Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 19

Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 19

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 – không cần giải thích lý do - trong SGK).

- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê). HS khá giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật (câu hỏi 4).

- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh: biết trăn trở vì nước vì dân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- GV: Tranh minh họa trong SGK; bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

- HS: SGK.

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 	 TẬP ĐỌC
Tiết 37 NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
 Ngày soạn: 26/12/2011 - Ngày dạy: 02/01/2012
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 – không cần giải thích lý do - trong SGK).
- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê). HS khá giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật (câu hỏi 4).
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh: biết trăn trở vì nước vì dân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Tranh minh họa trong SGK; bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Thông báo kết quả kiểm tra cuối học kì I.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
3.- Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV cho HS xem tranh minh họa dẫn lời vào bài học.
 b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
8 phút
7 phút
7 phút
HĐ 1: Luyện đọc
MT: HS phát âm chính xác và hiểu từ ngữ mới.
Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS khá giỏi đọc cả bài.
- Gợi ý cho HS chia đoạn, yêu cầu đọc nối tiếp.
- Uốn nắn cách phát âm cho HS, giải thích từ mới.
- Nhận xét chung và đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ 2: Tìm hiểu bài.
MT: Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 – không cần giải thích lý do - trong SGK).
Cách tiến hành:	
- Gọi HS đọc các câu hỏi trong SGK.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm.
MT: Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê). 
Cách tiến hành:
- Treo bảng phụ, gọi HS khá, giỏi đọc.
- Hướng dẫn HS cách đọc, đọc mẫu.
- Giúp đỡ HS luyện đọc.
- Theo dõi HS thi đọc.
- Nêu nhận xét.
- 1 HS khá (giỏi) đọc cả bài.
- Chia đoạn, đọc nối tiếp từng đoạn.
- Đọc chú giải SGK; đọc theo cặp.
- 1 HS đọc lại cả bài.
- 1 HS đọc các câu hỏi trong SGK.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
- Các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- HS khá (giỏi) đọc đoạn văn.
- Lắng nghe, ghi nhận cách đọc GV.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Thi đọc.
- Cả lớp nhận xét, góp ý.
4.- Củng cố: (5phút)
- Hỏi HS về ý nghĩa, nội dung bài tập đọc. (Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành).
- GD thái độ: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh: biết trăn trở vì nước vì dân.IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Rút kinh nghiệm.
TUẦN 19 	 CHÍNH TẢ
Tiết 19 Nghe - viết: NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC
 Ngày soạn: 28/12/2011 - Ngày dạy: 04/01/2012
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được BT2b, BT3b.
- Noi gương tinh thần yêu nước và khảng khái của Nguyễn Trung Trực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK. 
- HS: SGK; Giấy A3, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Thông báo kết quả kiểm tra cuối học kì I.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
3.- Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
 b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4 phút
12 phút
6 phút
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết.
Mục tiêu: HS biết nghe cách phát âm, hiểu được nội dung bài viết.
Cách tiến hành:
- Nêu mục tiêu của hoạt động.
- Đọc mẫu bài viết, gọi 1 HS đọc lại.
- Đặt câu hỏi về nội dung bài viết.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
Hoạt động 2: Luyện viết.
Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập.
- Ghi bảng từ khó viết do HS nêu.
- Đọc mẫu từ khó và hướng dẫn HS cách viết.
- Nhắc nhở HS cách trình bày đoạn thơ.
- Đọc câu ngắn, cụm từ cho HS viết vào vở.
- Đọc lại toàn bộ bài viết.
- Chấm chữa bài viết của 7 HS.
- Nêu nhận xét kết quả nghe viết của HS.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu: Làm được BT2b, 3b.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và hoàn thiện BT.
- 1 HS khá (giỏi) đọc cả bài viết.
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Cả lớp nhận xét, góp ý.
- Thảo luận nhóm tìm từ khó viết.
- Đại diện nhóm lần lượt nêu từ khó viết.
- Lắng nghe, tập viết từ khó vào bảng con.
- Xem cách trình bày đoạn thơ trong SGK.
- Nghe - viết bài vào vở.
- Rà soát lại bài đã viết cho hoàn chỉnh.
- 7 HS nộp bài cho GV chấm, số HS còn lại đổi vở chữa lỗi cho nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Làm việc nhóm, trên giấy A3 bằng bút dạ.
