Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 5 năm 2007

Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 5 năm 2007

I. Mục tiêu:

 - Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng tên người nước ngoài (phiên âm). Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.

 - Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của câu chuyện.

 - Hiểu ý nghĩa của bài: tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng.

III. Hoạt động dạy-học:

 

doc 33 trang Người đăng huong21 Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn khối 5 - Tuần 5 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 	Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2007
__TẬP ĐỌC__ 
Tiết 9: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu:
	- Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng tên người nước ngoài (phiên âm). Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.
	- Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của câu chuyện.
	- Hiểu ý nghĩa của bài: tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng.
III. Hoạt động dạy-học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ
- Kiểm tra 2 HS bài Bài ca về trái đất
- Nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới:
HĐ1.Giới thiệu bài mới:
- GV giới thiệu tranh ảnh những công trình xây dựng lớn của ta với sự giúp đỡ tài trợ của nước bạn.
- Tập đọc Một chuyên gia máy xúc.
HĐ2.Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Luyện cho HS đọc đúng: loãng, rải, sừng sững, A-lếch-xây
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và hướng dẫn hiểu nghĩa từ
Hướng dẫn hiểu nghĩa từ
- GV giảng từ cho HS
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- Đọc diễn cảm toàn bài
HĐ3.Tìm hiểu bài
- Tổ chức làm việc:
Câu 1: Làm việc cá nhân.
Câu 2: Làm việc nhóm đôi.
-Nêu ý đoạn 1.
Câu 3: Làm việc nhóm bàn.
Câu 4: Làm việc cá nhân.
-Nêu ý đoạn 2.
- Chốt ý và nêu ý nghĩa của bài. 
HĐ4.Luyện đọc diễn cảm 
- Treo bảng phụ chép đoạn văn từ A-lếch-xây nhìn tôi  đến hết luyện cho HS đọc diễn cảm
- Chú ý HS cách ngắt hơi: Thế là / A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to / vừa chắc ra / 
- Đọc 1 lần
- Cho HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, khen HS đọc hay.
3..Củng cố, dặn dò :
- Nêu ý nghĩa bài đọc.
- Về nhà luyện đọc và xem trước bài Ê-mi-li, con 
- Nhận xét tiết học, khen những HS đọc tốt.
+ HS1: Đọc thuộc lòng bài thơ – trả lời câu hỏi 1.
Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
+ HS2: Đọc thuộc lòng bài thơ – trả lời câu hỏi 3. 
- Theo dõi, quan sát
- Lắng nghe
- 1 HS đọc lớn. Lớp đọc thầm. 
- 2 HS lần lượt đọc nối tiếp đoạn 
- Luyện đọc từ ngữ khó.
- 1 HS đọc to phần giải nghĩa từ ở SGK. Lớp đọc thầm.
- Luyện đọc theo cặp (2 lượt)
- Lắng nghe
+ Thảo luận các câu hỏi ở SGK theo yêu cầu của GV.
*Hình dáng bên ngoài của A-lếch-xây.
- Trả lời theo suy nghĩ của mình.
*Cuộc gặp gỡ thân mật giữa hai ngượi bạn đồng nghiệp.
- HS nhắc lại
- Theo dõi, đọc thầm
- Lắng nghe, sau đó rèn đọc diễn cảm theo hướng dẫn của GV .
- Xung phong thi đọc diễn cảm
__TOÁN__
ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI 
I.Mục tiêu: Giúp HS:
-Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài.
-Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan.
-Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác trong tính toán.
II.Đồ dùng dạy-học:
-Kẻ sẵn bảng như trong bài tập 1 lên bảng phụ.
-SGK, bảng .
III.Họat động dạy-học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ:
-Gọi hs lên bảng làm bài tập 4.
2.Bài mới:
HĐ1.Giới thiệu bài: Ôn tập :Bảng đơn vị đo thời gian.
HĐ2.Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1: Treo bảng phụ lên bảng.
-Yêu cầu HS đọc đề.
-Gọi HS lên bảng điền các đơn vị đo vào bảng.
