Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 18 - Nguyễn Văn Thạnh

Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 18 - Nguyễn Văn Thạnh

I.Mục tiêu : - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng; kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu ( HS trả lời được 1 -2 câu hỏi về nội dung bài đọc)

+ Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HK I của lớp 5 : phát âm rõ, tốc độ đọc 110-115 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật

+ Hệ thống được một số điều cần nhớ về nội dung nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm : Giữ lấy màu xanh .

+ Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc. Nêu dẫn chứng minh họa cho nhận xét đó .

II.Đồ dùng dạy - học:GV : Phiếu ghi sẵn những bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17 trong đó : 8 phiếu ghi tên các bài tập đọc. 1 tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê ở BT2

III. Hoạt động :

1 Ổn định tổ chức

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1055Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 18 - Nguyễn Văn Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18 Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2011
TẬP ĐỌC Ôn tập (Tiết 1) 
I.Mục tiêu : - Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng; kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu ( HS trả lời được 1 -2 câu hỏi về nội dung bài đọc)
+ Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HK I của lớp 5 : phát âm rõ, tốc độ đọc 110-115 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật
+ Hệ thống được một số điều cần nhớ về nội dung nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm : Giữ lấy màu xanh .
+ Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc. Nêu dẫn chứng minh họa cho nhận xét đó .
II.Đồ dùng dạy - học:GV : Phiếu ghi sẵn những bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17 trong đó : 8 phiếu ghi tên các bài tập đọc. 1 tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê ở BT2
III. Hoạt động : 
1 Ổn định tổ chức 
2 .Bài mới:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
15’
18’
Hoạt động 1: Kiểm tra TĐ và HTL
Kiểm tra 1/5 số HS trong lớp.
- Mỗi HS được lên bốc thăm chọn bài, sau đó đựơc xem lại bài khoảng 1-2 phút
-Lên đọc trong SGK ( theo chỉ định trong phiếu) HS trả lời một câu hỏivề đoạn vừa đọc
+ Nhận xét động viên nhắc nhở những HS chưa đạt yêu cầu về nhà tự ôn tập; tiết sau kiểm tra lại
Hoạt động 2:Làm các bài tập
Bài 2: GV phát phiếu học tập cho HS. Treo bảng phụ - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả .
GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng :Chủ điểm : Giữ lấy màu xanh
Bài 3 : Cho HS đọc yêu cầu bài tập .
- GV nhắc lại yêu cầu : Em phải đóng vai trò là người bạn để nhận xét về bạn nhỏ trong truyện “Người gác rừng tí hon”. Sau đó lấy dẫn chứng để minh họa cho nhận xét của mình .
- Cho HS làm bài .
- Cho HS trình bày kết quả .
-GV nhận xét chốt lại :
+Nhận xét về cậu bé gác rừng : là người rất yêu rừng, yêu thiên nhiên. Bạn rất thông minh , dũng cảm trong việc bắt bọn trộm gỗ để bảo vệ rừng .
+Dẫn chứng minh họa : “ Chộp lấy cuộn dây thừng chặn xe” “dồn hết sức xô ngã” 
+ Theo dõi hướng dẫn kiểm tra 
+ Lần lượt từng HS lên bốc thăm rồi về chỗ chuẩn bị
+ Tiến hành lên đọc bài và trả lời yc của gv
+ Đọc kĩ yêu cầu đề bài
+ Cả lớp đọc thầm yêu cầu đề bài
+ Nêu tên các bài tập đọc theo yêu cầu
+ Đọc đề bài 
+ Đọc thầm câu chuyện 
+ Trao đổi theo cặp hoàn thành các nội dung bài tập .
+ HS lần lượt trình bày , lớp
3/Hoạt động nối tiếp 2’ø: Nhận xét tiết học. Nhắc những em chưa kiểm tra đọc về nhà luyện đọc tiết sau tiếp tục kiểm tra. Coi lại bài chuẩn bị tiết sau ôn tập tốt hơn
Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2011
TOÁN
Tiết 86 : Diện tích hình tam giác
I. Mục tiêu :- HS nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác 
 - Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác.. .
