Bài soạn các môn lớp 5 - Trường PTDTBT TH Lũng Thầu - Tuần 31

Bài soạn các môn lớp 5 - Trường PTDTBT TH Lũng Thầu - Tuần 31

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ăng-co-vát, 1 công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc diễn cảm (đọc bài văn với chậm rãi, tình cảm kính phục, ng¬¬ỡng mộ Ăng-co-vát một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu)

3.Thái độ:

- Học sinh có ý thức học tập, tôn trọng các công trình kiến trúc có giá trị trong nư¬¬ớc và ngoài n¬¬ớc.

+Tăng cường tiếng việt cho hs.

 

doc 29 trang Người đăng huong21 Lượt xem 908Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 5 - Trường PTDTBT TH Lũng Thầu - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31.	
 	 Ngày soạn:6 / 4 / 2012
	 Ngày giảng:9 / 4 / 2012
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc:
ĂNG-CO-VÁT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ăng-co-vát, 1 công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc diễn cảm (đọc bài văn với chậm rãi, tình cảm kính phục, ngỡng mộ Ăng-co-vát một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu)
3.Thái độ:
- Học sinh có ý thức học tập, tôn trọng các công trình kiến trúc có giá trị trong nước và ngoài nớc.
+Tăng cường tiếng việt cho hs.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh hoạ
III. Các HĐ dạy và học
HĐ của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (3’)
- Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài Dòng sông mặc áo.
- Nhận xét, đánh giá.
-1 học sinh đọc và trả lời câu hỏi .
- Lắng nghe
Bài mới:
1.GTB: (1’)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
- Lắng nghe
2. Giảng bài
a. Luyện đọc: (10’)
- Cho 1 học sinh đọc toàn bộ bài.
- Chia đoạn.
- Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn kết hợp sửa lỗi phát âm, ghi từ khó HD hs đọc
- HD hs đọc ngắt nghỉ hơi.
- Cho hs đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa một số từ.
- Cho học sinh đọc thầm theo cặp
- Gọi 3 cặp thi đọc.
- Nhận xét biểu dương
- GV đọc mẫu toàn bài.
- 1 học sinh đọc.
- Theo dõi.
- Đọc nối tiếp đoạn 
- Chú ý đọc
- Lắng nghe
- Đọc nối tiếp đoạn
- Luyện đọc cặp
- Thi đọc bài	
- Lắng nghe.
- Lắng nghe
b. Tìm hiểu bài: (11’)
- Ăng-co-vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ? (ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỷ XII)
- Khu đền chính đồ sộ như thế nào ?
(Khu đền chính gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn. 3 tầng hành lang dài gần 1500m. có 398 gian phòng).
- Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào ?
(Những cây tháp lớn đợc xây dựng = đá ong và bọc ngoài = đá nhẵn. những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá đợc ghép = những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít nh xây gạch vữa).
- Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ?
(Vào lúc hoàng hôn Ăng-co-vát thật huy hoàng: ánh sáng chiếu soi vào bóng tối của đền, những ngọn tháp cao vút lấp lánh giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi, thâm nghiêm hơn dới ánh chiếu vàng, khi đàn dơi bay toả ra từ các ngách).
- Đọc, suy nghĩ, trả lời câu hỏi cá nhân.
- Trả lời câu hỏi
- Lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi
- Lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi
- Lắng nghe.
c. Đọc diễn cảm: (12’)
- Nêu cách đọc toàn bài.
- Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn.
- Hd, đọc mẫu 1 đoạn tiêu biểu. (“Lúc hoàng hôn  từ các ngách”)
- Cho học sinh luyện đọc theo cặp.
- Cho học sinh thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá .
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp
- Lắng nghe
- Đọc theo cặp
- 2, 3 học sinh đọc.
- Lắng nghe
3. Củng cố dặn dò: (3’)
- Cho học sinh nêu nội dung của bài (GV ghi bảng)
- Giáo dục liên hệ học sinh 
- HD học sinh học ở nhà chuẩn bị bài sau.
- Nêu nội dung bài (3 học sinh)
- Lắng nghe.
Tiết 3: Thể dục
Tiết 4: Toán
THỰC HÀNH (Tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng vẽ hình theo tỉ lệ cho trước.
3.Thái độ:
- Học sinh có tính cẩn thận, vẽ hình chính xác.
II. Đồ dùng dạy hoc:
 - Thước kẻ có chia cm.
III. Các HĐ dạy và học
HĐ của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (4’)
- Nêu một số đồ dùng để đo đoạn thẳng trên mặt đất ?