-Yêu cầu HS nhận xét về quan hệ giữa hai đơn vị đo liền nhau.và cho ví dụ.
Bài 2:-Cho HS nêu yêu cầu.
-Yêu cầu HS làm vào bảng con.
Bài 3:
-Cho HS đọc đề, nêu yêu cầu của đề.
-Cho HS làm vào vở.
-Thu chấm 1 số bài , HD nhận xét, sửa chữa bài ở bảng .
Bài 4: Cho HS thảo luận nhóm.
3.Củng cố, dặn dò:
-Cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa hai đọn vị đo độ dài liền nhau.
-Dặn HS về nhà làmlại bài tập 1 vào vở; chuẩn bị bài sau.
-Nhận xét tiết học.
-1HS lên bảng làm, lớp yheo dõi, nhận xét.
-1 HS đọc .
-1HS lên bảng điền vào bảng.
-Vài HS nêu.
-1HS đọc, lớp theo dõi.
-Làm vào bảng con, 1HS lên bảng làm.
1mm =cm
1cm = m
1m = km	
-Vài HS nêu.
-Làm vào vở, 1 số HS lên bảng
làm.
-HS thảo luận nhóm và giải vào bảng nhóm:
Đáp số: a) 935 km; 1726 km
__ĐẠO ĐỨC__
Tiết 5: CÓ CHÍ THÌ NÊN (tiết 1)
I. Mục tiêu:
	 Học xong bài này, HS biết:
	- Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
	- Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình, biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân.
	- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ (hoạt động 2).
	- Phiếu bài tập 1 cho từng nhóm HS
III. Hoạt động dạy-học:
Giáo viên
Học sinh
1 Bài cũ::- Kiểm tra 2 HS
+ Thế nào là người có trách nhiệm với việc làm của mình?
+Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có những hành động vô trách nhiệm?
- Nhận xét, đánh giá từng HS
2.Bài mới
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu bài Có chí thì nên.
- GV ghi đề bài lên bảng
HĐ1: HD HS Tìm hiểu thông tin
* Mục tiêu: HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng.
- Yêu cầu học sinh đọc to thông tin trang 9 SGK để trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Em học được điều gì từ tấm gương của anh Trần Bảo Đồng?
* GV kết luận.
HĐ2: Cho HS tập Xử lí tình huống.
Mục tiêu: HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất, thể hiện ý chí vượt lên khó khăn trong các tình huống.
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
* GV kết luận: Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học, . . . Biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là ngườicó chí.
HĐ3: HDHS Làm bài tập 1 -2, SGK.
Mục tiêu: HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập 1.
- GV kết luận.
- GV tổ chức cho học sinh tiếp tục làm bài tập 2 tương tự như bài tập 1.
- GV khen những em biết đánh giá đúng và kết luận. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Thế nào là vượt khó trong cuộc sống và trong học tập?
- Vượt khó trong cuộc sống và trong học tập sẽ giúp ta điều gì?
- Sưu tầm những câu chuyện kể về gương : “có chí thì nên”.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV.
-Lớp theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe. 
- Ghi đề bài vào vở.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu nhưng có miền tin, ý chí quyết tâm phấn đấu thì sẽ vượt qua được hoàn cảnh.
- HS chia thành nhóm 6, cùng trao đổi thảo luận 2 tình huống sau:
+ Tình huống 1: Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi được. Trong hoàn cảnh đó, Khôi có thể sẽ như thế nào?
+ Tình huống 2: Nhà Thiên nghèo. Vừa qua lại bị lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. Theo em, trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học?
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp nhận xét bổ sung.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu .
- Một vài HS giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó.
- Học sinh tiếp tục làm bài tập 2. 
- Theo dõi.
- 2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK/ 10.
	Tuần 5 : Lớp 5	__LỊCH SỬ_
Bài 5: PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS nêu được :
	- Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
	- Phong trào Đông Du là một phong trào yêu nước nhằmợuc đích chống thực dân Pháp, thuật lại phong trào Đông Du.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
	- Chân dung Phan Bội Châu
	- Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy-học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ:- Gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.
