Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 27 năm học 2012

Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 27 năm học 2012

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Có giọng đọc phù hợp với nội dung câu,bài ,với giọng ca ngợi, tự hào.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

- Biết được và phát huy những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Tranh minh hoạ trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 27 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012
Tập đọc:
Tranh làng Hồ
 ( Theo nguyễn tuân)
I- Mục đích, yêu cầu:
- Có giọng đọc phù hợp với nội dung câu,bài ,với giọng ca ngợi, tự hào.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- Biết được và phát huy những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc 
II- Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ trong SGK. 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi 4, 3 của bài đọc.
2. Dạy bài mới
a-Giới thiệu bài:
 - GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
*)Luyện đọc
- GV uốn nắn, hướng dẫn cách đoc các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do phát âm địa phương.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
 Câu1: 
+ Tranh làng Hồ là loại tranh như thế nào?( Một loại tranh dân gian do người làng Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh vẽ).
+Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam 
Câu 2:.Kĩ thuật tạo màu trong tranh của nghệ nhân làng Hồ có gì đặc biệt? 
GV : Sự say mê công việc, ham thích tìm tòi sáng tạo đã khiến những nghệ nhân làng Hồ tạo cho tranh những màu sắc độc đáo, tươi đẹp chỉ Việt Nam mới có.
Câu 3, 4:
 + Tìm những từ ngữ thể hiện lòng biết ơn và khâm phục của tác giả đối với các nghệ sĩ vẽ tranh làng Hồ.
Nội dung: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những sản vật văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc. 
c)Đọc diễn cảm. 
+ Gv đọc diễn cảm bài văn.
- Hướng dẫn HS xác định giọng đọc trong bài văn: Giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện cảm xúc trân trọng của tác giả trớc những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những hs học tốt. 
- 2 HS đọc
- GV nhận xét, cho điểm
-1, 2 hs khá, giỏi đọc bài văn. Cả lớp đọc thầm theo.
+Một nhóm nối tiếp đọc trơn từng đoạn của bài.
+ Luyện đọc đoạn trong nhóm.
+HS nêu từ khó đọc - GV ghi bảng.
+2- 3 hs đọc từ khó. 
- 1 hs đọc phần chú giải.
-1,2 hs khá giỏi đọc cả bài. 
- 1 hs đọc đoạn 1, 2. Cả lớp đọc thầm theo và trả lời các câu hỏi.
-Tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ.
- Màu hoa chanh nền đen lĩnh – một thứ màu đen rất Việt Nam, .... Màu trắng điệp càng ngắm càng ưa nhìn. Đó cũng là một sự sáng tạo góp vào kho tàng màu sắc của hội hoạ Việt Nam.
-Từ những ngày còn ít tuổi - đã thích tranh làng Hồ, thấm thía một nỗi biết ơn đối với những ngời nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
+1,2 Hs đọc lại cả bài, nêu đại ý của bài.
+1 hs đọc lại đại ý.
 HS nêu cách đọc diễn cảm.
+ Gv treo bảng phụ đã chép sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
+2 hs đọc mẫu câu, đoạn văn.
+ Nhiều hs luyện đọc diễn cảm đoạn văn.
- Cá nhân, bàn, tổ thi đọc diễn cảm bài văn.
Toán: 
Tiết 131:Luyện tập
I. Mục tiêu:
-Biết tính v- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
- Có ý thức vận dụng vào thực tế.
- Baì 4 dành cho hs khá giỏi .
II. Đồ dùng dạy học:
-SGK, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu quy tắc và công thức tính vận tốc.
2. Luyện tập:
-Hướng dẫn HS làm bài
Bài 1:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
-Hướng dẫn cách làm
Bài 2:
-Gv theo dõi và chữa bài
Bài 3:
- GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu 
- Thu bài chấm và nhận xét
Bài 4(Không yêu cầu HS yếu làm)
- Để tính vận tốc của ca nô, ta cần biết gì ? (Thời gian đi của ca nô.)
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu quy tắc và công thức tính vận tốc (Muốn tính vận tốc, ta lấy quãng đường chia cho thời gian.)
v = s : t
- HS nêu quy tắc.
- HS nhận xét - GV chấm điểm
- 1 HS đọc yêu cầu bài 1
- Cả lớp làm bài .
- 1 HS làm bài trên bảng 
Bài giải
Vận tốc chạy của đà điểu là :
5250 : 5 = 1050 ( m/phút)
 Đáp số : 1050 m/phút
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm bài .