- Nhận xét, đánh giá.
- 1hs nêu, còn lại theo dõi
- Lắng nghe.
B. Bài mới:
1. GTB: (1’)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
- Lắng nghe.
2. Giảng bài
a, Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ
 (12’)
- Nêu bài toán
- Hd cách thực hiện:
+ Tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB (theo cm).
. Đổi 20m = 2000cm.
. Độ dài thu nhỏ: 2000 : 400 = 5cm.
+ Vẽ vào tờ giấy (vở) 1 đoạn thẳng AB có độ dài 5cm.
- Lắng nghe.
- Nghe gv hd, vẽ vào vở.
b. Thực hành: 
- Hd HS làm bài tập
Bài 1: (10’)
- Giới thiệu chiều dài bảng lớp học là 3m.
Vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài của bảng đó trên bản đồ tỉ lệ 1: 50m.
- Y/c hs tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ.
- Đáp số:
+ Đổi 3m = 300cm.
+ Tính độ dài thu nhỏ 300 :50 = 6 (cm)
+ Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 6cm.
- Lắng nghe.
- Làm bài vào vở
- Chữa bài.
Bài 2: (10’)
- Nêu bài toán.
- Y/c hs tính chiều rộng, chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ. Sau đó vẽ 1 hình chữ nhật biết chiều dài, chiều rộng của hình đó.
 Bài giải:
+ Đổi 8m = 800cm, 6m = 600cm.
- Chiều rộng của hình chữ nhật thu nhỏ:
 600 : 200 = 3 (cm)
- Chiều dài của hình chữ nhật thu nhỏ:
 800 : 200 = 4 (cm)
+ Vẽ hình chữ nhật thu nhỏ chó chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm.
- Nêu yêu cầu của bài
- Làm bài .
3. Củng cố dặn dò: (3’)
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- HD học sinh học ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
CHIỀU
Tiết 1: Lịch sử
Tiết 2: Đạo đức:
Tiết 3 : LUYỆN TOÁN.
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức cho hs biết đọc viết số theo mẫu.
- Hs hiểu và so sánh các số và viết theo mẫu.
- Hs hiểu và giải được các bài toán đúng.
II. Đồ dùng học tập
III. Các hoạt động dạy học.
HĐcủaGV
HĐcủa HS
A.Ổn định tổ chức ( 2’)
B. Ôn luyện.( 30’)
+ Bài 1:Viết ( theo mẫu):
Đọc số
Viết số
Số gồm có
Ba trăm linh bảy nghìn hai trăm hai mươi ba
307223
3 trăm nghìn, 7 nghìn, 2 trăm, 2 chục, 3 đơn vị
Năm trăm sáu mươi nghìn ba trăn tám tám
56388
56 nghìn, 3 trăm, 8 chục, 8 đơn vị
Một triệu bốn mươi sáu nghìn không trăm tám mươi
1046080
Một trăm linh 4 triệu, 6 nghìn, O trăm, 8 chục ,0 đơn vị
Bảy nghìn bảy trăm sáu mươi
7760
7 trăm nghìn, 7 trăm, 6 chục
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
+ Bài 2 : Viết ( theo mẫu)
Số
145098
27305
5478900
950001
Chữ số 5 ở hàng
nghìn
Đợn vị
Triệu
Chục nghìn
 Giá trị của chữ số 5
5000
5
5000.000
50.00
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
+ Bài 3 : Điền dấu () thích hợp vào chỗ chấm:
a) 992 < 1023 59096 < 59131
b) 789415 > 98756 429979 > 429928
- GV nhận xét chữa.
+ Bài 4 : 
a) viết các số 5789; 5763; 78462; 9021 theo thứ tự từ bé đến lớn
b) Viết các số 896902; 82051; 9949; 8735 theo thứ tự từ lớn đến bé
3. Củng cố dặn dò: (3’)
- Hệ thống lại nội dung bài..
- Nhận xét giờ học.
-cả lớp hát một bài.
- Theo dõi.
- 2 hs lên bảng.
- Dưới lớp làm vào vở và nhận xét.
- Theo dõi.
- 1 hs lên bảng.
- Dưới lớp làm vào vở và nhận xét.
- Theo dõi.
- 1 hs lên bảng.
- Dưới lớp làm vào vở và nhận xét.
- Theo dõi.
- 2 hs lên bảng 
a. 5763; 5789; 9021; 78462
b.896902; 82051; 9949, 8735
- Nghe và nhớ.
