Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 2 - Trường tiểu học thiệu toán

Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 2 - Trường tiểu học thiệu toán

i. mục tiêu: giúp hs:

- học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.

- có ý thức học tập, rèn luyện.

- vui và tự hào là hs lớp 5.biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.

ii. đồ dùng dạy học:

- các bài hát về chủ đề trường em.

- các chuyện nói về tấm gương hs lớp 5 gương mẫu.

iii. hoạt động dạy học chủ yếu : tiết 1

khởi động: hs hát tập thể bài hát em yêu trường em, nvl: hoàngvân

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 823Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 2 - Trường tiểu học thiệu toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết 2
Thứ 2 ngày 19 tháng 8 năm 2013
Đạo Đức
Em là học sinh lớp 5
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập, rèn luyện.
- Vui và tự hào là HS lớp 5.Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.
II. đồ dùng dạy học: 
- Các bài hát về chủ đề Trường em.
- Các chuyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
III. hoạt động dạy học chủ yếu : Tiết 1
Khởi động: HS hát tập thể bài hát Em yêu trường em, NVL: HoàngVân
Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận
*Mục tiêu: HS thấy được vị thế của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5.
* Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát từng tranh, ảnh trong SGK trang 3- 4 và thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau: 
+ Tranh vẽ gì? Em nghĩ gì khi xem tranh, ảnh trên?
+ HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác?
+ Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
- HS thảo luận cả lớp, trả lời 
- GV kết luận: Cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em học tập.
Hoạt động 2: Nhiệm vụ của học sinh lớp 5(bài tập 1, SGK.)
* Mục tiêu: Giúp HS xác định được những nhiệm vụ của HS lớp 5.
* Cách tiến hành: 1. GV nêu yêu cầu bài tập 1; HS thảo luận bài tập theo nhóm đôi
2. Một vài HS trình bày trước lớp.
3. GV kết luận: Các điểm (a), (b), (c), (d), (e) trong bài tập 1 là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện. GV cho HS liên hệ thực tế.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế (bài tập 2 SGK)
* Mục tiêu: Giúp HS tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
* Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu tự liên hệ; HS suy nghĩ, đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5.
- Thảo luận theo nhóm đôi; GV mời một số HS tự liên hệ trước lớp.
- GV kết luận: Các em cần cố gắng phát huy những điểm mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5.
Hoạt động 4: Trò chơi Phóng viên
- HS thay phiên nhau phỏng vấn các HS khác về một số nội dung có liên quan đến chủ đề bài học. GV nhận xét và kết luận.
? Theo bạn, HS lớp 5 cần phải làm gì? Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5?
Hoạt động tiếp nối - Dặn HS lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này; 
 - Sưu tầm bài thơ, bài hát nói về HS lớp 5 gương mẫu./. 
-----------------------------------------------------------------------
Rút kinh nghiệm: ...........................................................................................................
tiết 3
tập đọc
Thư gửi các học sinh
I. mục đích, yêu cầu: Giúp HS :
- Biết đọc nhấn giọng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học biết nghe lời thầy, yêu bạn.
- Học thuộc đoạn “ sau 80 năm.công học tập của các em” 
 (Trả lời các câu hỏi 1,2,3)
II. đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III.các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động - GV nêu yêu cầu của việc học tiết tập đọc ở lớp 5.
- Dùng tranh giới thiệu chủ điểm và nội dung bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài. GV chia đoạn, HS đọc nối tiếp nhau theo đọan (2-3 lượt)
- Giúp học sinh hiểu từ khó.
+1HS đọc to - cả lớp đọc thầm chú giải.
+ Yêu cầu HS đặt câu với từ: Cơ đồ, hoàn cầu.
+ GV giải nghĩa thêm ( Bao nhiêu chuyển biến khác thường)