- HS nhận xét kết quả chữa bài
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Lớp làm bài vào vở
Bài giải
Quãng đường người đó đi bằng ô tô là : 
 25 - 5 = 20 ( km)
 Đổi nửa giờ = 0,5 giờ
- 1 HS chữa làm bài .
- HS nhận xét kết quả
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm bài .
Bài giải
 Cách 1 :Thời gian đi của ca nô là:
7giờ 45 phút - 6 giờ 30 phút 
= 1 giờ15 phút = 1,25 giờ
Vận tốc của của ca nô là:
 30 : 1,25 = 24(km/giờ)
 Đáp số: 24 km/giờ
Cách 2 : 1 giờ15 phút = 75 phút
Vận tốc của của ca nô là:
 30 : 75 = 0,4 (km/phút) 
 = 24(km/giờ)
 Đáp số: 24 km/giờ
- HS nhận xét chữa bài
Lịch sử
Lễ kí Hiệp định Pa-ri
I-Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
-Biết ngày 27- 1- 1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa- ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam:+ Những điểm cơ bản của Hiệp định, ý nghĩa Hiệp định Pa- ri
+ý nghĩa hiệp định Pa-ri:đế quốc Mĩ buộc phảI rút quân khỏi VN tạo điều kiện thuận lợi để ND ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
GDHS có ý thức học tập để xây dựng đất nước.
II-Đồ dùng dạy học: 
 -Tranh, ảnh tư liệu về lễ kí Hiệp định Pa-ri.
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ: 
-Tại sao gọi là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?
-Nêu nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?
2-Bài mới:
a-Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
-GV trình bày tình hình dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pa-ri.
-Nêu nhiệm vụ học tập.
b-Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm 4)
-GV phát phiếu học tập và cho các nhóm đọc SGK và
quan sát hình trong SGK để trả lời câu hỏi:
+Sự kéo dài của Hội nghị Pa-ri là do đâu?
+Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri?
+Thuật lại diễn biến lễ kí kết.
+Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri?
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
c-Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm 7)
-Cho HS dựa vào SGK để thảo luận câu hỏi:
+Nêu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam?
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
d-Hoạt động 4 (làm việc cả lớp)
GV nhắc lại câu thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ
 “Vì độc lập, vì tự do
 Đánh cho Mĩ cút, đánh cho nguỵ nhào”.
3-Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ.
-GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài
HS trả lời
Lớp nhận xét
* Nguyên nhân:
Sau những thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam, Bắc trong năm 1972, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri.
*Diễn biến:
11 giờ (giờ Pa-ri) ngày 27-1-1973 Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh và Bộ
 trưởng Nguyễn Thị Bình đặt bút kí vào văn bản Hiệp định.
*Nội dung: Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi VN.
-Đại diện nhóm trình bày
-Đại diện nhóm trình bày
*ý nghĩa: : Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở VN và buộc phải rút quân khỏi miền Nam VN.
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2012
toán:
Tiết 132:Quãng đường
I. Mục tiêu:
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
- Rèn kĩ năng tính quãng đường
- Có thức vận dụng vào thực tế.
- Bài 3 dành cho hs khá giỏi 
II. Đồ dùng dạy học:
-Phấn màu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu quy tắc và công thức tính vận tốc. 
2. Bài mới:
a. Hình thành cách tính quãng đường:
*) Ví dụ:
- Để tính quãng đường đi được của ô tô trong 4 giờ, ta làm như thế nào ?
GV yêu cầu HS giải bài toán:
42,5 4 = 170 (km)
Để tính quãng đường đi được của ôtô, ta lấy vận tốc của ôtô nhân với thời gian đi.
KL: Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian
 s = v t s: quãng đường
 v: vận tốc
 t: thời gian
*) Bài toán:
- Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ?
- GV lưu ý HS hai cách tính, tuỳ bài toán, HS có thể lựa chọn cách làm cho phù hợp.
C1 :Đổi 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ.
Quãng đường người đi xe đạp đi được là:
 12 2,5 = 30 (km)
C2 : Đổi ra phân số rồi tính .
b. Luyện tập:
Bài 1:
- 3 HS nhắc lại cách tính quãng đường và công thức tính quãng đường.
- HS nhận xét kết quả
- Nêu công thức tính quãng đường.
- Nhận xét
Bài 2:
Gợi ý và hướng dẫn HS làm
-Gv chấm chữa một số bài
Bài 3:(dành cho hs khá giỏi )
3- Củng cố - Dặn dò: 
- Nêu quy tắc tính , công thức tính quãng đường.