 Ngày soạn:7 / 4 /2012
	 Ngày giảng:10 / 4 /2012
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đọc viết được số tự nhiên trong hệ thập phân.
- Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào giá trị của chữ số đó trong một số cụ thể.
- Dãy số tự nhiên và 1 số đặc điểm của nó.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc, viết số tự nhiên.
3. Thái độ:
- Học sinh có tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy hoc: 
III. Các HĐ dạy và học
HĐ của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (4’)
- Gọi HS lên bảng chữa BT1 
- Nhận xét, đánh giá 
- 1 hs lên bảng làm, còn lại theo dõi
- Lắng nghe.	
B. Bài mới: 
1.GTB: (1’)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
- Lắng nghe.	
2. Giảng bài: 
- HD hs làm bài tập.
Bài 1: (6’)
- Cho 1 HS nêu đầu bài.
- Hd hs làm 1 ý, còn lại y/c hs tự làm vào vở.
- Cho HS trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
- Nêu đầu bài.
- Theo dõi gv hd làm mẫu.
- Làm bài và chữa bài.
Bài 2: (7’)
- Cho HS quan sát mẫu trong SGK để hiểu kĩ y/c của bài.
- Y/c HS làm bài, 3 hs lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp án:
5794 = 5000 + 700 + 90 + 4.
20292 = 20000 + 200 + 90 + 2.
190909 = 100000 + 90000 + 900 + 9. 
- Nêu đầu bài.
- Làm bài, chữa bài.
Bài 3: (8’)
- Cho HS nêu đầu bài.
- Cho HS nhắc lại các hàng của từng lớp.
- Y/c HS làm bài và trình bày miệng kết quả.
- Đáp số:
+ Lớp Đơn vị: hàng đơn vị, chục, trăm.
+ Lớp nghìn: nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
+ Lớp triệu: triệu, chục triệu, trăm triệu.
- Nêu đầu bài.
- Nghe gv hd.
- Làm bài, chữa bài.
Bài 4: (7’)
- Y/c hs đọc, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Cho HS trả lời.
- Nhận xét, đánh giá.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Suy nghĩ, trả lời.
Bài 5: (6’)
- Cho HS nêu y/c của bài tập.
- Y/c hs làm bài. 3 hs lên bảng chữa.
- Chữa bài. Nhận xét.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Làm bài, chữa bài.
3. Củng cố dặn dò: (3’)
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- HD học sinh học ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 2: Khoa học
Tiết 3: Kể chuyên
ÔN LUYỆN.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố lại một câu truyện về 1 cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em đợc tham gia.
- Biết sắp xếp các sự việc thành 1 câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nghe, kể chuyện cho HS, nhận xét lời kể của bạn.
3.Thái độ:
- GD hs tinh thần ham học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết của bản thân.
+ Tăng cường tiếng việt cho hs.
II. Đồ dùng dạy hoc: 
III. Các HĐ dạy và học
HĐ của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (3’)
- Cho 1 HS kể lại 1 -2 đoạn của câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng.
- 1 hs kể theo y/c của Gv.
- Lắng nghe.
B. Bài mới:
1.GTB: (1’)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
- Lắng nghe.
2. Giảng bài 
a, Hd hs hiểu yêu cầu của đề: (10’)
- HD hs tìm hiểu yêu cầu của bài
+ Cho 1 HS đọc đề bài, GV gạch chân các từ: du lịch (cắm trại) em, tham gia.
+ Cho HS nối tiếp nêu gợi ý 1-2 nhắc hs : nhớ lại để kể về 1 câu chuyến đi du lịch (cắm trại) cùng bố, mẹ (các bạn trong lớp, ngời nào đó). Nếu em cha từng đi đi du lịch (cắm trại) có thể kể về cuộc đi thăm ông bà, cô bác (1 buổi đi chợ xa, đi chơi đâu đó)
+ Kể 1 câu chuyện có đầu có cuối.
+ Cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
- Nêu đề bài.
- Nêu gợi ý.
- Lắng nghe.
- Nêu tên chuyện định kể.
b,HS thực hành kể chuyện: (16’)
- Y/c hs kể chuyện theo nhóm
- Cho HS kể chuyện trớc lớp. Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Cho HS bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn nhất.
- 4 hs kể chuyện với nhau.
- Vài hs kể trớc lớp. 
- Bình chọn.
3. Củng cố dặn dò: (3’)
- Hệ thống lại nội dung của bài. 
