Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 24 năm 2011

Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 24 năm 2011

I/ Mục tiêu: Giúp HS :

1. Biết cách thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.

2. Rèn luyện kĩ năng trừ nhanh, chính xác

II/ Đồ dùng dạy học:

HS: - Bảng nhóm, vở bài tập

III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 24 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kể chuyện(T24)
PHÍ TRỰC XỬ ÁN
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh;
- Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Bao công và vụ án con trâu dựa vào tranh minh họa ; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bác Hồ muốn khuyên cán bộ: nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng. Do đó cần làm tốt công việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ đến việc riêng của mình. Nhận thức được: công việc nào trong xã hội cũng quan trọng cũng đáng quý
II/ Đồ dùng Dạy- Học: 
- Tranh minh họa câu chuyện
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
1/ Giới thiệu: Giới thiệu câu chuyện và nêu mục tiêu tiết học
2/GV kể chuyện: 
- Kể lần 2 kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ
- HD hiểu nghĩa các từ: tiếp quản, đồng hồ quả quýt
3/ Hướng dẫn kể chuyện:
- Tổ chức cho HS kể và trao đổi nội dung ý nghĩa chuyện
- Lưu ý nội dung các tranh:
T1: Được tin TƯ rút bớt 1 số người đi học lớp tiếp quản thủ đô, các cán bộ bàn tán sôi nổi, ai cũng háo hức muốn đi
T2: Bác Hồ đến thăm hội nghị, các đại biểu ùa ra đón Bác
T3: Bác mượn câu chuyện về chiếc đồng hồ để đả thông tư tưởng cán bộ một cách hóm hỉnh
T4: Câu chuyện của Bác khiến ai nấy đều thấm thía
- HD nhận xét, nêu câu hỏi, rút ra ý nghĩa chuyện
4/ Củng cố- Dặn dò:
- Giáo dục lòng kính yêu Bác Hồ
- Chuẩn bị bài KC ở tuần 20
1'
12'
25'
2'
- Nghe GV kể chuyện, nêu nghĩa của từ: tiếp quản, đồng hồ quả quýt
- Đọc yêu cầu/ Sgk- 9
- Kể trong nhóm 2: theo đoạn và cả chuyện
- Thi đua kể trước lớp, kể xong trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện và trả lời câu hỏi của bạn
- Bình chọn bạn kể hay nhất, tự nhiên và hấp dẫn nhất, hiểu đúng nhất điều câu chuyện muốn nói
- Tự liên hệ ý thức cần làm tốt công việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ đến việc riêng của mình
Toán(T116)
LUYỆN TẬP CHUNG
I/Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài tập tổng hợp có liên quan.
- HS hoàn thành bài 1,2 cột 1.
II/ Đồ dùng Dạy- Học: 
- Bảng phụ nhóm 
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- YCHS sửa bài 3/ VBT, nêu lại quy tắc và công thức tính thể tích HLP 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần và thể tích HLP
- Giao nhiệm vụ cho HS( HS chậm làm câu a, HS khác làm cả 2 câu)
- Theo dõi kèm HS chậm
- Tổ chức nhận xét thống nhất kết quả
Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích một mặt, diện tích xung quanh và thể tích HHCN
- Giao nhiệm vụ( HS chậm làm hình 1, HS TB làm hình 1,2, HS khá giỏi làm hình 2,3)
- Cho HS làm bài theo nhóm 4