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1HS đọc toàn bài - GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 1: Ngày khai trường...?
(+Đó là ngày khai trường của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày khai trường ở nước VN độc lập sau 80 năm bị thực dân pháp đô hộ.
+Từ ngày khai trường này các em được hưởng 1 nền giáo dục hoàn toàn VN)
+ Câu 2: Sau CM tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là gì?
(Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước trên hoàn cầu)
+ Câu 3: HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
(HS phải cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn dể lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc VN bước tới đài vinh quang, sánh vai với ...)
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- HS đọc nối tiếp theo đoạn, nêu cách đọc diễn cảm của từng đoạn.
- GV đọc mẫu - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2.
- HS đọc thầm theo cặp, một vài em thi đọc trước lớp chú ý nhấn giọng ở các từ: (xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, sánh vai, phần lớn)
Học sinh khá, giỏi đoc thể hiện được tình cảm thân ái trìu mến tin tưởng
d) Hướng dẫn HS học thuộc lòng:
- HS đọc thầm đoạn thư. - GV tổ chức đọc thuộc lòng.
- Học sinh khá, giỏi đoc thể hiện được tình cảm thân ái trìu mến tin tưởng
Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét tiết học./.
------------------------------------------------------------------------
Rút kinh nghiệm: ..........................................................................................................
.........................................................................................................................................
tiết 4
	toán	
Ôn tập khái niệm về phân số 
I. Mục tiêu: Giúp HS :
 - Biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số. 
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK. 
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số. 
- GV hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết phân số đó và đọc phân số. Chẳng hạn: 
- Cho HS quan sát miếng bìa rồi nêu: Một băng giấy đợc chi thành 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần, tức là tô màu hai phần ba băng giấy, ta có phân số (viết lên bảng): ; đọc là: hai phần ba. 
- Gọi một vài HS nhắc lại rồi làm tương tự với các tấm bìa còn lại. 
- Cho HS chỉ vào các phân số ; ; ; và nêu, chẳng hạn: hai phần ba, năm phần mời, ba phần t, bốn mơi phần trăm là các phân số. 
Hoạt động 2: Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số. 
- GV hướng dẫn HS lần lợt viết 1: 3; 4: 10; 9:2;  dươi dạng phân số. Chẳng hạn:1 : 3 = ; rồi giúp HS tự nêu: một phần ba là thương của 1 chia 3. Tương tự với các phép chia còn lại. GV giúp HS nêu như ý 1) Trong SGK. (Có thể dùng phân số để ghi kết quả phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho).
- Tương tự như trên đối với các chú ý 2 3, 4.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập 1, 2, 3, 4 trong SGK Toán 5 rồi chữa bài. 
- Bài 1: HS làm miệng.
 HS đọc và nêu tử số, mẫu số của mỗi phân số.
- Bài 2, 3, 4: HS làm bài vào vở ô li.
 Gọi 2HS chữa bài trên bảng lớp. 
Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học
 - Về làm bài tập trong VBT./.
------------------------------------------------------------------------
Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................
.........................................................................................................................................
tiết 5
kĩ thuật
Đính khuy hai lỗ
i. Mục tiêu: Giúp Hs: 
 - Biết cách đính khuy 2 lỗ.
- Đính được ít nhất 1 khuy 2 lỗ. Khuy đính được tương đối chắc chắn
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu đính khuy hai lỗ. 
- Một số sản phẩm may mặc được đính khuy 2 lỗ.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết như SGK.
III. Các hoạt động dạy học – học Tiết 1
Hoạt động 1. Khởi động: Giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
Hoạt động 2. Quan sát, nhận xét mẫu
