Bài soạn các môn lớp 5 - Trường PTDTBT TH Lũng Thầu - Tuần 7

Bài soạn các môn lớp 5 - Trường PTDTBT TH Lũng Thầu - Tuần 7

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Bước đầu biết đọc diễm cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

- Hiểu nội dung bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ. mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc diễn cảm cho học sinh.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh có ý thức học tập, yêu quê hương đất nước

 II. Đồ dùng dạy học:

 -Tranh minh hoạ, bảng phụ.

 

doc 36 trang Người đăng huong21 Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 5 - Trường PTDTBT TH Lũng Thầu - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 7:
 Ngày soạn:18 /09/2011
	 Ngày giảng:19 /09/2011
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc:
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Bước đầu biết đọc diễm cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu nội dung bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ. mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc diễn cảm cho học sinh. 
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh có ý thức học tập, yêu quê hương đất nước
 II. Đồ dùng dạy học: 
 -Tranh minh hoạ, bảng phụ.
III. Các HĐ dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (3)
- Yêu cầu học sinh đọc bài Chị em tôi
- Nhận xét, cho điểm. 
-1 học sinh đọc còn lại theo dõi.
- HS nghe
B. Bài mới:
1. GTB: (1)
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng
- Lắng nghe 
2. Giảng bài:
a. Luyện đọc: (10)
- Cho 1 học sinh đọc toàn bộ bài.
- Chia đoạn. (3đoạn)
+ Đ1: năm dòng đầu.
+ Đ2: Anh nhìn trăng to lớn, vui tươi.
+ Đ3: Còn lại.
- Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn kết hợp, sửa lỗi phát âm, ghi từ khó hướng dẫn HS đọc
- GV hướng dẫn ngắt nghỉ, giọng đọc của bài.
- Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ chú giải.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp
- Gọi các cặp thi đọc bài
- GV đọc mẫu toàn bài.
- 1 học sinh đọc.
- Theo dõi.
- HS đọc nối tiếp đoạn cả lớp theo dõi
- HS chú ý
- HS đọc nối tiếp đoạn
- Đọc theo cặp
- Thi đọc bài
- Lắng nghe. Theo dõi SGK
b. Tìm hiểu bài: (11)
- Cho 1 học sinh đọc đoạn 1, còn lại theo dõi suy nghĩ trả lời câu hỏi.
+ Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào ?
( vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên)
Câu 1: Trăng thu độc lập có gì đẹp ?
(Trăng ngàn và gió núi bao la, trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý. Trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng.
 Đó là vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập)
- Đoạn văn cho biết điều gì ?
(Cảnh đẹp trong đêm trăng thu độc lập đầu tiên)
- Đoạn 2: Yêu cầu học sinh đọc thầm, trả lời câu hỏi.
Câu 2: + Anh chiến sỹ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao ?
(Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống  to lớn vui tươi)
+ Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập ?
(Đó là vẻ đẹp của đất nước hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên)
- Đoạn văn nói lên điều gì ?
(Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai)
- Đoạn 3: cho 1 học sinh đọc, còn lại theo dõi.
Câu 3: Cuộc sống hiện nay có những gì giống với mong ước của anh chiến sĩ ngày xưa?
( Hình ảnh trăng mai còn sáng hơn nói lên tương lai của trẻ em và đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn.)
Câu 4: Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào ?
(Nước ta có 1 nền công nghiệp phát triển ngang tầm thế giới.)
- Đoạn văn nói lên điều gì ?
(Niềm tin vào những ngày tươi đẹp và lời chúc của anh chiến sĩ với thiếu nhi)
- 1 HS đọc đoạn 1, theo dõi trả lời câu hỏi
- HS trả lời câu hỏi
- HS chú ý
- HS trả lời câu hỏi
- HS chú ý nghe
- Lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi.
- HS chú ý
- HS trả lời câu hỏi
- HS trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS đọc đoạn 3, cả lớp theo dõi trả lời câu hỏi.
- HS chú ý
- HS trả lời câu hỏi
- HS chú ý
- HS trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
c. HD đọc diễn cảm: (12)
- Nêu cách đọc toàn bài.
- Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn.
- HD, đọc mẫu 1 đoạn tiêu biểu. 
- Cho học sinh luyện đọc theo cặp.
