I/ Mục tiêu:
- HS biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.
- Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ Các hoạt động dạy học
TUẦN 20 Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011 MĨ THUẬT (CÓ gv chuyên trách ) --------------------------------------------- TẬP ĐỌC THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ I/ Mục tiêu: - HS biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật. - Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II/ Các hoạt động dạy học 5 32 3 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS phân vai phần hai của vở kịch Người công dân số Một, và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn HS luyện đọc - GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. + Thềm cấm: Khu vực cấm trước cung vua. + Khinh nhờn: Coi thường + Kể rõ ngọn ngành: Nói rõ đầu đuôi sự việc. + Chầu vua: vào triều nghe lệnh vua. + Chuyên quyền: Nắm mọi quyền hành, tự ý QĐ mọi việc. + Hạ thần: từ quan lại thời xưa, dùng để tự xưng khi nói với vua. + Tâu xằng: Nói sai sự thật. - Gv đọc mẫu. c. Tìm hiểu bài: + Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? + Theo em, Trần Thủ Độ làm như vậy nhằm mục đích gì? + Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao? + Theo em cách xử lí như vậy là có ý gì? + Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào? + Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho ta thấy ông là người như thế nào? + Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì? d. Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Gv đọc mẫu một đoạn. Hướng dẫn Hs tìm giọng đọc phù hợp. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau. - 4 Hs thực hiện yêu cầu. - 1 HS giỏi đọc. - 1 HS chia đoạn. + Đoạn 1: Từ đầu đến ông mới tha cho. + Đoạn 2: Tiếp cho đến Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho. + Đoạn 3: Đoạn còn lại. - HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp (2 lượt). - HS đọc đoạn trong nhóm. - 1- 2 nhóm Hs đọc bài. - 1 HS đọc toàn bài. - HS đọc đoạn 1: + Trần Thủ Độ đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với các câu đương khác. + Ông muốn răn đe những kẻ không làm theo phép nước. - HS đọc đoạn 2: + Không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa. + Ông khuyến khích những người làm theo phép nước. - HS đọc đoạn 3: + Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng. + Trần Thủ Độ nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương phép nước. + Truyện ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. - 3 HS nối tiếp đọc bài. - Cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. - HS luyện đọc phân vai đoạn 2, 3trong nhóm 4. - Thi đọc diễn cảm (2 - 3 nhóm) CHÍNH TẢ : (Nghe – viết) CÁNH CAM LẠC MẸ I/ Mục tiêu : - HS viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ. - Làm được bài tập 2a. II/ Đồ dùng daỵ học - Phiếu học tập cho bài tập 2a. - Bảng phụ, bút dạ. III/ Cac hoạt động dạy học 5 32 3 1. Kiểm tra bài cũ - Đọc cho HS viết bảng con: giấc ngủ, lim dim, tháng giêng, rổ rá. - Nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS nghe – viết: - GV Đọc bài viết. + Khi bị lạc mẹ cánh cam được những ai giúp đỡ? Họ giúp như thế nào? - GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: ran, khản đặc, giã gạo, râm ran + Em hãy nêu cách trình bày bài? - GV đọc từng câu cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài. - GV thu một số bài để chấm. - Nhận xét chung. c.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài tập 2a: - GV dán 3 tờ giấy to lên bảng lớp, chia lớp thành 3 nhóm, cho các nhóm lên thi tiếp sức. HS cuối cùng sẽ đọc toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét, KL nhóm thắng cuộc 3 .Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai. - HS viết bảng con, bảng lớp. - HS theo dõi SGK. + Bọ dừa dừng nấu cơm, Cào cào ngưng giã gạo, Xén tóc thôi cắt áo. Tất cả cùng đi tìm cánh cam con. - HS đọc thầm lại bài. - HS viết bảng con. - 1 Hs nêu. - HS viết bài. - HS soát bài. - Một HS nêu yêu cầu. - Cả lớp làm bài cá nhân. Lời giải: Các từ lần lượt cần điền là: a) ra, giữa, dòng, rò, ra, duy, ra, giấu, giận, rồi. TOÁN LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu - HS biết cách tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó. * Làm được các bài tập: 1(b,c); 2; 3(a). HS khá, giỏi làm được toàn bộ các bài tập. II/ Đồ dùng dạy học - Bảng nhóm, bút dạ. III/ Các hoạt động dạy học 5 32 3 1. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS nêu quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Luyện tập: Bài tập 1: - GV nhận xét. Bài tập 2: - HD cách tính d, r từ công thức tính C d = C : 3,14; r = C : 2 : 3,14 - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 3: - GV hướng dẫn HS cách làm. - Hai HS treo bảng nhóm. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 4: - GV hướng dẫn HS cách làm. - Mời 1 HS nêu kết quả, giải thích cách làm - Cả lớp và GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập. - 2 Hs thực hiện yêu cầu. - 1 HS nêu yêu cầu. - 1 Hs nêu lại cách tính chu vi hình tròn khi biết bán kính. - Hs làm bảng con, bảng lớp. a) C = 9 2 3,14 = 56,52 (m) b) C = 4,4 2 3,14 = 27,632 (dm) c) C = 2,5 2 3,14 = 15,7 ( cm) - 1 HS nêu yêu cầu. - Hs vận dụng tính làm bài vào vở, 1 HS lên bảng: d = 15,7 : 3,14 = 5 ( m) r = 18,84 : 2 : 3,14 = 3 (dm) - 1 HS nêu yêu cầu. - Cả lớp làm vào vở, 2 Hs làm vào bảng nhóm. *Bài giải: Chu vi của bánh xe đó là: 0,65 3,14 = 2,041 (m) b) Nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 10 vòng thì người đó đi được số mét là: 2,041 10 = 20,41 (m) Nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 100 vòng thì người đó đi được số mét là: 2,041 100 = 204,1 (m) Đáp số: a) 2,041 m b) 20,41 m ; 204,1m - 1 HS nêu yêu cầu. - Hs suy nghĩ tìm kết quả đúng. Kết quả: Khoanh vào D Thứ ba ngày 11 thang 1 năm 2011 LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN I/ Mục tiêu - HS hiểu nghĩa của từ công dân (BT1); xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh (BT3, BT4). *HS khá, giỏi làm được bài tập 4 và giải thích lí do không thay được từ khác. II/ Đồ dùng dạy học - Từ điển học sinh hoặc một vài trang phô tô phục vụ bài học. - Bảng nhóm, bút dạ III/ Các hoạt động dạy học 5 32 3 1. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài tập 2: - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận. Bài tập 3: - GV hướng dẫn HS cách làm. - GV nhận xét. Bài tập 4: - GV treo bảng đã viết lời nhân vật Thành, nhắc HS: Để trả lời đúng câu hỏi, cần thử thay thế từ công dân trong các câu nói của nhân vật Thành bằng từ đồng nghĩa với nó (BT 3), rồi đọc lại câu văn xem có phù hợp không. - GV chốt lại lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và xem lại bài tập 3. - 2 HS đọc lại đoạn văn đã viết hoàn chỉnh ở nhà (BT2, phần luyện tập của tiết LTVC trước). - 1 HS nêu yêu cầu. - HS làm việc cá nhân. (Có thể tra từ điển) - Một số học sinh trình bày. b) Công dân là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước. - 1 HS nêu yêu cầu. - HS làm bài theo nhóm 4, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm. - Một số nhóm trình bày. a) Công là “của nhà nước, của chung”: công dân, công cộng, công chúng. b) Công là “không thiên vị”: công bằng, công lí, công minh, công tâm. c) Công là “thợ, khéo tay”: công nhân, công nghiệp. - 1 HS nêu yêu cầu. - HS làm vào vở. - Một số HS trình bày kết quả. - HS khác nhận xét, bổ sung. Lời giải: - Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân. - Những từ không đồng nghĩa với công dân: đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng. - 1 HS nêu yêu cầu. - HS trao đổi, thảo luận cùng bạn bên cạnh. - HS phát biểu ý kiến. Lời giải: Trong câu đã nêu, không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa ở bài tập 3. Vì từ công