- HS quan sát một số mẫu khuy hai lỗ và hình 1a (SGK). GV đặt hỏi và yêu cầu HS rút ra nhận xét về đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy hai lỗ.
- GV giới thiệu mẫu đính khuy hai lỗ, hướng dẫn HS quan sát mẫu kết hợp với quan sát hình 1b (SGK) và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu nhận xét về đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm.
- Tổ chức cho HS quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc như áo, vỏ gối, và đặt câu hỏi để HS nêu nhận xét về khoảng cách giữa các khuy, so sánh vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo.
- Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1.
Hoạt động 3. Tìm hiểu thao tác kĩ thuật.
- HS đọc lướt các nội dung mục II (SGK) => yêu cầu HS nêu tên các bước trong quy trình đính khuy (vạch dấu các điểm đính khuy và đính khuy vào điểm vạch dấu).
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 2(SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ.
- Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1. GV quan sát, uốn nắn và hướng dẫn nhanh lại một lượt các thao tác trong bước 1.
- Đặt câu hỏi để HS nêu cách chuẩn bị đính khuy trong mục 2a và hình 3. GV sử dụng đính khuy có kích thước lớn (trong bộ dụng khâu, thêu lớp 5) hướng dẫn cách chuẩn bị đính khuy. 
- Hướng dẫn HS đọc mục 2b và quan sát hình 4(SGK) để nêu cách đính khuy. GV dùng khuy to và kim khâu len để HD cách đính khuy theo hình 4(SGK).
- Hướng dẫn HS quan sát hình 5, hình 6 (SGK). Đặt câu hỏi để HS nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy.
- GV gợi ý cho HS nhớ lại cách kết thúc đường khâu đã học ở lớp 4, sau đó yêu cầu HS lên bảng thực hiện thao tác.
- Hướng dẫn nhanh lần thứ hai các bước đính khuy.
Hoạt động nối tiếp:
- GV gọi 1-2 HS nhắc lại và thực hiện thao tác đính khuy hai lỗ.
- GV tổ chức HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy./.
------------------------------------------------------------------------
Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................
........................................................................................................................................
tiết 1
Thứ 3 ngày 20 tháng 8 năm 2013
Chính tả
tuần 1
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe viết đúng bài chính tả "Việt Nam thân yêu"; không mắc quá 5 lỗi chính tả trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
-Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2; thực hiện đúng BT 3
II. đồ dùng dạy học:
 -Vở Bài tập Tiếng việt lớp 5
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1. Khởi động: 
 GV nêu yêu cầu của môn học.
 GV nêu yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2. Hướng dẫn chính tả nghe viết:
- Gv đọc bài chính tả trong SGK một lượt.
- HS đọc thầm lại bài chính tả, quan sát hình thức trình bày thể thơ lục bát và chú ý những từ ngữ dễ viết sai (biển lùa, dập dờn...)
- ... xâm lược nước ta. Tại đây, quân Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta nên chúng không thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. 
+ Năm sau thực dân Pháp phải chuyển hướng, đánh vào Gia Định. Nhân dân Nam Kì khắp nơi đứng lên chống Pháp xâm lược, đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến của nhân dân dưới sự chỉ huy của Trương Định.
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn, suy nghĩ gì? 
+ Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm) Có thể yêu cầu HS làm việc với phiếu học tập, chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm giải quyết một ý
Gợi ý trả lời: 
 ý 1: Năm 1862, giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân ta đang dâng cao, thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn và lúng túng, thì triều đình nhà Nguyễn với tư tưởng cầu hoà, vội vã kí hiệp ước, trong đó có điều khoản: Nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) cho thực dân Pháp. Triều đình nhà Nguyễn cũng dùng nhiều biện pháp nhằm chấm dứt phong trào chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông. Để tách Trương Định ra khỏi phong trào đấu tranh của nhân dân.
 ý 2: Nghĩa quân và nhân dân suy tôn Trương Định làm “Bình Tây Đại Nguyên soái” 
