tranh ảnh những vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và ích lợi của đá vôi đã sưu tầm được vào giấy khổ to ( hoặc HS kể tên một số vùng núi đá vôi mà em biết )
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi đại diện trình bày.
- Yêu cầu HS nêu công dụng của đá vôi.
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày
b. HĐ2 :Làm việc với mẫu vật hoặc qua quan sát hình.
* Mục tiêu: HS biết làm thí nghiệm hoặc quan sát hình để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
* Cách tiến hành.
Bước 1: Làm việc theo nhóm ( 5 ' )
- Nhóm trưởng hướng dẫn theo mục thực hành trang 55 - SGK
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV nhận xét, uốn nắn HS.
- GVKL :Đá vôi không cứng lắm, dưới tác dụng của a xít thì đá vôi bị sủi bọt.
- HS làm việc theo nhóm 6.
- Thư ký ghi kết quả vào bảng sau
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm của nhóm mình.
3. Củng cố - dặn dò.
- HS nhắc lại nội dung chính của bài.
- Dặn dò về nhà học bài - chuẩn bị bài sau.
Hoạt đông tập thể
Sinh hoạt Kiểm điểm tuần 13
I. Mục tiêu
- HS thấy được ưu nhược điểm trong tuần.
- Rèn thói quen phê và tự phê.
- Giáo dục HS có ý thức vươn lên trong mọi hoạt động
II. Chuẩn bị
- Nội dung kiểm điểm tuần 13 và phương hướng tuần 14.
- Các tổ chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
III. Nội dung:
GV
HS
1. ổn định tổ chức
- Chia tổ để sinh hoạt
2. Nội dung sinh hoạt
- GV tổ chức HS kiểm điểm theo tổ
- Tổ chức sinh hoạt cả lớp
- GV đánh giá chung, tuyên dương, phê bình.
- Đề ra phương hướng tuần sau.
- Tổ chức cho cả lớp vui văn nghệ.
- Dặn dò HS thực hiện tốt tuần sau.
- Cả lớp hát 1 bài. 
* HS kiểm điểm theo tổ
- Từng HS trong tổ kiểm điểm nêu rõ ưu khuyết điểm trong tuần.
- Thảo luận đóng góp ý kiến chung.
- Tổ trưởng tổ chức cho tổ mình thảo luận bổ sung ý kiến.
- Bình chọn cá nhân tiêu biểu của tổ.
* Sinh hoạt cả lớp.
-Tổ trưởng tổng hợp chung của tổ, báo cáo
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- HS phát biểu ý kiến chung.
- Bình xét thi đua.
* Tổ tiêu biểu:
* Cá nhân tiêu biểu:
+ Khen:
+ Chê:
+ Liên hoan văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc