Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 5 năm 2013

Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 5 năm 2013

I. Mục tiêu:

- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn .

- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. ( Trả lời được câu hỏi 1,2,3).

-Giáo dục:HS tinh thần đoàn kết , hữu nghị ,bình đẳng với nhân dân các nước .

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 28 trang Người đăng huong21 Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 5 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ hai ngày 16 tháng 9 năm 2013
TẬP ĐỌC:
 MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn . 
- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. ( Trả lời được câu hỏi 1,2,3).
-Giáo dục:HS tinh thần đoàn kết , hữu nghị ,bình đẳng với nhân dân các nước .
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài Bài ca về trái đất.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV và HS chia đoạn .
- Gọi 4 học sinh nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.
- Giáo viên ghi bảng những từ học sinh đọc sai
- Giáo viên đọc lại toàn bài 
- Gọi 1 em đọc chú giải sách giáo khoa
 - 2 em cùng bàn luyện đọc tiếp nối theo cặp 
- Gv đọc toàn bài
b. Tìm hiểu bài:
- GV gọi HS đọc câu hỏi.
+ Anh Thuỷ gặp anh A- lếch – xây ở đâu?
+ Dáng vẻ anh A – lếch – xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
+ Ý đoạn 1 nói lên điều gì?
- Giáo viên ghi bảng: Nói lên thiện cảm của anh Thuỷ đối với anh A – lếch – xây qua hình dáng bên ngoài của anh
- Cho học sinh đọc lướt đoạn còn lại
+ Cuộc gặp gỡ giữa 2 người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
- Giáo viên nêu ý 2: Cuộc tiếp xúc chân tình của 2 người công nhân.
+ Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?
- Giáo viên nhận xét chung
+ Nội dung của bài tâp đọc nói lên điều gì ?
- Giáo viên ghi nội dung (như ở mục tiêu)
4. Đọc diễn cảm
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 4.
- HD đọc diễn cảm.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét tuyên dương
5. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu nội dung chính của bài
- Giáo dục cho học sinh thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc
- Xem bài “Ê – mi – li, con, ”
- Nhận xét tiết học
- 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi, nêu nội dung bài
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn (2 lượt)
- Học sinh luyện đọc từ khó
- 1 em đọc chú giải sách giáo khoa
- 2 em cùng bàn luyện đọc tiếp nối theo cặp 
- Hs nghe
- Đọc lướt bài trả lời câu hỏi:
- Anh Thủy gặp anh A- lếch – xây ở một công trường xây dựng 
- Vóc dáng người cao lớn, mái tóc vàng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc và khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to chất phác
 - 2 học sinh phát biểu 
- Học sinh đọc lướt đoạn còn lại 
- 1-2 học sinh kể lại diễn biến của cuộc gặp gỡ
- Học sinh nêu ý đoạn 2
- Học sinh tự chọn chi tiết để nêu.
- HS trả lời
- 3 em thi đọc diễn cảm.
- Lớp bình chọn.
- Nêu nội dung chính của bài 
- HS lắng nghe.
TOÁN
ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. Mục tiêu: 
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.
- Ghi chú: Bài 1, bài 2 (a,b), Bài 3.Còn lại hdhs khá , giỏi .
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập HD thêm.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm	
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. HD thực hành:
Bài 1:
Lớn hơn met
m
Nhỏ hơn met
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
.
.
..
..
- Gọi Học sinh nhắc lại về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài
- Gọi học sinh lên bảng điền các đơn vị đo độ dài vào bảng phụ (như sách giáo khoa)
 - GV nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV thu vở chấm điểm
- Giáo viên nhận xét sửa chữa:
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Giáo viên chốt lại kết quả:
Bài 4:
- Gọi học sinh đọc đề
- 2 em lên bảng làm
- Giáo viên nhận xét sửa chữa:
4. Củng cố - Dặn dò:
- Gọi học sinh đọc lại bảng đơn vị đo độ dài
- Xem bài: “Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng”
- Nhận xét tiết học
- 2 em lên giải bài 
- HS nhận xét.