- Gọi 1,2 đại diện nhóm làm bài trên bảng
- Tổ chức nhận xét chữa bài, thống nhất KQ
Bài 3: HD để HS khá tự làm ở nhà
3. Củng cố- Dặn dò:
- Làm các bài trong VBT
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
5'
1'
37'
2'
- Sửa bài 3/VBT, nêu cách tính thể tích HLP 
Bài 1;- 2 HS đọc đề bài 
- 2 HS nhắc lại
- Làm vào vở; lần lượt 2 HS chữa bài trên bảng. Kết quả: 
 DT 1mặt: 6,25 cm2
 DTTP: 37,5 cm2
 TT: 15,625 cm3
Bài 2: 1 HS đọc
- 3 HS nêu
- Nhận nhiệm vụ
- Làm bài theo nhóm 4
DTmặt đáy
110 cm2
DTXQ
252 cm2
Thể tích
660 cm3
Bài 3: HS khá theo dõi và nêu cách làm
- Theo dõi và nhận nhiệm vụ
Ngày dạy: Thứ hai: 27/02/2012
Tập đọc(T47)
 LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ
I/Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản
- Hiểu nội dung của bài: Luật tục nghiêm minh, công bằng của Người Ê-đê ; HS kể được 1 đến 2 luật tục của nước ta.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II/ Đồ dùng Dạy- Học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc/Sgk- 56; Bảng phụ viết tên khoảng 5 luật ở nước ta
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
1/ Bài cũ: Chú đi tuần
2/ Bài mới: - Nêu mục tiêu bài học
*/Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: - Chia 3 đoạn:
+Đoạn 1: Về cách xử phạt
+Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng
+Đoạn 3: Về các tội
- Lưu ý cách đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản- GV đọc mẫu
- Theo dõi kèm HS chậm
b/ Tìm hiểu bài: Câu hỏi /Sgk- 57
+ Câu 1: Yêu cầu trao đổi với bạn cùng bàn, trả lời câu hỏi 
 Câu 2: Nêu câu hỏi 2. Yêu cầu cá nhân trả lời 
 Câu 3: Nêu câu hỏi 3. Yêu cầu thảo luận nhóm đôi, nêu và hoàn chỉnh câu trả lời
 Câu4: Nêu câu hỏi 4. Yêu cầu cá nhân trả lời. Nhận xét, bổ sung tên một số luật. Đính bảng phụ, gọi 2 HS đọc lại
- YC HS nêu ý nghĩa bài
c/ Luyện đọc lại:
- Hướng dẫn đọc thể hiện đúng tính nghiêm túc của văn bản
- Hướng dẫn đọc nhấn giọng các từ ở đoạn 3: Về các tội
3/Củng cố- Dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại ý nghĩa
- Đọc trước bài: Hộp thư mật
4'
20'
10'
10'
1'
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ, TL câu hỏi/Sgk
- Nêu nghĩa từ Luật tục; dân tộc Ê-đê (một dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên)
- Chú ý đọc đúng các từ khó: xử phạt; khoanh một vòng; xét xử; cõng; dao sắc; gươm lớn
- Xem tranh minh hoạ bài đọc, nói về nội dung tranh
- Nêu nghĩa các từ ngữ trong chú giải/57
 - Luyện đọc theo cặp; nối tiếp nhau đọc cả bài 
 - Dựa vào bài đọc/Sgk- 56, tìm hiểu bài theo từng câu hỏi và gợi ý của 
- Nêu và ghi vở ý nghĩa của bài
- Thi đua đọc đoạn, bài
- Nhắc lại ý nghĩa bài; liên hệ ý thức sống và làm việc tuân theo luật pháp 
Khoa học(T47)
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN ( Tiết 2)
I-Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện
II-Đồ dùng dạy- học : - Chuẩn bị theo nhóm: Một cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại ( đồng, nhôm, sắt, ...) và một số vật khác bằng nhựa, cao su, sứ, ...