 ý 3: Cảm kích trước tấm lòng của nghĩa quân và dân chúng, Trương Định đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp
- GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của mình. 
 Hoạt động nối tiếp: ? Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh triều đình, quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống Pháp? 
- Em biết gì thêm về Trương Định? đường phố, trường học nào mang tên Trương Định? 
------------------------------------------------------------------------
Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................... .
tiết 1
Thứ 6 ngày 23 tháng 8 năm 2013 
Toán
Phân số thập phân 
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc viết phân số thập phân biết rằng có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân và bết cách chyển các phân số đó thành phân số thập phân.
II. Chuẩn bị - Vở BT, sách SGK 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động 1: Giới thiệu phân số thập phân. 
- GV nêu và viết trên bảng các phân số , , ; ... cho HS nêu đặc điểm của các phân số này, để nhận biết các phân số đó có mẫu số là 10; 100; 1000; ... 
- GV giới thiệu: các phân số có mẫu số là 10; 100; 1000; ... gọi là các phân số thập phân (cho một vài HS nhắc lại).
- GV nêu và viết trên bảng phân số , yêu cầu HS tìm phân số thập phân bằng để có: .=>Làm tương tự với , , ....
 - Cho HS nêu nhận xét để:
+ Nhận ra rằng: có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân.
+ Biết chuyển một số phân số thành phân số thập phân (bằng cách tìm một số nhân với mẫu số để có 10; 100; 1000; .... rồi nhân cả tử số và mẫu số với số đó để được phân số thập phân).
Hoạt động 2: Thực hành. 
Bài 1: 
- Cho HS tự viết cách đọc phân số thập phân (theo mẫu).
- Gọi HS chữa miệng BT1.
- HS khác nhận xét cách đọc của bạn.
Bài 2: - Cho HS tự viết các phân số thập phân.
- 1 HS lên bảng viết.- HS khác nhận xét, GV chốt lời giải đúng.
Bài 3: HS tự làm. 
- Gọi HS nêu kết quả. Đó là các phân số: 
*Chú ý: có thể chuyển thành phân số thập phân nhưng không khoanh vào vì bài tập chỉ yêu cầu khoanh vào các phân số đã làm phân số thập phân.
Bài 4: a,c Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.Khi HS chữa bài nên cho HS nhận xét để nhận ra đây là bài tập giúp HS chuyển một phân số thành một phân số thập phân bằng cách nhân (hoặc chia) cả tử và mẫu số với (hoặc cho )cùng một số để có mẫu số là: 10, 100, 1000,...
Hoạt động nối tiếp: - Ôn tập về cách nhận biết các phân số thập phân./.
------------------------------------------------------------------------
Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................
tiết 2
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I. mục đích, yêu cầu: Giúp Hs :
- Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng (BT1)
- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày( bT2).
II. đồ dùng dạy học:
- Những ghi chép kết quả quan sát cảnh 1 buổi trong ngày (GV dặn Hs quan sát trước).
- Bảng phụ viết sẵn dàn ý bài văn (BT2).
III. các hoạt động dạy học:
1. Khởi động
 - HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ trong tiết TLV trước.
 - HS nhắc lại cấu tạo của bài văn nắng trưa.
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.....
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:- HS đọc nội dung và trao đổi nhóm2 trả lời câu hỏi.
 - HS trình bày ý kiến của mình.
 - GVnhấn mạnh nghệ thuật quan sát, chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả.
a) Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
 (Tả cánh đồng buổi sớm: vòm trời, những giọt sương, những sợi cỏ, ...).
b)Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
(+ Xúc giác: Mát lạnh sớm thu, vài giọt mưa,...
 + Thị giác: Thấy mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi,...)
c) Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả?
 ( VD: Giữa những đám mây... xanh vòi vọi... ) 
 - HS có thể giải thích lí do chọn chi tiết đó.
Bài 2: 
 - HS đọc yêu cầu của bài tập 2 ; GV kiểm tra kết quả quan sát của HS ở nhà.
 - Dựa vào kết quả quan sát, mỗi HS tự lập dàn bài cho bài văn tả cảnh 1 buổi trong ngày vào giấy nháp.