II.Đồ dùng dạy - học: HS chuẩn bị hai hình tam giác nhỏ bằng nhau (bằng giấy cỡ nhỏ); kéo để cắt hình. GV : chuẩn bị hai hình tam giác bằng nhau (Bằng bìa, cỡ to để có thể đính lên bảng)
III.Hoạt động : 
Bài cũ : 3HS lên bảng làm bài 
 Tìm tỉ số% của 15 và 40 ; Tìm 35% của 42 ; tìm 25% của nó = 100
 + Cả lớp làm bài vào vở nháp; nhận xét chữa bài 
2.Bài mới : 
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
12’
Giới thiệu tiết học
Hoạt động 1 : Diện tích hình tam giác
1. Cắt hình tam giác:
GV hướng dẫn HS: 
- Lấy một trong 2 hình tam giác bằng nhau.
- Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó .
- Cắt theo đường cao, được hai mảnh tam giác ghi là 1 và 2.
2. Ghép thành hình chữ nhật :
- Ghép hai mảnh 1 và 2 vào tam giác còn lại để thành một hình chữ nhật ABCD
- Vẽ đường cao EH
3. So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vửa ghép:
Hướng dẫn HS so sánh:
- Hình chữ nhật ABCD có chiều dài DC bằng độ dài dáy DC của hình tam giác EDC.
- Hình chữ nhật ABCD có chiều rộng AD bằng chiều cao EH của hình tam giác EDC.
- Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình tam giác EDC.
4. Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác:
HS nhận xét:
- Diện tích hình chữ nhật ABCD là 
- Vậy diện tích hình tam giác EDC là 
- Nêu quy tắc và ghi công thức như trong sách giáo khoa:
 hoặc S = a x h : 2
(S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao)
+ HS thực hành cắt hình tam giác theo nhóm 2 .
A E B
D H C
+ Các nhóm thực hành ghép 2 hình tam giác thành 1 hình chữ nhật .
+ Các nhóm tiếp tục trao đổi và so sánh chiều dài , chiều rộng với đáy và chiều cao HTG; so sánh diện tích của HCN và HTG ..
+ Đại diện nhóm trình bày , các nhóm khác nhận xét 
+ HS nhận xét và rút ra quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác .
+ 2-3 HS nhắc lại quy tắc và công thức
21’
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS áp dụng quy tắc tình diện tích hình tam giác.
a. 8 x 5 :2 = 24 (cm2) 
b. 2,3 x 1,2 :2 =1,38 (dm2) 
+ Một HS đọc to yêu cầu đề bài 
+ Cả lớp đọc thầm 
+ Làm bài vào vở .2 HS lên bảng làm , lớp nhận xét sửa bài .
3/Hoạt động nối tiếp 2’ø: GV nhận xét tiết học. Nhắc HS chuẩn bị tiết học sau “Luyện tập”
Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2011
LỊCH SỬ
Tiết 18 : Kiểm tra định kì cuối học kì 1
(Kiểm tra theo đề chung )
*********************************
Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2011
Kể chuyện 
Tiết 18 : Ôn tập (Tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc 
 -Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm “Vì hạnh phúc con người”.
 - Biết thể hiện cảm nhận về cái hay của những câu thơ được học .
II.Đồ dùng dạy - học:Phiếu viết tên từng bài tập đọc Kt . Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê để làm bài tập 2
III.Hoạt động : 
Bài cũ : - Kiểm tra TĐ một số HS .
 2. Bài mới : 
a) Giới thiệu : Giới thiệu tiết học
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
17’
14’
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc 
- HS tiếp tục lên bốc thăm chọn bài, sau đó đựơc xem lại bài khoảng 1-2 phút
-Lên đọc trong SGK ( theo chỉ định trong phiếu)
- HS trả lời một câu hỏivề đoạn vừa đọc
- Kiểm tra 1/5 số HS trong lớp.
+ Nhận xét động viên nhắc nhở những HS chưa đạt yêu cầu về nhà tự ôn tập; tiết sau kiểm tra lại
Hoạt động 2: Làm các bài tập
Bài 2:+ Phát phiếu học tập cho HS
+ Treo bảng phụ lên bảng( kẻ sẵn mẫu như phiếu học tập )
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả .
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng :
Chủ điểm : Vì hạnh phúc con người
Bài 3 : Cho HS đọc yêu cầu bài tập .
- GV giao việc : Đọc lại hai bài thơ “Hạt gạo làng ta” và bài “Về ngôi nhà đang xây”. Chọn những câu thơ trong hai bài em thích. Trình bày những cái hay của những câu thơ em đã chọn 
- Cho HS làm bài .
- Cho HS trình bày kết quả .
-GV nhận xét chốt lại và khen những HS lí giải hay , có sức thuyết phục .
+ Theo dõi hướng dẫn kiểm tra 
+ Lần lượt từng HS lên bốc thăm rồi về chỗ chuẩn bị