- Chuẩn bị chung: Bóng đèn hỏng có tháo đui ( có thể nhìn thấy rõ đầu dây)
- Hình trang 94, 95 SGK
III-Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên 
TL
 Hoạt động của học sinh
* Bài cũ: Lắp mạch điện đơn giản 
- Gọi 2 HS lên kiểm tra bài
* Bài mới:
+ Mở bài: Giới thiệu nội dung bài
1.Hoạt động 1: Quan sát thảo luận
- Mục tiêu: . Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở ; về dẫn điện, cách điện 
-Cách tiến hành: GV cho HS chỉ ra và quan sát một số cái ngắt điện 
- Kết luận: Nhận biết về mạch kín, mạch hở ; về dẫn điện, cách điện
2. Hoạt động 2:Trò chơi “ Dò tìm mạch điện” 
* Mục tiêu: .Củng cố cho HS kiến thức về mạch kín, mạch hở ; về dẫn điện, cách điện 
-Cách tiến hành: Cho HS thực hành “ Làm bảng kiểm tra kiến thức”
. GV hướng dẫn cách làm: Làm một bìa cứng có 2 hàng khuy, mặt trước ghi các câu hỏi ở một hàng và các câu trả lời ở hàng còn lại. Mặt sau dùng dây dẫn nối câu hỏi với câu trả lời đúng 
- Kết luận: - Về mạch kín( hở ); về dẫn điện
* Củng cố : Nhắc lại nội dung bài 
* Hoạt động tiếp nối: Liên hệ thực tế 
5'
10'
13'
2'
- 2 HS nêu nội dung bài học
- Cả lớp theo dõi - nhận xét
1/ HS chỉ ra và quan sát một số cái ngắt điện 
- HS thảo luận về vai trò của cái ngắt điện
- HS làm cái ngắt điện cho mạch điện mới lắp ( có thể sử dụng cái ghim giấy)
2/ Các nhóm thực hiện “ Làm bảng kiểm tra kiến thức”
- HS dùng “ Mạch thử” để chọn câu trả lời đúng ( nối câu hỏi và câu trả lời lựa chọn), nếu đúng thì đèn sáng, nếu sai thì đèn không sáng
 - Các nhóm chơi trò chơi “ Đố bạn”, một nhóm đố ( bằng cách cài các câu hỏi và câu trả lời), một nhóm trả lời 
- Đánh giá kết quả trò chơi 
* HS nhắc lại nội dung 
* Nhắc HS biết cách sử dụng an toàn nguồn điện 
 Toán(T117)
LUYỆN TẬP CHUNG
I/Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
- Tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán
- Tính thể tích hình lập phương.
- HS hoàn thành bài tập 1,2
II/ Đồ dùng Dạy- Học: 
- Bảng phụ, nhóm
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Luyện tập chung
- Kiểm tra 3 HS
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1: Yêu cầu HS đọc kĩ cách tính của bạn Dung trong bài mẫu, nêu rõ cách tính nhẩm ở từng bài
- Theo dõi giúp HS chậm làm bài
- Tổ chức cho HS nhận xét chữa bài và thống nhất kết quả
Bài 2: Lưu ý cách tính tỉ số phần trăm thể tích giữa hai hình
- Theo dõi giúo đỡ HS chậm
- Tổ chức cho HS chữa bài và thống nhất kết quả.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Ôn đổi các đơn vị đo thể tích.
5'
1'
37'
2'
- Sửa bài 3/VBT
Bài 1: Làm bài trên bảng nhóm: 
a/ 17,5% = 10%+ 5%+2,5% 
10% của 240 là 24; 5% của 240 là 12; 2,5% của 240 là 6;Vậy, 17,5% của 240 là 42
Bài 2: Trao đổi với bạn cùng bàn, nhận xét cách làm. Làm bài vào vở, chữa bài trên bảng. 
a/Tỉ số thể tích của HLP lớn và HLP bé là 3/2, vậy tỉ số phần trăm thể tích đó là: 3 : 2 = 1,5; 1,5 = 150%
b/Thể tích HLP lớn là: 64 x 3/2 = 96 cm3
* HS giỏi làm tiếp các bài trong VBT
Tập đọc(T48)
HỘP THƯ MẬT
I/Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết đọc đúng bài văn, thể hiện được tính cách của nhân vật.
