Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 1

Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 1

I. Mục tiêu:

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.

Học thuộc đoạn: “Sau 80 năm công học tập của các em.”.(Trả lời được các CH 1,2,3).

- HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.

- GD HS yêu quý BH.

II. Chuẩn bị: GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết đoạn thư học sinh cần thuộc lòng .

III. Các hoạt động dạy

 

doc 54 trang Người đăng huong21 Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tập đọc:
 Tiết 01: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. Mục tiêu:
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
Học thuộc đoạn: “Sau 80 năm  công học tập của các em.”.(Trả lời được các CH 1,2,3).
- HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
- GD HS yêu quý BH.
II. Chuẩn bị: GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết đoạn thư học sinh cần thuộc lòng .
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh, nêu một số yêu cầu của môn tập đọc.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em. Yêu cầu học sinh xem và nói những điều em thấy trong bức tranh.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài .
 * Luyện đọc:
- Yêu cầu 1 - 2 HS khá –giỏi đọc toàn bài. GV chia bài thành hai đoạn:
Đoạn 1: từ đầu đến “vậy các em nghĩ sao?” 
Đoạn 2: phần còn lại .
GV khen những em đọc đúng, sửa lỗi cho những em đọc sai từ, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, chưa diễn cảm.
+ Những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác nói đến trong bức thư là những chuyển biến gì?
GV đọc diễn cảm toàn bài .
* Tìm hiểu bài.
- Học sinh đọc thầm đoạn 1 trả lời câu 1. 
GV rút ý đoạn 1: Ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập . Học sinh bắt đầu hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam Câu 2. SGK
Câu 3: SGK
GV rút ý đoạn 2:“Trách nhiệm của học sinh.”
- Rút ý nghĩa của bài: Phần nội dung 
*Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm một đoạn, cho một học sinh giỏi đọc (hoặc GV đọc )
Học sinh đọc diễn cảm theo cặp sau đó thi đọc diễn cảm trước lớp GV theo dõi uốn nắn 
* Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng 
 GV tuyên dương ghi điểm học sinh đọc tốt 
3) Củng cố - Dặn dò: Nhắc lại nội dung của bài
- Dặn học sinh về nhà học thuộc đoạn đã định 
Học sinh nghe phổ biến yêu cầu .
- Học sinh đọc bài – Lớp theo dõi 
- Học sinh đọc nối tiếp 2 - 3 lượt
- Học sinh đọc thầm chú giải giải nghĩa các từ đó.
Giải nghĩa các từ mới và khó.
- Là cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân tadưới sự lảnh đạo của Bác và Đảng đã giành lại độc lập tự do cho Đất nước . 
- Một học sinh đọc cả bài
Học sinh nghe.
- Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà .
- Từ ngày khai trường này các em học sinh bắt đầu hưởng nmột nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam .
Học sinh nhắc lại ý 1 .
Học sinh đọc đoạn 2 trả lời câu 2 ,3 
Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại ,làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu .
 Học sinh phải cố gắng siêng năng học tập ,ngoan ngoãn ,nghe thầy ,yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước ,làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu
Học sinh nhắc lại ý 2.
Một học sinh giỏi đọc một đoạn do GV chọn 
- Học sinh đọc diễn cảm .
- Nhẩm đoạn “sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”
 Rút kinh nghiệm:......................................................................................................................
 ..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Chính tả: (Nghe - viết)
Tiết 01: VIỆT NAM THÂN YÊU
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu ; không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT2 ; thực hiện đúng BT3
