Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 24

Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 24

I. Mục tiêu:

-Biết vận dụng các công thức tính diện tích,thể tích các hình đã học để giải các bài toabn có liên quan có yêu cầu tổng hợp.

-Bài tập cần làm : 1,2 (cột 1)

II. Chuẩn bị:

+ GV: Phấn màu.

+ HS: SGK, VBT.

III. Các hoạt động:

 

doc 36 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1133Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24 Thứ hai,ngày 25 tháng 2 năm 2013
Tiết 116 : TOÁN 	
LUYỆN TẬP CHUNG
(Trang :123 ) 
I. Mục tiêu:
-Biết vận dụng các công thức tính diện tích,thể tích các hình đã học để giải các bài toabn có liên quan có yêu cầu tổng hợp.
-Bài tập cần làm : 1,2 (cột 1)
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Phấn màu.
+ HS: SGK, VBT.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
“Thể tích hình lập phương”
-Cho HS nhắc lại cách tính thể tích hình lập phương,vận dụng vào ví dụ 
Giáo viên nhận xét và chấm điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập.
4. Phát triển các hoạt động: 
Bài 1:
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
-Cho HS nhắc lại công thức tính diện tích một mặt,diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương 
-Cho HS làm bài vào vở,giáo viên chấm chữa bài cho HS 
Giáo viên chốt lại: chiều dài, chiều rộng, chiều cao phải cùng đơn vị đo.
Bài 2:
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
-Cho HS nhắc lại công thức tính diện tích mặt đáy,diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật 
-Cho HS làm bài theo cặp 
-> Giáo viên nhận xét chốt lại kết quả 
v	Hoạt động 3: Củng cố.
-Cho HS thi đua giải bài toán trong VBT 
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm bài phần còn lại của bài 2 ;3 / 123
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Nhận xét tiết học 
Hát 
-Nêu công thức và giải toán (HSTBY) 
Học sinh sửa bài nhà (BT2/122)
(HSKG) 
-Đọc yêu cầu bài tập (HSTBY) 
-HS nhắc lại công thức (HSKG) 
-HS làm bài vào vở rồi chữa bài 
 (HSTBY) Giải 
Diện tích một mặt hình lập phương:
2,5x2,5 =6,25 (cm2)
Diện tích toàn phần hình lập phương:
6,25 x6=37,5 (cm2)
Diện tích tồn phần hình lập phương:
2,5 x 2,5x 2,5 =15,625 (cm3)
Đáp số:6,25 cm2
 37,5 cm2
 15,625 cm3
-Đọc yêu cầu bài tập (HSTBY) 
-HS nhắc lại 
-Làm bài theo cặp bằng bút chì vào SGK 
-Nối tiếp lên bảng chữa bài (HSTBY) +(HSKG) 
-Thi đua giải bài toán (HSKG) 
-Nghe 
---------------------------------------------------------------------------------
Thứ hai,ngày 25 tháng 2 năm 2013
Tiết 22 : ĐẠO ĐỨC 
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiết 2 )
I. Mục tiêu: 
-Biết tổ quốc em là Việt Nam,Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
-Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử,văn hóa và kinh tế của tổ quốc Việt Nam.
-Có ý thức học tập,rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
-Yêu tổ quốc Việt Nam
- Quan tâm đến sự phát triễn của đất nước, tự hào về truyền thống và con người Việt Nam, về văn hóa và lịch sử dân tộc VN.
 *Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh :GD HS yêu nước,yêu tổ quốc theo tấm gương Bác Hồ.
*Giáo dục BVMT: Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước. 
II. Chuẩn bị: 
Bảng phụ ,sưu tầm bài hát bài thơ nói về tổ quốc Việt Nam 
Thẻ màu.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “ Em yêu Tổ quốc Việt Nam” (Tiết 1) 
Em có cảm nghĩ gì vền đất nước và con người VN ?
Nhận xét, ghi điểm
3. Giới thiệu: “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” (Tiết 2)
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Làm bài tập 1, SGK
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm : 
+ Nhóm 1 – 2 : Câu a ,b ,c
+ Nhóm 3 – 4 : câu d , đ , e