- Vài em nêu lại tên bài
- Học sinh nhắc lại về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài
- Học sinh lên bảng điền các đơn vị đo độ dài vào bảng phụ (như sách giáo khoa)
- Học sinh nêu yêu cầu - Học sinh làm bài vào vở
a) 135 m = 1.350 dm ; 342 dm = 3.420 cm ; 15 15 cm = 150 m 
b) 8.300 m = 830 dam ; 4.000 m = 40 hm ; 2.500 m = 25 hm
c) 1 mm = cm ; 1 cm = m ; 
1 m = km
- 3 em lên bảng làm- Cả lớp làm vào vở
4 km 37 m = 4.037 cm
8 m 120 cm = 812 cm
354 dm = m = 354 dm
3 040 m = km = 3 040 m
- 1HS giỏi đọc đề 
- 2 em HS giỏi lên bảng làm- Cả lớp làm vào vở
- HS nhận xét.
Giải:
a) Đường sắt từ Đà Nẵng đến TP.HCM dài là:
791 + 144 = 935 (km)
a) Đường sắt từ Hà Nội đến TP.HCM dài là:
791 + 935 = 1.726 (km)
Đáp số: a) 935 km ; b) 1.726 km
CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu: 
- Viết đúng bài chính tả , biết trình bày đúng đoạn văn.
- Tìm được các tiếng có chứa uô,ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh : trong các tiếng có uô, ua ( BT2); Tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3.
- Ghi chú: HS khá giỏi làm được đầy đủ BT3.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên dán 2, 3 phiếu có mô hình tiếng lên bảng. 
- Giáo viên nhận xét 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. HDHS nghe – viết:
- Giáo viên đọc một lần đoạn văn 
- Nêu các từ ngữ khó viết trong đoạn
- Giáo viên đọc từng câu, từng cụm từ cho học sinh viết 
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả.
- GV yêu cầu HS trao đổi vở soát lỗi.
- Giáo viên chấm bài
3. HDSH làm bài tập:
Ÿ Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc bài 2.
- Gọi học sinh gạch dưới các tiếng có chứa âm chính là nguyên âm đôi ua/ uô 
- Giáo viên sửa chữa:
Tiếng có ua: của, múa
Tiếng có uô:cuốn,cuộc,buôn, muôn
- Giáo viên chốt lại:
Ÿ Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh đọc bài 3
-Gọi học sinh làm bài 
- Giáo viên nhận xét 
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. 
- Nhận xét tiết học.
- 3 học sinh lên bảng điền vào mô hình cấu tạo tiếng
- Học sinh nhận xét
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh nêu từ khó+ Học sinh lần lượt rèn từ khó
- Học sinh nghe viết vào vở từng câu, cụm từ
- Học sinh lắng nghe, soát lại các từ
- Từng cặp học sinh đổi tập soát lỗi chính tả
- 1, 2 học sinh lần lượt đọc yêu cầu bài 2 
- Học sinh gạch dưới các tiếng có chứa âm chính là nguyên âm đôi ua/ uô 
- Học sinh sửa bài
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh khá làm bài
- Học sinh sửa bài
Buổi chiều:
LỊCH SỬ
PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I. Mục tiêu:
- Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX ( giới thiệu đôi nét về cuộc đời , hoạt động của Phan Bội Châu).
+ Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn le6nkhi đật nước bị thực dân pháp đô hộ , ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc.
+ Từ năm 1905 – 1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh pháp cứu nước . đây là phong trào đông du.
- Ghi chú: HS khá , giỏi : Biết được vì sao phong trào đông du that bại: do sự cấu kết của thực dân pháp với chính phủ nhật
- Giáo dục HS yêu nước thể hiện việc học tập tốt.
II. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
A. Kiểm tra bài cũ
- Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì về mặt kinh tế?
- Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì về mặt xã hội?
- Cuộc sống của tầng lớp nào, giai cấp nào không hề thay đổi?
- Giáo viên nhận xét 
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
2. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Tiểu sử Phan Bội Châu
- Cho HS đọc thầm phần chữ nhỏ 
- Em hãy nêu tiểu sử của Phan Bội Châu ?
Hoạt động 2: Sơ lược về phong trào Đông Du
-Y.cầu HS làm việc theo nhóm 
+ Nhóm1,2: PBC tổ chức phong trào Đông Du nhằm mục đích gì ?