- Cho học sinh thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá .
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp
- Lắng nghe
- Đọc theo cặp
- 2, 3 học sinh đọc.
- HS nghe
3. Củng cố dặn dò: (3)
- Cho học sinh nêu nội dung của bài (GV ghi bảng)
- Giáo dục liên hệ học sinh 
- HD học sinh học ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Nêu nội dung bài (2 học sinh)
- Lắng nghe.
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và cách thử lại phép cộng phép trừ. 
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng phép trừ
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng làm tính cộng, trừ có nhớ và không nhớ.
3. Thái độ: 
- Học sinh có tính cẩn thận, chính xác khi học toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Phiếu học tập
III. Các HĐ dạy và học
HĐ của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (4)
- Gọi 2 học sinh lên bảng chữa BT 2b.
- Nhận xét, cho điểm
- 2 học sinh lên bảng chữa bài. 
- HS nghe
B. Bài mới:
1. GTB: (1)
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng
- Lắng nghe
 2. Giảng bài: 
-HD học sinh làm bài tập
 Bài 1: (8)
- Nêu phép cộng: 2416 + 5164.
- Yêu cầu học sinh lên bảng đặt tính
- HD học sinh thử lại: Lấy tổng trừ đi 1 số hạng được số hạng còn lại thì phép tính đã làm đúng)
- Cho học sinh nhắc lại cách thử lại.
- Yêu cầu học sinh làm các ý còn lại - chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
+ Kết quả:
35462+27519 = 62981; 62981- 35462 = 27519
69108+2074 = 71182; 71182 - 2074 = 69108
 Bài 2: (8) HD học sinh làm như BT1
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Gọi học sinh lên bảng
- Nhận xét, đánh giá.
+ Kết quả:
 4025 - 312 = 3713; 3713 + 312 = 4025
 5901 - 638 = 5263; 5263 + 638 = 5901
- HS chú ý
- HS lên bảng
- Theo dõi GV hướng dẫn
- HS nhắc lại
- HS làm bài tập, chữa bài
- HS chữa bài vào vở
- HS chú ý
- Làm bài tập
- Lên bảng làm bài
- HS chữa bài vào vở
Bài 3: (7)
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào phiếu học tập.
- Chữa bài.
- Cho học sinh nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết, số bị trừ chưa biết.
- Nhận xét, đnáh giá.
+ Kết quả:
X + 262 = 4848
 X = 4848 - 262 
 X = 4586
X - 707 = 3535
 X = 3535 + 707 
 X = 4242
- Nêu yêu cầu của bài
- Làm bài cá nhân 
- Chữa bài
- Nêu cách tìm thành phần chưa biết.
- Chữa bài vào vở
 Bài 4: (9)
- Cho học sinh nêu đầu bài.
- HD học sinh tóm tắt và phân tích bài toán.
- Yêu cầu hs làm bài vào vở
- 1 học sinh lên bảng chữa.
- Nhận xét, đánh giá.
 Bài giải:
Ta có : 3143 > 2428. Núi Phan -xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh.
Núi Phan -xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là:
 3143 - 2428 = 715 (m)
 Đáp số: 715 m.
- Nêu đầu bài toán.
- HS theo dõi
- Làm bài tập
- Lên bảng chữa bài.
- HS chú ý
 3. Củng cố dặn dò: (3)
- Hệ thống lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- HD học sinh học ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Tiết 4: Thể dục 
Tiết 5: Đạo đức:
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, đồ dùng, điện, nước,trong cuộc sống hằng ngày.
2. Kỹ năng: 
- Biết tiết kiệm tiền của, đồ dùng, đồ chơi.. trong sinh hoạt hàng ngày.
3. Thái độ: 
- Học sinh đồng tỉnh ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm, không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
- Giáo dục cho học sinh đức tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Bảng nhóm. Thẻ bìa màu: xanh, trắng đỏ.
III. Các HĐ dạy và học
HĐ của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (3)
- Hãy kể về một truyện mà em yêu thích ?
- Nhận xét, đánh giá.
- 1,2 HS kể, còn lại theo dõi.
