Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 8 - Tiểu học Lý Tự Trọng

Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 8 - Tiểu học Lý Tự Trọng

I. Mục tiêu

- Biết Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi (BT1,2).

- HS khá giỏi làm cả 3 bài tập.

III. Hoạt động dạy học

 

doc 40 trang Người đăng huong21 Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 8 - Tiểu học Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Thứ hai, ngày 14 tháng 10 năm 2013
Toán: Số thập phân bằng nhau
I. Mục tiêu
- Biết Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi (BT1,2). 
- HS khá giỏi làm cả 3 bài tập.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
 - Hỏi lại tựa bài trước
- Yêu cầu HS làm lại BT4 trang 39 SGK.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu: 
 + Yêu cầu quan sát và nhận xét hai số 0,6 và 0,60.
 + 0,6 = 0,60 ; vậy chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân có giá trị như thế nào ? Các em cùng tìm hiểu qua bài Số thập phân bằng nhau.
- Ghi bảng tựa bài.
* Phát hiện đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân đó 
a) Ghi bảng ví dụ và hướng dẫn:
- Ví dụ: 9dm = 90cm
 + Yêu cầu điền số thập phân vào chỗ chấm:
 . 9dm =  m ?
 . 90cm = m ?
 + Yêu cầu so sánh 0,9m với 0,90m từ đó so sánh 0,9 và 0,90.
- Kết luận và ghi bảng: 
0,9 = 0,90 hoặc 0,90 = 0,9
 b) Nêu câu hỏi gợi ý: Em có nhận xét gì về hai số 0,9 và 0,90 ?
- Số 0,90 có thêm chữ số 0 ở bên phải tận cùng phần thập phân.
- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số thập phân:
 + Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số thập phân thì ta được số thập phân mới như thế nào đối với số thập phân đã cho ?
+ Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số thập phân thì được một số thập phân bằng nó. 
 + Nhận xét, chốt lại ý đúng và ghi bảng nội dung.
 + Ghi bảng lần lượt các số: 0,9; 8,75; 12; yêu cầu viết thêm những chữ số 0 vào bên phải các số đã cho để được những số thập phân mới bằng với số đã cho.
- Bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân:
 + Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được số thập phân mới như thế nào đối với số thập phân đã cho ?
+ Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng nó. 
 + Nhận xét, chốt lại ý đúng và ghi bảng nội dung.
 + Ghi bảng lần lượt các số: 0,9000; 8,75000; 12000; yêu cầu bỏ những chữ số 0 ở tận cùng bên phải các số đã cho để được những số thập phân mới bằng với số đã cho.
 + Em có nhận xét gì về các chữ số ở phần thập phân của số tự nhiên ?
+ Các chữ số ở phần thập phân của số tự nhiên là những chữ số 0.
* Thực hành
- Bài 1 : Rèn kĩ năng viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số thập phân
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
 + Ghi bảng lần lượt từng số đo đầu, yêu cầu thực hiện vào bảng con.
 + Nhận xét, sửa chữa.
 a/ 7,8 ; 64,9 ; 3,04 .
b/ 2001,3 ; 35,02 ; 100,01
- Bài 2 : Rèn kĩ năng bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Ghi bảng lần lượt từng số đo đầu, yêu cầu thực hiện vào bảng con.
 + Nhận xét, sửa chữa.
 a/ 5,612 ; 17,200 ; 480,590 . 
 b/ 24,500 ; 80,010 ; 14,678 
- Bài 3 : 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài. 
 + Hướng dẫn:
 . Xem kĩ cách viết của từng bạn để đối chiếu giữa số thập phân và phân số thập phân.
 . Xác định kết quả của từng bạn.
 + Yêu cầu HS khá giỏi thực hiện ở nhà. 
Bạn Lan và bạn Mỹ viết đúng vì :
 ( tính chất bằng nhau của phân số Bạn Tùng viết sai vì : 0,100 = 0,1= chứ không bằng 
4. Củng cố 
- Yêu cầu nhắc lại nội dung bài. 
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
Nhận xét chốt lại.
- Nắm được kiến thức bài học, khi đọc, viết số thập phân, các em nên đọc viết sao cho gọn nhưng giá trị của số thập phân vẫn không thay đổi.
5. Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Làm lại các bài tập trên lớp vào vở, HS khá giỏi cả 3 bài trong SGK.
- Chuẩn bị bài So sánh hai số thập phân.
- Hát vui.
- Học sinh trả lời
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Quan sát và phát biểu.
- Nhắc tựa bài.
- Quan sát.
- Thực hiện theo yêu cầu:
- 
Chú ý.
- Suy nghĩ và Tiếp nối nhau phát biểu:
 + Nối tiếp nhau nhắc lại.
 + Suy nghĩ và thực hiện
- Suy nghĩ và Tiếp nối nhau phát biểu:
 + Nối tiếp nhau nhắc lại.
 + Suy nghĩ và thực hiện
 - Hoïc sinh traû lôøi.
- 2 HS đọc to.
- 6 HS thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 2 HS đọc to.
- 2 HS thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 2 HS đọc to.
- Chú ý.
- HS khá giỏi thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau nêu.
- Học sinh nhắc lại
- 3 học sinh lên tham gia trò chơi
- Học sinh theo dõi.
- Lắng nghe.
*************************
Tập đọc: Kì diệu rừng xanh
I. Mục đích, yêu cầu
- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng. 
- Hiểu nội dung: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. 
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK.
 HS khá giỏi trả lời cả 4 câu hỏi.
-GDBVMT: Ngoài vẻ đẹp kì thú, rừng còn là lá phổi xanh của trái đất, là nguồn tài nguyên thiên nhiên, là nơi cư trú của những động vật hoang dã. Tuy nhiên, chúng ta phải bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lí.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa trong SGK.
- Bảng phụ ghi đoạn 2.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Giáo viên hỏi lại tựa bài trước.
- Tùy theo đối tượng, yêu cầu đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà và trả lời câu hỏi sau bài. 
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét chung.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Nhà văn Nguyễn Phan Hách sẽ cho các em thấy vẻ đẹp kì thú của rừng qua bài Kì diệu rừng xanh. 
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc bài.
- Giới thiệu tranh minh họa.
- Yêu cầu từng nhóm 3 HS nối tiếp nhau đọc theo 3 đoạn.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ ngữ mới, khó.
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại bài.
- Đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: 
- Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời.
 + Những cây nấm rừng khiến tác giả có liên tưởng thú vị gì ?
+ Thành phố nấm, lâu đài kiến trúc, người khổng lồ, kinh đô vương quốc của những người tí hon, 
 + Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật thêm đẹp như thế nào ?
+ Rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
+ Muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào ?
+ Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền cành, 
 + Sự có mặt của chúng đem lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng ?
 + Rừng sống động, đầy những điều bất ngờ và thú vị.
+ Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Vì sao rừng khộp được gọi là "Giang san vàng rợi" ?
Có sự phối hợp nhiều sắc vàng trong không gian rộng lớn. 
 + Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 3 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 + Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc.
 + Đọc mẫu đoạn 2.
 + Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
4. Củng cố 
- Hoûi laïi töïa baøi.
- Neâu caùc caâu hoûi trong saùch giaùo khoa vaø goïi hoïc sinh traû lôøi.
- Nhaän xeùt choát laïi vaø giaùo duïc hoïc sinh:
- GDBVMT: Ngoài vẻ đẹp kì thú, rừng còn là lá phổi xanh của trái đất, là nguồn tài nguyên thiên nhiên, là nơi cư trú của những động vật hoang dã. Tuy nhiên, chúng ta phải bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lí.
5. Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Tập đọc và trả lời các câu hỏi sau bài.
- Chuẩn bị bài Trước cổng trời.
- Hát vui.
- HS trả lời.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhận xét bạn.
- Lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to.
- Quan sát tranh, ảnh.
- Từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc tùng đoạn.
- Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. 
- HS khá giỏi đọc.
- Lắng nghe.
- Lôùp ñoïc thaàm baøi vaø laàn löôït traû lôøi caâu hoûi.
 Thaûo luaän nhoùm ñoâi traû lôøi.
Nhaän xeùt boå sung.
Traû lôøi caù nhaän.
Nhaän xeùt boå sung.
Traû lôøi caù nhaän.
Nhaän xeùt boå sung
Traû lôøi caù nhaän.