- Hiểu được những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo.- HS trả lời được các câu hỏi trong SGK.
Giúp HS yếu luyện đọc đúng đoạn 1+2
II/ Đồ dùng Dạy- Học: 
- Tranh minh họa bài đọc/Sgk-62; ảnh Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Luật tục xưa của người Ê-đê. Kiểm tra 3 HS 
B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc cả bài
- Chia 4 đoạn
Đoạn 1: từ đầu đến đáp lại
Đoạn 2: Tiếp đến ba bước chân
Đoạn 3: Tiếp đến chỗ cũ
Đoạn 4: phần còn lại
- HD luyện đọc theo từng đoạn (tham khảo gợi ý/Sgk-102)
- Giới thiệu nhân vật Hai Long; cho HS xem ảnh Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài
b/ Tìm hiểu bài:
- Các câu hỏi tìm hiểu bài/ Sgk-63
- Nhấn mạnh ý: Các chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch bao giờ cũng là những người rất gan góc, bình tĩnh, thông minh, thiết tha yêu Tổ quốc, yêu đồng đội, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chung. Đó là những phẩm chất quý của người chiến sĩ,...Những người như chú Hai Long đã góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
c/Hướng dẫn luyện đọc lại: 
- Nêu lại yêu cầu đọc diễn cảm bài văn
- Đánh giá cá nhân HS đọc bài
3/ Củng cố- Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học 
 - Đọc bài: Phong cảnh đền Hùng
5'
16'
10'
13'
1'
- Đọc 3 đoạn của bài, trả lời câu hỏi/ Sgk; nêu nội dung bài
 ... kiệm?
+ Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.
- Trình bày về việc sử dụng điện an toàn và tránh lãng phí.
- Liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà.
+ Nhà em có những thiết bị máy móc gì được sử dụng bằng điện? Mỗi tháng gia đình em dùng hết bao nhiêu tiền điện? Biện pháp tiết kiệm điện ở gia đình em như thế nào?
Toán(T120)
 LUYỆN TẬP CHUNG
I/Mục tiêu: Giúp học sinh 
-Biết tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương
- Giáo dục HS cẩn thận khi làm bài
- HS làm được bài 1,2.
II/ Đồ dùng Dạy- Học:
 - Bộ đồ dùng dạy học toán 5; 
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Luyện tập chung 
- Kiểm tra 3 HS
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề
* Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
* Làm thế nào để tính được diện tích kính làm bể?
* Làm thế nào để tính được thể tích của bể?
* Làm thế nào để tính được thể tích nước trong bể?
- GV nhắc lại cách làm. Lưu ý HS chuyển đổi đơn vị đo sang m....
- Theo dõi kèm HS chậm 
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1
Bài 3:( HS khá giỏi) Yêu cầu quan sát hình vẽ/Sgk. Nhắc HS vận dụng cách tìm diện tích TP và thể tích hình lập phương.
 - Theo dõi, nhận xét, đánh giá việc trình bày bài
3. Củng cố- Dặn dò:
- HD làm các bài trong VBT
- Chuẩn bị KTĐK giữa HKII
5'
1'
37'
2'
- Làm bài 2/ VBT. Nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật
Bài 1: HS đọc đề bài 
- Trả lời câu hỏi.
- Tính diện tích toàn phần của bể.
- Áp dụng công thức tính thể tích.
- Tính thể tích nước bằng cách thay chiều cao của nước vào công thức.
- Nhắc lại cách tính diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật.
- Làm vào vở, 1HS lên bảng
Đáp số: a/ 230 dm2; b/ 300 dm3; 
c/ 225 dm3
Bài 2: HS đọc đề toán, nhắc lại cách tính diện tích và thể tích hình lập phương.
- Làm vào vở, 1HS lên bảng
Đáp số: a/ 9 m2; b/ 13,5 m2; c/ 3,375 m3
Bài 3: Trao đổi với bạn cùng bàn, nêu cách làm. Làm bài vào vở. 
