Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 2

Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 2

A/ Mục tiêu:

- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê

- Hiểu các từ ngữ trong bài : văn hiến, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích.

- Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời.

- Giáo dục HS phát huy truyền thống hiếu học của ông cha.

* HS yếu, TB chỉ yêu cầu đọc đúng.

B / Đồ dùng Dạy - Học:

 -Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.

 - Bảng phụ ghi 1 đoạn của bảng thống kê để HD luyện đọc .

C / Các hoạt động Dạy - Học:

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 31/08/2011 
Tâp đọc( 3)
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
A/ Mục tiêu: 
- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê
- Hiểu các từ ngữ trong bài : văn hiến, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích.
- Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời.
- Giáo dục HS phát huy truyền thống hiếu học của ông cha.
* HS yếu, TB chỉ yêu cầu đọc đúng.
B / Đồ dùng Dạy - Học:
 -Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.
 - Bảng phụ ghi 1 đoạn của bảng thống kê để HD luyện đọc .
C / Các hoạt động Dạy - Học: 
Hoạt động của giáo viên 
TL
Hoạt động của học sinh 
I. Bài cũ:- Kiểm tra 4 HS, nhận xét- ghi điểm
- Kiểm tra VBT
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: 
- GV đọc mẫu toàn bài .
- HD giọng đọc: Rõ ràng, rành mạch, thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào
- Chia đoạn: 3 đoạn: 
+Đoạn 1: Từ đầu đến "cụ thể như sau"
+Đoạn 2: Bảng thống kê 
+Đoạn 3: Phần còn lại.
- Theo dõi HS đọc, sửa lỗi phát âm.
- Giúp HS hiểu nghĩa từ khó: (phần chú giải)
Lưu ý: Giới thiệu cho HS 3 ND tham khảo ở SGV.
 b. Tìm hiểu bài: 
- Chốt ý trả lời đúng các câu hỏi:
Câu 1: Khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi Tiến sĩ, các triều vua VN đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ
Câu 2: Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất: triều Lê- 104 khoa thi
Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất: triều Lê- 1780 tiến sĩ
Câu 3: Người VN coi trọng việc học tập; nước ta có nền văn hiến lâu đời; dân tộc ta rất đáng tự hào...
c. Luyện đọc lại:
- Nêu yêu cầu đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê 
- Đính bảng đoạn luyện đọc ,lưu ý HS đọc nhấn giọng, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi phù hợp
- Đọc mẫu đoạn 2. 
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học; yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc. Chuẩn bị trước bài: Sắc màu em yêu.
5’
1’
15’
12’
15’
2’
- HS Đọc bài và trả lời câu hỏi 1- 3 Sgk/11
- Ghi đề bài
- Quan sát ảnh Văn Miếu- Quốc Tử Giám
- HS đọc nối tiếp theo đoạn (3 lượt)
- HS yếu, Tb đọc đúng : ngạc nhiên, tiến sĩ, hàng muỗm,...
- Luyện đọc theo cặp
- 2 HS đọc cả bài
-HS đọc lướt đoạn 1, trả lời câu hỏi 1-Sgk. 
-HS đọc thầm số liệu trong bảng, trả lời câu hỏi 2 -Sgk.
-HS đọc lướt toàn bài, trả lời câu hỏi 3-Sgk -HS giỏi nêu và lớp ghi vào vở nội dung chính của bài.
- HS nhẩm luyện đọc đoạn thư ghi trên bảng phụ.
- HS luyện đọc nối tiếp đoạn .
- Thi đọc trước lớp
- Theo dõi phần nhận xét, dặn dò.
Toán( 6)
LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số.
- Biết chuyển một số phân số thành phân số thập phân .
- HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực hành làm các bài tập 1,2,3.
B/ Đồ dùng Dạy - Học:
- Bảng phụ vẽ tia số
C / Các hoạt động Dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm em biết về phân số thập phân, cho vd
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Tổ chức cho HS làm bài, chữa bài: 