- Đại diện nhóm đính bài lên bảng, trình bày.
- Các nhóm còn lại nhận xét, góp ý.
4.- Củng cố: (5phút)
- GV đọc cho HS thi đua tìm vần trong các câu thơ.
- GD thái độ: Noi gương tinh thần yêu nước và khảng khái của Nguyễn Trung Trực.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Rút kinh nghiệm.
TUẦN 19 	 KỂ CHUYỆN
Tiết 19 CHIẾC ĐỒNG HỒ
 Ngày soạn: 26/12/2011 - Ngày dạy: 02/01/2012
I. MỤC TIÊU:
- Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh họa trong SGK; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện.
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- TGHCM (Toàn phần): Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm giáo dục mọi người để tương lai đất nước tốt đẹp hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- 2 HS lần lượt kể lại câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia tiết 17.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
3.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
7 phút
15 phút
Hoạt động 1: GV kể chuyện.
Mục tiêu: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS hiểu và nắm được toàn bộ câu chuyện.
Cách tiến hành:
- Nêu mục tiêu của hoạt động.
- Kể chuyện lần 1, kết hợp viết lên bảng tên các nhân vật, mốc thời gian trong truyện.
- Treo các tranh minh họa, kể chuyện lần 2 theo tranh.
- Giải thích một số từ ngữ mới trong truyện.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Mục tiêu: Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh họa trong SGK; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện. Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động; gọi 1 HS đọc các yêu cầu trong SGK.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và đánh giá.
- Lắng nghe, ghi nhận các nhân vật và mốc thời gian.
- Lắng nghe, quan sát tranh minh họa nắm bắt tình tiết câu chuyện.
- Ghi nhận nghĩa của từ ngữ mới..
- 1 HS đọc các yêu cầu trong SGK.
- Kể chuyện theo nhóm.
- Đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp.
- Các nhóm khác góp ý, bổ sung và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
4.- Củng cố: (5phút)
- Cho HS bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất; bạn đặt câu hỏi thú vị nhất.
- GD thái độ: Có tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Rút kinh nghiệm.
TUẦN 19 	 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 37 CÂU GHÉP
 Ngày soạn: 27/12/2011 - Ngày dạy: 03/01/2012
I. MỤC TIÊU:
- Nắm sơ lược khái niệm câu ghép do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn nà thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được câu ghép, xác định được các vế câu trong câu ghép (BT1, mục III); thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép (BT3). HS khá, giỏi thực hiện được yêu cầu của BT2.
- Có ý thức sử dụng câu ghép phù hợp khi nói, khi viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK; giấy A3, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
 2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
 - GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
 3.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
6 phút
6 phút
10 phút
HĐ 1: Phần nhận xét.
MT: Nắm sơ lược khái niệm câu ghép do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn nà thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác. 
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu, gọi 1 HS đọc yêu cầu BT1.
- Giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
HĐ 2: Phần ghi nhớ.
MT: (ND ghi nhớ).
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Cho HS thi đua đọc thuộc lòng tại lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc thuộc.
HĐ 3: Phần luyện tập.
MT: Nhận biết được câu ghép, xác định được các vế câu trong câu ghép (BT1, mục III); thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép (BT3). HS khá, giỏi thực hiện được yêu cầu của BT2.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu, gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu BT1.
- Làm việc cá nhân.
- Lần lượt phát biểu ý kiến.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
- Lần lượt đọc phần ghi nhớ.
- Thi đua đọc thuộc lòng phần ghi nhớ.
- Cả lớp cổ vũ, động viên.
- 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Làm việc cá nhân.
- Lần lượt phát biểu ý kiến
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
4.- Củng cố: (5phút)
- GV đọc cho HS thi đua đọc thuộc lòng phần ghi nhớ.
- GD thái độ: Có ý thức sử dụng câu ghép phù hợp khi nói, khi viết.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Rút kinh nghiệm.
TUẦN 19 	 TẬP ĐỌC
Tiết 38 NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (tiếp theo)
 Ngày soạn: 29/12/2011 - Ngày dạy: 05/01/2011
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu nội dung ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 – không yêu cầu giải thích lí do - trong SGK).
- Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời nhân vật, lời tác giả. HS khá giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật (câu hỏi 4).