 + Nhóm 3,4: Phong trào Đông Du diễn ra như thế nào ?
+ Nhóm 5,6: Ý nghĩa của phong trào Đông Du ?
-GV cho đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc .
 - GV cho học sinh thảo luận :
+ Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi giặc Pháp? 
+ Phong trào Đông du kết thúc như thế nào?
- GV nhấn mạnh những nội dung chính cần nắm.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Tại sao chính phủ Nhật thỏa thuận với Pháp chống lại phong trào Đông Du?
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
- Giáo dục tư tưởng: yêu mến, biết ơn Phan Bội Châu 
- Nhận xét tiết học
- 2, 3 học sinh nêu +Lớp nhận xét
- 2,3 học sinh phát biểu + Lớp bổ sung
-HS đọc thầm phần chữ nhỏ 
- HS trả lời 
- Thảo luận theo nhóm 4 và nêu kết quả
+ Nhóm 1,2: cử người sang Nhật nhờ chính phủ Nhật giúp đào tạo nhân tài để cứu nước 
+ Nhóm 3,4: Năm 1905 có 9 người Việt Nam sang Nhật nhờ chính phủ Nhật giúp đào tạo cho người Việt Nam. Đến năm 1907 có khoảng 200 du học ở Nhật .
+ Nhóm 5,6: Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta. Giúp cho người Việt hiểu rằng: không thể dựa vào nước ngoài mà phải tự cứu lấy mình.
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm 
- Nhật Bản trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam. Nhật Bản cũng là một nước châu Á”Đồng văn, đồng chủng “nên hy vọng vào sự giúp đỡ của Nhật bản để đánh Pháp.
+ thực dân Pháp đã cấu kết với chính phủ Nhật chống lại phong trào....
-HS lắng nghe.
- 1908: lo ngại trứơc phong trào Đông Du, thực dân Pháp đã cấu kết với Nhật chống lại phong trào ® Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất thanh niên Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản.
- Học sinh đọc ghi nhớ
TIẾNG VIỆT:
LUYỆN ĐỌC
I. Mục tiêu:
 - Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn . 
- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
2. Hd Hs luyện đọc 
* Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài
- Cho HS đọc nối tiếp theo kiểu truyền điện
- Gv nhận xét Hs đọc
- Cho Hs đọc bài trong nhóm 4
- Gv đọc lại bài
* Tìm hiểu bài
+ Anh Thuỷ gặp anh A- lếch – xây ở đâu?
+ Dáng vẻ anh A – lếch – xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
+ Cuộc gặp gỡ giữa 2 người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
- Giáo viên chốt ý: Cuộc gặp gỡ 2 người bạn đồng nghiệp rất cởi mở và thân mật, họ nhìn nhau bằng ánh mắt đầy thiện cảm, họ nắm tay nhau bằng bàn tay đầy dầu mở
+ Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?
- Giáo viên nhận xét chung
+ Nội dung của bài tâp đọc nói lên điều gì?
- Giáo viên ghi nội dung
- Gv nhận xét chốt lại
3. Củng cố-Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà luyện đọc thêm
- Hs đọc bài
- Hs thi đọc
- Hs đọc theo nhóm
- Anh Thủy gặp anh A- lếch – xây ở một c ... h đã chuyển sang làm việc ở ngân hàng
- Giáo viên nhận xét và sửa chữa
 Bài 4:
- Giáo viên đọc từng câu đố
- Gọi học sinh trả lới câu đố + giải thích
- Giáo viên nhận xét chung.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Gọi học sinh nhắc lại ghi nhớ của từ đồng âm
- Giáo viên giáo dục và liên hệ thực tế
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học bài: Xem bài sau
- 3, 4 học sinh đọc đoạn văn miêu tả.
- 2 HS đọc lại.
- Đều là 2 câu kể.
+ Câu (cá): bắt cá, tôm  bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi)
+ Câu (văn): đơn vị của lới nói diễn đạt một ý trọn vẹn
- Hai từ “câu“ có phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau.
- 2 học sinh lặp lại ghi nhớ.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2học sinh ngồi cùng bàn.
- HS tiếp nối nhau phát biểu.
 a) + “Đồng “ trong cánh đồng: khoảng đất rộng dùng để cày cấy trồng trọt
+ “Đồng” trong tượng đồng: kim loại màu đỏ
+ “Đồng“ trong một nghìn đồng: đơn vị tiền Việt Nam
b) + “Đá” trong hòn đá: chất rắn tạo nên vỏ trái đất kết thành tảng từng hòn
+ “Đá” (bóng): đưa nhanh chân sút mạnh vào trái bóng.
c) + “Ba” (má): chỉ người sinh ra mình 
+ “Ba” (ba tuổi): số tiếp theo trong dãy số tự nhiên
- 1 học sinh đọc yêu cầu và mẫu
 - 3 HS lên bảng làm.
+ Lọ hoa đặt trên bàn trông thật đẹp.
+ Cờ đỏ sao vàng là Quốc kì của nước ta.
+ Nước con suối này rất trong.
- HS đọc và trả lời.
Lời giải: Nam nhần lẫn từ “tiêu” trong từ tiền tiêu (tiền để chi tiêu) với từ đồng âm: “tiền tiêu” chỉ vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân
- HS nghe.
- HS nối tiếp nhau trả lời câu đố.
a) Là con chó thui
b) Cây hoa súng và khẩu súng
- Học sinh nhắc lại ghi nhớ của từ đồng âm
MĨ THUẬT 	 
TẬP NẶN VÀ TẠO DÁNG: NẶN CON VẬT QUEN THUỘC
(XÉ DÁN CON VẬT QUEN THUỘC)
I- Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết hiểu hình dáng, đặc điểm của con vật trong các hoạt động,
- Học sinh nhận biết cách nặn con vật (Biết xé dán con vật theo ý thích)
- Học sinh nặn được con vật theo ý thích (hs xé dán được bức tranh con vật theo ý thích, theo cảm nhận riêng)
- Học sinh có ý thức chăm sóc, bảo vệ các con vật.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Sưu tầm tranh ảnh về các con vật quen thuộc
III- Các hoạt động dạy - học:
*Khởi động- Kiểm tra đồ dùng học vẽ,xé dán, Vở tập vẽ.
 Hoat động của GV
 Hoat động của HS
HĐ 1: Hướng dẫn quan sát nhận xét:
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, ảnh về
? Con vật trong tranh ( ảnh) là con gì?
? Con vật có những bộ phận gì?
? Hình dáng của chúng khi đi, đứng, chạy, nhảy ... thay đổi như thế nào?
- Nhận xét sự giống nhau và khác nhau về hình dáng giữa các con vật.
? Ngoài các con vật trong tranh, ảnh, em còn biết những con vật nào nữa
?Em chọn con vật nào để xé dán?
? Em thích con vật nào nhất? Vì sao?
?Hãy miêu tả đặc điểm, hình dáng, màu sắc của con vật em định vẽ xé dán
HĐ 2: Hướng dẫn cách xé dán
+ B1:Chọn giấy màu để xé mình con vật 
+B2:xé đầu,chân
+B3: Các bộ phận và chi tiết và xé thêm hình ảnh phụ cho đẹp,xé nền
xé thêm các chi tiết và tạo dáng cho con vật hoàn chỉnh (tạo dáng, đi, đứng, chạy, nhảy ... cho sinh động).
- Giáo viên cho xem các sản phẩm xé dán của các bạn năm trước để các em học tập.
HĐ 3: Hướng dẫn thực hành:
Bài tập: Tập xé dán tự do con vật quen thuộc:
- Yêu cầu học sinh chia nhóm: ngồi cùng một nhóm.Mỗi học sinh xé1, 2 con vật theo kích thước chỉ định của nhóm trưởng, rồi cùng sắp xếp theo nội dung: Đàn lợn, đàn voi, đàn gà .
HĐ 4: Nhận xét đánh giá:
- Giáo viên yêu cầu học sinh bày bài xé dán theo nhóm hoặc cá nhân để cả lớp cùng nhận xét, xếp loại.
- Giáo viên khen ngợi những học sinh có bài xé dán đẹp.