 GV nhận xét giờ học, tổng kết bài.
- 2HS nêu quy tắc và viết công thức.
- HS nhận xét - GV cho điểm
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nêu cách làm và lời giải.
- HS rút ra cách tính quãng đường
- Nêu công thức tính quãng đường.
- 3 HS nhắc lại, cả lớp đồng thanh.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở nháp.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 3HS nêu 
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp 
Bài giải
Quãng đường ôtô đi là:
 15,2 3 = 45,6 (km)
 Đáp số: 45,6 km
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở
Bài giải
Đổi 15 phút = 0,25 giờ.
Quãng đường đi được của người đi xe đạp là:
 12,6 0,25 = 3,15 (km)
 Đáp số: 3,15 km
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm bài .
Bài giải
Thời gian đi của xe máy là:
11giờ - 8 giờ 20 phút 
= 2 giờ 40 phút = 8/3 giờ
Quãng đường từ A đến B là:
 42 8 :3 = 112 (km)
 Đáp số: 112 km
- Đổi vở, kiểm tra bài của nhau.
- Chữa bài
 2 HS nêu
Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian
 s = v t
Chính tả
(nhớ – viết): Cửa sông
I- Mục đích yêu cầu:
- Nhớ -viết đúng CT 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông 
- Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2).- Rèn chữ viết đúng, đẹp, đảm bảo tốc độ
II- Đồ dùng daỵ học:
-Bút dạ và hai tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT 2, mỗi HS làm một ý.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ.
HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
2.Bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b-Hướng dẫn HS nhớ – viết:
- Mời 1-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cho HS cả lớp nhẩm lại 4 khổ thơ để ghi nhớ.
- GV nhắc HS chú ý những từ khó, dễ viết sai 
-Nêu nội dung chính của bài thơ?
-GV hướng dẫn HS cách trình bày bài:
+Bài gồm mấy khổ thơ?
+Trình bày các dòng thơ như thế nào?
+Những chữ nào phải viết hoa?
+Viết tên riêng như thế nào?
-HS tự nhớ và viết bài.
-Hết thời gian GV yêu cầu HS soát bài.
- GV thu một số bài để chấm.
-GV nhận xét.
c- Hư ...  nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
*Cách tiến hành:
-Từng HS giới thiệu trước lớp các tranh, ảnh, băng hình, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được.
- GV nhận xét, giới thiệu thêm một số tranh, ảnh và kết luận:
+Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
- Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường hoăc địa phương tổ chức.
c-Hoạt động 2: Vẽ cây hoà bình
*Mục tiêu: Củng cố lại nhận thức về giá trị của hoà bình và những việc làm để bảo vệ hoà bình cho học sinh.
*Cách tiến hành: 
-GV hướng dẫn và cho HS vẽ tranh theo nhóm 4:
+Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tình yêu hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày.
+Hoa, quả, lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mội người nói chung.
- Mời đại diện các nhóm HS lên giới thiệu về tranh của nhóm mình. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, khen các nhóm vẽ tranh đẹp và KL (SGV-trang 55).
d-Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ về chủ đề Em yêu hoà bình.
*Mục tiêu: Củng cố bài
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS trưng bày theo tổ.
- Cả lớp xem tranh và trao đổi.
- GV nhận xét về tranh vẽ của HS.
- HS hát, đọc thơ,  về chủ đề Em yêu hoà bình.
3-Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nối tiếp nêu phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình phù hợp với khả năng của bản thân.
 Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2012
Toán
Tiết 135:Luyện tập 
I-Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tính thời gian của một chuyển động đề.
- Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
- Có ý thức vận dụng vào thực tế.
 - Bài tập 4 dành cho hs khá giỏi.
II-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu quy tắc và công thức tính thời gian của một chuyển động.
2-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
b-Luyện tập:
*Bài tập 1 (141): Viết số thích hợp vào ô trống.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào bảng nháp.
- Mời 4 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (141): 
- Cho HS làm vào nháp. 1 HS làm vào bảng nhóm.
- HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (142): 
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm bài vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét
*Bài tập 4 (142):(Không yêu cầu HS yếu làm) 
- Cho HS làm vào vở. 1 HS làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm. 
- Cả lớp và GV nhận xét. 
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
2 em lên viết công thức
- Học sinh ghi bài
-1 HS nêu yêu cầu.