- Rèn tính cẩn thận cho HS.
II. Chuẩn bị: - SGK. Bút dạ phiếu có ghi sẵn nội dung bài tập 2 - 3.
- HS vở viết chính tả.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
 2. Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe –viết 
- GV đọc toàn bài một lượt.
- GV hướng dẫn hs đọc.
- GV phân tích viết chữ khó: dập dờn, che đỉnh, biết mấy, chịu, vất vả, vứt bỏ.
- GV nhận xét sửalỗi.
 Hoạt động 2: GV đọc cho HS viết 
- Gv nhắc HS tư thế ngồi viết.
- GV đọc từng dòng thơ 1 - 2 lượt cho HS viết.
- GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
- GV chấm 5 đến 7 bài.
Hoạt động 3: Chấm chữa bài
- GV nhận xét chung các bài chính tả đã chấm.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 2: - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV phát phiếu đã ghi sẵn nội dung cho HS làm 
- Gv gọi 3 HS lên bảng thi trình bày đúng, nhanh kết quả làm bài .
Bài tập 3: GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV hướng dẫn HS làm bài 
- GV thu 5 vở chấm nhận xét.
- GV chốt lại và đưa ra quy tắc viết c / k ; g / gh ; ng /ngh.
4.Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học biểu dương những HS học tốt 
- HS lắng nghe cách đọc
- HS đọc thầm bài chính tả chú ý cách trình bày thơ lục bát những chữ dễ viết sai.
- HS viết bảng con.
- HS viết chính tả.
- HS tự phát hiện lỗi và sữa lỗi.
- HS từng cặp đổi vở cho nhau nhìn sách để sửa.
- HS lắng nghe để rút kinh nghiệm.
- Cả lớp lắng nghe bài bạn để nhận xét.
- 3 HS đọc nối tiếp nhau đọc bài văn đã hoàn chỉnh.
- HS làm bài vào vở .
- HS nhắc lại quy tắc .
 Rút kinh nghiệm:......................................................................................................................
 ..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Kể chuyện:
 Tiết 01: LÝ TỰ TRỌNG
I. Mục tiêu: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể được toàn bộ câu truyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện. 
- Hiểu được ý nghĩa của câu truyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
HS KG kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện.
II. Chuẩn bị: - Tranh minh họa phóng to, bảng phụ ghi lời thuyết minh.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Kiểm tra SGK 
2. Bài mới: 
a. Tìm hiểu chuyện 
- GV kể chuyện 2 lần 
 + Lần 1: treo tranh giảng từ.
 + Lần 2: chỉ tranh. 
Chú ý nghe, quan sát tranh.
b. Hướng dẫn học sinh kể 
- Yêu cầu 1: 
- 1 học sinh đọc yêu cầu .
- Học sinh tìm cho mỗi tranh 1, 2 câu thuyết minh.
 - Học sinh nêu lời thuyết minh cho 6 tranh.
- GV nhận xét treo bảng phụ: lời thuyết minh cho 6 tranh 
- Yêu cầu 2 
- Học sinh thi kể toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh và lời thuyết minh của tranh. 
- Cả lớp nhận xét .
- Học sinh khá giỏi kể câu chuyện một cách sinh động.
- GV nhận xét. 
c. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Tổ chức nhóm. 
- Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện. 
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét chốt lại: 
- Các nhóm khác nhận xét. 
- Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. 
3.Củng cố: 
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. 
- Mỗi dãy chọn ra 1 bạn kể chuyện -> lớp nhận xét chọn bạn kể hay nhất. 
4. Dặn dò:
 - Về nhà tập kể lại chuyện.
- Chuẩn bị: Kể chuyện đã nghe, đã đọc: “Về các anh hùng, danh nhân của đất nước”.
- Nhận xét tiết học.
 Rút kinh nghiệm:......................................................................................................................
 ..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Tập làm văn:
Tiết 01: CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài ( ND ghi nhớ). 
- Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài: Nắng trưa ( mục III ).
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi bài Nắng trưa.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 
Nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh.
2 hs nhắc lại.
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài-Ghi bảng 
- Hs nhắc lại ..
2.1. Nhận xét:
- Hoạt động lớp, cá nhân.
 Ÿ Bài 1: 
- Hs nêu y/c bài.
- Học sinh đọc nội dung văn bản “Hoàng hôn trên sông Hương” .
- Giải nghĩa từ: hoàng hôn, sông Hương, 
- Học sinh đọc bài văn à đọc thầm, đọc lướt.
- Yêu cầu học sinh tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài 
- Nhóm 2
- Phân đoạn-Nêu ND từng đoạn.
- Đại diện nhóm trình bày.
 Giáo viên chốt lại
Ÿ Bài 2:
- 1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm yêu cầu và nội dung bài.
- Nhóm 4.
- Yêu cầu học sinh nhận xét thứ tự của việc miêu tả trong bài văn.
- Học sinh lần lượt nêu thứ tự tả từng bộ phận cảnh của cảnh.
Ÿ Giáo viên chốt lại: 
- Lớp nhận xét.
- Giống: giới thiệu bao quát cảnh định tả 
- Khác:
+ Thay đổi tả cảnh theo thời gian.
+ Tả từng bộ phận của cảnh.
- HS chú ý lắng nghe.
Ÿ Giáo viên nhận xét chốt lại rút ra ghi nhớ.
2.2. Luyện tập:
 Y/c hs đọc bài tập
 + Chia mấy đoạn?
 + Ý của từng đoạn?
- HS đọc ghi nhớ.
- 1 hs đọc, nêu yêu cầu bài.
- Làm cá nhân.
- 6 đoạn.
- Hs nêu.
3. Củng cố
- Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ
4. Dặn dò:
ø- Học sinh ghi nhớ, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
 Rút kinh nghiệm:......................................................................................................................
 ..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Tập đọc:
 Tiết 2: QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA.
I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật. 
- Hiểu nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- HS KG đọc diễn cảm được toàn bài, nêu được tác dụng gợi tả của từ ngữ chỉ màu sắc.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi đoạn 1 đọc diễn cảm.
II. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
2 HS đọc bài thư gửi các hs.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài-Ghi bảng 
- Hs nhắc lại 
a. Hướng dẫn đọc:
- Hoạ ...  làm bài. GV dán 3 tờ phiếu đã phô tô lên bảng lớp.
- 3 HS lên bảng làm bài.
* Cầu được ước thấy.
*Năm nắng mười mưa.
*Nước chảy đá mòn.
*Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:.
.. 
Kể chuyện: 
Tiết 6: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu:
- Kể được một câu chuyện ( được chứng kiến, tham gia hoặc đã nghe, đã đọc) về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước hoặc nói về một nước được biết qua truyền hình, phim ảnh.
- Đoàn kết và lịch sự với khách nước ngoài.
II. Chuẩn bị:
- Tranh, ảnh nói về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài – ghi đề:
Hoạt động 2: HD HS kể chuyện: 
 a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài. 
- GV chép đề bài lên bảng lớp và gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
- 3HS đọc đề bài.
- Nhắc lại yêu cầu của đề
 b) Cho HS kể chuyện trong nhóm 
- 1số HS lần lượt nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
- Các thành viên trong nhóm kể cho nhau nghe câu chuyện của mình và góp ý cho nhau .
 c) Cho HS kể chuyện trước lớp 
- 1 HS giỏi kể mẫu.
- HS thi kể theo nhóm.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe hoặc viết lại vào vở nội dung câu chuyện đó.
Rút kinh nghiệm:.
..
Tập làm văn:
Tiết 11: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. Mục tiêu:
- Biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do, nguyện vộng rõ ràng.
*GDKNS: - Ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng).
- Thể hiện sự cảm thông (chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc màu da cam).
II. Chuẩn bị:
- Một số mẫu đơn đã học ở lớp 3.
- Bảng phụ kẻ sẵn mẫu đơn.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra: 