Nhaän xeùt boå sung
+ HS khá giỏi trả lời: 
Nhaän xeùt.
 + Phát biểu theo cảm nhận.
- HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
- Xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài
Laéng nghe.
**************
Chính tả: Nghe –viết: Kì diệu rừng xanh
I. Mục tiêu
	- Viết lại đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. 
	- Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn (BT2); tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3).
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ viết nội dung bài tập 3. 
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Giáo viên hỏi lại tựa bài tiết trước.
- Yêu cầu lên bảng viết lại một số từ viết sai trong bài chính tả tiết trước.
- Nhận xét sửa chữa.
- Nhận xét chung..
3. Bài mới
- Giới thiệu: Các em sẽ nghe để viết lại đúng bài chính tả Kì diệu rừng xanh, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi và củng cố cách đặt dấu thanh trong các tiếng chứa nguyên âm đôi yê hoặc ya.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn nghe - viết 
- Đọc bài chính tả với giọng thong thả. Rõ ràng, chính xác.
- Yêu cầu thầm bài chính tả, chú ý những từ dễ viết sai. Ghi bảng những từ dễ viết sai và hướng dẫn cách viết.
- Nhắc nhở:
 + Ngồi viết đúng tư thế. Viết chữ đúng khổ quy định.
 + Trình bày sạch sẽ, đúng theo hình thức văn xuôi.
- Yêu cầu gấp SGK. GV đọc từng câu, từng cụm từ với giọng rõ ràng, phát âm chính xác.
- Đọc lại bài chính tả.
- Chấm chữa 5 bài và yêu cầu soát lỗi theo cặp.
- Nêu nhận xét chung và chữa lỗi phổ biến.
* Hướng dẫn làm bài tập
- Bài tập 2 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
 + Yêu cầu nêu các tiếng có chứa yê hoặc ya và nêu cách đặt dấu thanh trong các tiếng đó.
 + Nhận xét, chốt lại ý đúng:
 . Các tiếng chứa ya và yê là: khuya; truyền thuyết, xuyên, yên.
 . Các tiếng chứa yê (có âm cuối): dấu thanh đặt ở nguyên âm thứ hai (ê).
- Bài tập 3 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 + Treo bảng phụ, yêu cầu 1 HS thực hiện trên bảng, lớp làm vào vở.
 + Nhận xét và sửa chữa: 
 a) thuyền, thuyền; b) khuyên
 - Bài tập 4 
 + Nêu yêu cầu bài tập.
 + Yêu cầu quan sát tranh và nêu kết quả.
 + Nhận xét, chốt lại ý đúng và giải thích các loài chim: yểng, hải yến, đỗ quyên. 
4. Củng cố 
- Gọi học sinh viết lại một số từ viết sai trong bà ... /kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Động não/ Lập sơ đồ tư duy.
- Hỏi đáp với chuyên gia.
- Làm việc theo nhóm.
IV. Đồ dùng dạy học
- Hình và thông tin trang 34-35 SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh, thông tin về HIV/AISD.
V. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: 
 + Nêu tác nhân và đường lây truyền bệnh viêm gan A. 
 + Nêu cách tốt nhất để phòng tránh bệnh viêm gan A.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới
- Giới thiệu: Theo Báo Thanh niên, đối tượng nhiễm HIV/AIDS ngày càng trẻ hóa với gần 2/3 là thanh thiếu niên có độ tuổi trên dưới 20 tuổi. Để phòng tránh HIV/AIDS chúng ta phải làm gì ? Bài Phòng tránh HIV/AISD sẽ giúp các em biết cách tự phòng bệnh cho bản thân mình cũng như giúp những người chung quanh biết cách phòng bệnh có hiệu quả.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1: Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng" 
- Mục tiêu: Giúp HS:
 + Giải thích một cách đơn giản HIV là gì ? AIDS là gì ?
 + Nêu được các đường lây truyền HIV. 
- Cách tiến hành: 
 + Chia lớp thành 6 nhóm , phát mỗi nhóm một bộ phiếu có nội dung như trang 34 SGK và một tờ giấy khổ to, yêu cầu tìm câu trả lời ứng với câu hỏi đúng nhất và nhanh nhất và ghi vào giấy. 