- GV nhận xét
2 Bài mới:
Giới thiệu bài: Đầu thế kỷ XX ở nước ta có hai phong trào chống Pháp tiêu bỉeu do hai chí sĩ yêu nước là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh lãnh đạo. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HĐ1: HD HS tìm hiểu Tiểu sử Phan BoÄi Châu.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, trả lời các câu hỏi:
+ Chia sẻ với các bạn trong nhóm thông tin, tư liệu em tìm hiểu được về Phan Bội Châu.
+ Cả nhóm cùng thảo luận, chọn lọc thông tin để viết thành tiểu sử Phan Bội Châu.
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét, chốt ý.
HĐ2: HD HS tìm hiểu Sơ lược về phong trào Đông Du.
- GV yêu cầu HS tiếp tục hoạt động theo nhóm, trả lời các câu hỏi:
+ Phong trào Đông Du diễn ra vào thời gian nào ? Ai là người lãnh đạo ? Mục đích của phong trào là gì ?
+ Nhân dân trong nước, đặc biệt là các thanh niên yêu nước đã hưởng ứng phong trào Đông du như thế nào ?
+ Kết quả của phong trào Đông du 
- GV cho HS báo cáo kết quả trước lớp.
- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS
+ Tại sao trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập ?
+Tại sao chính phủ Nhật trục xuất Phan Bội Châu và những người du học ?
3.Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Nêu suy nghĩ của em về Phan Bội Châu.
- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về nhà tìm hiểu quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu ... ận xét, khen những em tìm được nhiều từ, đặt nhiều câu hay.
Bài tập 3:
- Cho HS làm bài cá nhân.
- GV nhận xét, bổ sung ý kiến 
Bài tập 4:
- Nêu câu đố ở bài tập 4
- Giải thích: từ “chín” trong câu đố nghĩa là nướng chín chứ không phải là số chín.
3: Củng cố, dặn dò	
- Thế nào là từ đồng âm?
- Gọi 2 HS đọc lại phần ghi nhớ.
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ. 
- Nhận xét tiết học, khen những HS học tốt.
- 3 HS nộp vở theo yêu cầu.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- Suy nghĩ làm câu 2.
- 5- 7 HS trình bày ý kiến của mình.
+ Dòng 1 của câu 2 ứng với câu a của câu 1.
+ Dòng 2 của câu 2 ứng với câu b của câu 1.
- Lớp nhận xét
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa.
- 3 HS nhắc lại, cả lớp đọc thầm.
- HS học thuộc nội dung cần ghi nhơ.ù
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm. 
- HS trao đổi theo nhóm 2, thực hiện yêu cầu bài tập.
- Một số nhóm trình bày . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
b. Đá (hòn đá): chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành tảng, hòn.
+ Đá (đá bóng): dùng chân hất mạnh bóng.
c. Ba (ba, má): chỉ người bố (hoặc cha) trong gia đình.
+ Ba (ba tuổi): chỉ số lượng số 3 trong dãy số tự nhiên.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
- 1 HS làm mẫu
+ Bàn học của em làm bằng gỗ thông.
+ Chúng em bàn nhau kế hoạch đi thăm cô giáo. 
- Lần lượt trình bày bài làm của mình
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
- HS suy nghĩ và trình bày ý kiến 
+ Tiền tiêu: (tiền để chi tiêu)
+ Tiền tiêu: (vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phíađịch)
+ Nam đã nhầm lẫn nghĩa của từ đồng âm.
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
- Bàn bạc, thảo luận theo cặp, nêu giải đáp.
a. Con chó thui
b. hoa súng, cây súng
__TOÁN__
Tiết 25: Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Biết gọi tên, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông. Quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông.
	- Củng cố vể tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
	- Biết chuyển đổi các số đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
	Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm như trong phần a) của SGK.
	Bảng kẻ sẵn các cột như phần b) SGK nhưng chưa viết chữ và số.
III. Hoạt động trên lớp:
Giáo viên
Học sinh
1 Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng sửa bài tập 4/27 của tiết trước.
