Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 1

Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 1

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Giúp HS:

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học,biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm công học tập của các em. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

- HS có tinh thần học tập, biết nghe lời thầy, yêu bạn.

* TT HCM: Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm giáo dục các em để đất nước được tốt hơn.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng

 

doc 6 trang Người đăng huong21 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 01
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: 01
Bài: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
(Tư tưởng HCM)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Giúp HS:
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học,biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 nămcông học tập của các em. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
- HS có tinh thần học tập, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
* TT HCM: Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm giáo dục các em để đất nước được tốt hơn.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp: Cả lớp hát.
2.Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu chủ điểm Việt nam – Tổ quốc em: 
+ Yêu cầu HS xem và nói những điều các em thấy trong bức tranh minh họa chủ điểm.
+ GV nêu: Hình ảnh Bác Hồ và Hs các dân tộc trên nền là cờ Tổ quốc bay thành hình chữ S – gợi dáng hình đất nước ta.
- GV giới thiệu Thư gửi các học sinh: Là bức thư Bác Hồ gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, sau khi nước ta giành được độc lập, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và vau quan phong kiến. Thư nói về trách nhiệm của HS Việt Nam với đất nước, thể hiện niềm hi vọng của Bác vào những chủ nhân tương lai của đất nước.
- Gọi HS đọc tựa đề.
* Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ.
Tiến hành:
- Gọi HS khá đọc toàn bài.
- GV chia bài thành hai đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?
+ Đoạn 2: Phần còn lại.
- Cho HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn.
- Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng thân ái, thiết tha, tin tưởng.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. 
Tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi theo đoạn trong SGK/5.
KL:GV chốt ý, rút ra ý nghĩa câu chuyện: Bác Hồ khuyên HS chăm học,biết nghe lời thầy, yêu bạn.
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
Mục tiêu: Đọc diễn cảm thể hiện đúng yêu cầu của bài.
Tiến hành:
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS đọc.
+ GV đọc diễn cảm đoạn thư để làm mẫu cho HS.
+ GV lưu ý HS: giọng đọc cần thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến và niềm tin của Bác vào HS – những người sẽ kế tục sự nghiệp cha ông.
+ HS luyện đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp.
+ GV cho một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi, uốn nắn.
- Cho cả lớp đọc diễn cảm.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS học thuộc lòng.
Mục tiêu: Giúp HS học thuộc lòng đoạn thư: Sau 80 nămcông học tập của các em.
Tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn cần học thuộc.
- Yêu cầu HS nhẩm học thuộc những câu văn đã chỉ định. 
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
- GV và HS nhận xét.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại đề.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS luyện đọc nối tiếp đoạn.
- HS đọc và giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc cả bài.
-HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa .
- HS theo dõi.
- Cả lớp luyện đọc.
- HS thi đọc.
- 1 HS đọc 
- HS nhẩm học thuộc những câu văn đã chỉ định.
- HS thi đọc thuộc lòng.
.
4. Củng cố:
- Khen ngợi những HS hoạt động tốt.
- GV gọi 2 HS đọc lại bài. 
- GV chốt: Để xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại, làm cho đất nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. Các em phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn.
5. Dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài nhiều lần, học thuộc đoạn thư theo yêu cầu SGK.
- GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 01
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: 02
Bài: QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
+HS khá, giỏi: Đọc diễn cảm toàn bài, nêu được tác dụng gợi tả của từ ngữ chỉ màu vàng.
- Hiểu nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp.
- Giúp HS biết yêu quê hương.
*GDBVMT: Qua những chi tiết về thời tiết và con người, tác giả cho ta thấy bức tranh về làng quê thật đẹp và sinh động, giúp ta cảm nhận được phong cảnh làng quêViệt Nam thật gần gũi, hữu tình, gợi cho ta lòng yêu quê hương đất nước, thêm yêu cảnh vật và con người Việt Nam.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- HS: Sưu tầm thêm những bức ảnh có màu sắc về quang cảnh và sinh hoạt ở làng quê vào ngày mùa.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Ổn định lớp: Hát
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung của bài.
-3HS đọc và trả lời câu hỏi SGK .
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
* Giới thiệu bài: * 
Hoạt động 1: Luyện đọc 
 Gọi HS giỏi đọc bài 1 lượt .
Cần nhấn giọng ở những từ: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi....
+GV nhận xét
-1 HS đọc 1 lượt toàn bài, lớp đọc thầm.
- GV chia 4 đoạn : HS đọc đoạn nối tiếp lần 1
- GV nhận xét kết hợp với sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
+ Hướng dẫn HS luyện đọc những từ ngữ hay sai: sương sa, vàng xuộm, vàng hoe, xõa xuống...
-HS đánh dấu đoạn , đọc nối tiếp.
-HS nhận xét bạn đọc.
+HS luyện đọc cá nhân.
-HS đọc đoạn nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa 1 số từ mới và khó 
-HS đọc.
-Cả lớp đọc thầm chú giải.
-Giải nghĩa.
-HS đọc đoạn nối tiếp lần 3.
-GV nhận xét chung
-HS đọc.
-HS luyện đọc theo cặp.
-2 HS đọc cho nhau nghe.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
-HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó.
- HS trA lời
- HS nhận xét.
-HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: +Những chi tiết nào nói về thời tiết của làng quê ngày mùa?
-GV nhận xét, tổng kết, chốt ý.
-“Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng không mưa”
-HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi . 
+Những chi tiết nào nói về con người trong cảnh ngày mùa?
+Các chi tiết trên làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động như thế nào?
Vì sao có thể nói bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương?
-.... “Không ai tưởng đến ngày hay đêm mà chỉ mải miết đi gặt... ngay”
-Làm cho bức tranh đẹp một cách hoàn hảo, sống động.
-Vì phải là người rất yêu quê hương tác giả mới viết được bài văn tả cảnh ngày mùa hay như thế.
+GV nhận xét, rút ra ý nghĩa của bài học.
*GDBVMT:Qua những chi tiết về thời tiết và con người, tác giả cho ta thấy bức tranh về làng quê thật đẹp và sinh động, giúp ta cảm nhận được phong cảnh làng quêViệt Nam thật gần gũi, hữu tình, gợi cho ta lòng yêu quê hương đất nước, thêm yêu cảnh vật và con người Việt Nam.
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
Đọc diễn cảm toàn bài, nêu được tác dụng gợi tả của từ ngữ chỉ màu vàng.
- GV đọc diễn cảm toàn bài lần 2
-HS lắng nghe.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm từng đoạn.
-HS đọc diễn cảm đoạn văn.
+Nhận xét rút cách đọc diễn cảm.
+Lưu ý HS nhấn giọng các từ: sương sa,vàng xuộm, vàng hoe, vàng xọng...
+HS đọc diễn cảm theo cặp.
+Luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
+Thi đọc diễn cảm, nhận xét chọn bạn đọc hay.
-GV nhận xét, ghi điểm.
-HS đánh dấu đoạn cần luyện đọc.
-HS nghe GV hướng dẫn cách đọc.
-HS luyện đọc.
-HS thi đọc.
4. Củng cố: 
- Nêu nội dung của bài.
5. Dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà: 
 + Đọc bài nhiều lần. 
 + Chuẩn bị: Nghìn năm văn hiến 
*Điều chỉnh, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc 5 tuan 1.doc