- TGHCM (Liên hệ): Giáo dục tinh thần yêu nước, dũng cảm tìm đường cứu nước của Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Tranh min ... 1 lon sữa bò; 1 cây nến; 1 cái thìa cán dài; giấy A3, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) 
- Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- 3 HS lần lượt nhắc lại nội dung cần nhớ, tiết trước.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
3.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
12 phút
10 phút
Hoạt động 1:Thí nghiệm.
Mục tiêu: Biết thế nào là sự biến đổi hóa học.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Kết luận: Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác gọi là sự biến đổi hóa học.
Hoạt động 2: Trò chơi “Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hóa học”.
Mục tiêu: Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học do tác dụng của nhiệt.
Cách tiến hành:
- Nêu mục tiêu của hoạt động.
- Giúp HS nắm rõ yêu cầu BT, phổ biến luật chơi, giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Kết luận: Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
- 1 HS nhắc lại mục tiêu của hoạt động.
- Làm việc theo nhóm, sử dụng đồ dùng đã chuẩn bị để thực hành, ghi kết quả trên giấy A3 bằng bút dạ.
- Đại diện nhóm đính kết quả lên bảng rồi trình bày.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
- 1 HS nhắc lại mục tiêu của hoạt động.
- Làm việc theo nhóm, thực hiện trò chơi như giới thiệu ở SGK.
- Đại diện nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình với nhóm khác.
- Các nhóm khác góp ý, bổ sung.
4.- Củng cố: (5phút)
- Cho HS thi đua đọc thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ.
- GD thái độ: Có kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng ứng phó với tình huống không mong muốn xảy ra.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Rút kinh nghiệm.
TUẦN 19 	 LỊCH SỬ
Tiết 19 CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
 Ngày soạn: 26/12/2011 - Ngày dạy: 02/01/2012
I. MỤC TIÊU:
- Tường thuật sơ lược được chiến dịch Điện Biên Phủ; biết ngày 7-5-1954 chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
- Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.
	- Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) 
- Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Thông báo kết quả kiểm tra cuối học kì I.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
3.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
12 phút
10 phút
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
Mục tiêu: Tường thuật sơ lược được chiến dịch Điện Biên Phủ; biết ngày 7-5-1954 chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
Cách tiến hành: 
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Kết luận: Ngày 7-5-1954, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.	
Mục tiêu: Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.
Cách tiến hành: 
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Kết luận: Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- 1 HS nhắc lại mục tiêu của hoạt động.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- 1 HS nhắc lại mục tiêu của hoạt động.
- Làm việc cả lớp.
- Lần lượt phát biểu ý kiến.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
4.- Củng cố: (5phút)
- Cho HS thi đua kể về một anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
- GD thái độ: Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Rút kinh nghiệm.
TUẦN 19 	 ĐỊA LÍ
Tiết 19 CHÂU Á
 Ngày soạn: 29/12/2011 - Ngày dạy: 05/01/2012
I. MỤC TIÊU:
- Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới. Nêu được vị trí, giới hạn; một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Á.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Á; đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Á trên bản đồ.
- Góp phần giữ gìn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ cảnh sắc thiên nhiên của châu Á.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK; quả địa cầu; bản đồ Tự nhiên châu Á.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) 
- Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Thông báo kết quả kiểm tra cuối học kì I.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
3.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
13 phút
10 phút
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
Mục tiêu: Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới. Nêu được vị trí, giới hạn; một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Á.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Kết luận: Châu Á nắm ở bán cầu Bắc, 3 mặt giáp đại dương, có diện tích lớn nhất trong các châu lục, có đủ các đới khí hậu.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
Mục tiêu: Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Á; đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Á trên bản đồ.