- GV nhận xét kết luận 
-> Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh 
v Hoạt động 2: Đóng vai ( BT 3/ SGK)
- GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu với khách du lịch về một trong các chủ đề : văn hoá, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh, con người VN, trẻ em VN , việc thực hiện Quyền trẻ em ở VN ,  
- GV nhận xét, khen các nhóm giới thiệu tốt 
-> -Giáo dục BVMT
v	Hoạt động 3: 
-GV tổ chức cho HS thi đua hát,đọc thơ về chủ đề Em yêu tổ quốc Việt Nam 
- GV nhận xét,ggiáo dục tư tưởng 
Hoạt động 4: Củng cố.
-Yêu cầu HS nêu nội dung bài học 
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Em yêu hoà bình ” (Tiết 1)
Nhận xét tiết học
Hát 
2 học sinh trả lời (HSKG) +(HSTBY) 
-Nghe 
- Các nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
+ Ngày 2/9/1945 : Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử
+ Ngày 7/5/1954 : Chiến thắng Điện Biên Phủ
+ Ngày 30/4/1975 : Giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước 
+ Sông Bạch Đằng : gắn với chiến thắng Ngô Quyền chống giặc Nam Hán , chiến thắng của nhà Trần chống quân xâm lược Mông – Nguyên 
+ Nằm trên sông Sài Gòn ,nơi Bác Hồ r đi tìm đường cứu nước 
+Nơi xuất phát một đơn vị giải phóng quân 
Học sinh làm việc theo nhóm 
-HS trình bày trước lớp 
-HS thi đọc thơ,hát theo chủ đề 
-Nghe 
-Nêu nội dung 
-Nghe 
---------------------------------------------------------------------------
Thứ hai,ngày 25 tháng 2 năm 2013
Tiết 47 : TẬP ĐỌC 	
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
I. Mục tiêu:
-Đọc với giọng trang trọng ,thể hiện tính nghiêm túc của văn bản .
-Hiểu nội dung:Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa;kể được 1 đến 2 luật của nước ta.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK) 
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ viết câu văn luyện đọc.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Chú đi tuần.”
Gọi 2 – 3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi:
+ Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh nào?
+ Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yêu bình của học sinh, tác giả muốn nói điều gì?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
“Luật tục xưa của người Ê-đê.”
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên giới thiệu tranh 
Giáo viên chia đoạn để luyện đọc cho học sinh.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn -> Giáo viên theo dõi chỉnh sửa cách phát âm giúp HS hiểu nghĩa của từ mới
-Cho HS luyện đọc theo cặp 
-Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc từng đoạn, cả bài và trao đổi thảo luận câu hỏi:
	  Người xưa đặt luật để làm gì?
> Giáo viên chốt: Em hãy kể những việc người Ê-đê coi là có tội.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi.
	  Tìm những chi tiết trong bài cho thấy người Ê-đê quy định xử phạt công bằng?
> Giáo viên chốt lại: Người Ê-đê có quan niệm rạch ròi về tội trạng, quy định hình phạt công bằng để giữ cuộc sống thanh bình cho buôn làng.
Kể tên 1 số luật mà em biết?
> Gợi ý giúp HS nêu được nội dung bài học 
v	Hoạt động 3: Rèn luyện diễn cảm. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
Giáo viên cho các nhóm thi đua đọc diễn cảm.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài 
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Hộp thư mật”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi 
+ (HSTBY) 
+(HSKG) 
-Nghe 
-Đọc to bài (HSKG) 
-Quan sát
 -Đánh dấu đoạn 
  Đoạn 1 : Về các hình phạt.
  Đoạn 2 : Về các tang chứng.
  Đoạn 3 : Về các tội trạng.
  Đoạn 4 : Tội ăn cắp.
  Đoạn 5 : Tội dẫn đường cho địch.
-Đọc nối tiếp 5 đoạn (HSKG) -> (HSTBY) 
-Đọc theo cặp 
-Nghe
	  Người xưa đặt luật tục để mọi người tuân theo.
	  Phải có luật tục để mọi người tuân theo, bảo vệ cuộc sống bình yên.