+ Tiến hành lên thi
+ Đọc kĩ yêu cầu đề bài
+ Cả lớp đọc thầm yêu cầu đề bài
+ Nêu tên các bài tập đọc theo yêu cầu
+ 1 HS đọc to , lớp lắng nghe .
+ HS đọc thầm lại hai bài thơ và làm bài .
+ Một số hS phát biểu về những câu thơ mình chọn và chỉ ra được những cái hay của câu thơ đó .
3/Hoạt động nối tiếp 2’ø: Nhận xét tiết học .Gv nhắc những HS chưa kiểm tra về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau kiểm tra 
Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2011
Chính tả:
Tiết 18: Ôn tập -Tiết 3
I.Mục tiêu -Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc 
 - Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường .
 - Hỗ trợ cho HS dân tộc trong việc tìm ra các từ nói về môi trường .
 - Tăng cường lòng yêu thiên nhiên, yêu thích cảnh vật xung quanh và biết bảo vệ môi trường .
II. Đồ dùng dạy- học:. Phiếu viết tên từng bài tập đọc ( như tiết 1) . Một vài tờ giấy khổ lớn , bút dạ để HS các nhóm lập bảng tổng kết vốn từ về MT
III. Hoạt động : 
KTBài cũ : Kiểm tra tập đọc ( khoảng 1/5 lớp)
Bài mới : 
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
15’
10’
Hoạt động 1 : Kiểm tra TĐ
- Mỗi HS tiếp tục lên bốc thăm chọn bài, sau đó đựơc xem lại bài khoảng 1-2 phút
-Lên đọc trong SGK ( theo chỉ định trong phiếu)
- HS trả lời một câu hỏivề đoạn vừa đọc
+ GV sắp xếp cho HS vừa bốc thăm vừa thi cho khoa học và không mất nhiều thời gian
- Kiểm tra 1/5 số HS trong lớp.
+ Nhận xét động viên nhắc nhở những HS chưa đạt yêu cầu về nhà tự ôn tập; tiết sau kiểm tra lại
Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập 2
Bài 2:+ Phát phiếu học tập cho HS.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả .
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng 
+ Theo dõi hướng dẫn kiểm tra 
+ Lần lượt từng HS lên bốc thăm rồi về chỗ chuẩn bị
+ Tiến hành lên KT
+ Các nhóm nhận phiếu .
+ Các nhóm trao đổi tìm và viết các từ nói về MT .
+ Đại diện nhóm lên trình bày . + Lớp nhận xét , bổ sung 
3/Hoạt động nối tiếp 2’ø: Gvnhận xét tiết học. Nhắc HS về tiếp tục luyện đọc các bài TĐ , HTL đoạn văn , bài thơ đã học 
 Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2011
TOÁN
Tiết 87 : Luyện tập
I. Mục tiêu : - HS: Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác.
 - Giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài hai cạnh góc vuông của hình tam giác vuông.)
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình tam giác như SGK
III.Hoạt động : 
1.Bài cũ : 2HS lên bảng làm theo yêu cầu của các bài tập :
Tính S tam giác có:a) a= 3,6 m, h= 1,8 ...  bày .
- Cả lớp trao đổi nhận xét .
- GV tuyên dương những HS đã chuẩn bị tốt phần sưu tầm 
+ Đại diện nhóm bốc thămcâu hỏi.
+ Các nhóm thảo luận theo câu hỏi .
+ Đại diện nhóm trình bày , các nhóm khác nhận xét 
+ HS lắng nghe các tình huống, suy nghĩ và bày tỏ ý kiến bằng thẻ theo quy ước...
+ Một số HS trình bày lý do chọn lựa.Lớp nhận xét .
+ Học sinh trình bày, lớp theo dõi, nhận xét
3/Hoạt động nối tiếp: - Cho HS đọc lại phần ghi nhớ SGK. GV nhận xét tiết học. HS học bài , chuẩn bị bài “Em yêu quê hương”
*******************************
Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2011
Tập làm văn:
Tiết 36 : Kiểm tra học kì 1( tiết 7 ) 
( Kiểm tra theo đề chung)
Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2011
TOÁN
Tiết 90 : Hình thang
I.Mục ti - Hình thành được biểu tượng về hình thang .
 - Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang , phân biệt được hình thang với một số hình đã học .
 - Biết vẽ hình để rèn kĩ năng nhận dạng hình thang và một số đặc điểm của hình thang 
II.Đồ dùng dạy - học: - Giấy kẻ ô vuông 1cm x 1cm; thước kẻ , ê ke; kéo cắt 
III.Hoạt động : 
1.Bài cũ : Nhận xét sửa bài kiểm tra định kì .
 2.Bài mới : Gới thiệu tiết học
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
12’
23’
Hoạt động 1 :
+GV cho HS quan sát hình vẽ “cái thang” trong sgk 
- Hãy mô tả cấu tạo của cái thang 
=>Trong hình học có một hình có hình dáng giống những bậc thang gọi là hình thang .
