Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 28 - Trường tiểu học Đông Hiệp

Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 28 - Trường tiểu học Đông Hiệp

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học tốc độ khoảng 115 tiếng / phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 – 5 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Nắm được cấu tạo các kiểu câu để điền đúng bảng tổng kết.

- HSKG đọc diễn cảm đúng nội dung VB nghệ thuật, nhấn giọng đúng cách .

III. Đồ dùng dạy học: + GV: - Phiếu viết tên các bài tập đọc, HTL.

 - Phiếu học tập photo bài tập 1, bài tập 2 (tài liệu).

 + HS: SGK, xem trước bài.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 33 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1019Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 28 - Trường tiểu học Đông Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
\
TUẦN: 28
SOẠN GIẢNG THEO CHUẨN KTKN - TÍCH HỢP - LỒNG GHÉP GIÁO DỤC
ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC CẤP TIỂU HỌC
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
NGÀY
MÔN
BÀI
Thứ 2
17/03/2014
Tập đọc
Toán 
Chính tả
Khoa học 
Ôn tập kiểm tra giữa kì II T1
Luyện tập chung
Ôn tập kiểm tra giữa kì II T2
Sự sinh sản của động vật
Thứ 3
18/03/2014
Toán 
L.từ và câu
Kể chuyện
Luyện tập chung
Ôn tập T3
Ôn tập T4
Thứ 4
19/03/2014
Tập đọc
Toán
Làm văn 
Lịch sử 
Ôn tập kiểm tra giữa kì II T5
Luyện tập chung
Ôn tập kiểm tra giữa kì II T6
Tiến vào dinh Độc Lập
Thứ 5
20/03/2014
L.từ và câu 
Toán
Khoa
Kĩ thuật
Ôn tập – Kiem tra T7
Ôn tập về số tự nhiên
Sự sinh sản của côn trùng
Lắp máy bay trực thăng (T2)
Thứ 6
21/03/2014
Toán
Làm văn
Địa lí
Đạo đức 
HĐ TT
Ôn tập về phân số
Kiểm tra đọc – viết T8
Châu Mỹ (TT)
Thực hành giữa HK II
Sinh hoạt lớp
Thứ hai ngày 17 tháng 03 năm 2014
TẬP ĐỌC: ÔN TẬP GIỮA KÌ II (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học tốc độ khoảng 115 tiếng / phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 – 5 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. 
- Nắm được cấu tạo các kiểu câu để điền đúng bảng tổng kết.
- HSKG đọc diễn cảm đúng nội dung VB nghệ thuật, nhấn giọng đúng cách .
III. Đồ dùng dạy học: + GV: - Phiếu viết tên các bài tập đọc, HTL. 
 - Phiếu học tập photo bài tập 1, bài tập 2 (tài liệu).
 + HS: SGK, xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: GV yêu cầu HS đọc bài thơ. 
Hai khổ thơ đầu mô tả cảnh mùa thu ở đâu?
Lòng tự hào về đất nước về truyền thống bất khuất được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào qua 2 khổ thơ cuối?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Dạy bài mới: 
vHoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm đọc và HTL.
+ Bài 1
- Gọi hs lên bảng bốc thăm.
- Chấm điểm.
GV nhận xét.
vHoạt động 2: Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu.
+ Bài 2
-Gv dán lên bảng tờ giấy đã viết bảng tổng kết.
- Hướng dẫn hs: Bài tập yêu cầu các em tím thí dụ minh hoạ cho từng kiểu câu. Cụ thể:
+Câu đơn: 1 thí dụ
+Câu ghép: Câu ghép không dùng từ nối:1 thí dụ
 Câu ghép dùng từ nối:
Câu ghép dùng quan hệ từ: 1 thí dụ.
Câu ghép dùng cặp từ hô ứng: 1 thí dụ.
-Phát bảng phụ cho 2 hs làm bài.
-Gọi hs đính bài lên bảng, trình bày:
Các kiểu cấu tạo câu
+Câu đơn: 
+ Câu ghép không dùng từ nối:
+ Câu ghép dùng quan hệ từ:
+ Câu ghép dùng cặp từ hô ứng:
3. Củng cố -Dặn dò:
Yêu cầu HS về nhà tiết tục phân vai dựng hoạt cảnh cả vở kịch.
Nhận xét tiết học 
2 HS đọc rồi trả lời CH.
HS lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe nhắc lại tựa bài.
- Hs bốc thăm, xem lại bài.
- Hs đọc bài, trả lời 1 câu hỏi trong bài.
- 1 hs đọc yêu cầu.
- HS nghe năm cách làm bài.
- Hs làm vào vở: nhìn bảng tổng kết, viết vào vở.
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng phụ.
- Hs tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhận xét sửa bài.
Ví dụ
- Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.
- Từ ngày còn ít, tuổi tôi đã rất thích ngắm tranh làng Hồ.
- Lòng sông rộng, nước trong xanh.
- Mây bay, gió thổi.
- Súng kíp của ta bắn 1 phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát.
- Vì trời nắng to, lại không mưa đã lâu nên cỏ cây héo rũ.
- Nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
- Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
-Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Biết đổi đơn vị đo thời gian
* Bài tập cần làm : Bài1, bài 2.
II. Đồ dùng dạy học: + GV:
 + HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: 
GV nhận xét – cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:Luyện tập chung.
b. Thực hành:
Bài 1: Gọi HS nêu đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích, tìm cách giải.
+ GV: Thực chất bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ô tô và xe máy.
+ Cho hs tự làm bài vào vở, 1HS lên bảng. 
+ Gọi hs đọc kết quả.
- Nhận xét chấm chữa bài.
- GV: cùng quãng đường đi, nếu thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ô tô thì vận tốc của ô tô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy. Thí dụ:
Vận tốc của ô tô: 135 : 3 = 45 (km/ giờ)
Vận tốc của xe máy: 45 : 1,5 = 30 (km/ giờ)
 Bài 2: Gọi HS nêu đề bài.
+ Hướng dẫn hs tính vận tốc cuả xe máy với đơn vị đo là m/ phút, từ đó đổi thành km/ giờ. 
+ Cho hs giải vào vở.
+ Gọi hs làm trên bảng phụ:
+Gọi hs đính bài lên bảng, trình bày.
- Nhận xét chấm chữa bài.
	Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi
- Gọi HS nêu đề bài.
- Hướng dẫn hs giải rồi nêu kết quả.
- GV nhận xét chấm chữa bài.
	Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi
- Gọi HS nêu đề bài.
- Hướng dẫn hs tìm thời gian trong bài:
+ Hướng dẫn hs đổi các đơn vị đo: 
+ Cho hs giải vào vở:
+ Cho 2 hs thi đua giải nhanh, giải đúng.
+ Nhắc hs: Nếu gặp trường hợp chia không được thì ta sẽ viết dưới dạng phân số rồi rút gọn.
- GV nhận xét chấm chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò: 
Hỏi lại cách tính vận tốc, Quãng đường, thời gian.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Nhận xét tiết học.
Lần lượt sửa bài 3 – 5 và 1 – 2.
Cả lớp nhận xét.
Lần lượt nêu công thức tìm t đi.
- HS lắng nghe nhắc lại tựa bài.
1/HS đọc đề – phân tích tìm cách giải, nêu công thức tính.
Giải – lần lượt sửa bài.
4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
Mỗi giờ ô tô đi được:
135 : 3 = 45 (km)
Mỗi giờ xe máy đi được:
135 : 4,5 = 30 (km)
Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy:
45 – 30 = 15 (km)
Đáp số : 15 km
- Nghe khắc sâu KT.
2/HS đọc đề.
Nêu tóm tắt.
Giải – nhận xét sửa bài.
15,75 km = 15 750 m
1 giờ 45 phút = 105 phút
Vận tốc của xe ngựa:
15750 : 105 = 150 (m/ phút)
Đáp số: 150 m/ phút
3/HS đọc đề.
Nêu tóm tắt. Giải – nhận xét sửa bài.
15,75 km = 15 750 m
1 giờ 45 phút = 105 phút
Vận tốc của xe ngựa:
15750 : 105 = 150 (m/ phút)
Đáp số: 150 m/ phút
4/HS đọc đề.
+7 giờ 45 phút – 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút
+72 km/ giờ = 72 000 m/ giờ
Thời gian để cá heo bơi 2400 m là:
2400 : 72000 = (giờ)
 giờ = 60 phút x = 2 phút 
Đáp số: 2 phút
- Vài HS nhắc lại, lớp nghe khắc sâu KT.
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
CHÍNH TẢ: ÔN TẬP GIỮA KÌ II (Tiết 2 )
I. Mục tiêu:
- Mức độ yêu cầu kĩ năng đọc như ở tiết 1.
-Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn.
- Yêu thích văn học, từ đó tiếp nhận những hình ảnh đẹp của cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu viết tên các bài tập đọc. Viết rời 5 câu ghép của bài Tình quê hương.
III. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: 
Yêu cầu 1 nhóm HS (3 HS) đóng vai.
GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Dạy bài mới:
*Hoạt động 1: Kiểm tra lấy điểm đọc và HTL.
Bài 1
-Gọi hs lên bảng bốc thăm.
-Chấm điểm.
*Hoạt động 2: Đọc bài văn “Tình quê hương”.
Bài 2
Gọi HS đọc bài văn.
Yêu cầu HS đọc phần chú giải
Làm bài tập.
GV yêu cầu HS đọc và giải thích yêu cầu bài tập 2.
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
a/ Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.
b/ Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương?
c/ Tìm các câu ghép trong bài văn.
GV tổ chức cho HS thi đua đọc diễn cảm.
+ Dán 5 câu ghép lên bảng.
+ Mời hs lên sửa. 
+ Gọi hs đọc câu d.
+ Gọi hs nhắc kiểu liên kết câu:
+ Gọi hs tiếp nối nhau đọc lại kết quả.
+ Nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò: 
Yêu cầu HS về nhà nhẩm lại bài tập 2.
Chuẩn bị: “Một vụ đắm tàu”.
Nhận xét tiết học 
HS đóng vai.
Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe nhắc lại tựa bài.
- HS nghe nắm cách kiểm tra đọc.
- 6 Hs bốc thăm, xem lại bài.
-Hs đọc bài, trả lời 1 câu hỏi trong bài.
1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm.
1 HS đọc phần chú giải sau bài.
1 HS khá giỏi đọc và giải thích.
- HS làm bài cá nhân.
4 – 5 HS làm bài xong dán bài lên bảng trình bày kết quả.
a/ đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.
b/ Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương. 
c/ Có 5 câu ghép:
Làng quê tôi đã khuất hẳn / nhưng tôi 
 C V C
 vẫn đăm đắm nhìn theo.
 V
 2) Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều , nhân dân coi tôi như ngưòi làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết,/ nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng đất cọc cằn này.
 3) Làng mạc bị tàn phá/ nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.
 4) Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột;/ tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; / tháng chín, tháng mười, (tôi) đi móc con da dưới vệ sông.
 5) Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm;/ đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ;/ những tối liên quan xã, (tôi) nghe cái Tị hát chèo / và đôi lúc (tôi) lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, 
+ Nhận xét.
+ Liên kết bằng cách lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ.
+ Hs tìm:
Đoạn 1
 mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1).
Đoạn 2: 
mảnh đất quê hương (câu 3)thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2).
mảnh đất ấy (câu 4, 5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3)
- Nghe thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
KHOA HỌC: SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
(Đ/C: Không yêu cầu tất cả HS vẽ hoặc sưu tầm tranh ảnh những con vật mà bạn thích. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng, có điều kiện được vẽ, sưu tầm, triển lãm.)
I. Mục tiêu:
	- Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
	- Giáo dục HS ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Đồ dùng dạy học: GV: Hình vẽ trong SGK trang 104, 105.
 - HS: Sưu tầm tranh ảnh những động vật đẻ trứng và những động vật đẻ con.
III. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: Cây con có thể mọc lên từ những bộ phận nào của cây mẹ.
+ Nêu cách trồng một bộ phận của cây mẹ để có cây con mới.
GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:	
b. Phát triển các hoạt động: 
*	Hoạt động 1: Thảo luận.
Đa số động vật được chia làm mấy giống? 
Đó là những giống nào?
Tinh trùng và trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó thuộc giống nào?
Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
Nêu kết quả của sự thụ tinh, Hợp tử phát triển thành gì?
+Cơ thể mới của động vật có đặc điểm gì?
+Động vật có những cách sinh sản nào?
® GV kết luận: Đa số động vật được chia thành 2 giống: đực và cái. . Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng. Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ ti ... ./ 5đ II/ TẬP LÀM VĂN: ( 40 phút )
 Đề bài: Hãy tả người bạn thân của em. 
ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT NĂM HỌC 2013- 2014
PHẦN 1: ĐỌC THẦM
Câu 1: chọn D (0,5 đ) Câu 2 : chọn B (0,5 đ) Câu 3 : chọn C (0,5 đ) 	Câu 4: chọn B (0,5 đ) Câu 5 : chọn D (0,5 đ) Câu 6 : chọn C (0,5 đ) 
Câu 7: nhân dân, dân chúng, dân (học sinh có thể tìm được một từ đạt 0,5 đ)
 Câu 8: Cô giáo giảng bài đến đâu em hiểu ngay đến đó. ( 0,5 đ ) 
Câu 9: ( 0,5 đ )
Bọn bất lương không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh.	
Câu 10: Đầu câu viết hoa cuối câu có dấu chấm, câu có ý nghĩa, có cặp quan hệ từ biểu thị tương phản (0,5 đ)	 
Câu không có ý nghĩa không đạt điểm.
 PHẦN II: CHÍNH TẢ
- Bài không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn được 5đ
- Mỗi lỗi chính tả trong bài (sai phụ âm đầu hoặc vần, thanh, sai quy tắc viết hoa) trừ 0.5đ, lỗi sai giống nhau trừ 1 lần . 	
 PH̀ẦN III: ṬẬP LÀM VĂN
1. Yêu cầu: Viết bài văn có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Câu đúng ngữ pháp, chữ rõ ràng, sạch sẽ.
- Mở bài: giới thiệu được người sẽ tả
- Thân bài: tả hình dáng và hoạt động
- Kết bài: tâm trạng, cảm xúc, nhận xét của em về người bạn thân.
2. Biểu điểm: 
- Điểm 4,5 -5: bài sáng tạo, diễn đạt trôi chảy
- Điểm 3,5 – 4: đầy đủ yêu cầu, có 2 lỗi chung về ngữ pháp, bố cục chưa cân đối
- Điểm 2,5 – 3: ý chưa sâu, thực hiện các yêu cầu trên ở dạng văn nói
- Điểm 1,5 – 2: bài liệt kê, ý nghèo nàn
- Điểm 0.5 -1 : lạc đề, viết dở dang, bố cục không rõ ràng.
ĐỊA LÝ: 
CHÂU MĨ (TIẾP THEO)
(Đ/C: Bài tự chọn )
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm của dân cư châu Mĩ.
- Trình bày 1 số đặc điểm chính của KT châu Mĩ và một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì.
- Xác định trên bản đồ vị trí tên thủ đô của Hoa Kì.
- Sử dụng tranh ảnh để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ.
*BVMT - Mối quan hệ dân số và MT.
- Biết giữ gìn MT sạch sẽ để thích nghi với MT sống.
TKNL:
- Biết cách khai thác dầu khí ở một số quốc gia để TKNL có hiệu quả..
II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ kinh tế châu Mĩ.
	 - Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ ( nếu có).
III. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Bài cũ: Châu Mĩ (T1)
HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
Đánh gía, nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Châu Mĩ (tt)
b. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Người dân ở châu Mĩ.
Biết dân cư châu Mĩ.
-Yêu cầu hs làm việc cá nhân:Mở SGK / 103, xem bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để:
Nêu số dân của Mĩ.
So sánh số dân của châu Mĩ với các châu lục khác.
-Yêu cầu hs dựa vào bảng số liệu trang 124 và cho biết các thành phần dân cư châu Mĩ.
-Vì sao dân cư châu Mĩ lại có nhiều thành phần, nhiều màu da như vậy?
-Giảng: Sau khi Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ, người dân châu Âu và các châu lục khác đã di cư sang đây, chính vì vậy hầu hết dân cư châu Mĩ là người nhập cư , chỉ có người Anh-điêng là sinh sống từ lâu đời ở châu Mĩ.
-Hỏi: Người dân châu Mĩ sinh sống chủ yếu ở những vùng nào? 
-Kết luận: Năm 2004 số dân châu Mĩ là 876 triệu người đứng thứ ba về số dân trong các châu lục trên thế giới. Thành phần dân cư châu Mĩ rất đa dạng, phức tạp vì họ chủ yếu là người nhập cư từ các châu lục khác đến. GV kết hợp GDMT
vHoạt động 2: Hoạt động KT của châu Mĩ.
Mục tiêu: Tìm hiểu về kinh tế châu Mĩ.
-Chia nhóm 4, yêu cầu điền thông tin vào bảng:
GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, công nghiệp hiện đại; còn ở Trung Mĩ và Nam Mĩ sản xuất nông phẩm nhiệt đới và công nghiệp khai khoáng.
v	Hoạt động 3: Tìm hiểu về Hoa Kì
- Chia nhóm 4.
- Yêu cầu hs điền vào bảng sau:
- Gọi đại diện nhóm trả lời.
- Kết luận: Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, là 1 trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện, các ngành công nghệ cao và còn là 1 trong những nước xuất khẩu nông sản nổi tiếng thế giới như lúa mì, thịt, rau.
- Gọi hs đọc bài học.
3. Củng cố - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Châu Đại Dương và châu Nam Cực”. 
Nhận xét tiết học. 
Trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS lắng nghe nhắc lại tựa bài.
 HS dựa vào hình 1, bảng số liệu và nội dung ở mục 4, trả lời các câu hỏi sau:
	-Hs làm việc cá nhân:
Năm 2004 số dân châu Mĩ là 876 triệu người, 
Năm 2004 số dân châu Mĩ là 876 triệu người đứng thứ ba trong các châu lục trên thế giới, chưa bằng số dân châu Á. Nhưng diện tích chỉ kém châu Á có 2 triệu km2.
-Dân cư châu Mĩ có nhiều thành phần và màu da khác nhau:
Người Anh-điêng, da vàng.
Người gốc Âu, da trắng.
Người gốc Phi, da đen.
Người gốc Á, da vàng.
Người lai.
-Vì họ chủ yếu là người nhập cư từ các châu lục khác đến.
- Người dân châu Mĩ sinh sống chủ yếu ở những vùng ven biển và miền Đông.
- Các nhóm làm việc
Tiêu chí 
Bắc Mĩ 
Trung Mĩ và Nam Mĩ
Tình hình chung của nền kinh tế 
Phát triển
Đang phát triển
Ngành nông nghiệp
Có nhiều phương tiện sản xuất hiện đại.
Quy mô sản xuất lớn.
Sản phẩm chủ yếu: lúa mì, bông, lợn, bò, sữa, cam, nho,
Chuyên sản xuất chuối, cà phê, mía, bông, chăn nuôi bò, cừu,
Ngành công nghiệp
Nhiều ngành công nghiệp kĩ thuật cao như: điện tử, hàng không vũ trụ,
Chủ yếu là công nghiệp khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
-Đại diện nhóm trình bày. Nhận xét, bổ sung.
-1 hs trình bày trước lớp khái quát về kinh tế châu Mĩ.
- HS làm việc theo nhóm rồi cử đại diện trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
HOA KÌ
1/ Các yếu tố địa lý tự nhiên:
-Vị trí địa lí: Ở Bắc Mĩ giáp Đại Tây Dương, Ca-na-đa, Thái Bình Dương, Mê-hi-cô.
-Diện tích: Lớn thứ ba thế giới.
-Khí hậu: Chủ yếu là ôn đới.
2/ Kinh tế xã hội:
-Thủ đô: Oa- sinh –tơn
-Dân số: Đứng thứ ba trên thế giới.
-Kinh tế: Phát triển nhất thế giới, nổi tiếng về sản xuất điện, công nghệ cao, xuất khẩu nông sản.
-Nhận xét, bổ sung.
-1 hs trình bày trước lớp khái quát về kinh tế và tự nhiên Hoa Kì. 
Đọc lại ghi nhớ.
- Nghe thực hiện ở nhà.
 Nghe rút kinh nghiệm.
Đạo đức
(Đ/C: Không dạy bài EM TÌM HIEÅU VEÀ LIEÂN HÔÏP QUOÁC)
Chuyển sang: 
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KỲ II
I. Mục đích – yêu cầu: 
- Củng cố các kiến thức đã học từ đầu học kì II đến nay qua các bài : Em yêu quê hương, Uỷ ban nhân dân xã (phường) em, Em yêu tổ quốc Việt Nam,Em yêu hòa bình
- Có kĩ năng thể hiện các hành vi thái độ về những biểu hiện đạo đức đã học.
- Có ý thức học tập và rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức đã học.
II. Các hoạt động dạy- học: 
 Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. KT bài cũ: 5’
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ bài Em yêu hòa bình.
 - Tìm những việc làm thể hiện lòng yêu hoà bình.
 GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 30’
* Hướng dẫn học sinh ôn lại các bài đã học và thực hành các kĩ năng đạo đức.
1. Bài “Em yêu quê hương, Em yêu Tổ quốc Việt Nam”
- Nêu một vài biểu hiện về lòng yêu quê hương.
- Nêu một vài biểu hiện về tình yêu đất nước Việt Nam.
- Kể một vài việc em đã làm của mình thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước VN.
2. Bài “Uy ban ND xã (phường) em”
- Kể tên một số công việc của Uy ban nhân dân xã (phường) em.
- Em cần có thái độ như thế nào khi đến Uy ban nhân dân xã em?
3.Bài Em yêu tổ quốc Việt Nam: Em hãy cho biết các mốc thời gian và địa danh sau liên quan đến sự kiện nào của đất nước ta?
Ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954
Ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Sông Bạch Đằng.
Bến Nhà Rồng.
Cây đa Tân Trào.
4. Bài Em yêu hòa bình : Em hãy nêu những hoạt động bảo vệ hoà bình.
a) Đi bộ vì hoà bình.
b) Vẽ tranh về chủ đề “Em yêu hoà bình”.
c) Diễn đàn: “Trẻ em vì một thế giới không còn chiến tranh”.
d) Mít tinh, lấy chữ kí phản đối chiến tranh xâm lược.
đ) Viết thư ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.
e) Giao lưu với thiếu nhi Quốc tế.
g) Viết thư kết bạn với thiếu nhi các địa phương khác, các nước khác.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố 5’
- Em hãy nêu một vài biểu hiện về lòng yêu quê hương ? Yêu đất nước ?
- Em phải làm gì để tỏ lòng yêu quê hương đất nước ?
4. Dặn dò
- Nhắc nhở học sinh cần học tốt để xây dựng đất nước.
- 2 học sinh lên bảng đọc và trả lời.
- Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa; tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội; gữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương; quyên góp tiền để tu bổ di tích, xây dựng các công trình công cộng ở quê; tham gia trồng cây ở đường làng, ngõ xóm . 
- Quan tâm, tìm hiểu về lịch sử đất nước; học tốt để góp phần xây dựng đất nước.
- HS tự nêu.
- Cấp giấy khai sinh cho em bé; xác nhận hộ khẩu để đi học, đi làm; tổ chức các đợt tiêm vắc xin cho trẻ em; tổ chức giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em, trạm y tế; tổng vệ sinh làng xóm, phố phường; tổ chức các đợt khuyến học.
- Tôn trọng UBND xã (phường); chào hỏi các cán bộ UBND xã (phường); xếp thứ tự để giải quyết công việc.
- HS làm rồi trao đổi với bạn.
- HS trình bày trước lớp.
- HS thảo luận nhóm đôi rồi trình bày trước lớp.
Đại diện các nhóm trình bày.
 Nhóm khác nhận xét sửa sai
.....................................................................
SINH HOẠT
I/ Mục tiêu: Đánh giá các hoạt động của lớp tuần qua đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Giáo dục HS tinh thần phê và tự phê.
II/ Hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/ Đánh giá các hoạt động tuần qua:
+ Yêu cầu lớp trưởng lên nhận xét các hoạt động trong tuần qua. Sau đó điều khiển lớp phê bình và tự phê bình.
+ GV đánh giá chung:
* Ưu điểm:
- Có tiến bộ trong học tập.
- Thực hiện tương đối tốt các nhiệm vụ được giao.
* Nhược điểm:	 
- Một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học.	
- Phát biểu xây dựng bài còn hạn chế, lớp học trầm.
2/ Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc:
3/Phương hướng tuần tới:
- Duy trì các nề nếp đã có.
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Đi học đúng giờ. 
- Phổ biến kế hoạch tuần 29
 + Dành nhiều bông hoa điểm 10 chào mừng ngày Thống nhất đất nước (30/4)
- Các tổ trưởng lên nhận xét các hoạt động trong tuần qua. Lớp trưởng tổng kết, nhận xét đánh giá chung.
- HS lắng nghe, nhận xét bổ sung thêm.
- Các tổ báo cáo:
* Lớp trưởng báo cáo đánh giá tình hình:
+ Học tập
+ Lao động Vệ sinh 
+ Nề nếp, đạo đức,.
+ Các phong trào thi đua
+ -------------------
+ ------------------
- Lớp bình bầu, tuyên dương các bạn: ....
- Tổ .. nhất
- Tổ .. nhì
- Tổ .. ba
- Cả lớp phát biểu ý kiến, xây dựng phương hướng.
- Theo dõi tiếp thu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28 CHUAN KTKN KNS GDMT BD.doc