- HS nghe
B. Bài mới:
1. GTB: (1)
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng
- Lắng nghe
2. Giảng bài: 
a. HĐ1: Thảo luận nhóm: (13)
 + MT: Nắm được các thông tin và thảo luận các thông tin trong SGK
+ Cách tiến hành
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc các thông tin trong SGK.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi trong SGK
+ Câu hỏi1(Sửa lại): Qua xem tranh và đọc các thông tin trên, theo em cần phải tiết kiệm những gì ?
+ Câu hỏi2 (Sửa lại): Theo em, có cần tiết kiệm của công không ?
- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
*1. “Tiết kiệm là 1 thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh”
- Lắng nghe
- HS nhận nhóm
- Thảo luận theo nhóm các thông tin trong SGK
- Báo cáo kết quả.
- Lắng nghe.
b. HĐ2: Bày tỏ ý kiến, thái độ: BT1 (15)
+MT: Biết bày tỏ thái độ, ý kiến của mình
+ Cách tiến hành:
- GV nêu lần lượt các ý kiến trong BT1. 
- Yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ đánh giá theo quy ước các thẻ bìa.
- Yêu cầu học sinh giải thích lý do lựa chọn của mình.
- Cho học sinh trao đổi thảo luận.
- Các ý kiến c, d là đúng; các ý kiến a,b là sai.
- Cho học sinh đọc ghi nhớ trong SGK.
- Lắng nghe ý kiến
- Đưa ra ý kiến, thái độ của mình theo quy ước.
- HS giải thích
- HS thảo luận
- HS chú ý
- 3 học sinh nêu ghi nhớ
3. HĐ nối tiếp: (3)
 Tóm tắt lại nội dung bài.
- Yêu cầu học sinh thực hiện các nội dung thực hành trong SGK
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Chiều
Tiết 1: Khoa học
PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu cách phòng bệnh béo phì. 
- Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
- Năng vận động cơ thể, đibộ và luyện tập TDTT.
2.Kỹ năng: 
- HS biết cách phòng bệnh và chịu khó tập thể dục.
3. Thái độ: 
- GD cho HS ý thức luyện tập TDTT.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình minh hoạ trang 28, 29 SGK
 - Phiếu học tập
III. Các HĐ dạy và học: 
HĐ của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (3)
- Gọi học sinh trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. GTB: (1)
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng
2. Giảng bài:
a. HĐ1: Tìm hiểu về bệnh béo phì: (12)
Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV chia nhóm và phiếu học tập
- Yêu cầu các nhóm làm bài vào phiếu
- GV theo dõi các nhóm
+ Bước 2: Làm việc cả lớp
- Địa diện nhóm trình bày kết quả
- Nhóm khác bổ sung ý kiến
- Nhận xét, đáp án đúng.
- Kết luận
b. HĐ2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì: (12)
Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận
- Yêu cầu học sinh thảo luận
+ Nguyên nhân gây nên béo phì là gì?
+ Làm thế nào để phòng tránh béo phì?
+ Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bị béo phì hay có nguy cơ bị béo phì?
- Cho HS quan sát hình trang 29 SGK
- Gọi học sinh phát biểu ý kiến
- HS bổ sung ý kiến
- GV kết luận: Khi bị béo phì cần
+ Giảm ăn vặt, giảm lượng cơm, tăng thức ăn ít năng lượng rau, quả.
+ Đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân
+ Khuyến kích năng vận động tập TDTT.
c. HĐ3: Đóng vai: (9)
 Cách tiến hành:
+ Bước 1: GV tổ chức hướng dẫn
- GV chia HS thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nhiệm vụ.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống, nhóm trưởng điều khiển và phân vai.
- GV theo dõi các nhóm
+ Bước 3: Trình diễn 
- GV tổ chức cho các nhóm thực hành đóng vai
- GV theo dõi các nhóm thực hành
- Tuyên dương, khen ngợi
3. Củng cố dặn dò: (3)
- Nhận xét tiết học tuyên dương. HS có ý thức học tập
- Giáo dục hs liên  ... a trở thành 1 diễn viên giỏi như em mơ ước.
- HS đọc cốt truyện
- Quan sát tranh
- Làm bài tập
- Trình bày kết quả.
- Chữa bài vào vở
 Bài 2: (18)
- Nêu yêu cầu của bài.
- Cho học sinh đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
- Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm.
- Cho đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
+ Mẫu đoạn 1: Nô-en năm ấy, cô bé va-li-a được bố mẹ đưa đi xem xiếc.