- Giáo dục liên hệ học sinh 
- HD học sinh học ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 4: Kĩ thuật
CHIỀU:
Tiết 1: 
 LUYỆN TOÁN.
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức cho hs số tự nhiên liên tiếp.
- Hs hiểu và và đặt tính rồi tính.
- Hs hiểu và giải được các bài toán đúng.
II. Đồ dùng học tập
III. Các hoạt động dạy học.
HĐcủaGV
HĐcủa HS
A.Ổn định tổ chức ( 2’)
B.  ...  hết cho 3. Mỗi đĩa xếp 5 quả thì vừa hết vậy số cam là một số chia hết cho 5. Số cam đã cho ít hơn 20 quả. Vậy số cam là 15 quả.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Theo dõi
- Làm bài và chữa bài.
- Nhận xét
3. Củng cố dặn dò: (3’)
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- HD học sinh học ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 2: Anh văn
Tiết 3: ÂM nhạc
Tiết 4: Luyện từ và câu: 
 THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi: ở đâu ?)
- Nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn, thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nhận diện trạng ngữ chỉ nơi chốn, thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
3.Thái độ:
- Có ý học tập, vận dụng vào các môn học khác.
+Tăng cường tiếng việt cho hs.
II. Đồ dùng day hoc: 
III. Các HĐ dạy và học
HĐ của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (3’)
- Y/c hs nhắc lại ghi nhớ tiết LT & câu trớc
- Nhận xét.
- 1 hs thực hiện y/c của gv.Còn lại theo dõi.
- Lắng nghe.
B. Bài mới:
1.GTB: (1’)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
- Lắng nghe.
2. Giảng bài
a. Nhận xét: (12’)
- Cho hs nối tiếp đọc nội dung bài tập 1,2
- Nhắc hs: Cần tìm thành phần CN - VN của câu. Sau đó tìm thành phần Trạng ngữ.
- Cho hs làm bài tập và phát biểu ý kiến.
- Nhận xét đánh giá.
- Kết quả:
Bài 1
a, Trước nhà, mấy cây hoa giấy //nở tưng bừng.
b, Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô đổ vào, hoa sấu//vẫn nở. thủ đô.
 Bài 2
 Đặt câu hỏi cho các trạng ngữ vừa tìm được
a, Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu ?
b, Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu ?
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Thực hiện các y/c của bài tập.
- Trình bày ý kiến
- Nhận xét
- Đặt câu 
b. Ghi nhớ: (2’)
- Cho hs nêu ghi nhớ trong SGK
- 2 - 3 hs nêu
c. Luyện tập: 
- HD hs làm bài tập
Bài 1: (6’)
- Cho hs nêu yêu cầu của bài tập
- Y/c làm bài tập vào vở.
- Cho hs trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
- Kết quả:
+ Trước rạp, người ta. ghế dài.
+ Trên bờ, tiếng trống dữ dội.
+ Dưới những mái nhà ẩm nước, mọi người..
- Nêu yêu cầu của bài
- Làm bài theo 
- Trình bày kết quả
Bài 2: (6’)
- Cho hs nêu yêu cầu của bài tập
- HD hs làm bài: Phải thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
- Y/c hs làm bài và trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
- Kết quả:
a, Ở nhà,.
b, Ở lớp,
c, Ngoài vờn, 
- Nêu yêu cầu của bài
- Làm bài theo 
- Trình bày kết quả
Bài 3: (7’)
- Cho hs nêu yêu cầu của bài
- HD hs làm bài: Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu văn là bộ phận nào ? (bộ phận chính: chủ ngữ, vị ngữ)
- Cho hs làm bài và trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
- Kết quả
a, Ngoài đường
- mọi người đi lại tấp nập.
- người đi lại nườm nượp.
- những chiếc ô tô đang ầm ầm đi lại.
- các bạn nhỏ đang chơi trò rước đèn.
- các vận động viên đang tập chạy.
b, Trong nhà,
- mọi người đang nói chuyện sôi nổi.
- em bé đang ngủ say.
- bố em đang đọc báo.
c, Trên đường đến trường, em gặp rất nhiều người.
d, Ở bên kia sườn núi
- hoa nở trắng cả một vùng.
- cây cối như tơi xanh, um tùm hơn.
- Nêu yêu cầu của bài
- Làm bài theo 
- Trình bày kết quả
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe
3. Củng cố dặn dò: (3’)
- Nhận xét giờ học.
- HD học sinh học ở nhà, chuẩn bị cho bài sau.