- GV chấm bảng thống kê về kết quả học tập trong tuần của tổ.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
Hoạt động 2: HD viết đơn: 
a) Hướng dẫn xây dựng mẫu đơn. 
- HS đọc bài văn Thần Chết mang tên 7 sắc cầu vồng. 
- Treo bảng phụ .
Phần Quốc hiệu, tiêu ngữ ta viết ở vị trí nào trên trang giấy? Ta cần viết hoa những chữ nào?
- GV lưu ý HS cách trình bày lá đơn: Thời gian,chữ ký,...Phần lí do viết đơn các em cần ghi ngắn gọn, rõ ràng thể hiện nguyện vọng cá nhân.
- Đọc phần chú ý trong SGK.
- QS mẫu đơn trên bảng phụ.
*Ta viết ở giữa trang giấy; ta cần viết hoa các chữ:
Cộng,Việt Nam, Độc, Tự, Hạnh.
b) Hướng dẫn HS tập viết đơn. 
- Cho cả lớp đọc thầm lại bài văn.
- Cả lớp đọc bài văn.
- GV phát mẫu đơn cho HS.
- HS điền vào mẫu đơn theo đúng yêu cầu của đơn.
- Cho HS trình bày kết quả.
- Một số HS đọc kết quả bài làm của mình.
- GV nhận xét và chốt lại.
- Lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện lá đơn viết lại vào vở.
Rút kinh nghiệm:.
..
Tập đọc:
Tiết 12: TÁC PHẨM CỦA SI - LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tên người nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý nghĩa: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
- Cảm phục cụ già người Pháp và căm ghét tên sĩ quan Đức. 
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra: Giáo viên gọi học sinh đọc bài Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai
 2 HS đọc và TLCH
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài – ghi đề: 
Hoạt động 2: Luyện đọc: 
 GV HD cách đọc 
- 1 HS giỏi đọc cả bài.
- Giọng đọc: đọc cả bài với giọng tự nhiên.
- HS lắng nghe.
- Cần nhấn giọng ở một số từ ngữ: quốc tế, cho ai nào? ngây mặt ra, kẻ cướp.
- GV chia đoạn: 3 đoạn.
+ Đoạn 1: từ đầu... “chào ngài”
+ Đoạn 2: tiếp... điềm đạm trả lời.
+ Đoạn 3: còn lại
+ HS dùng bút chì đánh dấu đoạn.
- HS đọc đoạn nối tiếp ( 2 lần).
+ Đọc từ khó.
+ Đọc phần chú giải
- HS đọc theo nhóm2.
- 1HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài: 
HS đọc từng đoạn và trả lời 
- Câu chuyện xảy ra ở đâu? Tên phát xít nói gì với những người trên tàu?
- Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?
- Vì sao ông cụ người Pháp không đáp lại tên sĩ quan bằng tiếng Đức?
- Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá thế nào?
- Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?
- Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì?
*Câu chuyện xảy ra trên một chuyến tàu ở Pa-ri.Tên sĩ quan Đức bước vào toa tàu, giơ thẳng tay hô to: “Hít-le muôn năm”.
*Vì cụ đã đáp lời hắn một cách lạnh lùng bằng tiếng Pháp mặc dù cụ biết tiếng 
Đức.
*Vì cụ tế nhị bộc lộ thái độ bất bình với lời chào hống hách của hắn
*Cụ đánh giá Si-le là một nhà văn quốc tế.
*Ông cụ không ghét tiếng Đức, người Đức mà căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược.
*Si-le xem các người là kẻ cướp.
* Thảo luận để tìm ra ngụ ý của câu truỵên.
 Dành cho HS khá giỏi
Hoạt động 4: Đọc diễn cảm: 
- GV hướng dẫn giọng đọc.
- GV chép đoạn văn cần luyện đọc, đánh dấu những chỗ cần ngắt nghỉ, những chỗ cần nhấn giọng.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- Thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về đọc trước bài Những người bạn tốt.
Rút kinh nghiệm:.
..
Luyện từ và câu: 
Tiết 11: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC
I. Mục tiêu:
- Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1, BT2. Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu BT3, BT4.
II. Chuẩn bị:
- Từ điển học sinh.
- Tranh, ảnh thể hiện tình hữu nghị, sự hợp tác giữa các quốc gia.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra: 
2 HS làm BT
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Hoạt động 2: HDHS làm bài tập:
a) Hướng dẫn HS làm BT 1 
- GV nhận xét và chốt lại. 
- HS đọc yêu cầu đề 
- HS làm bài vào giấy nháp.
2 HS trình bày kết quả.
+ Hữu có nghĩa là bạn bè:
hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, bằng hữu,...
+ Hữu có nghĩa là có: hữu ích, hữu tình, hữu hiệu, hữu dụng
b) Hướng dẫn HS làm BT 2. 
( Cách tiến hành như BT 1)
+ Hợp có nghĩa là gộp lại, tập hợp thành cái lớn hơn: hợp tác, hợp nhất, hợp lực
+ Hợp có nghĩa là đúng với yêu cầu, đòi hỏi nào đó: hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp,...
c) Hướng dẫn HS làm BT 3. 
HS đọc yêu cầu đề 
- Cho HS làm bài .
 - HS làm bài cá nhân và trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- GV tuyên dương những HS, nhóm HS làm việc tốt.
- HS về nhà học thuộc 3 câu thành ngữ.
Rút kinh nghiệm:.
..
Luyện từ và câu: 
Tiết 12: DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ ( ND Ghi nhớ). 
- Nhận biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ qua một số ví dụ cụ thể ( BT1, muc III); đặt câu với 1 cặp từ đồng âm theo yêu cầu của BT2.
II. Chuẩn bị:
- Một số câu đố, câu thơ, mẩu chuyệncó sử dụng từ đồng âm để chơi chữ.
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra:
- Gọi 2 HS đặt câu với thành ngữ.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: 
Hoạt động 2: Nhận xét: 
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS đọc yêu cầu đề 
 Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa đá.
- HS làm việc theo từng cặp, từng cặp suy nghĩ, chỉ ra các cách hiểu và nêu lí do.
- Cho HS trình bày kết quả.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại.
- HS gạch một gạch dưới từ đá là dộng từ, gạch hai gạch dưới từ đá có nghĩa là danh từ.
Hoạt động 3: Ghi nhớ: 
- 4 HS đọc ghi nhớ.
- GV có thể tìm thêm ví dụ .
Hoạt động 4: Luyện tập: 
a) Hướng dẫn HS làm BT 1.
- HS đọc yêu cầu đề, HS khá giỏi đặt 2 câu với 2 cặp từ đồng âm ở BT1.
 Chỉ ra những từ đồng âm nào được sử dụng để chơi chữ.
- GV phát phiếu cho các nhóm
+ Ruồi đậu mâm xôi đậu.
+ Kiến bò đĩa thịt bò.
+ Hổ mang bò lên núi.
.
- HS làm việc. 
- Cho HS trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại.
b) Hướng dẫn HS làm BT 2.
- HS đọc yêu cầu đề .
Đặt câu với các từ đồng âm tìm được ở BT1.
- HS làm bài + trình bày kết quả.
- Nhận xét bạn đặt câu.
- GV nhận xét và chốt lại.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Đọc lại phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS về nhà xem trước bài Từ nhiều nghĩa.
- Viết vào vở những câu đặt với cặp từ đồng nghĩa.
Rút kinh nghiệm:.
..
Tập làm văn: 
Tiết 12: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích ( BT1).
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (BT2).
- Yêu thích cảnh thiên nhiên.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài – ghi đề:
Hoạt động 2: Làm bài tập: 
a) Hướng dẫn HS làm BT 1. 
- HS đọc yêu cầu đề .
Đọc 2 đoạn văn và trả lời các câu hỏi.
 Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?Câu văn nào trong đoạn văn nói rõ đặc điểm đó?
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì vào những thời điểm nào?
 - Khi quan sát biển tác giả đã có những liên tưởng thú vị ntn?
( Cách làm tương tự như câu a)
*Đoạn văn tả cảnh màu sắc của mặt biển theo sắc màu của trời mây.Câu:Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.
*Tác giả quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau: trời xanh thẳm, trời rải mây trắng nhạt, trời âm u mây mưa.
 *Từ sự thay đổi sắc màu của biển, tác giả liên tưởng đến tâm trạng của con người: buồn, vui, tẻ nhạt, lạnh lùng; có lúc sôi nổi, hả hê...
b) Hướng dẫn HS làm BT 2.
 - HS đọc yêu cầu đề 
Dựa vào những ghi chép được sau khi quan sát về một cảnh sông nước, các em hãy lập thành một dàn ý.
- Cho HS làm bài.
- HS làm việc cá nhân.
- 1 số HS trình bày dàn ý của mình.
- GV nhận xét và chốt lại. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý bài văn tả cảnh sông nước.
Rút kinh nghiệm:.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgui e hoa.doc