 Bài 1: . Đính bảng phụ, HD làm bài, đánh giá bài làm của HS
Bài 2: . Gợi ý HS nói cách làm đối với từng phân số
Bài 3: Lưu ý HS viết thành phân số thập phân có mẫu số là 100
Bài 4: Yêu cầu HS giải thích cách làm
Bài 5: Gợi ý HS nêu cách giải 
- Kiểm tra bài làm của HS
4./ Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại những kiến thức vừa ôn tập.
- Xem trước bài : Ôn tập phép cộng, phép trừ hai phân số, làm bài ở VBT.
5’
1’
37’
2’
- 2 HS trả lời
Bài 1: HS làm vào VBT, 1 HS viết trên bảng
- Đọc lại các phân số thập phân vừa viết
Bài 2: Làm bài trên bảng con, đính bài, nhận xét
Kết quả: 
Bài 3:
Kết quả: 
Bài 4: 
HS nêu miệng kết quả so sánh
Bài 5:
Đọc đề, suy nghĩ, giải bài vào vở, 1 HS chữa bài trên bảng
Đáp số: Giỏi toán: 9 HS Giỏi TV: 6 HS
- HS nêu lại 
- Nhận nhiệm vụ
Toán( 7)
ÔN TẬP: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ
A/ Mục tiêu: 
- Biết cộng (trừ) hai phân số có cùng mẫu số, hai phân số không cùng mẫu số 
- - HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực hành làm các bài tập 1,2(a,b),3.
B/ Đồ dùng Dạy- học: 
- VBT, bảng phụ nhóm
- Bảng ghi sẵn cách thực hiện phép cộng và phép trừ hai phân số 
C / Các hoạt động Dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I. Bài cũ: Phân số thập phân
II. Bài mới
1.Giới thiệu bài .Nêu mục tiêu tiết học 
2. Hướng dẫn ôn tập về phép cộng và phép trừ hai phân số 
-Nêu vd 1 và 2-Sgk, yêu cầu HS thực hiện
- Chọn 2 bài đính lên bảng. gợi ý HS nhận xét
- Đính bảng tóm tắt cách thực hiện phép cộng và phép trừ hai phân số 
3/ Thực hành:
- Hướng dẫn làm các bài tập 1; 2; 3;/ Sgk- 10
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài
- Theo dõi và kèm HS chậm
- Tổ chức cho HS nhận xét KQ
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1.
- Theo dõi, chấm chữa bài
Bài 3: 
Lưu ý : Phân số chỉ số bóng cả hộp là 
- Theo dõi kèm HS yêu làm bài
- Tổ chức cho HS chữa bài
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu lại cách thực hiện phép cộng và phép trừ hai phân số 
- Chuẩn bị bài : Ôn tập phép nhân và phép chia hai phân số.
2’
1’
10’
35’
2’
- HS1 :nêu vd về phân số thập phân, chữa bài tập 2/ VBT
- HS2 : Chữa bài tập 3/ VBT
- Nghe giới thiệu, ghi tên bài
- Cả lớp làm vào bảng con, mỗi vd 1 HS đính bài lên bảng.
- Nêu cách thực hiện phép cộng và phép trừ hai phân số 
Bài 1:
Làm bài a, c trên bảng con, đính bảng, nhận xét. Các bài còn lại làm vào vở
- Kết quả: 
Bài 2:
- HS làm bài vào vở, 3 em chữa bài trên bảng, nêu rõ cách thực hiện
- Kết quả: 
- Bài 3: Giải bài vào vở, 1 em trình bày trên bảng
Giải
PS chỉ số bóng màu đỏ và xanh:
(số bóng cả hộp)
 PS chỉ số bóng màu vàng:
(số bóng cả hộp)
- HS nêu lại KT đã học
Ngày dạy: Thứ tư: 07/09/2011
Tập đọc (T4)
SẮC MÀU EM YÊU
I-Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết 
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh thể hiện tình yêu của bạn với quê hương, đất nước
3. Thuộc lòng một số khổ thơ
II-Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ sự vật và con người nói đến trong bài 
- Bảng phụ để ghi những câu cần luyện đọc 
III-Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của giáo viên
TL
 Hoạt động của học sinh
 A. Bài cũ: 
- Gọi 3 HS đọc bài “ Nghìn năm văn hiến”
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:: 
 - Giới thiệu nội dung bài, giới thiệu tranh ảnh
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a) Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc tốt đọc toàn bài
- Hai, ba tốp HS nối tiếp nhau đọc 8 khổ thơ 
- Đính bảng từ khó đọc- luyện đọc từ khó
- Yêu cầu HS giải nghĩa từ khó: 
b) Tìm hiểu bài: 
 - Tổ chức cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài ở SGK
- Tham khảo SGV / trang 64, gợi ý HS trả lời 