Các tiết mục xiếc hôm ấy rất hay. Nhưng va-li-a thích nhất tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn” Cô áy thật dũng cảm. Cô không nắm cương ngựa 1 tay ôm đàn, tay kia gảy lên những âm thanh rộn rã. V-li-a vô cùng ngưỡng mộ tài ba của cô gái đó.
-Yêu cầu học sinh tập xây dựng hoàn chỉnh 1 đoạn văn của câu chuyện Vào nghề.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Đọc 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh.
- Làm bài theo nhóm.
- Trình bày kết quả
- HS chú ý
- HS theo dõi
- Lắng nghe
- HS thực hiện
 3. Củng cố dặn dò: (3)
- Nhận xét chung giờ học.
- HD học sinh học ở nhà, chuẩn bị cho bài sau.
- Lắng nghe.
Tiết 5: Địa lý
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống ( Gia- rai, Ê- đê, Ba- na, Kinh) nhưng lại là nơI thưa dân nhất nước ta. 
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên: Trang phục truyền thống, nam thuường đóng khố, nữ thường quấn váy.
2. Kỹ năng: 
- Dựa vào lược đồ (bản đồ) tranh ảnh để tìm kiếm kiến thức.
3. Thái độ: 
- Học sinh yêu quý các dân tộc ở Tây nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc Tây Nguyên.
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Tranh ảnh. 
III. Các HĐ dạy và học
HĐ của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (3)
- Tây Nguyên có những cao nguyên nào ?
- Nhận xét, cho điểm.
-1 nêu, còn lại theo dõi nhận xét.
- HS nghe
B. Bài mới:
1. GTB: (1)
- Giới thiệu, ghi đầu bài
- Lắng nghe
2. Giảng bài:
a.Tây Nguyên nơi có nhiều dân tộc sinh sống: (10)
- Yêu cầu học sinh đọc mục 1 - SGK
+ Kể tên 1 số dân tộc sống ở Tây Nguyên ?
(Gia-rai, Ba-na, Ê-đê, Xơ-đăng, Kinh, Mông, Tày, Nùng)
+ Dân tộc nào sống lâu đời ở Tây nguyên ? dân tộc nào từ nơi khác đến ? Họ đến để làm gì ?
(Gai-rai; Ba-na, Ê-đê, Xơ-đăng sống ở Tây Nguyên lâu đã đời. Còn các dân tộc khác mới đến. Họ đến để xây dựng kinh tế)
- Cho học sinh quan sát hình 1,2,3 các dân tộc ở Tây Nguyên.
+ Mỗi dân tộc ở Tây nguyên có đặc điểm gì riêng ?
( có tiếng nói, tập quán riêng)
+ Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước và các dân tộc ở đây đã và đang làm gì ?
( cùng chung sức xây dựng Tây Nguyên - một vùng kinh tế mới)
- GV hệ thống lại nội dung 1
- Đọc mục 1- SGK
- Suy nghĩ trả lời các câu hỏi 
- Trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS quan sát hình SGK
- Trả lời câu hỏi
- Trả lời câu hỏi
- HS chú ý
- Lắng nghe.
b. Nhà Rông ở Tây Nguyên: (8)
- Yêu cầu học sinh đọc mục 2 và trả lời câu hỏi
+ Mỗi buôn ở Tây nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt ? (1 nhà rông)
+ Nhà rông thường được dùng để làm gì ? ( sinh hoạt tập thể của cả buôn: hội họp, tiếp khách)
+ Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì ?
( sự giàu có của cả buôn)
- Đọc và trả lời câu hỏi 
- Trả lời câu hỏi
- Trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
c. Trang phục lễ hội: (10)
- Yêu cầu học sinh đọc mục 3 SGK
- Quan sát hình 1,2,3,5,6 để hoạt động nhóm
 + Người dân Tây Nguyên nam, nữ thường mặc thế nào ?
(Nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy)
 + Lễ hội ở Tây nguyên thường được tổ chức khi nào ? Kể tên một số lễ hội ở Tây Nguyên ?
( vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch. lễ hội cồng chiêng, đua voi, đâm trâu)
 + Người dân Tây nguyên thường làm gì trong lễ hội và sử dụng các loại nhạc cụ nào ?