 + Yêu cầu trình bày kết quả.
 + Nhận xét, chốt lại ý đúng: 1-c; 2-b; 3-d; 4-e; 5-a
* Hoạt động 2: Sưu tầm thông tin, tranh ảnh và triển lãm
- Mục tiêu: Giúp HS:
 + Nêu được cách phòng tránh HIV/AIDS. 
 + Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS. 
- Cách tiến hành: 
 + Yêu cầu đọc thông tin, quan sát hình trang 35 SGK và thực hiện theo nhóm đôi:
 . Tìm xem thông tin nào nói về cách phòng tránh HIV/AIDS, thông tin nào nói về cách phát hiện người có nhiễm HIV ?
 . Theo bạn cách nào để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu ?
 + Yêu cầu trình bày kết quả. 
 + Nhận xét, chốt lại ý đúng. 
4. Củng cố 
- Gọi học sinh nêu lại nội dung bài.
- Giáo viên chốt lại nội dung bài và kết hợp giáo dục học sinh:
 - GDMT: Biết được đường lây truyền và cách phòng tránh HIV, các em sẽ tự bảo vệ cho bản thân mình cũng như tuyên truyền, vận động những người thân cùng phòng tránh.
5. Dặn dò .
- Nhận xét tiết học. 
- Tuyên truyền, vận động những người thân phòng tránh HIV.
- Chuẩn bị bài Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS.
- Hát vui.
- HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Đọc thông tin, quan sát hình và thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
Học sinh nêu.
Theo dõi lắng nghe.
***************************
Đạo đức: Nhớ ơn tổ tiên (T2)
I. Mục tiêu
	- Biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
	- Nêu những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
	- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
	- HS khá giỏi biết tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ. 
II. Đồ dùng dạy học
- Ca dao, tục ngữ, thơ,  nói về lòng biết ơn tổ tiên.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: Chúng ta làm gì để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên ?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
- Giới thiệu: 
 + Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
 . Ông tổ của nước ta là ai ? 
 . Em biết gì về ông tổ của nước Việt nam ? 
 + Nhận xét, chốt lại ý đúng và giới thiệu: Phần tiếp theo của bài Nhớ ơn tổ tiên sẽ giúp các em hiểu về ông tổ của ta cũng như trách nhiệm của các em đối với tổ tiên mình.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1: 
- Mục tiêu: GD HS ý thức hướng về cội nguồn
- Cách tiến hành: 
 + Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu giới thiệu tranh ảnh, thông tin thu thập được về ngày Giỗ tổ Hùng Vương và thảo luận các câu hỏi:
 . Em nghĩ gì khi nghe, đọc và xem các thông tin trên ?
 . Việc nhân dân ta tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày mồng mười tháng ba nhẳm mục đích gì ?
 + Yêu cầu trình bày kết quả.
 + Nhận xét, kết luận về ý nghĩa ngày Giỗ tổ Hùng Vương. 
* Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ 
- Mục tiêu: HS biết tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ mình và có ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống đó.
- Cách tiến hành: 
 + Yêu cầu giới thiệu về truyền thống của gia đình, dòng họ mình. 
 + Nhận xét, kết luận: Mỗi gia đình, dòng họ đều có truyền thống tốt đẹp riêng của mình. Chúng ta giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. 
* Hoạt động 3: Đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện về chủ đề Biết ơn tổ tiên 
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố bài học 
- Cách tiến hành: 
 + Yêu cầu đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện về chủ đề Biết ơn tổ tiên trước lớp.
 + Nhận xét, tuyên dương HS đã chuẩn bị tốt. 
4.Củng cố 
- Gọi học sinh nêu lại nội dung bài.
Giáo viên chốt lại và kết hợp giáo dục học sinh.
- Là người kế thừa trong gia đình, dòng họ, chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ông bà, tổ tiên để lại. 
5. Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm cụ thể và phù hợp với khả năng của mình. 
- Chuẩn bị phần tiếp theo của bài Tình bạn.
- Hát vui.
HS trả lời câu hỏi.
Nhận xét 
Học sinh trả lời.
- Nhắc tựa bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, góp ý.
- Hoạt động cá nhân.
- Tiếp nối giới thiệu.
- Theo dõi.