 - Một số HS nối tiếp nhau trình bày dàn bài của mình.
 - HS khác nhận xét, GV kết luận.
 - GV chốt lại nội dung, bình chọn bạn có dàn ý tốt nhất.
 - HS tự sửa lại dàn ý của mình.
Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét, đánh giá tiết học.
 - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh dàn ý chuẩn bị cho tiết sau làm bài viết.
------------------------------------------------------------------------
Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................
........................................................................................................................................
tiết 3
Địa lý
Việt nam - đất nước chúng ta
i. mục tiêu:
- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam 
- Trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam á Việt Nam vừa có đất liền vừa có đảo, quần đảo.
- Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc , lào, Cam pu chia.
- Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam khoảng 330000km2
- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ, lược đồ (lược đồ)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bản đồ địa lớ tự nhiờn VN, quả địa cầu, hai lược đồ trống 
III HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1 : làm việc cỏ nhõn, cặp - Vị trớ địa lý giới hạn
* Mục tiêu: Mụ tả và nờu đuợc vị trớ địa lớ nước VN
* Cách tiến hành: 
Bước 1 : GV cho HS quan sỏt H1 SGK
- Đất nước VN gồm cú những bộ phận nào?
- Phần đất liền của nước ta giỏp với những nước nào?
- Biển bao bọc phớa nào phần đất liền của nước ta?
- Tờn biển là gỡ?
- Kể tờn một số đảo và vựng đảo của nước ta?
Bước 2 : HS lờn bảng chỉ địa lý của nước ta trờn lựơc đồ và trỡnh bày trước lớp. G/V chốt ý : đất nước ta gồm cú đất liền, biển, đảo, và quần đảo, ngoài ra cũn cú vựng trờ bao trựm lảnh thổ của nước ta.
Bước 3 : HS chỉ vị trớ địa lý của nước ta trờn quả địa cầu
- Vị trớ của nước ta cú thuận lợi gỡ cho việc giao lưu với cỏc nước khỏc ? - GV kết luận
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhúm– Hỡnh dạng và diện tớch
Bước 1 : HS trong nhúm đọc SGK, quan sỏt hỡnh 2 và bảng số liệu thảo luận cỏc cõu hỏi SGV / 78
Bước 2 : Đại diện cỏc nhúm HS trả lời cõu hỏi; HS khỏc bổ sung; GV sửa chữa kết luận.
Hoạt động 3 : Trũ chơi “tiếp sức” 
- GV treo 2 lược đồ trống lờn bảng và phổ biến luật chơi
- GV hụ : “bắt đầu”- Đỏnh giỏ nhận xột => Bài học SGK
Hoạt động nối tiếp Em biết gỡ về vị trớ địa lớ và giới hạn của nước Việt Nam ?
------------------------------------------------------------------------
Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------
tiết 4
 sinh hoạt lớp: bầu ban cán sự lớp
tiết 5
Thể dục
đội hình , đội ngũ
trò chơI “ chạy tại chỗ, vỗ tay vào nhau và lò cò tiếp sức”.
I. mục tiêu:
Õn taọp, cuỷng coỏ vaứ naõng cao kyừ thuaọt, ủoọng taực ủoọi hỡnh, ủoọi nguừ: baựo caựo khi baột ủaàu keỏt thuực giụứ hoùc, caựch xin pheựp ra, vaứo lụựp. Yeõu caàu thửùc hieọn cụ baỷn, ủuựng ủoọng taực vaứ noựi to, roừ, ủuỷ noọi dung.
Troứ chụi: “Chaùy ủoồi choó, voó tay nhau”, “Loứ coứ tieỏp sửực”. Yeõu caàu bieỏt chụi ủuựng luaọt, haứo hửựng trong khi chụi.
ii. hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khụỷi ủoọng:
- Lụựp trửụứng taọp trung baựo caựo
 - Giụựi thieọu ẹoọi hỡnh ủoọi nguừ.Troứ chụi 
" Chaùy ủoồi choó, Voó tay vaứo nhau vaứ loứ coứ tieỏp sửực”.
 - Haựt vaứ voó tay
 - Troứ chụi : "Dieọt caực con vaọt coự haùi"
 - GV giụựi thieọu toựm taột baứi hoùc.
2. Hửụựng daón thửùc haứnh:
- GV phoồ bieỏn
 - Chia 4 toồ taọp luyeọn
 - GV neõu caựch chụi vaứ luaọt chụi 
 - 5 HS laứm maóu
 - Caỷ lụựp chụi thửỷ
 - Caỷ lụựp thi ủua
 - Chaùy 30 m ( Khi chaùy phaỷi hớt thụỷ ủeàu, phaõn phoỏi ủeàu sửực treõn ủoaùn ủửụứng chaùy).Chia nhoựm giụựi tớnh.
 Hoaùt ủoọng noỏi tieỏp
- Thaỷ loỷng, hoài tổnh.
 - Haựt vaứ voó tay 
 - Heọ thoỏng baứi. GV nhaọn xeựt, ủaựnh giaự tieỏt hoùc 
 - GV hoõ " THEÅ DUẽC" - Caỷ lụựp hoõ " KHOEÛ"
------------------------------------------------------------------------
Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doc01.Z.doc