(Múa hát, uống rượu cần, đánh cồng chiêng. 
Các loại nhạc cụ: đàn Tơ-rưng, đàn Krông-pút, cồng, chiêng)
- Cho các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, đánh giá.
- Đọc mục 3 - quan sát tranh và hoạt động nhóm 
- HS thảo luận nhóm
- Thảo luận nhóm
- Thảo luận, trả lời
- Báo cáo kết quả thảo luận.
- Lắng nghe
3. Củng cố dặn dò: (3)
- Hệ thống lại nội dung bài
- Cho học sinh nêu bài học.
- HD học sinh học ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
- Nêu nội dung bài học.
 Ngày soạn:22 / 09 /2010
	 	 Ngày giảng:23 / 10 /2010
Tiết 1: Thể dục 
Tiết 2: Chính tả: ( Nhớ – viết)
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các dòng thơ lục bát. 
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng trình bày bài thơ, nhớ viết bài. trình bày sách sẽ, khoa học.
3. Thái độ: 
- Có ý thức luyện viết, có tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
II. Đồ dùng dạy hoc: 
 -Bảng phụ.
III. Các HĐ dạy và học
HĐ của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (3)
- Gọi 2 học sinh lên bảng viết 2 từ láy có tiếng chứa âm s/x.
- Nhận xét, cho điểm.
.
- 2 học sinh thực hiên trên bảng còn lại theo dõi.
- HS nghe
B. Bài mới:
1. GTB: (1)
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng
- HS nghe
2. Giảng bài:
a. HD học sinh nhớ viết: (21)
- Nêu yêu cầu của bài.
- Cho 1 học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết.
- GV đọc lại đoạn thơ học sinh vừa đọc 1 lần, yêu cầu học sinh đọc thầm.
- Cho học sinh luyện viết 1 số từ khó. (Kiểm tra, nhận xét)
- Cho học sinh nêu cách trình bày bài thơ.
- Yêu cầu học sinh gấp SGK, tự nhớ, viết lại bài vào vở. 
- Sau đó đổi ở soát lỗi.
- Chấm 1 số bài, nhận xét.
- Nêu yêu cầu
- 1 HS đọc đoạn thơ cần viết
- Lắng nghe, đọc thầm lại đoạn viết.
- HS luyện viết các từ khó
- HS nêu cách trình bày
- Viết bài vào vở
- HS soát lỗi.
- Lắng nghe
-
b. HD học sinh làm bài tập: (12)
BT2a:
- Cho học sinh đọc nội dung bài 
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn và làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả.
* Kết quả:
trí tuệ, phẩm chất, trong lòng đất, chế ngự, chinh phục, vũ khí, chủ nhân.
BT 3a: 
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Viết 2 nghĩa đã cho lên bảng, mời 1 số học sinh tìm từ nhanh với nghĩa đã cho.
- Nhận xét, đánh giá.
+ Kết quả: ý chí; nghị lực
- Đọc nội dung bài làm bài.
- HS làm bài tập
-Trình bày kết quả.
- Chữa bài vào vở
- Nêu yêu cầu của bài.
- Tìm từ và nêu 
- HS chú ý
- Chữa bài vào vở
3. Củng cố dặn dò: (3)
- Hệ thống lại nội dung của bài
- Giáo dục liên hệ học sinh 
- HD học sinh học ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Tiết 3: Toán
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết được tính chất kết hợp của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng tính giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng tính toán cho học sinh khi luyện tập.
3. Thái độ: 
- Học sinh có tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy hoc: 
III. Các HĐ dạy và học
HĐ của GV
HĐ của HS
A. KTBC: (5)
- Yêu cầu học sinh lên bảng chữa bài tập
 - Nhận xét, cho điểm.
-1 học sinh lên bảng làm bài.
- HS nghe
B. Bài mới:
1. GTB: (1)
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng
- Lắng nghe
2. Giảng bài:
a. Tính chất giao hoán của phép cộng: (13)
- Kẻ bảng như trong SGK
a
b
c
(a +b) +c
a+ (b + c)
5
4
6
(5 + 4 ) + 6
= 9 + 6 = 15
5 + (4 + 6)
= 5 + 10 = 15
35
15
10
(35+ 15) + 10
= 50+ 10 = 60
35 + (15 + 10)
= 35+ 25 = 60
28
49
51
(28+49 ) + 51
=77+51 = 128
28+(49 + 51)
=28+100 = 128
- Cho học sinh nêu giá trị cụ thể của a,b,c . Tính giá trị của (a + b) + c và a + (b + c).