- Nhận xét cho điểm học sinh. 
2.Bài mới:
HĐ1.Giới thiệu bài: Trong bài học hôm nay chúng ta cùng học về một đơn vị đo diện tích nhỏ hơn xăng-ti-mét vuông, sau đó cùng ôn lại về các đơn vị đo diện tích khác.
HĐ2.Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông 
a) Hình thành biểu tượng về mi-li-mét vuông 
- Nêu tên các đơn vị đo diện tích mà em đã được học?
- GV treo lên bảng hình biểu diễn của hình vuông có cạnh 1mm như SGK. Sau đó yêu cầu: hãy tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1mm.
- Dựa vào các đơn vị đo diện tích đã học, em hãy cho biết mi-li-mét vuông là gì?
- Em hãy nêu kí hiệu của mi-li-mét vuông.
b) Tìm mối quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông
- GV yêu cầu HS quan sát tiếp hình minh hoạ, sau đó yêu cầu HS tính diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm.
- Diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm gấp bao nhiêu lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm?
- Vậy 1 cm2 bằng bao nhiêu mm2?
- Vậy 1 mm2 bằng bao nhiêu phần của cm2?
c) Bảng đơn vị đo diện tích.
 - GV treo bảng phụ có kẻ sẵn các cột như phần b) SGK.
- Em hãy nêu các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn.
- 1 mét vuông bằng bao nhiêu đề-xi-mét vuông?
- 1 mét vuông bằng bao nhiêu đề-ca-mét vuông?
- GV viết vào cột mét vuông: 
1 m2 = 100 dm2 ; 1 m2 = dam2.
- Yêu cầu HS làm tượng tự với các cột khác. 
- Hai đơn vị đo diện tích tiếp liền nhau thì hơn, kém nhau bao nhiêu lần?
Luyện tập – thực hành
Bài 1/28: GV viết các số đo diện tích lên bảng, chỉ số đo bất kì cho HS đọc.
b) GV đọc các số đo diện tích cho HS viết.
Bài 2/28:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hướng dẫn HS thực hiện 2 phép đổi để làm mẫu.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
3.Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu nhắc lại một số nội dung chính trong bài vừa học.
- Về nhà học bài, làm bài tập 3/28. 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS nêu tên: cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2
- HS quan sát hình. Tính và nêu: diện tích của hình vuông có cạnh 1mm là: 1mm 1mm = 1mm2.
-HS nêu.
- HS nêu: mm2
- HS nêu và tính: 1cm 1cm = 1 cm2
- Diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm gấp 100 lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.
- HS nêu: 1 cm2 bằng 100 mm2.
- HS nêu: 1 mm2 bằng cm2.
- 1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến.
- HS nêu: 1 m2 bằng 100 dm2.
- HS nêu: 1 m2 bằng dam2.
- 1 HS lên bảng điền tiếp các thông tin để hoàn thành bảng đơn vị đo diện tích, các HS khác làm vào vở.
- Hai đơn vị đo diện tích tiếp liền nhau thì hơn, kém nhau 100 lần.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Viết vào bảng con. 
- HS theo dõi GV hướng dẫn.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
__TẬP LÀM VĂN__
Tiết 10: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
	1. Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh.
	2. Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài văn của mình và của bạn, biết sửa lỗi, viết lại được một đoạn cho hay hơn.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
	- Bảng lớp ghi các đề bài của tiết tả cảnh (kiểm tra viết) cuối tuần 4 ; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, . . .cần chữa chung trước lớp.
	- Phấn màu.
III. Hoạt động dạy-học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ:
- Chấm điểm bảng thống kê kết quả học tập ở tổ của 5 HS.
- GV nhận xét bài làm của HS.
2.Bài mới
HĐ1.Hướng dẫn HS sửa bài:
a) Nhận xét chung về bài làm của HS.
- Treo bảng phụ đã viết sẵn đề bài kiểm tra của tiết trước. - GV nhận xét kết quả bài làm:
* Ưu điểm:
 	+ Đa số các em hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề bài.