- Lắng nghe.
CHIỀU
Tiết 1: Khoa học
Tiết 2: Thể dục
Tiết 3: Luyện tiếng việt
LUYỆN VIẾT.
I.Mục tiêu:
- Giúp HS tìm các từ ngữ miêu tả, từ ngữ miêu tả bộ phận cơ thể lợn 
- Rèn cho HS có kĩ năng tập quan sát con chó, mèo, trâu, bò, dê, ngựa..
- GDHS có thái độ nghiêm túc học tập và yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ ghi ND BT.
III.Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A.Ổn định tổ chức.(3’)
- GV cho cả lớp hát một bài.
B.Ôn luyện. (30’)
 1. Đọc đoạn văn sau, gạch dưới các từ ngữ miêu tả bộ phậm com lợn ( in chữ nghiệng đậm) 
Bộ phận được miêu tả
Từ ngữ miêu tả
-Hai lỗ mũi
- Hai tai
- Đôi mắt
- Thân
- Bụng
- Đuôi
- Lúc nào cũng ướt
- To bằng hai bằng tay em cụp xuống 
- Lúc nào cũng như ti hí, chẳng mấy khi mở to 
- Thon dài
- Lúc nào cũng căng tròn; trắng hếu trông thật ngộ
- Ngoe nguẩy ra chiều mừng rỡ
- GV cho HS thực hiện làm vào vở bài tập.
- GV cho HS nêu bài làm của mình trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét bổ sung cho điểm HS.
2. Quan sát một con chó hoặc mèo, lợn, trâu, bò, dê, ngựa,(gia súc) tìm từ ngữ tả đặc điểm nổi bật của một vài bộ phận con vật đó.
* Tên con vật:.
a) Đầu ( mắt, mũi, tai, miệng)
..
b) Chân( hoặc đuôi)
- GV gọi HS nêu yêu cầu của BT.
- HD HS làm vào vở bài tập.
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét bổ sung cho điểm.
3.Củng cố - Dặn dò.(2’)
- Nhận xét tiết học khen những HS thực hiện tốt.
- Dặn HS chuẩn bị tốt cho tiết sau.
- Cả lớp hát một bài.
- HS quan sát nhận xét.
- HS thực hiện làm vào vở bài tập.
- HS nêu bài làm của mình trước lớp.
-Cả lớp nhận xét bổ sung cho điểm HS.
- HS nêu yêu cầu của BT.
- HS làm vào vở bài tập.
- HS nêu kết quả.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Cả lớp chú ý ghi nhớ.
 Ngày soạn:9/ 4 / 2012
	 Ngày giảng:13/ 4 / 2012
Tiết 1: Toán:
 ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp Hs ôn tập về phép cộng, trừ các số tự nhiên. Cách làm tính (bao gồm cả tính nhẩm, tính chất, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ..)
- Giải các bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng cộng trừ các số tự nhiên.
3.Thái độ:
- Học sinh có ý thức học tập, đo đạc chính xác.
II. Đồ dùng: 
 - thước dây.
III. Các HĐ dạy và học
 HĐ của GV
 HĐ của HS
A. KTBC: (3’)
- Gọi HS lên bảng nêu các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
- Nhận xét, cho điểm.
- 1 HS lên bảng nêu. Còn lại theo dõi.
- Lắng nghe.
B. Bài mới:
1.GTB: (1’)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
- Lắng nghe.
2. Giảng bài: 
- HD hs làm bài tập
Bài 1: (8’)
- Cho hs nêu yêu cầu của bài.
- Y/c hs làm bài vào vở để củng cố kỹ thuật cộng trừ.
- Nhận xét, đánh giá,
- Đáp số:
 a, 8980 b, 53245 c, 1157 d, 23054 
- Nêu yêu cầu của bài.
- Làm bài.
- Nhận xét
Bài 2: (7’)
- Nêu yêu cầu của bài.
- Y/c hs làm bài, 2 hs lên bảng chữa.
- Cho hs nhắc lại quy tắc : tìm số hạng cha biết, tìm số bị trừ cha biết”
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp số:
 a, x + 126 = 480
 x = 480 - 126
 x = 354
 b, x - 209 = 435
 x = 435 + 209
 x = 644 
- Nêu yêu cầu của bài.
- Làm bài, chữa bài.
- Nêu quy tắc theo y/c của gv.
Bài 3: (6’)
- Cho hs nêu yêu cầu của bài
- Cho hs nhắc lại 1 số tính chất của phép cộng, trừ, biểu thức chứa chữ.