* Dặn dò: 
- Tìm và quan sát một số hoạ tiết trang trí.
- Tranh minh hoạ con vật
-Con lợn, gà, cá, có đầu, mình, chân, đuôi, cổ, ....
- Hs quan sát cách xé dán
*Học sinh thực hành cá nhân:xé theo ý thích
- Học sinh bày bài xé dán theo nhóm hoặc cá nhân để cả lớp cùng nhận xét, xếp loại.
- Về nhà chuẩn bị bài sau
TẬP LÀM VĂN:
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu: 
- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh ( về ý , bố cục , dùng từ, đặt câu); nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên chấm bảng thống kê ở tiết TLV trước.
B. Bài mới:
1. Giới tiệu bài 
2. Nhận xét chung và hướng dẫn học sinh chữa một số lỗi điển hình
- Gọi 1 học sinh đọc lại đề bài mà giáo viên viết sẵn trên bảng
- Giáo viên nhận xét chung về kết quả của cả lớp: Số điểm: Giỏi:..., Khá:..., Trung bình:..., yếu:...
- Hướng dẫn học sinh chữa một số lỗi điển hình về ý:
- Giáo viên chữa lại cho đúng bằng phấn màu
* Trả lời và hướng dẫn học sinh chữa bài:
- Giáo viên trả bài cho học sinh và hướng dẫn các em chữa lỗi trong bài theo trình tự như sau:
- Sửa lỗi trong bài:
- Học tập những đoạn văn, bài văn hay:
+ Giáo viên đọc một số đoạn văn, bài văn hay
- Viết lại đoạn văn trong bài văn:
- Gọi Hs đọc lại đoàn văn vừa viết
4. Củng cố - Dặn dò:
- Gọi học sinh nhắc lại dàn ý của văn tả cảnh
- Nhận xét tiết học
- Xem và chuẩn bi bài sau.
- 3 HS nộp bảng thống kê.
- 2 học sinh đọc lại
- Một số học sinh lên bảng chữa lần lượt từng lỗi
- Học sinh trao đổi về bài chữa trên bảng
- Học sinh đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi
- Học sinh đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi
- Học sinh nghe. 
- Mỗi học sinh chọn một đoạn viết chưa đạt để viết lại
- Một số học sinh trình bày 
- Học sinh nhắc lại dàn ý của văn tả cảnh
TIẾNG VIỆT:
TỪ ĐỒNG ÂM
I.Mục tiêu: 
- Hiểu thế nào là từ đồng âm ( ND ghi nhớ).
- Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm; đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Cho HS nêu thế nào là từ đồng âm? Lấy ví dụ.
- GV nhận xét.
Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp. 
- Sau đó gọi từng học sinh trình bày.
- Lớp và giáo viên nhận xét
Bài 2: 
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu 
+ Cho học sinh tự làm vào vở. Sau đó lần lượt nối tiếp nhau trình bày
+ GV nhận xét ghi điểm.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Gọi học sinh nhắc lại ghi nhớ của từ đồng âm
- Nhận xét tiết học
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 học sinh ngồi cùng bàn.
- 2 nhóm HS lên bảng thi làm bài.
- 1 học sinh đọc yêu cầu 
 - 2 HS lên bảng làm.
+ Bạn Nam đang đá bóng.
+ Phiến đá này thật bằng phẳng.
.........
- Học sinh nhắc lại ghi nhớ của từ đồng âm
HDTH:
LÀM BÀI TẬP THỰC HÀNH TOÁN
I. Mục tiêu:
- Hs làm các bài tập chưa làm trong vở thực hành toán.
- Gd Hs ý thức tự học.
II. Các hoạt động chính: 
- Y/c Hs tìm tất các những bài chưa làm trong vở thực hành toán.
- Y/c Hs làm bài tập trong nhóm.
- Gv theo dõi, giúp đỡ Hs giải các bài toán khó
- Gv nhận xét tiết học.
- Y/c Hs về nhà tiếp tục hoàn thành những bài chưa làm.
Thứ sáu ngày 20 tháng 9 năm 2013
TOÁN:
MI- LI – MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I. Mục tiêu: 
 - Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-met vuông; biết quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng – ti – mét vuông.
