Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 2

Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 2

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Biết đọc, nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

- Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời.

 +Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGk.

 Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1.Ổn định lớp: Hát

2.Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra đọc, trả lời các câu hỏi SGK.

- 3HS đọc, trả lời.

 

doc 5 trang Người đăng huong21 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 02
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: 03
Bài: NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đọc, nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời.
 +Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGk.
 Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Ổn định lớp: Hát 
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra đọc, trả lời các câu hỏi SGK.
- 3HS đọc, trả lời.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
*Giới thiệu bài: Đất nước ta có một nền văn hiến lâu đời. Bài đọc Nghìn năm văn hiến sẽ đưa các em đến với Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội 
* Hoạt động 1: Luyện đọc
-GV đọc diễn cảm lần 1 toàn bài.
-GV cho HS đọc 1 lượt .
Cần nhấn giọng ở những từ: Quốc Tử Giám, Trạng Nguyên.
+GV nhận xét
-HS lắng nghe.
-1HS giỏi đọc 1 lượt toàn bài, lớp đọc thầm.
-GV chia đoạn: HS đọc đoạn nối tiếp 
lần 1
-GV nhận xét kết hợp với sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
+Hướng dẫn HS luyện đọc những từ ngữ hay sai: Quốc Tử Giám, Trạng Nguyên.
- HS đánh dấu đoạn, đọc nối tiếp, lớp nhận xét bạn đọc, pht hiện từ khĩ.
+HS luyện đọc cá nhân.
-HS đọc đoạn nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa 1 số từ mới và khó .
-HS đọc.
-Cả lớp đọc thầm chú giải.
-Giải nghĩa.
-HS đọc đoạn nối tiếp lần 3.
-GV nhận xét chung
-HS đọc.
-HS luyện đọc theo cặp.
-2 HS đọc cho nhau nghe.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
-HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
-Đến Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
-Ngạc nhiên vì biết nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ từ năm 1075, mở sớm hơn châu Âu hơn nửa thế kỉ. Bằng tiến sĩ đầu tiên ở châu Âu mới được cấp từ năm 1130.
-HS nhận xét.
-HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Em hãy đọc thầm bảng thống kê và cho biết: Triều đại nào có tiến sĩ nhiều nhất? Nhiều trạng nguyên nhất?
-GV nhận xét, tổng kết, chốt ý.
-Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất: triều Hậu Lê- 34 khoa thi.
Triều Nguyễn : 588 tiến sĩ.
Triều Mạc : 13 trạng nguyên
-Cho HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: 
-Ngày nay, trong Văn Miếu, còn có chứng tích gì về một nền văn hiến lâu đời?
-Bài văn giúp em hiểu điều gì về nền văn hiến Việt Nam?
-GV nhận xét, rút ra ý nghĩa của bài học.
-Còn 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến năm thi 1779.
+Người Việt Nam coi trọng việc học.
+Việt Nam mở khoa thi tiến sĩ sớm hơn cả châu Âu.
+Việt Nam có nền văn hóa lâu đời.
+Tự hào về nền văn hiến của đất nước.
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
-GV đọc diễn cảm toàn bài lần 2 
( hoặc 1 đoạn).
-HS lắng nghe.
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm từng đoạn 
-HS đọc diễn cảm đoạn văn.
+Nhận xét rút cách đọc diễn cảm.
+Lưu ý HS nhấn giọng các từ: Số khoa thi, số tiến sĩ,
+HS đọc diễn cảm theo cặp.
+Luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
+Thi đọc diễn cảm, nhận xét chọn bạn đọc hay.
-GV nhận xét- ghi điểm.
-HS đánh dấu đoạn cần luyện đọc.
-HS nghe GV hướng dẫn cách đọc.
-HS luyện đọc nhĩm bn .
-Đọc thi cá nhân, tổ, dy.
4. Củng cố:
- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài
- Gọi 2,3 HS nêu nội dung của bài
5. Dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà:
 + Đọc bài nhiều lần.
 + Chuẩn bị : Sắc màu em yêu
*Điều chỉnh, bổ sung:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 02