- Kết luận: Thể tích hình M gấp 27 lần thể tích hình N
- Theo dõi phần HD
SINH HOẠT LỚP TUẦN 24
I/Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Biết được những ưu, khuyết điểm trong tuần 24 và nội dung kế hoạch tuần 25. Có ý thức khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, hoàn thành tốt kế hoạch tuần 25. 
- Có ý thức đoàn kết, xây dựng tập thể 
II/ Tiến trình sinh hoạt:(40'). 
1/ Đánh giá hoạt động tuần 24
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ trong tuần 24
- Lớp trưởng báo cáo chung
- GV tổng hợp ý kiến, đánh giá
* Ưu điểm: 
	- HS thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, đoàn kết tốt 	
- Nhiều HS chăm học ở nhà, tích cực trong học tập ở lớp, như: Đay, Trần, Mô, ... Ban cán sự lớp năng nổ, nhiệt tình, ổn định tốt nề nếp lớp, thể dục giữa giờ, múa hát tập thể nghiêm túc.
- Thực hiện tốt việc lao động theo lịch cũng như vệ sinh cá nhân.
- Duy trì tốt sĩ số sau khi nghỉ tết và tỉ lệ chuyên cần.
- Một số HS đã tham gia ủng hộ bạn chữa bệnh hiểm nghèo.
* Khuyết điểm: 
	- Còn một số HS chưa sôi nổi phát biểu xây dựng bài, chưa làm bài tập giao về nhà trong dịp tết
	- Chữ viết cẩu thả ( Jun, Phất )
 2/ Kế hoạch tuần 25.:
- GV phổ biến kế hoạch lớp : 
*Khắc phục những nhược điểm của tuần 25
*Duy trì tốt sĩ số cả hai buổi 
*Học bài làm bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu ý kiến, 
*Bao bọc sách vở và mua thêm đồ dùng học tập
 *Thực hiện 10' đầu giờ nghiêm túc. 
*Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Tham gia lao động theo lịch. 
* Tích cực học bài và làm bài ở nhà. 
* Đay, Trần, Mô tham gia ôn luyện giao lưu HS giỏi 
- BCH Đội phổ biến kế hoạch công tác Đội (Nội dung trong sổ hoạt động Đội)
3/ Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 - Hát tập thể bài: Nhớ giọng hát Bác Hồ.
Ngày dạy: Thứ ba: 28/02/2012
Luyện từ và câu(T47)
MRVT: TRẬT TỰ - AN NINH
I/Mục tiêu: Giúp học sinh
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về trật tự, an ninh.
- Hoàn thành bài tập 1,4 liên quan đến các từ ngữ thuộc chủ đề trật tự, an ninh
- Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng từ để đặt câu.
II/ Đồ dùng Dạy- Học: 
- VBT; Bảng phụ nhóm; Từ điển TV
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
1/ Bài cũ:
- Nối các vế câu ghép bằng QHT 
- Kiểm tra 2 HS
2/ Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
*/Hướng dẫn làm bài tập:
BT1: Hướng dẫn HS đọc kĩ đề tìm đúng nghĩa của từ an ninh
- Thống nhất kết quả, yêu cầu giải thích lí do loại bỏ đáp án (a) và ( c); chọn đáp án ( b) 
BT4: - Theo dõi HS làm bài - Thống nhất kết quả; nhắc nhở HS ghi nhớ những việc cần làm giúp bảo vệ an toàn cho bản thân
3/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học; Chuẩn bị bài tiếp theo
5’
37’
2’
- 2 HS lên bảng.
Bài 1: Làm bài vào VBT, nêu miệng kết quả, giải thích lí do loại bỏ đáp án (a) và ( c); chọn đáp án (b) an ninh chỉ tình trạng yên ổn về mặt chính trị và xã hội. Còn ý a (an toàn) và c (hoà bình)
Bài 4: Đọc hướng dẫn/ Sgk. Làm bài trên bảng nhóm theo nhóm 4 khăn trải bàn.