- So sánh kết quả tính để nhận xét giá trị của 
 (a + b) + c = giá trị của a +(b + c)
 (a + b) + c = a +(b + c) 
 Đây là tính chất kết hợp của phép cộng.
- Nêu kết luận. (Cho vài học sinh nhắc lại kết luận)
- Theo dõi bảng.
- Tính giá trị của từng biểu thức cụ thể. 
- Rút ra nhận xét.
- Nhắc lại kết luận.
b. Luyện tập: 
 HD hs làm bài tập
Bài 1: (7)
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài.
- HD học sinh làm mẫu
3254 + 146 + 1698
= (3254 + 146) + 1698 = 3400 + 1698 = 5098
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Cho học sinh lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá
+ Kết quả: a, 5067; 6800.
- Nêu yêu cầu của bài.
- HS chú ý
- Làm bài tập
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- HS chữa bài vào vở
Bài 2: (7)
- Cho học sinh nêu đầu bài bài.
- HD học sinh phân tích, tóm tắt bài toán. Nêu các bước giải.
- Yêu cầu học sinh làm bài và chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
 Bài giải:
 Hai ngày đầu quỹ tiết kiệm nhận được số tiền là:
 75.500.000 + 86.950.000 =162.450.000 (đồng)
 Cả ba ngày quỹ tiết kiệm nhận được số tiền là: 
 162.450.000 + 14.500.000 = 176.950.000(đồng) 
 Đáp số: 176.950.000 đồng.
- Nêu đầu bài.
- Cùng gv tóm tắt và phân tích bài toán.
- HS làm bài, chữa bài.
- Bài 3: (5)
- Cho học sinh nêu yêu cầu của bài.
- HD học sinh làm bài.
- 1 học sinh lên bảng chữa bài
- Nhận xét, đánh giá.
+ Kết quả:
 a, a + 0 = 0 + a = a 
 b, 5 + a = a + 5
 c, (a + 28) + 2 = a + (28 + 2)= a + 30.
- Nêu đầu bài toán.
- Lắng nghe.
- Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng chữa bài.
3. Củng cố dặn dò: (3)
- Cho học sinh nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng.
- Nhận xét giờ học.
- HD học sinh học ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- 1 học sinh nêu lại tính chất kết hợp của phép cộng.
- Lắng nghe.
Tiết 4: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện.
- Biết cách sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng phát triển câu chuyện
3. Thái độ: 
- Có ý thức học tập, có thói quen dùng từ đặt câu đúng.
II. Đồ dùng dạy hoc: 
III. CÁC HĐ DẠY VÀ HỌC
HĐ của GV
HĐ của HS 
A. KTBC: (5)
- Yêu cầu học sinh đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
- Nhận xét, cho điểm. 
-1 học sinh trình bày,còn lại theo dõi.
- HS nghe
B. Bài mới:
1. GTB: (1)
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng
- Lắng nghe
2. Gỉang bài: 
Hd học sinh làm bài tập: (32)
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Ghi đề bài, gạch chân dưới các từ: giấc mơ, bà tiên cho 3 điều ước, trình tự thời gian.
- Yêu cầu học sinh đọc gợi ý.
- Hỏi và ghi nhanh câu trả lời của học sinh:
+ Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào ? Vì sao bà tiên lại cho em 3 điều ước ?
+ Em thực hiện điều ước như thế nào ?
+ Em nghĩ gì khi thức giấc?
- Yêu cầu học sinh dựa vào gợi ý để làm bài .
- Cho học sinh trình bày trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
- HD học sinh viết lại bài sau khi đã được nhận xét, sửa chữa.
- Đọc đề bài.
- HS chú ý
- Đọc gợi ý
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Trả lời câu hỏi
- Làm bài tập.
- Trình bày bài làm.
- HS nghe
- HS viết lại bài
3. Củng cố dặn dò: (3)
- Hệ thống lại nội dung bài
- HD học sinh học ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Tiết 5: Sinh hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 7.doc