- Xung phong thực hiện.
Nhận xét bạn.
Học sinh nêu lại.
Theo dõi lắng nghe.
************************
Lịch sử: Xô viết Nghệ - Tĩnh. 
I. Mục đích, yêu cầu
	- Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An:
Ngày 12-9-1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Yên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ Tĩnh.
- Biết một số biểu hiện về cuộc sống mới ở thôn xã:
 + Trong những năm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ - Tĩnh nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới.
 + Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân; các thứ thuế vô lí bị xóa bỏ.
 + Các phong tục lạc hậu bị xóa bỏ.
 II. Đồ dùng dạy học
	- Hình trong SGK. 
	- Bản đồ Việt Nam. 
 III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Giáo viên hỏi lại tựa bài trước.
- Yêu cầu trả lời các câu hỏi:
 + Hội nghị Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu ? Do ai chủ trì ?
 + Trình bày kết quả của hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản Việt Nam. 
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới
- Giới thiệu: Treo bản đồ và giới thiệu: Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo phong trào cách mạng mạnh mẽ, nổ ra trong cả nước mà nổi bật là phong trào cách mạng những năm 1930 - 1931. Nghệ - Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh. 
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1 
- Yêu cầu đọc SGK.
- Tường thuật và trình bày cuộc biểu tình ngày 12-9-1930.
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: Nêu những sự kiện tiếp theo diễn ra trong năm 1930.
- Nhận xét, kết luận: Ngày 12-9 là ngày kỉ niệm Xô viết Nghệ- Tĩnh.
* Hoạt động 2 
- Yêu cầu suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: 
 + Tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930-1931 như thế nào ?
+ Hàng vạn nông dân ở các huyện kéo về thị xã Vinh với khí thế hăng say.
 + Nêu những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh đã giành được chính quyền.
+ Không còn trộm cướp; những tập tục mê tín, dị đoan bãi bỏ; đả phá nạn cờ bạc, rượu chè, 
 + Nêu ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh.
+ Chứng tỏ tinh thần cách mạng, khả năng cách mạng của nhân dân lao động; cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Nhận xét và chốt lại ý đúng. 
- Yêu cầu đọc nội dung ghi nhớ.
4. Củng cố 
- Goïi hoïc sinh neâu laïi töïa baøi.
- Giaùo vieân neâu caùc caâu hoûi trong saùch giaùo khoa vaø goïi hoïc sinh laàn löôït traû lôøi.
Nhaän xeùt choát laïi noäi dung baøi:
- Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh phát triển mạnh làm cho bọn đế quốc, phong kiến hoảng sợ. Chúng ra sức đàn áp dã man, hàng nghìn đảng viên Đảng cộng sản và những chiến sĩ yêu nước bị giết chết, tù đày. Đến năm giữa 1931, phong trào lắng xuống.
5. Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài đã học và ghi vào vở nội dung.
- Chuẩn bị bài Cách mạng mùa thu.
- Hát vui.
- HS nêu lại.
- HS trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Nhắc tựa bài.
- 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Thảo luận và tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ và lần lượt trả lời:
- Nhận xét, bổ sung.
Hoïc sinh traû lôøi.
Lôùp nhaän xeùt boå sung.
Hoïc sinh traû lôøi.
Lôùp nhaän xeùt boå sung
- Tiếp nối nhau đọc trong SGK.
Hoïc sinh traû lôøi.
Hoïc sinh laàn löôït traû lôøi caâu hoûi.
Laéng nghe theo doõi.
*********************
SHTT: Nhận xét tuần
I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 6.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần qua:
 * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì SS lớp 100% 
- Nề nếp lớp :
 * Học tập: 
- Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
 * Văn thể mĩ:
- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ tốt
- Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ 
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học 
- Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : sạch sẽ, vẫn nhiều em hay ăn quà vặt để rác chưa đúng quy định.
III. Kế hoạch tuần 9:
 * Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
 * Học tập:
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 9.
- Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học.
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
 * Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Thực hiện trang trí lớp học.
TNXH.
IV. Tổ chức trò chơi: GV tổ chức cho HS thi đua giải toán nhanh giữa các tổ nhằm ôn tập, củng cố các kiến thức đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 5T 8CKNGT2 BUOI.doc