 c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
 _ Đính bảng ghi sẵn cách đọc từng đoạn
- Hướng dẫn HS đọc phù hợp, đọc diễn cảm khổ thơ trên bảng 
- GV đọc mẫu 
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng khổ thơ 
 3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng những khổ thơ yêu thích trong bài 
. Đọc trước vở kịch Lòng dân 
5’
2’
15’
10’
10’
3’
- HS đọc nối tiếp bài và trả lời câu hỏi, nêu nội dung bài – Nhận xét
- Quan sát tranh minh hoạ bài đọc ở SGK; nói về nội dung tranh
- HS luyện đọc theo cặp 
 - Giải nghĩa các từ và đọc chú giải 
- HS cả lớp đọc thành tiếng, đọc thầm từng khổ thơ, cả bài thơ, cùng suy nghĩ, trao đổi, trả lời câu hỏi ở SGK
* Câu hỏi dành cho HS giỏi:
- Vì sao bạn nhỏ yêu thích tất cả các sắc màu đó?
- Bạn thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đối với quê hương, đất nước?
*HS nêu ý nghĩa của bài, ghi vào vở
- HS nối tiếp nhau đọc lại bài văn 
- HS đọc giọng phù hợp với mỗi khổ
- Thi đua đọc diễn cảm khổ thơ, bài; trả lời câu hỏi 
- Nhắc lại ý nghĩa bài
- Liên hệ, giáo dục: Tình yêu quê hương, đất nước 
Kể chuyện (Tiết 2)
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
A/ Mục tiêu : 
1. Rèn kĩ năng nói:
	- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về các anh hùng, danh nhân của đất nước 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện; biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về ý nghĩa chuyện 
2. Rèn kĩ năng nghe:
	- Chăm chú theo dõi bạn kể, biết nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
3. Giáo dục HS tính gan dạ, dũng cảm
B/ Đồ dùng dạy - học: 
	- Bảng phụ ghi sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
C/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ: Lí Tự Trọng
- Kiểm tra 2 HS
 B. Bài mới
 1/ Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu tiết học
2/ HD học sinh kể chuyện 
a/ Nắm yêu cầu của đề bài:
- Gạch dưới những từ ngữ cần chú ý
- Giúp HS nắm được yêu cấu, tránh lạc đề tài 
- Gợi ý HS nêu lời thuyêt minh giới thiệu chuyện mình sẽ kể
b/ Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa chuyện:
- Đính bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
* HS yếu chỉ cần kể một đoạn của câu chuyện.
3/ Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, nhắc HS về nhà tập kể hay, kể lại chuyện cho người thân cùng nghe.
- Dặn: Chuẩn bị trước bài KC tuần 3.
4’
1’
35’
5’
- 2 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện, nêu ý nghĩa chuyện
- Đọc yêu cầu của đề bài 
- Nêu nghĩa từ: Danh nhân ( người có danh tiếng, có công trạng với nước, tên tuổi được đời đời ghi nhớ)
- 4 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý/ Sgk
- Kể chuyện trong nhóm 2 và trao đổi về ý nghĩa chuyện:
- Thi kể trước lớp
- Bình chọn bạn kể hay nhất, bạn kể hay tự nhiên hấp dẫn nhất, bạn hiểu chuyện nhất (Nêu đúng ý nghĩa chuyện, đặt câu hỏi thú vị)
Toán (T 8)
ÔN TẬP PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA HAI PHÂN SỐ
I-Mục tiêu: Giúp HS :
-Biết thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số 
- Vận dụng làm các bài tập theo yêu cầu 
- HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực hành làm các bài tập 1,2,3. 
II-Đồ dùng dạy học: SGK; vở bài tập; phiếu giao việc 
III-Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên
TL
 Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Bài: Ôn tập cộng, trừ phân số
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện bài tập 
2.Bài mới: 
 Hướng dẫn ôn tập về phép nhân, phép chia hai phân số 
* Phép nhân hai phân số :
+ Ví dụ 1: GV viết lên bảng phân số x ; yêu cầu HS nhân hai phân số trên 
GV yêu cầu HS nhận xét
* Phép chia hai phân số :
