Bài soạn khối 5 buổi 2 năm 2011 - Tuần 29

Bài soạn khối 5 buổi 2 năm 2011 - Tuần 29

I/ Mục tiêu: HS cần phải :

 - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.

 - Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.

 - Với HS khéo tay: Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn.

II/ Đồ dùng dạy học:

 -Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

 -Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.

 

doc 5 trang Người đăng huong21 Lượt xem 884Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn khối 5 buổi 2 năm 2011 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
 Ngày soạn: 27/3/2011
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011
Tiết 1: Kĩ thuật
Lắp máy bay trực thăng (Tiết 3)
I/ Mục tiêu: HS cần phải :
 - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
 - Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
 - Với HS khéo tay: Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 -Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
	 -Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1-ổn định tổ chức :
2-Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
 -Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước.
3-Bài mới: 3.1-Giới thiệu bài: Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
3.2-Hoạt động 3: HS thực hành lắp máy bay trực thăng.
a) Chọn chi tiết:
-Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp.
-GV kiểm tra việc chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận: -Cho 1 HS đọc phần ghi nhớ.
-Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
-Cho HS thực hành lắp.
-GV theo dõi giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
4-Củng cố: Nhắc lại quy trình lắp máy bay trực thăng.
5-Dặn dò: -GV nhận xét giờ học. 
 -Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị để giờ sau tiếp tục thực hành.
---------------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tiếng anh
GV chuyên dạy
------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: Đọc sách
Đọc truyện tranh thiếu nhi
I. Yêu cầu:
- HS cần tuân theo những nội quy của phòng đọc.
- Biết thường thức những câu chuyện cổ tích dành cho Thiếu nhi.
- HS cần nắm được sơ qua nội dung câu chuyện mà mình đã được đọc.
- Nắm được ý nghía của câu chuyện mà bản thân đã được đọc.
- Rèn đọc hay đúng quy định.
II. Chuẩn bị:
- Phòng đọc, bàn nghế, chuyện cổ tích dành cho Thiếu nhi.
III. Các hoạt động chính:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra tài liệu đọc.
3. Nội dung:
a) Vào phòng đọc:
- HS xếp hàng vào phòng đọc.
- HS ngồi vào vị trí đọc truyện.
b) Phát chuyện:
- GV phát chuyện cho HS.
c) HS đọc truyện:
* Chú ý: Nếu trường hợp HS đọc xong chuyện được phát thì HS có thể đổi truyện cho nhau hoặc đổi chuyện tại thư viện.
Trong khi đọc truyện cần đọc nhỏ, không xô đẩy chen lấn, tranh dành nhau truyện.
- GV trực tiếp quản HS đẻ kịp thời nhắc nhở uốn nắn
- Trong khi đọc HS cần ngồi đúng tư thế.
4. Kết thúc tiết đọc tuyện:
- GV hỏi một số HS về ý nghĩa của câu chuyện mà em đã được đọc.
- Nêu cảm nghĩ của em về tiết đọc truyện hôm nay.
- GV nhận xét tiết đọc chuyện.
5. Dặn dò: 
- Về các em tìm những câu chuyện hay dành cho Thiếu nhi để đọc và kể cho mọi người nghe.
-----------------------------------------@&?---------------------------------------
Ngày soạn:30/3/2011
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 01/4/2011
Tiết 1: Khoa học
Bài 58: Sự sinh sản và nuôi con của chim
I/ Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết được chim là động vật đẻ trứng.
-Nói về sự nuôi con của chim.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Hình trang 118, 119 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
*Mục tiêu: Hình thành cho HS biểu tượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.
*Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo cặp.
Hai HS ngồi cạnh nhau cùng hỏi và trả lời các câu hỏi:
+So sánh, tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2.
+Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong các hình 2b, 2c, 2d?
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+GV nhận xét, kết luận: SGV trang 186.
+H.2a: Quả trứng chưa ấp,
+H.2b: Quả trứng đã được ấp khoảng 10 ngày
+ H.2c: Quả trứng đã được ấp khoảng 10 ngày
+H.2d: Quả trứng đã được ấp khoảng 10 ngày
*Hoạt động 2: Thảo luận
*Mục tiêu: HS nói được về sự nuôi con của chim.
*Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việctheo nhóm 7
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 119 SGK và thảo luận các câu hỏi:
+Bạn biết gì về những con chim non, gà con mới nở. Chúng đã tự kiếm ăn được chưa? Tại sao?
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+GV nhận xét, kết luận: SGV trang 187.
4. Củng cố:
- Nêu nội dung bài .
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về học bài, ôn bài chuẩn bị bài sau. 
-----------------------------------------------------------------
Tiết 2: Địa lí
Bài 29: Châu đại dương và châu Nam Cực