-GV HS quan sát hình vẽ 
(?) Hình thang có mấy cạnh ? 
(?) Hình thang có hai cạnh nào song song với nhau ? 
(?) 2 cạnh đối diện không song song gọi là cạnh gì? 
=>GV kết luận : Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song. Hai cạnh song song gọi là hai đáy ( đáy lớn DC , đáy bé AB ); hai cạnh kia gọi là hai cạnh bên. ( BC và AD )
- GV yêu cầu HS quan sát hình thang ABCD trong sgk (ở dưới ) và GV giới thiệu đường cao AH và chiều cao của hình thang ( độ dài AH ) .
- GV gọi HS nhận xét về đường cao AH , 
- GV kết luận về đặc điểm của hình thang .
- Gọi vài HS lên bảng chỉ vào hình thang ABCD và nhắc lại đặc điểm của hình thang .
Hoạt động 2 : Luyện tập thực hành
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi 
+ Lớp theo dõi nhận xét bổ sung 
+ HS theo dõi , nhắc lại 
+ HS tiếp tục quan sát hình vẽ 
-HS quan sát mô hình trả lời yêu cầu GV
+ HS quan sát hình thang .
+ Thảo luận nhóm bàn tìm ra chiều cao , quan hệ giữa đường cao và hai đáy .
-4 cạnh 
-AB và DC Hình thang có hai cạnh đối diện song song với nhau .
-Gọi là cạnh bên
+ 2 HS lên bảng chỉ vào hình thang và trình bày đặc điểm của hình thang .
quan hệ giữa đường cao AH và hai đáy. ( đường cao AH. Độ dài AH là chiều cao; đường cao vuông góc với cạnh đáy )
Bài 1 : GV yêu cầu HS tự làm bài rồi đổi vở cho nhau để kiểm tra kết quả. 
-GV nhận xét chốt lại kết quả đúng
- Hình 1; hình 2; hình 4; hình 5; hình 6 là hình thang vì có 4 cặp cạnh và một cặp cạnh đối diện song song với nhau .
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài .
- Yêu cầu HS quan sát hình thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận .
+GV nhận xét chốt lại kết quả đúng :
- Hình 1 là hình chữ nhật .
- Hình 2 là hình bình hành .
- Hình 3 là hình thang .
+GV nhấn mạnh : Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song 
Bài 4 : Cho HS đọc đề bài .
- Cho HS tự làm bài. Gọi HS lên bảng chữa bài .
+GV giới thiệu : Hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai cạnh đáy gọi là hình thang vuông .
Yêu cầu HS nhắc lại .
+ HS nêu yêu cầu đề bài 
+ Cả lớp tự làm bài vào vở 
+ Nhận xét chữa bài 
+ Đổi vở kiểm tra kết quả
+ HS đọc kĩ đề bài
+ Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi ..
+ Một số HS trình bày .
+ Nhận xét chữa bài 
+ HS đọc đề 
+ 1 HS lên bảng làm , lớp tự làm vào vở .
+ Nhận xét sửa bài trên bảng
3/Hoạt động nối tiếp: -Nhận xét tuyên dương những HS có nhiều cố gắn
Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2011
KHOA HỌC
Tiết 36 : HỖN HỢP
I.Mục tiêu Sau bài học , HS biết :- Cách tạo ra một hỗn hợp .
 - Kể tên một số hỗn hợp .
 - Nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp .
II.Đồ dùng dạy - học: - Hình trang 75 SGK
+ Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột; chén nhỏ, thìa nhỏ. Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hòa tan trong nước ( cát trắng , nước ); phễu, giấy lọc, bông thấm nước. Hỗn hợp chứa chất lỏng không hòa tan vào nhau ( dầu ăn, nước ); cốc đựng nước; thìa 
+ Gạo có lẫn sạn; rá vo gạo; chậu nước .
III.Hoạt động : 
1.Bài cũ: 2 HS trả lời yêu cầu sau:-Các chất tồn tại ở những thể nào. Nêu ví dụ ? 
 -Chất lỏng có đặc điểm gì ? .
2.Bài mới : 
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
1’
12’
8’
9’
Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Thực hành : “Tạo một hỗn hợp gia vị”
-Gv giao việc cho các nhóm :
Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh , mì chính và hạt tiêu bột. Thảo luận các câu hỏi :
(?)Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào ?
(?)Hỗn hợp là gì ? 
(?)Theo bạn , không khí là một chất hay một hỗn hợp ?
(?) Kể tên một số hỗn hợp khác mà bạn biết ?
+GV cho HS làm việc cả lớp :
- Đại diện mỗi nhóm có thể nêu công thức trộn gia vị và mời các nhóm khác nếm thử gia vị của nhóm mình. Các nhóm nhận xét và so sánh xem nhóm nào tạo ra được một hỗn hợp gia vị ngon 
Hoạt động 2: Trò chơi “ Tách các chất ra khỏi hỗn hợp 
-GV tổ chức và hướng dẫn :