 + Ví dụ 2: Thực hiện phép chia với phân số 
 : 
- Yêu cầu nêu cách chia hai phân số 
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài 
3. Thực hành: HS thực hiện bài 1 ; 2 ; 3 SGK
+ Bài 1: GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 
- Chú ý cách nhân ( chia ) một số tự nhiên với phân số 
- Cho HS làm bài theo nhóm đôi 
+ Bài 2: GV nêu chú ý hướng dẫn HS cách  ... tốp HS tập biểu diễn bài hát trước lớp, kết hợp vận động phụ hoạ 
- Mỗi tốp hát một bài 
3 / HS trả lời: Trời đã sáng rồi ( Nhạc Pháp), Gà gáy ( Dân ca Cống ), Khăn quàng thắp sáng bình minh ( Trịnh Công Sơn ), Nắng sớm ( Hàn Ngọc Bích), Bài ca đi học ( Phan Đình Bảng ),...
Đạo đức( 2)
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 ( tiết 2)
A/ Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập, rèn luyện.
- Vui và tự hào khi là HS lớp 5. 
B/Tài liệu và phương tiện:
	- Các bài hát, thơ về chủ đề Trường em.
	- Một số nét về những HS lớp 5 tiêu biểu của trường trong những năm học trước.
C/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra 2 HS
II. Bài mới
* Khởi động: (1’) 	 
- Giới thiệu bài., nêu mục tiêu tiết học 
*Hoạt động 1 : (10’) Thảo luận về kế hoạch phấn đấu
- Theo dõi HS trao đổi
- Nhận xét và kết luận: Để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch
*Hoạt động 2: (10’) Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu .
- Tổ chức cho HS trình bày, tranh luận trước lớp.
- Gợi ý HS nhắc đến các HS lớp cũ của trường đã đạt HS giỏi cấp tỉnh,...
- Kết luận: Chúng ta cần phải học tập theo các gương tốt đó để mau tiến bộ
*Hoạt động 3: (5’) Hát, đọc thơ, giới thiệu tranh chủ đề " trường em"
- Nhận xét- Kết luận: Chúng ta rất vui, tự hào khi là HS lớp 5; yêu quý và tự hào trường, lớp của mình. Trách nhiệm của chúng ta là học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là HS lớp 5; xây dựng lớp Xuất sắc, nhà trường vững mạnh.
*Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò:( 1’)
- Hát tập thể bài :Em vẫn nhớ truờng xưa"
- Chuẩn bị bài sau: Có trách nhiệm về việc làm của mình.
-Nêu ghi nhớ của bài học
-Hát tập thể bài "Nụ hoa cách mạng"
- Từng HS trình bày kế hoạch cá nhân của mình trong nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
- HS trao đổi, nhận xét
- HS kể chuyện và nêu ý kiến.
- Trao đổi với bạn cùng bàn, kể trước lớp
- HS đại diện các tổ trình bày trước lớp
- Học sinh thực hiện
Ngày dạy: Thứ ba: 06/09/2011
Luyện từ và câu
	Mở rộng vốn từ : TỔ QUỐC
I/ Mục tiêu :Giúp HS :
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Tổ quốc, tăng cường vốn từ về Tổ quốc cho học sinh
- Biết đặt câu với những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương
II/ Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng ghi sẵn các từ cho bài tập 1
- Từ điển (HS), sổ tay văn học
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
A/ Bài cũ: Luyện tập về từ đông nghĩa 
- Kiểm tra 2 HS
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu bài học.
2Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1: (9’) Tìm từ đồng nghĩa với "Tổ quốc"trong các bài đã học
- Giao việc: Từng bàn, mỗi HS đọc một bài, tìm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc 
- Đính bảng ghi các từ đúng:
Bài: Thư gửi các học sinh
 - nước nhà; non sông
Bài: Việt Nam thân yêu
 - đất nước; quê hương
*Bài tập 2: (10’) Tìm thêm từ đồng nghĩa với "Tổ quốc"
- Tổ chức cho HS thi đua tiếp sức ghi các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc 
- Giải thích giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó
*Bài tập 3: (9’) Tìm thêm từ chứa tiếng "quốc"
- Hướng dẫn sử dụng từ điển và ghi chép trong sổ tay văn học
- Bổ sung làm phong phú thêm các từ, như: ái quốc, quốc sách, quốc hữu hoá, quốc sự,... 