	  Tội ăn cắp. Tội chỉ đường cho giặc.
(HSTBY) 
Học sinh chia nhóm, thảo luận.
a) Người Ê-đê quy định hình phạt công bằng:
	- Chuyện nhỏ xử nhẹ
	- Chuyện lớn xử nặng
  Người phạm tội là bà con anh em cũng xử như vậy.
b) Về tang chứng: phải có 4 – 5 người nghe, thấy sự việc.
c) Tội trạng phân thành loại. (HSKG) 
Bộ luật dân sự, luật báo chí (HSKG) 
-Nêu nội dung:Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa (HSTBY) 
Học sinh đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
-HS nêu lại nội dung bài học (HSTBY) 
-Nghe 
Thứ ba,ngày 26 tháng 2 năm 2013
Tiết 24 : CHÍNH TẢ	 
NÚI NON HÙNG VĨ 
I. Mục tiêu: 
-Nghe viết đùng bài chính tả ,viết hoa đúng các tên riêng trong bài (Bài viết không mắc quá 5 lỗi) .
-Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ ở BT2.
-Giải được câu đố và viết đúng tên của các nhân vật lịch sử(BT3) (HSKG) 
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ 
+ HS: Bảng con 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
“Cao Bằng”
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
Ôn tập về quy tắc viết hoa(tt)
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe, viết.
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
-Cho HS đọc đoạn văn cần viết chính tả
-Nội dung của đoạn văn là gì?
-> Giáo dục bảo vệ môi trường: Ý thức giữ gìn cảnh đẹp của đất nước 
-Cho HS đọc thầm chú ý các từ dễ viết sai
-Yêu cầu HS nêu từ khó viết trong bài chính tả 
-> Giáo viên chốt lại từ khó cho HS luyện viết bảng con 
Giáo viên đọc câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho học sinh viết.
Giáo viên đọc lại toàn bài chính tảû.
-> Giáo viên chấm 5-7 tập chữa bài cho HS 
-Điều tra số lỗi của HS ( Giáo viên nhớ các lỗi HS của lớp mình viết sai nhiều nhất)
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 2:
Yêu cầu học sinh đọc đề.
Cho HS thảo luận cặp để làm bài vào VBT
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải.
Bài 3:
Yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
-Cho HS viết bảng con những từ sai nhiều trong bài chính tả 
-> Chữa ... ào bảng con 
Hoạt động 3: Củng cố.
-Cho HS làm bài tập trắc nghiệm 
-Học sinh thi đua ghi các công thức đã học về hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Tổng kết - dặn dò: 
-Ôn tập 
-Nhận xét tiết học 
-Hát 
-HS sửa bài nhà (HSKG) +(HSTBY) 
-Cả lớp nhận xét 
-Học sinh đọc đề bài.(HSTBY) 
-Phân tích đề bài tìm cách giải bài toán
(HSKG) 
-HS thi đua làm bài theo nhóm đơi 
-HS treo bảng nhóm nêu nhận xét 
 (HSKG) Giải
Đổi:1m=10 dm 50cm=5 dm
600m=6 dm
Diện tích xung quanh bể kính:
(10+5)x2x6=180 (dm2)
Diện tích của đáy bể kính:
10x5=50 (dm2)
Diện tích kính dùng làm bể:
180+50=230 (dm2)
b.Thể tích trong lòng bể kính:
10x5x6=300(dm3)
Đáp số:
-Đọc yêu cầu bài tập (HSTBY) 
-HS làm bài vào vở rồi chữa bài 
 (HSTBY) Giải 
Diện tích xung quanh của hình lậpphương:
1,5x1,5x4=9 (m2)
Diện tích toàn phần của hình lậpphương:
1,5x1,5x6=13,5(m2)
Thể tích của hình lập phương:
1,5x1,5x1,5=3,375 (m2)
Đáp số:9 m2
 13,5m2
-Đọc yêu cầu bài tập 
-HS làm bài theo nhĩm 
-Trình bày trước lớp:gấp 9 lần diện tích tồn phần hình lập phương nhỏ 
-3 dãy thi đua 
-HS làm vào bảng con: 27 lần 
-Làm bài bằng thẻ ABC
-Nghe 
-----------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 1 tháng 3 năm 2013
Tiết 24: LỊCH SỬ 	
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
I. Mục tiêu:
-Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người,vũ khí,lương thực của miền Bắc cho cách mạng miền Nam,góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam.
- Nắm được các sự kiện lịch sử có liên quan đến đường Trường Sơn.
- Giaó dục lòng yêu nước, hiểu biết lịch sử dân tộc.
*Giáo dục BVMT: Vai trò của giao thông vận tải đối với đời sống 