- Y/c hs làm bài. Chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp số:
 a + b = b + a a - 0 = a
(a + b) + c = a + (b + c) a - a = 0
 a + 0 = 0 + a = a
- Nêu yêu cầu của bài.
- Nhắc lại
- Làm bài, chữa bài.
Bài 4: (5’)
- Nêu yêu cầu của bài.
- Y/c hs vận dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Cho HS chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
- Đáp số:
 b, 168 + 2080 +32
 = (168 + 32) +2080
 = 200 + 2080
 = 2280.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Theo dõi
- Làm bài, chữa bài.
Bài 5: (7’)
- Cho hs nêu đầu bài.
- Hd hs các bước giải.
- Y/c hs làm bài, 1 hs lên bảng chữa.
- Nhận xét, đánh giá.
 Bài giải:
Trường tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là:
 1475 - 184 = 1291 (quyển)
Cả 2 trường quyên góp được số vở là:
 1475 + 1291 = 2766 (quyển)
 Đáp số: 2766 quyển vở.
- Nêu đầu bài.
- Theo dõi
- Tóm tắt, làm bài chữa bài.
- Nhận xét
3. Củng cố dặn dò: (3’)
- Hệ thống lại nội dung bài
- HD học sinh học ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 2: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Ôn lại kiến thức về đoạn văn qua bài văn miêu tả con vật.
- Biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận của con vật. Sử dụng các từ ngữ miêu tả để viết đoạn văn.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ viết bài văn miêu tả on vật.
3.Thái độ:
- Có ý thức sử dụng các từ ngữ miêu tả khi viết văn.
+ Tăng cường tiếng việt cho hs.
II. Đồ dùng day hoc: 
III. Các HĐ dạy và học
HĐ của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (3’)
- Gọi học sinh trình bày BT 3 của tiết TLV trớc.
- Nhận xét, đánh giá 
- 1 học sinh trình bày bài tập còn lại theo dõi, nhận xét
- Lắng nghe.
B. Bài mới:
1.GTB: (1’)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
- Lắng nghe.
2. Giảng bài: 
- HD hs làm bài tập
Bài 1: (7’)
- Cho 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Y/c hs đọc kĩ bài văn con chuồn chuồn nước trong SGK xác định các đoạn văn trong bài, tìm ý chính của từng đoạn.
- Cho HS trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
- Kết quả: 
+ Đoạn 1: từ đầu phân vân.
Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc đậu 1 chỗ.
+ Đoạn 2: còn lại
Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Thực hiện y/c của GV.
- Trình bày
- Nhận xét
Bài 2: (7’)
- Cho hs nêu yêu cầu của bài tập.
- Y/c hs làm bài: xác định thứ tự của các câu văn để tạo thành đoạn văn hợp lý .
- Cho hs làm bài, trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
- Lời giải: Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa. Cái bụng mịn mợt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cờm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng đợc đeo nhiều vòng cờm đẹp.
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Suy nghĩ, làm bài.
- Trình bày kết quả.
- Nhận xét
- Lắng nghe
Bài 3: (19’)
- Cho hs nêu nội dung của BT.
- Nhắc hs: Mỗi em phải viết 1 đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn.
+ Viết tiếp câu mở đầu đoạn bằng cách miêu tả các bộ phận của gà trống (theo gợi ý)
- Dán tranh, ảnh gà trống lên bảng.
-Y/c hs quan sát, dựa vào gợi ý để làm bài.
- Cho 1 số hs trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
- Mẫu: Chú gà trống nhà em đã ra dáng 1 chú gà trống đẹp. chú có thân hình chắc nịch. Bộ lông màu nâu đỏ óng ánh. Nổi bật nhất là cái đầu có chiếc mào đỏ rực. Đôi mắt sáng. Đuôi của chú là 1 túm lông gồm các màu đen và xanh pha trộn, cao vống lên rồi uốn cong xuống nom vừa mĩ miều vừa kiêu hãnh. Đôi chân chú cao, to, nom thật khoẻ với cựa và những móng nhọn là vũ khí tự vệ thật lợi hại.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Lắng nghe.
- Quan sát
- Làm bài
- Trình bày kết quả.
- Nhận xét
- Lắng nghe
3. Củng cố dặn dò: (3’)
- Hệ thống lại nội dung bài
- Giáo dục liên hệ học sinh 
- HD học sinh học ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 3: Anh văn
Tiết 4: Sinh hoạt 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 31.doc