Luyện từ và câu(T48)
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I/Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
	- Biết tạo câu ghép mới bằng cặp từ hô ứng thích hợp
II/ Đồ dùng Dạy- Học: 
- Bảng nhóm; VBT; Bảng lớp viết hai câu văn của BT1 - phần nhận xét
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
A.Kiểm tra bài cũ:(4p) MRVT: Trật tự- an ninh.
- Kiểm tra 2 HS
B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
1/Nhận xét:(15p)
*BT1:
- Đính bảng ghi sẵn hai câu ghép
- Nhắc HS thực hiện đúng yêu cầu đề bài, phân tích cấu tạo câu ghép đã cho
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
*BT2: Yêu cầu nhận xét cụ thể các câu ghép nếu lược bỏ các từ vừa...đã, đâu...đấy 
Lưu ý: Các từ này nằm trong bộ phận vị ngữ, không phải là QHT. Khi dùng các từ hô ứng để nối các vế trong câu ghép thì phải dùng cả hai từ, không thể đảo trật tự các vế câu cũng như vị trí của các từ hô ứng ấy
*BT3: Yêu cầu HS trao đổi với bạn cùng bàn, thay thế từ theo yêu cầu của bài
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
2/ Phần ghi nhớ: (3p) 
- Yêu cầu hiểu và thuộc ghi nhớ/ Sgk-65
3
/ Luyện tập: (26p) 
- Các bài trong vở bài tập 
- Theo dõi, giúp HS làm bài, chấm chữa bài
4/ Củng cố- Dặn dò:(2p) 
- Nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị bài tiếp theo- Xem Sgk
Hoạt động của học sinh
- Sửa bài trong VBT 
Bài 1:- Đọc yêu cầu BT, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, làm vào VBT, nêu ý kiến.
Câu1: Vế 1: Buổi chiều, nắng/ vừa nhạt,
Vế 2: sương/ đã buông nhanh xuống mặt biển.
Câu2: Vế 1: Chúng tôi / đi đến đâu,
Vế 2: rừng/ rào rào chuyển động đến đấy
Bài 2: - Nhận xét: 
a/ Các từ vừa...đã, đâu...đấy trong hai câu ghép trên dùng để nối vế câu 1 với vế câu 2
b/ Nếu lược bỏ thì:
+ QH giữa các vế câu không còn chặt chẽ như trước
+ Câu văn có thể trở thành không hoàn chỉnh (câu b)
Bài 3: Nêu miệng: Thay cặp từ hô ứng và đọc cả câu
a/chưa...đã..., mới...đã..., càng...càng...
b/chỗ nào...chỗ ấy...
- Đọc nội dung ghi nhớ, cả lớp theo dõi/Sgk
- Đặt câu với các cặp từ hô ứng được nêu ở ghi nhớ
Bài 1; 2: Làm vào VBT, HS đổi vở, nhận xét bài của bạn
- Trình bày kết quả
- Nhắc lại ghi nhớ của bài
- Theo dõi lắng nghe
Chính tả(T24)
Tiết 24: Núi non hùng vĩ
I/Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Nghe, viết đúng chính tả bài Núi non hùng vĩ.
	- Nắm chắc cách viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam (chú ý nhóm tên người và tên địa lý vùng dân tộc thiểu số)
II/ Đồ dùng Dạy- Học: 
- Bảng phụ viết bài tập 3- VBT 
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
A. Kiểm tra bài cũ:(4p) 
- Kiểm tra VBT 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài( 1p) Nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn nghe- viết:(30p) 
- Đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ.
- Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở đâu?