II. Chuẩn bị:+ Bản đồ hành chính Việt Nam,sư tầm tranh ảnh về bộ đội Trường Sơn,đường Trường Sơn 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta”
+ Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?
+Cho HS làm bài vào bảng con :
Câu 1: Quy mơ nhà máy cơ khí Hà Nội được xếp vào loại lớn nhấtĐơng Nam Áthời bấy giờ.
Câu 2:Để xây dựng hồn thành nhá máy Cơ khí Hà Nội ,nước ta nhận sự giúp đỡ từ các.. chuyên giaLiên Xơ
® GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ,miền Nam là tiền tuyến lớn,miền Bắc là hậu phương lớn.Sự chi viện kịp thời đầy đủ về mọi mặt của miền Bắc đối với miền Nam là yếu tố quyết định thắng lợi.Đường Trường Sơn là tuyến đường chính để miền Bắc chi viện cho miền Nam .Bài học hơm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về tuyến đường huyết mạch đĩ .Sau bài học chúng ta phải nắm được:
+Xác định phạm vi hệ thống đường Trường Sơn ,mục đích ta mở đường Trường Sơn,Tầm quan trọng của tuyến đường.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1:Tìm hiểu về đường Trường Sơn.
Giáo viên cho học sinh đọc SGK đoạn đầu tiên.
Hãy nêu những điều em biết về đường Trường Sơn!
> Giáo viên giới thiệu:
  Giới thiệu vị trí của đường Trường Sơn (từ miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ). (HSTBY) 
  Đường Trường Sơn là hệ thống những tuyến đường, bao gồm rất nhiều con đường trên cả 2 tuyến Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn chứ không phải chỉ là 1 con đường.
-Đường Trường Sơn mở nhằm mục đích gì?
-Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn vào ngày tháng năm nào?
-Theo em vì sao trung ương Đảng lại chọn ngày 19/5?
-Tại sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn?
® Giáo viên hoàn thiện và chốt
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu những tấm gương tiêu biểu.
Giáo viên cho học sinh đọc 3 đoạn tiếp theo trong SGK, sau đó kể lại tấm gương tiêu biểu trên tuyến đường Trường Sơn.
-Cho HS làm việc theo nhóm đôi 
® Giáo viên nhận xét + yêu cầu học sinh kể thêm về bộ đội lái xe, thanh niên xung phong mà em biết.
=> Giáo viên chốt và giới thiệu thêm về ảnh Ngã Ba Đồng Lộc,Nghĩa Trang Liệt Sĩ 
v	Hoạt động 3: Ý nghĩa của đường Trường Sơn. (Thảo luận nhóm)
Giáo viên cho học sinh thảo luận:
+ ý nghĩa của con đường Trường Sơn với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
+So sánh 2 bức ảnh trong SGK (H1,H3)nhận xét về đường trường Sơn qua hai thời kì lịch sử.
=> Giáo viên:Mặc dù Mỹ liên tục chống phá nhưnng đường Trường Sơn ngày càng được mở rộng thêm và vươn dài về phía Nam của tổ quốc.Hiện nay đường Trường Sơn góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng đất nước của dân tộc ta.(GDBVMT)
v	Hoạt động 4: Củng cố.
-Cho HS làm bài trắc nghiệm thẻ ABC 
Đường Trường Sơn cịn được gọi là:
Đường Trường Sơn trên biển 
Đường mịn Hồ Chí Minh 
Đường quốc lộ 1A
2)Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn vào thời gian nào?
a) Ngày 19-5-1958
b) Ngày 19-5-1959
c) Ngày 19-5-1960
-Để góp phần ghi nhớ lại sự kiện lịch sử này,những nhạc sĩ đã sáng tác ra rất nhiều bài hát nói về đường Trường Sơn năm xưa, cơ mời các em nghe bài hát 
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Sấm sét đêm giao thừa”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
-HS nêu nội dung và trả lời câu hỏi 
+ Rađđời trong hồn cảnh miền Bắc nước ta bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam (HSTBY) 
+HS làm bài vào bảng con 
Câu 3: Bác Hồ,lúc sinh thời đã ..9.. lần đến thăm nhà máy.
-Nghe 
Học sinh đọc SGK (HSTBY) 
-Nằm trên dãy núi Trường Sơn,đường Trường Sơn còn có tên là đường HCM
(HSKG) 
Học sinh quan sát bản đồ.
-Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam.
-Vào ngày:19/5/1959
-Kỉ niệm ngày sinh Bác Hồ 