dân có hàm ý “người dân một nước độc lập”, khác với các từ nhân dân, dân chúng, dân. Hàm ý này của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ. KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC I/ Mục tiêu - HS kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. * Mục tiêu riêng: HSHN biết lắng nghe bạn kể. II/ Đồ dùng dạy học - Một số truyện, sách, báo liên quan. III/ Các hoạt động dạy học 5 32 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS kể lại chuyện Chiếc đồng hồ, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn HS kể chuyện: - GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài (đã viết sẵn trên bảng lớp) - GV nhắc HS: nên kể những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài chương trình. - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. c. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung câu chuyện. - GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự. Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1- 2 đoạn. - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn: + Bạn tìm được truyện hay nhất. + Bạn kể chuyện hay nhất. + Bạn hiểu truyện nhất. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân nghe. - 2 HS thực hiện yêu cầu. - HS đọc đề. Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. - 3 HS đọc gợi ý 1, 2,3 trong SGK. - HS đọc thầm lại gợi ý 1. - HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể. - HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện. - HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. - HS thi kể chuyện trước lớp: + Đại diện các nhóm lên thi kể. + Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện. LỊCH SỬ ÔN TẬP CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945 – 1954) I/ Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: - Những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến năm 1954; lập được bảng thống kê một số sự kiện theo thời gian (gắn với các bài đã học). - Tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu tro ... quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương. * Hs khá, giỏi biết được vì sao phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây đựng quê hương. II/ Các hoạt động dạy học: TL HĐGV HĐHS 1. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS nêu phần ghi nhớ bài Em yêu quê hương. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu của tiết học. Hoạt động 1: Triển lãm nhỏ (bài tập 4, SGK) *Mục tiêu: HS biết thể hiện tình cảm đối với quê hương. *Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 3 nhóm, hướng dẫn các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình đã sưu tầm được. - Các nhóm trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình. - Cả lớp xem tranh và trao đổi, bình luận. - GV nhận xét về tranh, ảnh của HS và bày tỏ niềm tin rằng các em sẽ làm được những công việc thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK) - GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ. - GV lần lượt nêu từng ý kiến. - Mời một số HS giải thích lí do. - GV kết luận: + Tán thành với các ý kiến: a, d + Không tán thành với các ý kiến: b, c Hoạt động 3: Xử lí tình huống (bài tập 3, SGK) - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để xử lí các tình huống của bài tập 3. - Mời đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: + Tình huống a: Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình; vận động các bạn cùng tham gia đóng góp; nhắc nhở các bạn giữ gìn sách,... + Tình huống b: Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là một việc làm góp phần làm sạch, đẹp làng xóm. Hoạt động 4: Trình bày kết quả sưu tầm. - Cả lớp trao đổi về ý nghĩa của các bài thơ, bài hát, - GV nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng. - 2 HS trình bày. - Các nhóm trưng bày sản phẩm theo tổ. - HS xem tranh và trao đổi, bình luận. Nêu yêu cầu của bài tập 2 - HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ. - HS giải thích lí do. - 1- 2 HS đọc phần ghi nhớ. -HS thảo luận và trình bày cách xử lí tình huống của nhóm mình. - HS trình bày các bài thơ, bài hát sưu tầm được. Thứ sáu ngày 14tháng 1 năm 2011 TẬP LÀM VĂN LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG I/ Mục tiêu: - Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể. - Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/ 11 (theo nhóm). -Hợp tác(ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động). -Thể hiện sự tự tin. -Đảm nhận trách nhiệm II/ Đồ dùng dạy học: - Ba tấm bìa viết mẫu cấu tạo 3 phần của một CTHĐ - Bảng nhóm, bút dạ, giấy khổ to. III/ Cac hoạt động dạy học: TL HĐGV HĐHS HTĐB 5 32 3 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn HS luyện tập: Bài tập 1: + Em hiểu thế nào là việc bếp núc. - HS đọc thầm lại mẩu chuyện để suy nghĩ trả lời các câu hỏi trong SGK: + Buổi họp lớp bàn về việc gì? + Các bạn đã QĐ chọn hình thức HĐ nào để chúc mừng thầy cô? + Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì? + Để tổ chức buổi liên hoan cần làm những việc gì? Lớp trưởng đã phân công như thế nào? + Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan? - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 2: - GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại lợi ích của việc lập CTHĐ và cấu tạo 3 phần của một CTHĐ. - GV nhận xét giờ học; khen những HS tích cực học tập; nhắc HS chuẩn bị cho tiết TLV lần sau. - Một HS đọc yêu cầu của bài tập 1. Cả lớp theo dõi SGK. + Việc chuẩn bị thức ăn, nước uống, bát, đĩa.. + Liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo VN 20-11 + Liên hoan văn nghệ tại lớp. a, Mục đích: Chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11; bày tỏ lòng biết ơn thầy cô. b, Phân công chuẩn bị: + Cần chuẩn bị: bánh, kẹo, hoa quả, chén đĩa; làm báo tường, chương trình văn nghệ. + Phân công: \ Bánh, kẹo, hoa quả, chén đĩa: Tâm, Phượng và các bạn nữ. \ Trang trí lớp học: Trung, Nam, Sơn. ... c, Chương trình cụ thể: + Buổi liên hoan diễn ra thật vui vẻ. Mở đầu là chương trình văn nghệ. Thu Hương dẫn chương trình, Tuấn Béo biểu diễn kịch câm, Huyền Phương kéo đàn, ... Cuối cùng thầy chủ nhiệm phát biểu khen báo tường của lớp hay, khen các tiết mục biểu diễn tự nhiên, buổi liên oan tổ chức chu đáo. - Một số HS trình bày. - Một HS đọc yêu cầu của bài tập 2. Cả lớp theo dõi SGK. - Cho HS làm bài theo nhóm 4. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ,nhờ được cung cấp năng lượng. - Nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. II/ Đồ dùng dạy học - Hình trang 83 SGK. - Chuẩn bị theo nhóm: nến, diêm, ô tô đồ chơi chạy pin có đèn, còi. III/ Cac hoạt động dạy học: TL HĐGV HĐHS 5 32 3 1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là biến đổi hoá học? Cho ví dụ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. b. Hoạt động 1: Thí nghiệm Cach tiến hành - Cho HS làm thí nghiệm theo nhóm 5 và thảo luận: + Hiện tượng quan sát được là gì? + Vật bị biến đổi như thế nào? + Nhờ đâu vật có biến đổi đó? Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận -HS tự đọc mục Bạn cần biết trang 83 SGK, sau đó từng cặp quan sát hình vẽ và nêu thêm các ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động đó. -GV cho HS tìm và trình bày thêm các ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng. Ví dụ: GV kết luận như SGK. Hoạt động Nguồn năng lượng Người nông dân cày, cấy, Thức ăn Các bạn học sinh đá bóng, học bài, Thức ăn Chim đang bay Thức ăn Máy cày Xăng 3. Củng cố, dặn dò: - Cho HS đọc phần bạn cần biết. - GV nhận xét giờ học - HS làm thí nghiệm và thảo luận nhóm 5 theo yêu cầu của GV. + Nhờ vật được cung cấp năng lượng. - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Làm việc theo cặp + Đại diện một số HS báo cáo kết quả làm việc theo cặp. TOÁN GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT I/ Mục tiêu : - Bước đầu HS biết đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt. * Làm được bài tập: 1. HS khá, giỏi làm được tất cả các bài tập. II/Cac hoạt động dạy học : TL HĐGV HĐHS HTĐB 5 32 3 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi, diện tích hình tròn. - Nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Giới thiệu biểu đồ hình quạt: Ví dụ 1: GV yêu cầu HS quan sát kĩ biểu đồ hình quạt ở VD 1 trong SGK. + Biểu đồ có dạng hình gì? chia làm mấy phần? + Trên mỗi phần của hình tròn ghi những gì? - GV hướng dẫn HS tập “đọc” biểu đồ: + Biểu đồ nói về điều gì? + Sách trong thư viện của trường được phân làm mấy loại? + Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu? Ví dụ 2: + Biểu đồ nói về điều gì? + Có bao nhiêu phần trăm HS tham gia môn Bơi? + Tổng số HS của cả lớp là bao nhiêu? + Tính số HS tham gia môn Bơi? c. Thực hành đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt: Bài tập 1: - GV hướng dẫn HS cách làm. - Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 2: - Yêu cầu HS nêu cách làm. - Cho HS làm vào nháp. Sau đó cho HS đổi vở chấm chéo. - GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học. - 2 HS thực hiện yêu cầu. + Biểu đồ hình quạt, chia làm 3 phần. + Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng. + Tỉ số phần trăm số sách trong thư viện. + Các loại sách trong thư viện được chia làm 3 loại. - HS nêu tỉ số phần trăm của từng loại sách. + Tỉ số % HS tham gia các môn TT + Có 12,5% HS tham gia môn Bơi. + 32 Hs. + Số HS tham gia môn Bơi là: 32 12,5 : 100 = 4 (HS) - 1 HS nêu yêu cầu. - HS làm vào vở, 1 em lên bảng. *Bài giải: Số HS thích màu xanh là: 120 40 : 100 = 48 (HS) Số HS thích màu đỏ là: 120 25 : 100 = 30 (HS) Số HS thích màu tím là: 120 15 : 100 = 18 (HS) Số HS thích màu trắng là: 120 20 : 100 = 24 (HS) - 1 HS nêu yêu cầu. Bài giải: - HS giỏi chiếm 17,5% - HS kha chiếm 60% - HS trung bình chiếm 22,5% THỂ DỤC TUNG VÀ BẮT BÓNG - NHẢY DÂY I/ Mục tiêu - Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân yêu cầu thực hiện tương đối chính xác. - Tiếp tục làm quen với trò chơi “bóng chuyền sáu” yêu cầu biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi tương đối chủ động. II/ Địa điểm- Phương tiện - Trên sân trường vệ sinh nơi tập. - Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ bóng để HS tập luyện III/ Nội dung và phương pháp lên lớp Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức 1. Phần mở đầu - Chạy chậm thành một vòng tròn xung quanh sân tập. - Khởi động: xoay các khớp. - Trò chơi “Chuyển bóng” 2. Phần cơ bản * Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay. * Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân . * Chơi trò chơi “bóng chuyền sáu” 3. Phần kết thúc - Đi thường vừa đi vừa thả lỏng. - GV cùng học sinh hệ thống bài - GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà. 10 25 5 - Đội hình nhận lớp: * * * * * * * * * * * * * * * * - Cán sự điều khiển - Thi giữa các tổ với nhau một lần - ĐHTL: GV Tổ 1 Tổ 2 * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * - ĐHTL: GV * * * * - Chọn một số em nhảy được nhiều lần lên nhảy biểu diễn. - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cho học sinh chơi - GV tổ chức cho HS chơi thử sau đó chơi thật. - ĐHKT: GV * * * * * * * * * * * * * * * * * * SINH HOẠT TUẦN 20 I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 20 - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ. - Duy trì SS lớp tốt. - Nề nếp lớp tương đối ổn định. * Học tập: - Có học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Một số em chưa chịu khó học ở nhà. .III. Kế hoạch tuần 21: * Nề nếp: - Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định. - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép. - Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học. - Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
Tài liệu đính kèm: