Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 4

Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 4

 A/ Mục tiêu:

* Chung:

+ Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài ( Xa - da - cô Xa - xa - ki, Hi - rô - si - ma, Na - ga - da - ki ). Bước đầu đọc diễn cảm bài văn

+ Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới

+ Giáo dục HS lòng yêu hoà bình.

*Riêng: HS yếu, TB chỉ yêu cầu đọc đúng câu, đoạn

B/ Đồ dùng Dạy - Học:

 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn 3 để hướng dẫn đọc diễn cảm

C/ Các hoạt động Dạy - Học: (45p)

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 727Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Thứ hai: 19/09/2011
Tâp đọc
	Tiết 7	Những con sếu bằng giấy 
 A/ Mục tiêu: 
* Chung:
+ Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài ( Xa - da - cô Xa - xa - ki, Hi - rô - si - ma, Na - ga - da - ki ). Bước đầu đọc diễn cảm bài văn 
+ Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới 
+ Giáo dục HS lòng yêu hoà bình.
*Riêng: HS yếu, TB chỉ yêu cầu đọc đúng câu, đoạn
B/ Đồ dùng Dạy - Học:
	- Bảng phụ ghi sẵn đoạn 3 để hướng dẫn đọc diễn cảm
C/ Các hoạt động Dạy - Học: (45p) 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Bài " Lòng dân ( tt )"
Kiểm tra 2 HS
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu: 
- Chủ điểm" Cánh chim hoà bình "
2/Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: 
- Chia đoạn: 4 đoạn như Sgk trình bày.
- Ghi bảng các từ cần luyện đọc: 100 000 người; Xa- da- cô Xa- xa- ki, Hi- rô- si- ma, Na- ga- da- ki.
- GV đọc mẫu lần 1.
b. Tìm hiểu bài: 
- Tổ chức cho HS lần lượt trả lời từng câu hỏi tìm hiểu bài/ Sgk - 37.
- Chốt ý chính từng đoạn - Ghi bảng.
- Câu hỏi gợi ý: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
c. Luyện đọc lại :
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3
- GV nhận xét tuyên dương HS đọc tốt.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại điều câu chuyện muốn nói
- Liên hệ giáo dục.
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc. Đọc trước bài: Bài ca về trái đất 
 - Đọc và nêu nội dung bài học
-Xem và nói những điều em thấy qua tranh minh hoạ chủ điểm - Sgk/35
- Nghe giới thiệu và ghi tên bài 
- Đọc từ khó( HS yếu); giải nghĩa các từ SGK.
- Đoc NT đoạn ( 2 lượt ) HSY nối tiếp câu
- Đọc theo cặp.
- HS khá đọc cả bài.
- Đoạn 1: Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
- Đoạn 2: Hậu quả mà 2 quả bom đã gây ra.
- Đoạn 3:Khát vọng sống của Xa - da - cô Xa - xa - ki.
- Đoạn 4: Ước vọng hoà bình của trẻ em thành phố 
 Hi - rô - si - ma.
 Nêu và ghi vào vở ý nghĩa của bài
- Nhấn mạnh các từ ngữ: từng ngày còn lại, ngây thơ, một nghìn con sếu, khỏi bệnh, lặng lẽ, tới tấp gửi, chết, 664 con.
- HS khá đọc diễn cảm , HS yếu đọc đúng 
- Lớp nhận xét từng lượt đọc.
Luyện từ và câu
	Tiết 7	 Từ trái nghĩa	
	A/ Mục tiêu :Giúp HS :
*Chung: - Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau..
- Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ (BT1) biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước.
- Giáo dục HS ý thức dùng từ trái nghĩa đúng.
* Riêng: HSY yêu cầu hoàn thành BT1,2
	B/ Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng ghi sẵn các từ ( phần nhận xét ): phi nghĩa - chinh nghĩa; sống - chết; vinh - nhục
- Bảng ghi sẵn các câu a; b; c ở BT 1; các từ ở BT3/ VBT.
C/ Các hoạt động dạy - học: ( 45p )
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Bài cũ: Kiểm tra 2 HS
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu bài học.
2. Phần nhận xét:
* Bài tập 1;2;3/ Sgk - 38; 39: 
- Đính bảng ghi các từ, hướng dẫn so sánh nghĩa từng cặp từ :( Tham khảo Sgv/108 ).
phi nghĩa - chinh nghĩa; sống - chết; vinh - nhục.
- Chốt ý: Những từ có nghĩa trái ngược nhau như vậy gọi là các từ trái nghĩa....
3. Phần ghi nhớ:
- Gợi ý HS học thuộc ghi nhớ:
+ Thế nào là từ trái nghĩa? Cho vd.. 
+ Tác dụng của việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau?
4. Phần luyện tập: 
* Hướng dẫn làm các BT 1; 2; 3; 4/Sgk: 
* Bài tập 1 : 
- Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu nội dung cần làm.
- Nhận xét cách làm của HS.
* Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV HD cách điền vào chỗ chấm.
- Nhận xét cách điền và kết luận.
*BT3; 4: Tham khảo Sgv/109, gợi ý HS tìm nhiều từ trái nghĩa: Mỗi em đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ trong cặp từ TN, nếu đặt được 1 câu chứa cả cặp từ TN thì càng đáng khen.
5. Củng cố-Dặn dò
- Về nhà tiếp tục làm bài tập 3 + 4 ở lớp chưa hoàn thành.
- Nhận xet tiết học.
- Đọc trước - Luyện tập tìm từ trái nghĩa.
- Nêu khái niệm từ đồng nghĩa, cho VD.
- Ghi vở đề bài.
- Trao đổi với bạn cùng bàn, nhận xét: các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau.
+ Lưu ý BT3:... tạo ra hai vế tương phản, làm nổi bật quan niệm sống rất cao đẹp của người VN, ...
- HS lấy VD làm rõ tác dụng của từ trái nghĩa trong văn cảnh cụ thể.
- 3 HS đọc to nội dung cần ghi nhớ - Sgk/39, cả lớp đọc thầm lại.
* Bài tập 1: HS yếu lên bảng gạch chân cặp từ trái nghĩa; lớp làm vào VBT.
a/ đục - trong b/ đen - sáng
c/ rách - lành; dở - hay
* Bài tập 2:
- Điền rồi nêu cặp từ trái nghĩa:
hẹp - rộng; xấu - đẹp; trên - dưới.
- Đọc thuộc các câu thành ngữ hoàn chỉnh.
* HS khá: Nêu ý nghĩa câu vừa đọc
* Bài tập 3; 4: Thi đua tìm nhiều từ trái nghĩa và đặt câu ( HS khá ). Viết vào vở 2 câu văn đúng mà em thích nhất.
- Nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài học.
Kể chuyện
	Tiết 4	Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
	A/ Mục tiêu : Giúp học sinh:
	* Chung: Dựa vào lời kể của Giáo viên, hình ảnh minh họa, kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn rõ các chi tiết trong truyện.
	- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn tội ác của quân đội Mĩ trong chiến tranh xâm lược ở Việt nam
 * Riêng: HS Y nêu được nội dung tranh theo từng câu hỏi gợi ý của GV. HSTB kể được 1 - 2 đoạn.
	B/ Đồ dùng dạy - học: 
	- Bảng phụ ghi thời gian xảy ra vụ thảm sát Sơn Mỹ( 16 - 3 -1968 ), tên những người Mĩ trong 	chuyện.
	C/ Các hoạt động dạy - học: ( 45P)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ: 
- Kiểm tra 4 HS.
B. Bài mới
1/ Giới thiệu truyện phim 
- Nêu mục tiêu tiết học
- Đạo diễn: Trần Văn Thuỷ, tác phẩm đạt giải Con Hạc Vàng...
2/ GV kể chuyện:
- Kể và giảng những từ khó
- Kể và giới thiệu tranh minh hoạ ( 2 lượt ) chậm rãi rõ ràng.
3/ Hướng dẫn HS kể chuyện.
- Nhắc HS lưu ý về cách kể phải rõ ràng đúng nội dung từng tranh, khuyến khích HS yếu mạnh dạn, tự tin.
- Tuyên dương HS yếu có tiến bộ, Hs khá kể hay.
3/ Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, nhắc HS về nhà tập kể hay, kể lại chuyện cho người thân cùng nghe.
- Dặn: Chuẩn bị trước bài KC tuần 5.
- HS kể lại việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước...
- HS quan sát các tấm ảnh, đọc phần lời dưới mỗi tấm.
- Nghe kể, quan sát tranh minh hoạ. 
- HS quan sát tranh trong SGK trao đổi với bạn về nội dung từng tranh.
- HS yếu nêu nội dung ; HSTB kể đoạn ; HS khá kể cả bài.
- Lớp nhận xét tuyên dương từng bạn.
- Thi kể trước lớp: 3 HS thi kể
- Bình chọn bạn kể hay nhất, bạn kể tự nhiên hấp dẫn nhất, bạn hiểu chuyện nhất. 
 Tập đọc
Tiết 8 Bài ca về trái đất 
	 Định Hải
 A/ Mục tiêu: 
* Chung:
1. Biết đọc trôi chảy bài thơ
2. Hiểu nội dung: Kêu gọi mọi người hãy sống vì hòa bình , chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
3. Thuộc lòng bài thơ . Giáo dục HS tinh thàn đoàn kết.
* Riêng: HS Y đọc 1 khổ thơ.
B/ Đồ dùng Dạy - Học:
	- Viết bảng phụ từ khó cần luyện đọc: vờn sóng biển, quay, bom H, bom A
	- Bảng phụ ghi sẵn khổ thơ 3 để hướng dẫn đọc
C/ Các hoạt động Dạy - Học: (50P)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
Bài " Những con sếu bằng giấy ".
Kiểm tra 3 HS.
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu: 
- Tên bài, tên tác giả.
2/Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: 
- Viết bảng các từ cần luyện đọc: 
- Chia đoạn: 3 khổ thơ như Sgk trình bày.
- Lưu ý: Giọng đọc vui tươi, hồn nhiên, nhấn giọng vào các từ gợi tả, gợi cảm, nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
- GV giao việc cho HS Y
- Kiểm tra HSY
- GV đọc mẫu cả bài.
b. Tìm hiểu bài: 
- Tổ chức cho HS lần lượt trả lời từng câu hỏi tìm hiểu bài/ Sgk - 42.
- Gợi ý hình ảnh chim bồ câu - biểu tượng của hoà bình.
- Câu hỏi bổ sung: Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
c. Luyện đọc lại :
-Yêu cầu HS học thuộc bài thơ.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc thuộc bài thơ. Đọc trước bài: Một chuyên gia máy xúc.
- Gọi 4 HS yếu đọc 1 lượt.
- 2 HS khá đọc cả bài, TLCH/ Sgk.
-Xem và nói những điều em thấy qua tranh minh hoạ bài học - Sgk/41.
 - HS yếu đọc từ khó , 
- Luyện đọc nhấn giọng, ngắt nghỉ
- 3 HS đọc
- Đọc nối tiếp khổ thơ ( 3 lượt ) - HS yếu1 khổ
- Đọc theo cặp đôi.
- 1 HS khá đọc cả bài.
- GV Giải nghĩa từ phần chú giải
- HS lần lược đọc khổ thơ- câu hỏi và TLCH
- Nêu và ghi vào vở ý nghĩa của bài.
- Đọc cá nhân ( 5 - 6 HS). .
- Thi học thuộc lòng ( HS yếu nhìn sách đọc 1 đoạn.)
- Tuyên dương bạn đọc thuộc, hay.
- Hát bài " Trái đất này là của chúng ta "
Tập làm văn
	 Tiết 7	 Luyện tập tả cảnh
A/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
*Chung: - Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình, HS biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả ngôi trường đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận- Biết lựa chọn những nét nổi bật để tả ngôi trường. 
- Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí .
- Giáo dục HS yêu thích học văn.
*Riêng: HS yếu, có thể viết 3,4 câu ( BT 2 ). .
B/ Đồ dùng Dạy - Học
	 - VBT tíếng Việt
C/ Các hoạt động Dạy - Học: (45P)
Hoạt động của giáo viên:
Hoạt động của học sinh:
A. Bài cũ: 
- Kiểm tra 2 HS
B. Bài mới: 
1/ Giới thiệu:
- Nêu mục tiêu bài học
2/Hướng dãn HS luyện tập: 
Bài 1: 
 * Lưu ý: Yêu cầu của đề bài: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường.
- Tham khảo Sgv/115, hướng dẫn lập dàn ý. 
Bài 2:
- Nhắc HS nên chọn viết một đoạn trong phần thân bài.
- GV giúp đỡ HS yếu. Cần quan sát và nêu được các ý cơ bản khi tả ngôi trường.
- Nhận xét, chấm điểm những bài viết tốt, ý sáng tạo thể hiện sự quan sát riêng, lời văn chân thực, sinh động, sáng tạo
3/ Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- HD tiếp tục hoàn chỉnh bài và chuẩn bị bài sau: Kiểm tra viết về văn tả cảnh.
- Trình bày đoạn văn miêu tả cơn mưa
- Trình bày kết quả quan sát ở nhà
Bài 1: 
- 1HS nêu yêu cầu của bài tập 1 - Sgk/34
- Cả lớp đọc thầm lưu ý Sgk - 43
- HS lập dàn ý trong VBT
- 3 - 4 HS đọc dàn ý đã lập.
- Nhận xét, góp ý sửa bài của bạn.
Bài 2:
- HS làm bài trong VBT.
- 3 HS yếu đọc đoạn vừa viết.
- 3 HS TB - khá đọc đoạn vừa viết.
- Nhận xét, góp ý bổ sung bài của bạn, tự sửa lại bài của mình.
- Bình chọn người viết được đoạn văn hay nhất trong giờ học
Luyện từ và câu
	Tiết 8	Luyện tập về từ trái nghĩa
A/ Mục tiêu: Giúp học sinh 
* Chung:- Vận dụng những hiểu biết về từ trái nghĩa để tìm được các từ trái nghĩa theo Yc BT1,BT2 (3 trong 4 câu), BT3.
	- Biết tìm từ trái nghĩa. để miêu tả theo yêu cầu BT4 (2 ý) đặt được một cặp từ trái nghĩa tìm được trong BT4
	- Giáo dục HS ý thức hợp tác trong học tập.
* Riêng: HS yếu, có thể không yêu cầu hoàn thành BT 4, 5  ... vụ và hướng dẫn:
- Kết luận :
Giai đoạn 
 Đặc điểm nổi bật
Tuổi vị thành niên
Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. ở tuổi này có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần và mối quan hệ với bạn bè, xã hội .
Tuổi trưởng thành
Tuổi trưởng thành được đánh dấubằng sự phát triển cả về mặt sinh học và xã hội, ...
Tuổi già
ở tuổi này cơ thể dần suy yếu, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần.
*Hoạt động 2: Trò chơi: "Ai? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời:(5phút)
- Củng cố hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già 
- Tổ chức và hướng dẫn HS 
Kết luận : - Chúng ta đang ở vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên(tuổi dậy thì).
 - Chúng ta không sợ hãi, bối rối
*Củng cố: (1p)Liên hệ, giáo dục về lứa tuổi các em tránh nhược điểm, sai lầm có thể xảy ra
* Hoạt động tiếp nối:(1p)
- 2 HS trả lời nội dung bài học
1/
.HS đọc các thông tỉntang 16, 17 và thảo luận theo nhóm về đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi
 HS làm việc theo hướng dẫn của GV
 HS sưu tầm thêm thông tin, tranh ảnh ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau
2/ Chia lớp thành 4 nhóm
- Mỗi nhóm nhận 3-4 hình. Yêu cầu xác định xem những người trong ảnh đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời
Các nhóm trình bày kết quả và trả lời câu hỏi:
. Chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời?
. Biết được như vậy có lợi gì?
- Chuẩn bị nội dung bài 8
Khoa học
Bài 8: Vệ sinh tuổi dậy thì
A/ Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
Nêu được những việc làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì
Xác định những việc nên và không nên để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
Có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể
B/ Đồ dùng dạy- học: - Hình trang 18, 19 SGK
- Các phiếu ghi thông tin về những việc nên làm để bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì
C/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:(3p) Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
B. Bài mới
* Giới thiệu bài:(1p). Nêu mục tiêu của bài học.
*Hoạt động 1: Động não (8 phút)
- HS nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì
- GV giảng: ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi và tuyến dầu ở da hoạt động mạnh
- Kết luận : Chúng ta cần phải biết cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục
*Hoạt động 2: (8p)Làm việc với phiếu học tập
- HS nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì (nam, nữ)
- Chia lớp thành nhóm nam và nhóm nữ riêng - Phát mỗi nhóm 1 phiếu
- Kết luận : Vệ sinh nam, nữ ở tuổi dậy thì
 *Hoạt động 3: (8 p)Quan sát tranh, thảo luận
- HS xác định được những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì
- Quan sát hình 4,5,6, 7 
- Kết luận : Phải tập thể dục, ăn đủ chất, ...
*Hoạt động 4: (8p)Trò chơi " Tập làm diễn giả"
- Giúp HS hệ thống lại những kiến thức đã họcvề những việc nên làm
- GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn cách trình bày của người dẫn trò chơi
 Kết luận: Tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu..., không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh.
* Củng cố, dặn dò.(2p)
- 3 HS trình bày đặc điểm của từng giai đoạn
1/ - HS nêu miệng theo cá nhân.
- HS theo dõi
2/
- HS thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét
3/
- Các nhóm quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Mỗi nhóm trình bày 1 tranh,nhóm khác bổ sung
4/
- Các nhóm tiến hành chơi trò chơi.
- HS đọc nội dung bạn cần biết trong SGK.
- HS về chuẩn bị bài sau
---------------*****----------------
Lịch sử
Tiết 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông du
A.Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Phong trào Đông du là một phong trào yêu nước, nhằm mục đích chống thực dân Pháp.
Giáo dục về lòng yêu nước của cụ Phan Bội Châu 
 B. Đồ dùng dạy học:
- ảnh trong SGK phóng to
- Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
C. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:(5p) Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19.
B. Bài mới
*Hoạt động 1: (6p)Làm việc cả lớp
+ Giới thiệu bài và nêu nhiệm vụ 
+ GV giới thiệu bài:( ảnh )
. Cuối thế kỷ 19, các phong trào đấu tranh chống Pháp đều bị thất bại.
. Đầu thế kỷ 20, xuất hiện hai nhà yêu nước tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh
+ Kết luận: Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX 
*Hoạt động 2: (6p)Làm việc theo nhóm
+ HS thảo luận nội dung câu hỏi
+ HS thảo luận 3 câu hỏi 
+ Kết luận: Phong trào Đông Du là một phong trào yêu nước, nhằm mục đích chống thực dân Pháp
*Hoạt động 3:(6p) Làm việc cả lớp
+ HS trình bày kết quả thảo luận
+ HS trình bày - bổ sung
+Kết luận: Nội dung Ghi nhớ bài
*Hoạt động 4:(5p) Làm việc cả lớp
+ Nắm lại nội dung bài
+ HS trả lời câu hỏi
+Kết luận: ảnh hưởng của phong trào
*Củng cố: (2p)Liên hệ-Giáo dục
*Hoạt động nối tiếp: Thông tin tham khảo
- Gọi 2 HS trả lời nội dung bài
1/
- HS nhận nhiệm vụ trả lời:
Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì?
Kể lại những nét chính về phong trào Đông du
ý nghĩa của phong trào 
2/
- HS thảo luận theo nhóm 4
. Phong trào được sự hưởng ứng của nhân dân trong nước nhất là thanh niên, đã khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân
3/( Dựa vào tư liệu)
- HS tìm hiểu tại sao Phan Bội Châu dựa Nhật đánh Pháp?
- Vì sao phong trào thất bại?
- Hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh hưởng gì cách mạng?
4/HS trả lời câu hỏi ở cuối bài.
+ ở địa phương có di tích, đường phố, trường học nào mang tên ông?
-----------------*****-------------
Địa lí
Tiết 5 Vùng biển nước
A.Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
Trình bày được một số đặc điểm của vùng biển nước ta.
Chỉ được trên bản đồ( lược đồ) vùng biển nước ta và có thể chỉ một số điểm du lịch, bãi tắm nổi tiếng.
Biết vai trò của biển đối với khí hậu, đời sống và sản xuất .
ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lý.
B. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam á hoặc hình 1.
Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh về nơi du lịch, bãi tắm.
C. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/Bài cũ: (3p) : Sông ngòi
B/ Bài mới
* Giới thiệu bài: (1p). Nêu mục tiêu của tiết học.
*Hoạt động 1:(9p) Làm việc cả lớp
_ Vùng biển nước ta
- GV chỉ vùng biển nước ta trên bản đồ và giới thiệu
+Kết luận: Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông.
*Hoạt động 2: (9p)Làm việc cá nhân
- Đặc điểm của vùng biển nước ta.
- Hướng dẫn HS làm
Đặc điểm của vùng biển nước ta
ảnh hưởng của biển đối với đời sống, sản xuất
Nước không bao giờ đóng băng
Miền Bắc và miền Trung hay có bão
Hằng ngày, nước biển có lúc dâng lên, lúc hạ xuống 
 +Kết luận: Nội dung về đặc điểm vùng biển 
*Hoạt động 3: (8p)Làm việc theo nhóm
+Mục tiêu: Vai trò của biển 
+Cách tiến hành: Hoạt động theo nhóm 4
+Kết luận: Nội dung phần Ghi nhớ
*Củng cố: Chơi trò chơi " Đoán tên"
- Liên hệ, giáo dục: Bảo vệ và khai thác biển 
* Hoạt động nối tiếp:(1p)
- Gọi 2 HS nêu nội dung bài 
1/HS quan sát lược đồ trên SGK và trả lời câu hỏi :
. Biển Đông bao bọc phần đất liền nước ta ở những phía nào?
HS đọc SGK và hoàn thành bảng bên vào vở.
HS được biết :
Chế độ thuỷ triều ven biển nước ta khá đặc biệt và có sự khác nhau giữa các vùng. Có chế độ thuỷ triều là nhật triều
( mỗi ngày một lần nước lên và một lần nước xuống), Có vùng chế độ thuỷ triều là bán nhật triều( một ngày có 2 lần thuỷ triều lên xuống)
HS dựa vào vốn hiểu biết và đọc SGK, từng nhóm thảo luận để nêu vai trò của biển .
4/ HS đoán tên các địa danh có điểm du lịch, bãi tắm đẹp.
5/ Chuẩn bị bài: Đất và rừng 
Tiết : Kỹ thuật Bài: Đính khuy bấm
Tuần :5
I/ Mục tiêu: HS cần phải:
Biết cách đính khuy bấm.
Đính được khuy bấm đúng quy trình, đúng kỹ thuật.
Rèn luyện tính tự lập, kiên trì, cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy học:
Mẫu đính khuy bấm.
Một số sản phẩm may mặc được đính khuy bấm như áo bà ba, áo dài, áo sơ sinh.
 Vật dụng và dụng cụ cần thiết:
+ Một số khuy bấm với kích cỡ, màu sắc khác nhau.
+ 3-4 khuy bấm loại to( để hướng dẫn thao tác kỹ thuật)
+ Hai mảnh vải có kích thước 20 cm x 30 cm
+ Kim khâu len, kim khâu cỡ nhỏ.
+ Len hoặc sợi, chỉ khâu, phấn vạch, thước, kéo.
III/Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
*Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
* Giới thiệu bàivà nêu mục đích bài học
1.Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét mẫu
- GV giới thiệu một số mẫu khuy bấm
- Hướng dẫn HS quan sát mẫu kết hợp với quan sát hình 1a để tìm ra đặc điểm, hình dạng của khuy bấm.
- Yêu cầu HS nhận xét về các đường đính khuy, cách đính khuy và khoảng cách giữa các khuy trên hai nẹp vải
2.Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật ( 15 phút)
- Yêu cầu HS nêu các bước đính khuy
- Gọi HS thực hiện thao tác vạch dấu các điểm đính khuy bấm.
- Hướng dẫn thao tác đính phần mặt lõm, mặt lồi của khuy bấm.
- Hướng dẫn nhanh toàn bộ thao tác 
3. Hoạt động3: Nhận xét - dặn dò
- HS chuẩn bị đồ dùng
1/ HS quan sát hình 1a và nêu: Khuy bấm được làm bằng kim loại hoặc bằng nhựa, có hai phần là phần mặt lồi và phần mặt lõm
- Khuy bấm được đính vào vải bằng các đường khâu nối từng lỗ khuy với vải.
2/ HS đọc mục 1; 2 SGK, quan sát hình nêu các bước đính khuy bấm.
HS đọc mục 2, quan sát hình 4; mục 2b, quan sát hình 5
- HS nhắc lại cách đính khuy
- HS tập đính khuy bấm
3/ Chuẩn bị tiết sau thực hành.
Sinh hoạt lớp Tuần 3
I/Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Biết được những ưu, khuyết điểm trong tuần 5 và nội dung kế hoạch tuần 6. Có ý thức khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, hoàn thành tốt kế hoạch tuần 6.
- Có ý thức đoàn kết, xây dựng tập thể. 
II/ Nội dung- Tiến trình sinh hoạt:
/ Đánh giá hoạt động tuần 5:
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ trong tuần 5
- Lớp trưởng báo cáo chung
- GV tổng hợp ý kiến, đánh giá
* Ưu điểm: 
	- HS thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, đoàn kết tốt 	
- Cán sự lớp năng nổ, nhiệt tình, ổn định tốt nề nếp lớp
- Một số nhóm đã học nhóm ở nhà 
	- Vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ
* Khuyết điểm: 
	- Còn một số HS chưa sôi nổi phát biểu xây dựng bài: Quyên, InS ơ, Thâm. Ngiên....
- Trong lớp còn làm việc riêng nhiều: Tinh, Lập, Kiêu, A Yang...
 - Chuẩn bị bài ở nhà chưa tốt: Thiệu, Sâm, Lom, Bak
 - Còn nhút nhát trong học tập : Thiệu, Thi, Sâm, Bak
	- Còn vắng học nhiều: Kiêu, Âm
2/ Kế hoạch tuần 6 - Biện pháp và phân công thực hiện:
- GV phổ biến kế hoạch lớp
- Lớp trưởng phổ biến kế hoạch

Tài liệu đính kèm:

  • docTu_n 4.doc