*Kết quả:
 Thời gian ở cột 1 là: 4,35 giờ
 Thời gian ở cột 2 là: 2 giờ
 Thời gian ở cột 3 là: 6 giờ
 Thời gian ở cột 4 là: 2,4 giờ
- 1 HS nêu yêu cầu
 *Bài giải:
 1,08 m = 108 cm
 Thời gian ốc sên bò là:
 108 : 12 = 9 (phút)
 Đáp số: 9 phút.
- 1 HS nêu yêu cầu.
* Bài giải:
 Thời gian đại bàng bay quãng đường đó là:
 72 : 96 = (giờ)
 giờ = 45 phút 
 Đáp số: 45 phút.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm. 
 Bài giải:
 10,5 km = 10500 m
 Thời gian rái cá bơi quãng đường đó là:
 10500 : 420 = 25 (phút)
 Đáp số: 25 phút.
Luyện từ và câu
Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối
I- Mục đích yêu cầu: 
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối. 
- Hiểu và nhận biết được những từ ngữ nối để liên kết câu; thực hiện được yêu cầu của 
các bài tập ở mục III.
- GDHS ý thức học tập
 - D/C bài tập 1 chỉ tìm từ ngữ nối ở 3 đoạn đầu hoặc 4 đoạn cuối.
-Điều chỉnh:BT1 chỉ tìm từ ngữ nối ở 3 đoạn đầu (4
đoạncuối
- iii.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
II-Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS đọc thuộc lòng khoảng 10 câu ca dao, tục ngữ trong BT 2.
2- Bài mới:
a-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b.Phần nhận xét:
*Bài tập 1:
- Cho HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- Mời học sinh trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.
- GV: Cụm từ vì vậy ở VD trên giúp chúng ta biết được biện pháp dùng từ ngữ nối để liên kết câu
*Bài tập 2:
-Yêu cầu HS suy nghĩ sau đó trao đổi với bạn.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
 c.Ghi nhớ:
d- Luyện tâp:
*Bài tập 1:
- Cho HS TL nhóm, ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cánhân. 2HS làm vào giấy khổ to.
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Hai HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
3-Củng cố dặn dò: 
- Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và xem lại toàn bộ cách liên kết các câu trong bài.
4 HS đọc
Lớp nhận xét đánh giá điểm 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. Cả lớp theo dõi.
*Lời giải: 
-Từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo trong câu 1.
- Cụm từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2
- HS đọc yêu cầu
-Mời một số HS trình bày.
VD về lời giải:
tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác,
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- 1 HS nêu yêu cầu
*VD về lời giải:
-Đoạn 1: nhưng nối câu 3 với câu 2
-Đoạn 2: vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1 ; rồi nối câu 5 với câu 4.
-Đoạn 3: nhưng nối câu 6 với câu 5, nối đoạn 3 với đoạn 2 ; rồi nối câu 7 với câu 6
-Đoạn 4: đến nối câu 8 với câu 7, nối đoạn 4 với đoạn 3.
*Lời giải:
-Từ nối dùng sai : nhưng
- Cách chữa: thay từ nhưng bằng vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì. Câu văn sẽ là: Vậy (vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì) bố hãy tắt đèn đi và kí vào số liên lạc cho con.
Tập làm văn
Tả cây cối (Kiểm tra viết)
I -Mục đích yêu cầu:
-Viết được một bà Viết được một bài văn tả cây cối đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); đúng yêu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.- GDHS ý thức học tập 
II-Đồ dùng dạy học: 
- Một số tranh, ảnh minh hoạ nội dung kiểm tra.
 - Giấy kiểm tra.
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra
2-Giới thiệu bài:
Trong tiết TLV trước, các em đã ôn lại kiến thức về văn tả cây cối, viết được một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết một bài văn tả cây cối hoàn chỉnh theo một trong 5 đề đã cho.
-Kiểm tra hướng dẫn HS làm bài :
- Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra và gợi ý trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại đề văn.
- GV hỏi HS đã chuẩn bị cho tiết viết bài như thế nào?
- GV nhắc HS nên chọn đề bài mình đã chuẩn bị. 
* -HS làm bài kiểm tra:
-HS viết bài vào giấy kiểm tra.
-GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
-Hết thời gian GV thu bài.
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết làm bài.
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc ; HTL các bài thơ từ tuần 19 đến tuần 27 để kiểm tra lấy điểm trong tuần ôn tập tới.
-
HS nối tiếp đọc đề bài và gợi ý.