	+ Xác định đúng yêu cầu của đề bài, hiểu bài, bố cục cụ thể rõ ràng.
	+ Diễn đạt câu và ý tương đối mạch lạc.
	+ Đã có chú ý sáng tạo khi miêu tả.
	+ Hình thức trình bày bài văn rõ ràng, đủ ba phần. Ít sai lỗi chính tả.
* Nhược điểm: 
	+ GV nêu lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả, . . . 
	+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến, yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi.
b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi:
- GV trả bài cho HS. 
- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn.
- GV theo dõi giúp đỡ những cặp HS yếu.
c) Hướng dẫn HS học tập những đoạn, bài văn hay.
- GV gọi một số HS đọc đoạn văn hay trong những bài văn được điểm cao cho các bạn nghe. Sau mỗi HS đọc, GV hỏi để tìm ra cách dùng từ, diễn đạt hoặc ý hay.
- GV chốt lại những ý hay cần học tập.
Hướng dẫn viết lại đoạn văn :
- Gợi ý HS viết lại đoạn văn khi:
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
+ Đoạn văn lủng củng diễn đạt chưa rõ ý.
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.
+ Đoạn văn viết đơn giản, câu cụt.
+ Đoạn mở bài, kết bài chưa hay.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- Nhận xét từng đoạn văn của HS để giúp các em hiểu cần viết cẩn thận vì em nào cũng có khả năng viết văn hay.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, biểu dương những học sinh làm bài tốt.
- Yêu cầu những em viết chưa đạt về nhà viết lại.
- Chuẩn bị cho tiết Tâïp làm văn tiếp theo.
- HS nộp vở theo yêu cầu của GV.
- HS đọc thầm lại đề bài.
- HS nhận bài xem lại bài của mình.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để cùng chữa bài.
- 3 đến 5 học sinh đọc. Các HS khác lắng nghe, phát biểu.
- Theo dõi học tập.
- HS tự viết lại đoạn văn cần viết.
- HS nối tiếp nhau đọc lại đoạn văn của mình vừa viết lại.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
__HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ__ 
SINH HOẠT TỔ NHÓM THỂ HIỆN LỜI HỨA “CỐ GẮNG CHĂM NGOAN”
I.Mục tiêu :
-HS báo cáo với nhau về việc thực hiện lời hứa “Cố gắng chăm ngoan”.
-Rèn kĩ năng thực hiện lời hứa.
-Giáo dục học sinh ý thức giữ lời hứa.
II.Chuẩn bị đồ dùng day-học:
-HS ghi vào giấy những việc mình đã làm thể hiện lời hứa cố gắng chăm ngoan.
III.Hoạt động dạy-học:
Giáo viên
Học sinh
HĐ1.Giới thiệu:Hôm nay các em sẽ báo cáo những việc đã làm và sẽ làm thể hiện lời hứa “Cố gắng chăm ngoan”
HĐ2. Sinh hoạt
Tổ chức cho HS báo cáo những việc các em đã làm được và sẽ làm thể hiện lời hứa “Cố gắng chăm ngoan”.
-Theo dõi việc thực hiện của các nhóm.
-Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
-Theo dõi, nhận xét đánh giá tuyên dương những HS có những việc làm thiết thực thể hiện lời hứa mà những HS khác cần học tập.
3.Củng cố, dặn dò.
-Cho HS hát vài bài hát tập thể.
-Dặn HS tiếp tục thực hiện lời hứa “Cố gắng chăm ngoan”.
-Nhận xét tiết học.
-Lắng nghe.
-Thực hiện báo cáo trong tổ nhóm: Lần lượt từng thành viên trong nhóm báo cáo những việc đã làm và sẽ tiếp tực làm để thể hiện lời hứa.
-Tổ trưởng báo cáo việc thực hiện lời hứa của các thành viên trong tổ.
-Mỗi tổ cử 1 vài thành viên có những việc làm xuất sắc .
-Lắng nghe, ghi nhớ.
-Hát cả lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 5(4).doc