Cách tiến hành:
- Nêu mục tiêu của hoạt động.
- Giúp HS nắm rõ yêu cầu, giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Kết luận: Châu Á có nhiều dãy núi, đồng bằng và sông lớn; núi và cao chiếm phần lớn diện tích.
- 1 HS nhắc lại mục tiêu của hoạt động.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- 1 HS nhắc lại mục tiêu của hoạt động.
- Làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm lần lượt trình bày.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
4.- Củng cố: (5phút)
- Cho HS thi đua đọa thuộc lòng tóm tắt bài học; HS khá giỏi nêu tên các châu lục và các đại dương giáp với châu Á.
- GD thái độ: Góp phần giữ gìn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ cảnh sắc thiên nhiên của châu Á.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Rút kinh nghiệm.
TUẦN 19 	 ĐẠO ĐỨC
Tiết 19 EM YÊU QUÊ HƯƠNG (tiết 1) 
 Ngày soạn: 26/12/2011 - Ngày dạy: 02/01/2012
I. MỤC TIÊU:
- Biết được vì sao phải yêu quê hương và tham gia hóp phần xây dựng quê hương.
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương; có kỹ năng xác định giá trị, tư duy phê phán, tìm kiếm và xử lí thông tin, trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình.
- BVMT(Liên hệ): Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường là thể hiện tình yêu quê hương. TGHCM (Bộ phận): Giáo dục cho HS lòng yêu quê hương, đất nước theo tấm gương Bác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) - Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- HS lần lượt nhắc lại kiến thức về hợp tác với người xung quanh tiết trước.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
3.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
12 phút
10 phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện “Cây đa làng em”.
Mục tiêu: Biết được vì sao phải yêu quê hương và tham gia hóp phần xây dựng quê hương.
Cách tiến hành:
- Nêu mục tiêu của hoạt động; gọi 1 HS đọc truyện.
- Giúp HS nắm rõ yêu cầu câu hỏi, giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Kết luận: Mọi người cần phải yêu quê hương của mình.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ.
Mục tiêu: Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương; có xác định giá trị, tư duy phê phán, tìm kiếm và xử lí thông tin, trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình.
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
- 1 HS đọc truyện trong SGK.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lần lượt phát biểu ý kiến.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
- Đọc ghi nhớ SGK.
- 1 HS nhắc lại mục tiêu của hoạt động.
- Làm việc cá nhân.
- Lần lượt phát biểu ý kiến.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
4.- Củng cố: (5phút)
- Cho HS thi đua thực hiện yêu cầu BT1.
- GD thái độ: BVMT(Liên hệ): Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường là thể hiện tình yêu quê hương. TGHCM (Bộ phận): Giáo dục cho HS lòng yêu quê hương, đất nước theo tấm gương Bác.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Rút kinh nghiệm.
TUẦN 19 	 KĨ THUẬT
Tiết 19 NUÔI DƯỠNG GÀ
 Ngày soạn: 30/12/2011 - Ngày dạy: 06/01/2012
I. MỤC TIÊU:
- Biết mục đích của việc nuôi gà. Biết cách cho gà ăn, cho gà uống.
- Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn, cho gà uống ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
	- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: SGK.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.- Khởi động: (1 phút) 
- Kiểm tra sĩ số - Hát vui.
2.- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- HS lần lượt trình bày kiến thức về một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà ở nước ta, tiết trước.
- GV nêu nhận xét kết quả kiểm tra.
3.- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: (1 phút) GV nêu mục tiêu bài học.
b) Các hoạt động:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
12 phút
10 phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
Mục tiêu: Biết mục đích của việc nuôi gà. Biết cách cho gà ăn, cho gà uống.
Cách tiến hành:
- Nêu mục tiêu của hoạt động.
- Giúp HS nắm rõ yêu cầu BT, giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Kết luận: Nuôi dưỡng gà nhằm cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
Mục tiêu: Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn, cho gà uống ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu của hoạt động.
- Giao nhiệm vụ học tập.
- Theo dõi HS trình bày.
- Nêu nhận xét và chốt lại các ý đúng.
- 1 HS nhắc lại yêu cầu của hoạt động.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
- 1 HS nhắc lại mục tiêu của hoạt động.
- Làm việc cả lớp.
- Lần lượt phát biểu ý kiến.
- Cả lớp góp ý, bổ sung.
4.- Củng cố: (5phút)
- Cho HS thi đua nêu lại cách cho gà ăn, cho gà uống.
- GD thái độ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- Rút kinh nghiệm.
....

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 19.doc