-Vì đây là vùng núi rừng hiểm trở,địch khó phát hiện dựa vào rừng núi che mắt quân thù.
Học sinh đọc SGK, dùng bút chì gạch dưới các ý chính.
-Kể về tấm gương tiêu biểu theo nhóm đôi 
® 1 số em kể lại tấm gương tiêu biểu.(HSKG) và nêu nội dung H2
-Quan sát 
-Học sinh thảo luận theo nhóm 4
+là con đường để miền Bắc chi viện sức người ,vũ khí,lương thực cho chiến trường góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam 
+H1:cây cối trụi lá,đường quanh co nhiều vực
H3:Đường được láng nhựa,có dãy phân cách chia làn đường,có cọc bê tông hai bên đường để tránh tai nạn.
Học sinh đọc lại ghi nhớ.(HSTBY) 
3) Để duy trì hoạt động cho con đường huyết mạch Trường Sơn ,đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên cĩ những đĩng gĩp nào?
a) Đồng bào khơng quản khĩ nhọc ,nguy hiểm đã vận chuyển hàng cho bộ đội.
b) Đồng bào hết lịng tiếp tế cho bộ đội trên tuyến đườngđi qua buơn làng.
c) Cả a và b đúng 
-Nghe đĩa bài hát về đường Trường Sơn 
-Nghe 
-----------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 1 tháng 3 năm 2013
SINH HOẠT LỚP TUẦN 24
I.SƠ KẾT TUẦN:
CHUYÊN CẦN: 
Vắng: 
Trễ: .
VỆ SINH:
Cá nhân: thực hiện tốt.
Tổ . thực hiện tốt vệ sinh lớp học và sân.
ĐỒNG PHỤC:
Một số em còn mặc áo chưa đúng qui định: ..
NỀ NẾP THÁI ĐỘ HỌC TẬP:
 -Một số em trong giờû học chưa chú ý bài: .
-Quên đồ dùng: .
THỂ DỤC GIỮA GIỜ : .
NGẬM THUỐC: 
II. TUYÊN DƯƠNG:
CÁC EM THỰC HIỆN TỐT ĐƯỢC TUYÊN DƯƠNG:
.
TẬP THỂ ĐƯỢC TUYÊN DƯƠNG:
 Tập thể tổ .
 III.GIÁO DỤC NGỒI GIỜ LÊN LỚP: 
GIAO LƯU VĂN NGHỆ
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
1. Yêu cầu giáo dục:
- Giáo dục cho học sinh lịng biết ơn Đảng và tình yêu quê hương đất nước.
- Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau, gắn bĩ với tập thể lớp và nhà trường.
- Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung
- Những bài hát, bài thơ câu chuyện... ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân.
- Những sáng tác tự biên tự diễn của học sinh theo chủ đề hoạt động.
b. Hình thức hoạt động
Giao lưu văn nghệ với các loại hình đa dạng như: Thi đố, thi kể chuyện...
3. Chuẩn bị hoạt động
a. Về phương tiện hoạt động
- Các tiết mục văn nghệ qua sưu tầm và sáng tác của học sinh theo chủ đề
- Hệ thống các câu hỏi, các câu đố và các đáp án kèm theo.
- Bảng quy định thang điểm dành cho ban giám khảo.
b. Về tổ chức
- GVCN làm việc với tập thể lớp:
+ Nêu chủ đề hoạt động, nội dung và hình thức tiến hành, đề nghị mỗi học sinh trong lớp cùng chuẩn bị và sẵn sàng tham gia.
+ Thành lập hai đội để giao lưu thi đấu, mỗi đội cử ra một đội trưởng đặt tên cho hai đội (mỗi đội cử 10 em, số học sinh cịn lại làm cổ động viên)
- Giáo viên hội ý với lực lượng cán sự lớp và hai đội trưởng để thống nhất các yêu cầu và phân cơng chuẩn bị hoạt động như:
+ Phân cơng người dẫn chương trình, xây dựng chương trình.
+ Chọn cử BGK, phân cơng trang trí 
4. Tiến hành hoạt động
a) Khởi động:
- Bắt bài hát tập thể
- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, nêu nội dung và hình thức giao lưu, giới thiệu BGK và mới hai đội lên tham dự.
b) Giao lưu
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố, thành viên hai đội lần lượt thực hiện theo yêu cầu.
- Trong qua trình giao lưu cần giao lưu với cổ động viên qua một số câu hỏi.
5. Kết thúc hoạt động
	Người dẫn chương trình cơng bố kết quả của hai đội và nhận xét ý thức tham gia vui chơi của hai đội và tập thể lớp.
 IV. PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 25:
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ:
 Nhắc các em chưa thực hiện tốt, chưa chú ý bài trong giờ học thực hiện tốt hơn.
...................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TUẦN TỚI:
 .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docLOPTUAN 24CKTKN.doc