- GV đọc câu hỏi ứng với mỗi hình. Các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. Sau đó nhóm nào báo hiệu trước được trả lời trước. Nhóm nào trả lời nhanh và đúng là thắng cuộc 
-Tổ chức cho HS chơi .
-GV nhận xét chốt lại kết quả đúng :
- Hình 1 : Làm trắng 
- Hình 2 : Sảy 
- Hình 3 : Lọc 
Hoạt động 3 : Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp 
-GV giao việc cho các nhóm: Thực hiện theo các bước như yêu cầu thực hành trang 75 SGK, ghi lại kết quả thực hành theo mẫu :
Bài 1 : Thực hành : Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng :
- Chuẩn bị:
+Các bài còn lại làm tương tự bài 1 
-Gọi đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thực hành .
GV nhận xét và chốt kết quả đúng :
Bài 1 : Thực hành : Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng :
- Chuẩn bị : Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hòa tan trong nước ( cát trắng , nước ); phễu , giấy lọc , bông thấm nước 
- Cách tiến hành : Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hòa tan trong nước qua phễu lọc .
- Kết quả : Các chất rắn không hòa tan được giữ lại ở giấy lọc , nước chảy qua phễu xuống chai .
+Các bài còn lại cách làm tương tự 
+GV cho HS đọc lại mục bạn cần biết trong SGK 
+ Nhóm bàn tạo ra hỗn hợp và thảo luận câu hỏi 
Công thức pha do từng nhóm quyết 
+ Đại diện nhóm trình bày 
=> Muốn tạo ra hỗn hợp , ít nhất phải có hai chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn với nhau .
- Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp. Trong hỗn hợp mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó .
- Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như : gạo lẫn trấu; cám lẫn gạo; đường lẫn cát; muối lẫn cát..
+ Lớp nhận xét 
+ HS nhắc lại .
+ Từng nhóm 4 em tham gia chơi 
+ Các nhóm phát tín hiệu giành quyền trả lời , lớp nhận xét 
+ Nhóm bàn thực hành 
+ Đại diện các nhóm trình bày , các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
+ HS theo dõi .
+ 2-3 em đọc bài SGK 
 3/Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học; tuyên dương những nhóm có nhiều thành tích.. Về nhà tiếp tục thực hành và chuẩn bị bài sau “Dung dịch”
Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2011
Luyện từ và câu:
Tiết 36 : Kiểm tra định kì cuối kì (tiết 8 ) 
( Kiểm tra theo đề chung)
Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2011 
SINH HOẠT TẬP THỂ TỔNG KẾT TUẦN 18
I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 18; biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế đó.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần qua:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hđbt
30’
a/Gv cho-Lớp trưởng điều khiển lớp báo cáo
b GV phổ biến :Kế hoạch tuần 18:
 * Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều.
- Tích cực tham gia các buổi ôn tập, phụ đạo.
 * Học tập:
- Tiếp tục thi đua học tập chào mừng ngày thành lập QDDND VN 22-12
- Thi HKI đầy đủ, nghiêm túc theo quy định và theo lich thi của trường.
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu.
- Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.
 * Vệ sinh:- Thực hiện VS trong và ngoài lớp
 * Hoạt động khác:
- Nhắc nhở HS tham gia Kế hoạch nhỏ, heo đất và tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
-Lớp trưởng điều khiển lớp báo cáo
* Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì SS lớp tốt.
- Có tiến bộ trong vấn đề nói chuyện riêng trong giờ học .
 * Học tập:
- Thi đua hoa điểm 10 chào mừng ngày thành lập QĐND VN : khá tốt.
- HS yếu tiến bộ chậm, chưa tích cực đi học phụ đạo. 
- Duy trì bồi dưỡng HS giỏi phụ đạo HS yếu 1 buổi / tuần.
 * Văn thể mĩ:
- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc.
- Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ.
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
- Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt.
- Các tổ báo cáo tình hình của tổ
-HS nhận xét bổ sung
-HS lắng nghe và thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 18(2).doc