- Nhắc HS chú ý ý những từ dễ viết sai (tày đình, hiểm trở, lồ lộ) các tên địa lý (Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai)
- Đọc bài cho HS viết và đọc lại để HS soát lỗi
- Chấm một số bài, nhận xét 
3. Hướng dẫn làm BT chính tả:(15p)
- Hướng dẫn làm các bài tập 2; 3/ VBT 
BT2: Yêu cầu HS nói rõ cách viết hoa từng tên riêng
BT3: Đính bảng phụ viết sẵn bài thơ có đánh số thứ tự (1, 2, 3, 4, 5) lên bảng 
Theo dõi, gợi ý HS trình bày bài
4. Củng cố- Dặn dò:(1p)
- Nhận xét tiết học, biểu dương HS viết bài đúng, đẹp. Dặn viết lại tên 5 vị Vua
- Dặn chuẩn bị bài chính tả tuần 25
Hoạt động của học sinh
- 1 HS viết 1 số tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh. Cả lớp viết bảng con 
- Theo dõi trong Sgk
- Cả lớp đọc thầm lại bài viết
- TL: Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới giữa nước ta và Trung Quốc.
- Luyện viết từ khó, đọc lại từ
- Viết bài; đổi vở soát lỗi
- Nộp bài để chấm.
- Làm các bài tập 2; 3 vào VBT
BT2: HS đọc nội dung bài tập 2, cả lớp theo dõi/Sgk.
- Đọc thầm đoạn thơ, tìm tên riêng, nối tiếp nhau trả lời
BT3: - Đọc lại câu đố bằng thơ.
- Các nhóm thảo luận giải đố, viết lần lượt đúng thứ tự tên các nhân vật lịch sử vào giấy - Đổi chéo kết quả, nhận xét bài của bạn cùng bàn
- 1 HS trình bày bài trên bảng lớp
- Nhẩm thuộc lòng các câu đố
- Theo dõi phần nhận xét
Sinh hoạt lớp
 TUẦN 24
I/Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Đánh giá được những ưu, khuyết điểm trong tuần 24
	- Nắm bắt nội dung kế hoạch tuần 25. Có biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm để hoàn thành tốt kế hoạch tuần 25	
- Tăng cường ý thức đoàn kết, xây dựng tập thể lớp
II/ Nội dung- Tiến trình sinh hoạt:
1/ Đánh giá hoạt động tuần :
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ trong tuần 24
- Lớp trưởng báo cáo chung
- GV tổng hợp ý kiến, đánh giá
* Ưu điểm: 
	- Thực hiện khá nghiêm túc nội quy nhà trường và nhiệm vụ HS tiểu học
	- Nhiều HS tích cực trong học tập ở lớp, chăm học ở nhà như: H Hạnh, Hà, Hiền, Dung, Phương, Mỹ Hạnh, 	- Học tập tốt, thi đua rèn chữ viết có tiến bộ, tiêu biểu: Hạnh, Hiền, Anh, Vân, Thuỷ, Hà, Phương,...
	- Tập thể lớp đoàn kết tốt, giúp bạn yếu tiến bộ (Hạnh giúp Tâm)
	- Lên kế hoạch hoạt động của chi đội kịp thời, phù hợp KH chung của liên đội
	- Sinh hoạt chi đội nghiêm túc, có hiệu quả
	- Đóng góp quỹ Vì bạn nghèo của Liên đội tốt: cả lớp được 390 000 đồng
* Khuyết điểm: 
	- Một số HS chưa tích cực trong học tập: Vũ, Phúc, Lực, Ánh, Hồng	
- Chữ viết cẩu thả, sai chính tả nhiều ( Long,Trâm, Long Thắng )
2/ Kế hoạch tuần 24- Biện pháp và phân công thực hiện:
- GV phổ biến kế hoạch lớp ( Nội dung trong sổ chủ nhiệm)
- BCH chi đội phổ biến kế hoạch công tác Đội (Nội dung trong sổ hoạt động Đội)
4/ Lớp vui sinh hoạt cuối tuần: 
- Hát những bài hát Ca ngợi Mẹ và Cô

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24.doc