- Tham khảo Sgv, giải nghĩa một số từ khó
*Bài tập 4: (9’’) Đặt câu
- Lưu ý: Các từ ngữ ở BT 4 cùng chỉ một vùng đất trên đó có những dòng họ sinh sống lâu đời, gắn bó với nhau, với đất đai rất sâu sắc. Nghĩa hẹp hơn từ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể dùng như nghĩa của từ Tổ quốc. 
VD: Việt Nam là quê hương của tôi. ( Nói với người nước ngoài, tỏ ý tự hào)
5. Củng cố-Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập về từ đồng nghĩa.
4’
1’
38’
1’
- HS1 : Nêu kết quả bài tập 2/VBT
- HS2 : Nêu kết quả bài tập 3/VBT
- Ghi vở đề bài.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1, lớp theo dõi- Sgk/18
- Nhóm 2, đọc bài, tìm và ghi những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc ra bảng phụ, đọc rõ các từ vừa tìm được
- Trao đổi với bạn cùng bàn, nhận xét nghĩa các từ vừa tìm 
- Nêu yêu cầu của bài tập 2
- Tham gia trò chơi, thi đua tìm từ đồng nghĩa theo yêu cầu của BT. 
- HS đọc to những từ đúng: đất nước, quốc gia, giang sơn, quê hương
- Nêu yêu cầu của bài tập 3
- HS suy nghĩ tìm từ theo nhóm 4, ghi vào sổ tay văn học, đọc thầm lại những từ vừa tìm được ( khoảng 5- 7 từ)
- Đọc yêu cầu của bài tập 4
- Nối tiếp nhau nói những câu văn đã đặt.
- Viết vào vở 2 câu văn đúng mà em thích nhất
Kĩ thuật(t2)
	ĐÍNH KHUY HAI LỖ ( Tiết 2 )
A/Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nắm vững kĩ thuật đính khuy hai lỗ.
- Kiểm tra hiểu biết và khả năng thực hành đính khuy hai lỗ theo quy trình đã học.
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo
B/ Đồ dùng dạy học:
- Bộ dụng cụ thực hành của HS.
- Vở thực hành kĩ thuật của HS
C/ Các hoạt động Dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới: 
* Giới thiêụ bài : Nêu mục tiêu của tiết học
*Hoạt động 1: Kiểm tra hiểu biết về đính khuy hai lỗ 
- Hướng dẫn HS chữa bài, chốt ý đúng
*Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành
- Nêu yêu cầu thực hành
- Quan sát HS thực hành, kịp thời giúp đỡ, uốn nắn thao tác
- Phân loại, đánh giá sản phẩm
*Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- Treo tranh quy trình. Yêu cầu HS nêu lại các bước trong quy trình đính khuy.
- Chuẩn bị bài sau: Thực hành đính khuy hai lỗ
2’
1’
10’
15’
2’
- Các tổ trưởng kiểm tra và báo cáo với giáo viên về sự chuẩn bị của các bạn trong tổ.
- Làm bài trong vở thực hành kĩ thuật, nêu kết quả bài làm 
- Mỗi HS đính hai khuy trong khoảng 15 phút
- Trưng bày sản phẩm theo tổ
- Đánh giá sản phẩm theo yêu cầu/ Sgk
Luyện từ và câuT4)
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
A/ Mục tiêu: Giúp học sinh 
	- Vận dụng những hiểu biết về từ đồng nghĩa, thực hành tìm từ đồng nghĩa, phân loại các từ đã cho thành những nhóm từ đồng nghĩa
	- Biết cân nhắc, lựa chọn, dùng từ đồng nghĩa thích hợp trong việc viết một đoạn miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa .
	- Giáo dục HS ý thức dùng từ đồng nghĩa cho phù hợp.
B/ Đồ dùng Dạy - Học:
	- Bảng phụ nhóm, từ điển HS, VBT
	- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở BT 1/ 22- Sgk
C/ Các hoạt động Dạy - Học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ: 
- Kiểm tra 2 HS, kiểm tra VBT của HS
B. Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu tiết học
2/Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: (10’)
- Tổ chức hoạt động nhóm 2
- Đính bảng BT 1, gọi 1 HS lên gạch dưới những từ đồng nghĩa 
- Chốt lại lời giải đúng: Các từ đồng nghĩa là: mẹ, má, u, bu, bầm, mạ
Bài 2: (9’)
- Hướng dẫn HS nắm được cách làm bài
- Tổ chức thi đua xếp nhanh và đúng các từ đã cho theo 3 tổ 
- Chốt lại lời giải đúng: 3 nhóm từ
+ bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang
+ lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh
+ vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt
Bài 3: (9’)
- Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Các từ ngữ không nhất thiết phải thuộc 1 nhóm; có thể viết nhiều hơn 5 câu; sử dụng được nhiều từ ở BT 2 càng tốt
 - Theo dõi, chấm chữa bài
- Lưu ý về cách dùng từ có chọn lọc
3/ Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Những HS viết đoạn văn chưa đạt, chưa hay về nhà viết lại cho hoàn chỉnh và hay hơn
- Chuẩn bị bài sau: MRVT: Nhân dân
4’
1’
38’
2’
- Đọc các câu văn đã đặt ở BT 4/ VBT, nhận xét cách sử dụng từ diễn đạt câu văn hay
Bài 1
- Nêu yêu cầu của bài tập: Tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn
- Làm việc theo nhóm 2, ghi những từ đồng nghĩa tìm được vào VBT, 1 HS làm bài trên bảng phụ
- Trình bày kết quả, nhận xét 
Bài 2: 
- Nêu yêu cầu của bài tập
- Làm bài trong VBT
- Tham gia trò chơi thi đua nhanh giữa các tổ
Bài 3:
- Nêu yêu cầu của bài tập
- Làm bài vào VBT
- Đọc bài làm, nhận xét bài làm của bạn, bình chọn bạn có đoạn văn hay, dùng từ đồng nghĩa phù hợp.
Chính tả( 2)
 LƯƠNG NGỌC QUYẾN
A/Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Nghe- viết đúng, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi: Lương Ngọc Quyến
	- Nắm được mô hình cấu tạo vần. Ghi lại đúng phần vần của tiếng( từ 8 đến 10 tiếng) trong bài tập 2; chép đúng vần của các tiếng vào mô hình, theo yêu cầc của bài tập 3.
B/ Đồ dùng dạy học:
	- VBT của HS
	- Bảng phụ kẻ mô hình cấu tạo vần trong BT 3
C/ Các hoạt động Dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 3 HS
II. Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu của tiết học
2/ Hướng dẫn HS nghe- viết:
- Đọc toàn bài trong Sgk/17
- Giơi thiệu sơ lược về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến: Chân dung, năm sinh, năm mất,...
- Nhắc nhở cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết
- Đọc cho HS viết bài
- Đọc lại 1 lần cho HS soát bài
- Chấm chữa bài ( khoảng 10 bài)
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2: - Nhắc nhở cách làm bài theo yêu cầu của bài tập
- Hướng dẫn làm vào VBT, chữa bài
Bài 3: - Lưu ý: Có thể đánh hoặc không đánh dấu thanh vào âm chính trong mô hình cấu tạo vần
- Nhận xét, thống nhất kết quả đúng
 - Gợi ý HS nhận xét về cách điền vị trí các âm trong mô hình cấu tạo của vần:
+ GV nói thêm: Bộ phận không thể thiếu trong tiếng là âm chính và thanh, có tiếng chỉ có âm chính và thanh( à, ê, u, ô...)
4/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết đúng chính tả, chữ đẹp,...
- Yêu cầu HS nhớ cấu tạo của vần
- Dặn chuẩn bị bài sau: Nhớ- viết Thư gửi các học sinh
3’
1’
25’
12’
2’
- HS nhắc lại quy tắc viết ng/ngh; g/ gh; c/k, cho VD
- Ghi tên bài
- Theo dõi trong Sgk
- 3 HS khá đọc lại.
- Đọc thầm lại toàn bài, nêu cách viết những từ dễ viết sai như: mưu, khoét, xích sắt, luồn, giải thoát.Chú ý những từ cần viết hoa trong bài
 - Gấp Sgk, nghe đọc và viết bài
- Soát bài, phát hiện lỗi và sửa lỗi ( nhóm đôi)
Bài 2: 
- Nêu yêu cầu của bài tập
- Làm vào VBT
- 1 HS chữa bài trên bảng nhóm( Viết phần vần của từng tiếng in đậm trong các câu)
- Đọc lại các tiếng một lần
Bài 3: 
- Nêu yêu cầu của bài tập, đọc mô hình trên bảng
- Làm vào VBT, 1 HS làm bài trên bảng phụ
- Đính bảng, chữa bài trên bảng 
- Nhận xét:
+ Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính
+ Ngoài âm chính, một số vần còn có thêm âm cuối( trạng, làng,...), âm đệm( nguyên, khoa, huyện,...). Các âm đệm được ghi bằng chữ cái o hoặc u
+ Có những vần có đủ cả âm đệm, âm chính và âm cuối( nguyên, huyện,..)
- Theo dõi phần dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2.doc