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: 04
Bài: SẮC MÀU EM YÊU
(BVMT)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng tha thiết.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ: Tình yêu quê hương, đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.
 +Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
 +Thuộc lòng những khổ thơ em thích.(HS khá, giỏi học thuộc toàn bài.)
- Giúp HS có tình yêu quê hương, yêu những màu sắc của quê hương.
*GDBVMT: Qua bài thơ tác giả đã gợi cho em:những màu sắc bình thường ở cảnh vật như: màu vàng của lúa,màu xanh của biển, màu đen của hòn than, màu đỏ của lá cờ Tổ quốc, hình ảnh của người thân: đôi mắt đen láy của bé, mái tóc bạc trắng của bà.,Làm cho ta thêm yêu cảnh vật, đất nước và người thân xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Tranh minh họa những sự vật và con người được nói đến trong bài 
 Bảng phụ : ghi câu thơ cần luyện đọc.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Ổn định lớp: Hát
2.Kiểm tra bài cũ:
-2 HS đọc bài.
- 2 HS đọc bài Nghìn năm văn hiến và trả lời những câu hỏi trong bài đọc.
-GV nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
*Giới thiệu bài: Bài thơ Sắc màu em yêu nói về tình yêu của một bạn nhỏ với rất nhiều màu sắc. Điều đặc biệt là sắc màu nào bạn cũng yêu thích. Vì sao vậy? Đọc bài thơ các em sẽ hiểu rõ điều đó.
* Hoạt động 1:Luyện đọc 
-GV đọc diễn cảm lần 1 toàn bài.
-GV gọi HS đọc 1 lượt .
- GV nhận xét
-HS chú ý lắng nghe
-1HS khá, giỏi đọc 1 lượt toàn bài, lớp đọc thầm.
- GV chia đoạn: 2 khổ thơ / 1 đoạn . Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 1
-GV nhận xét kết hợp với sửa lỗi phát âm, ngắt giọng.
+ Hướng dẫn HS luyện đọc những từ khĩ: sắc mu, rừng, trời, rực rỡ, sờn...
-HS đánh dấu đoạn, đọc nối tiếp, lớp nhận xét, pht hiện từ sai .
+HS luyện đọc cá nhân.
-HS đọc đoạn nối tiếp lần 2, kết hợp giải nghĩa 1 số từ mới và khó ( kể cả phần chú giải) 
-HS đọc.
-Cả lớp đọc thầm chú giải.
-Giải nghĩa.
-HS đọc đoạn nối tiếp lần 3.
-GV nhận xét chung
-HS đọc.
-HS luyện đọc theo cặp.
-2 HS đọc cho nhau nghe.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
-HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
-Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào?
-Đỏ, xanh, vàng, trắng, đen, tím, nâu...
-HS nhận xét.
-Những sắc màu ấy gắn với những sự vật, cảnh và người ra sao?
-GV nhận xét, tổng kết, chốt ý.
-HS trả lời.
-HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi . 
-Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với đất nước?
-GV nhận xét, rút ra ý nghĩa của bài học.
-Bạn nhỏ yêu tất cả các màu sắc trên đất nước. Điều đó nói lên bạn nhỏ rất yêu đất nước.
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
-GV đọc diễn cảm toàn bài lần 2 
-HS lắng nghe.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm từng đoạn 
- HS đọc diễn cảm đoạn văn.
+Nhận xét rút cách đọc diễn cảm.
+Lưu ý HS nhấn giọng các từ: màu xanh, màu đỏ, rực rỡ, sắc màu...
+HS đọc diễn cảm theo cặp.
+Luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
+Thi đọc diễn cảm, nhận xét chọn bạn đọc hay.
-HS đánh dấu đoạn cần luyện đọc.
-HS nghe GV hướng dẫn cách đọc.
-HS luyện đọc.
-HS thi đọc.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn Học thuộc lòng
-HS nhẩm đọc thuộc lòng những khổ thơ mình thích.
-GV tổ chức cho HS thi đọc TL.
- GV nhận xét .
- HS nhẩm đọc.
- HS thi đọc TL.
-HS nhận xét.
*HS khá, giỏi: Học thuộc cả bài.
4. Củng cố: 
- Nêu nội dung của bài.
*GDBVMT: Qua bài thơ tác giả đã gợi cho em:những màu sắc bình thường ở cảnh vật như: màu vàng của lúa,màu xanh của biển, màu đen của hòn than, màu đỏ của lá cờ Tổ quốc, hình ảnh của người thân: đôi mắt đen láy của bé, mái tóc bạc trắng của bà.,Làm cho ta thêm yêu cảnh vật, đất nước và người thân xung quanh.
5. Dặn dò:
-Dặn HS : 
 + Học thuộc lòng đoạn thơ.
 + Chuẩn bị bài: Lòng dân (phần 1)
-GV nhận xét tiết học.
*Điều chỉnh, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTap doc 5 tuan 2.doc