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
- Ghi chú: Bài 1, Bài 2a ( cột 1) , bài 3. Các bài còn lại hd hs khá giỏi.
II. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho học sinh viết vào bảng con 2 đơn vị hm2 và dam2 + đọc tên
- Làm vào bảng con:
8 hm2 = .. dam2 
30 dam2 4 m2 = .. dam2 
- Nhận xét phần kiểm tra bài cũ
B. Bài mới:
1. Giới tiệu bài 
2. Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi – li – mét vuông 
- Hãy nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học?
- Giới thiệu: Để đo những diện tích rất bé người ta còn dùng đơn vị đo mi – li – mét vuông
- Mi – li – mét vuông viết tắt mm2 
- Giáo viên nêu được: “Mi – li – mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 mm
- Giáo viên giúp học sinh viết kí hiệu lên bảng
- Cho học sinh quan sát hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1 cm được chia thành các hình vuông nhỏ như phần a). Cho học sinh tự rút ra nhận xét:
* Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích
- Cho học sinh nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học
- Hướng dẫn học sinh nêu lại theo thứ tự và lập thành bảng đơn vị đo diện tích
- Cho học sinh quan sát bảng đơn vị đo diện tích vừa lập và nêu nhận xét
c. Thực hành:
 Bài 1: 
- Cho học sinh đọc số đo diện tích ở câu a và viết số ở câu b vào bảng con do giáo viên đọc
- GV nhận xét.
Bài 2: 
- Cho học sinh lần lượt lên bảng viết số thích hợp vào chỗ chấm
+ Mỗi tổ cử 3 em lên bảng
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh nối tiếp nhau làm thi đua
- Giáo viên nhận xét chung tuyên dương tổ làm tốt
 Bài 3: Tiếp tục gọi 6 học sinh lên bảng làm
- Lớp và giáo viên nhận xét
4. Củng cố-Dặn dò
 - Cho vài học sinh nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích và mối liên hệ giữa các đơn vị đo
- Nhận xét tiết học
- Cả lớp đồng thanh
- HS làm vào bảng con:
- cm2 , dm2 , m2 , hm2 , km2 
- HS nêu: Mi – li – mét vuông viết tắt mm2 
- Hình vuông 1 cm2 gồm 100 hình vuông 1 mm2 
- 1 cm2 = 100 mm2 
1 mm2 = cm2 
- Học sinh có thể nêu không theo thứ tự
- Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 10 lần đơn vị bé liên tiếp mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn liên tiếp
- HS nối tiếp đọc
- HS lên bảng làm bài
- 6 học sinh lên bảng làm
1 mm2 = cm2, 1 dm2 = m2
8 mm2 = cm2, 7 dm2 = m2
29 mm2 = cm2, 34 dm2 = m2
- 3 học sinh nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích và mối liên hệ giữa các đơn vị đo
HĐTT:
SINH HOẠT TUẦN 5
I. Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
- HS biết nhận biết được mặt tốt và chưa tốt trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới, HS có ý thức phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Hoạt động dạy và học: 
1.Nhận xét tuần 5: GV nhận xét chung.
a. Đạo đức :
 - Đa số các em ngoan ngoãn có ý thức tu dưỡng đạo đức tốt .
 - Còn 1 số em ý thức đạo đức chưa tốt chưa vâng lời thầy cô giáo.
	b. Học tập : 
 - Đi học tương đối đầy đủ, đúng giờ.
 - Đã có ý thức tự học tự giác làm bài tập ở nhà song hiệu quả chưa cao.
 - Trong lớp nhiều em tích cực phát biểu xây dựng bài, tích cực học tập.
c. Thể dục, vệ sinh : 
 - Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ
 2. Phương hướng tuần 6:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại.
- Đi học đầy đủ và đúng giờ.
- Nâng cao hiệu quả giờ truy bài.
- Thi đua học tốt giữa các tổ. Đẩy mạnh phong trào học tập.
- Thành lập các nhóm học tập ở nhà cùng nhau giúp đỡ bạn trong quá trình học ở nhà

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5 day du.doc