-HS trình bày.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS viết bài.
-Thu bài.
Hoạt động tập thể:
Sơ kết tháng
I- mục tiêu :
- Đánh giá tình hình học tập, các hoạt động và nề nếp của lớp trong tuần
- Đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt động của, tuần tới.
- Giáo dục HS ý thức kỉ luật, tinh thần phê và tự phê cao.
II- Các hoạt động:
1. Tổ chức : Hát
2. Nội dung :
a. Lớp trởng nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp trong tuần
b. Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các hoạt động trong tháng
*Nề nếp:
 -Đã ổn định nề nếp lớp
 - Duy trì tốt các hoạt động tập thể dục giữa giờ, hát múa, giờ truy bài đã có hiệu quả hơn tuần trước.
*Học tập:
 - Việc chuẩn bị đồ dùng, sách vở cho học tập đầy đủ
- Một số em có ý thức trong học tập: 
 - Còn lười học bài cũ 
*Lao động, vệ sinh:
- Thực hiện tốt các công tác vệ sinh cá nhân, trường lớp.
* Các hoạt động khác:
- Thực hiện giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường lớp, giữ vệ sinh môi trường
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông.
 - Tích cực tham gia các phong trào từ thiện: 
3. Phương hướng tuần tới.
*Nề nếp: 
- Duy trì nề nếp, thực hiện tốt giờ giấc, nội quy của trường, lớp.
 - Phát huy vai trò của mỗi cá nhân trong phong trào tự quản
*Học tập:
 - Phát huy kết quả phong trào " Đôi bạn cùng tiến" .
- Tích cực, chăm chỉ trong học tập, phát huy ý thức tự giác, giúp nhau trong học tập.
- Thi đua học tập tốt giành nhiều điểm cao kỉ niệm ngày 30/4 và 1/5
* Các hoạt động khác:
- Thực hiện giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường lớp, giữ vệ sinh môi trường.
- Hoàn thành các loại thu nộp trong năm học theo quy định 
4- Củng cố, dặn dò:
 - Tuyên dương những HS điển hình 
- Dặn dò: Thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động 2
Chúc mừng ngày hội của cô giáo và các bạn gái
 2.1 mục tiêu hoạt động .
 - HS biết được ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ 8 - 3.
 - HS biết thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với cô giáo và tôn trọng quý mến các bạn gái trong lớp trong trường . 
 2.2 Quy mô hoạt động .
 Tổ chức theo quy mô lớp .
 2.3 Tài liệu và phương tiện .
 - khăn bàn, lọ hoa và phấn màu .
 - Giấy mời cô giáo và các bạn gái .
 - hao ,bưu thiếp, quà tặng cho cô giáo và các bạn gái .
 - Lời chúc mừng các bạn gái ;
 - Các bài thơ, bài hát....phụ nữ về ngày 8-3
 2.4 các bước tiến hành .
 Bước 1: Chuẩn bị .
 - trước khoảng một tuần, các HS nam trong lớp bàn kế hoạch và phân công chuẩn bị cho cac cá nhân, nhóm hs nam .
 - Trang trí lớp học :
 * Trên bảng viết hàng chữ bằng phấn màu : " Chúc mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8 - 3 "
 * Bàn giáo viên được trải khăn, bày lọ hoa.
 * Bàn ghế được kê ngay ngắn , tốt nhất là hình chữ u.
 Bước 2 : Chúc mừng cô giáo và các bạn gái .
 - Trước khi buổi lễ bắt đầu, các hs nam ra cửa lớp đónco giáo và các bạn gái và mời ngồi các hàng ghế danh dự.
 - Mở đầu, một đại diện hs nam lên tuyên bố lý do và bắt nhịp cho các hs nam trong lớp cùng đồng thanh hô to : Chúc mừng 8-3.
 - Lần lượt cùng hs nam lên nói một câu chúc mừng ngắn và tặng hoa hoặc quà cho cô giáo và các bạn gái theo sự phân công.
 - Cô giáo và các bạn nữ nói lời cảm ơn các bạn nam .
 - Tiếp theo là phần liên hoan văn nghệ . Các hs nam sẽ hát, đọc thơ, trình diễn tiểu phẩm 
 ....về chủ đề ngày 8- 3 
 2.5 tài liệu tham khảo .
 - Bài hát : Lớp chúng ta đoàn kết .
 - Bài hát : Biết ơn chị Võ Thị Sáu .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27.doc