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương, châu Nam Cực:
+ Châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ô- xtrây- li- a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và tây nam Thái Bình Dương.
+ Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực.
+ Đặc điểm của Ô- xtrây- li- a: khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo.
+ Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới.
Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực.
Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương:
+ Châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục.
+ Nổi tiếng thế giới về sản xuất lông cừu, len, thịt bò và sữa; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim,...
- HS khá, giỏi: Nêu được sự khác biệt của tự nhiên giữa phần lục địa Ô- xtrây- li- a với các đảo, quần đảo: lục địa có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van; phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương và châu Nam Cực, quả địa cầu.
	-Tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức :
2-Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ? Nêu phần ghi nhớ.
3-Bài mới:
3.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 
 *Châu Đại Dương:
 a) Vị trí địa lí và giới hạn:
 3.2-Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
-HS dựa vào bản đồ, lược đồ và kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi:
+Châu Đại Dương gồm những phần đất nào?
+Cho biết lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam hay bán cầu Bắc?
+Đọc tên và chỉ vị trí một số đảo, quần đảo thuộc châu Đại Dương?
-HS trả lời và chỉ vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương trên bản đồ.
-GV giới thiệu vị trí địa lí, giới hạn của châu Đại Dương trên quả Địa cầu
 b) Đặc điểm tự nhiên: 
3.3-Hoạt động 2: (Làm việc nhóm 8)
-GV phát phiếu học tập, HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thành bảng trong phiếu.
-Mời đại diện một số nhóm trình bày KQ thảo luận.
-Cả lớp và GV nhận xét.
 c) Dân cư và hoạt động kinh tế:
 3.4-Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp)
-GV hỏi: +Về số dân, châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học?
+Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau?
+Trình bày đặc điểm kinh tế của 
Ô-xtrây-li-a?
 *Châu Nam Cực:
3.5-Hoạt động 4:(Làm việc theo nhóm)
-HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi:
+Cho biết vị trí địa lí của châu Nam Cực?
+Nêu đặc điểm tự nhiên tiêu biểu của châu NC?
+Vì sao CNC không có dân cư sinh sống?
-HS trình bày, GV nhận xét, kết luận (SGV-144).
4-Củng cố-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
5- Dặn dò: -GV nhận xét giờ học. 
 - Về học bài, Cb bài sau. 
+ Gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở vùng trung tâm và tây nam Thái Bình Dương.
+Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở Nam bán cầu, có đường chí tuyến Nam đi qua giữa lãnh thổ.
+ Đảo Niu Ghi- nê, giáp châu á; quần đảo
 Bi- xăng- ti- mé- tác, quần đảo Xô- lô- môn, quần đảo Va- nu- a- tu, quần đảo Niu Di- len,...
-HS thảo luận nhóm 8 theo hướng dẫn của giáo viên.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-HS nhận xét.
+ Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a chủ yếu là người da trắng, còn trên các đảo thì
+Ô-xtrây-li-a là nước có nền KT phát triển
+ Nằm ở vùng địa cực Nam.
+Là châu lục lạnh nhất thế giới, quanh năm nhiệt độ dưới ...
--------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP TUẦN 29
I. Mục đớch yờu cầu:
- Nhận xột đỏnh giỏ việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần 29.
- Triển khai cụng việc trong tuần 30.
- Tuyờn dương những em luụn phấn đấu vươn lờn cú tinh thần giỳp đỡ bạn bố.
II. Cỏc hoạt động dạy-học
1.Ổn định tổ chức : Cho cả lớp hỏt một bài.
2. Tiến hành :
* Nhận xột tuần 29
- Cho lớp trưởng bỏo cỏo việc theo dừi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. 
- Ban cỏn sự lớp và tổ trưởng bổ sung.
GV nhận xột chung, bổ sung.
+ Đạo đức :
- Lớp thực hiện nghiờm tỳc mọi nề nếp và kế hoạch do nhà trường, Đội phỏt động.
- Tồn tại : Vẫn cũn một số em ồn ào trong giờ học (Hạ, Liếu, Hiển, H’ Lum)
+ Học tập :
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dựng học tập và sỏch giỏo khoa. Nhiều em cú ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Trong lớp chăm chỳ nghe cụ giỏo giảng bài tớch cực tham gia cỏc hoạt động học tập. Nhiều em tớch cực học tập. 
- Chữ viết sạch, đẹp : Quyờn, H’ Thấp, H’ Uy, Tõn
- Tồn tại : Lớp cũn ồn, một số em lười học bài và làm bài ở nhà: Hạ, H’ Jỳ.
+ Cỏc hoạt động khỏc :
- Cú ý thức giữ gỡn vệ sinh cỏc nhõn, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ.
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn. 
*Tồn tại: 15’ đầu giờ cỏc em cũn ồn, chưa cú ý thức tự giỏc ụn bài. 
*Kế hoạch tuần 30
- Tiếp tục duy trỡ sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước.
- Học chương trỡnh tuần 24 theo thời khoỏ biểu. 
- 15 phỳt đầu giờ cần tăng cường hơn việc kiểm tra bài cũ, đọc và làm theo bỏo Đội.
- Thực hiện tốt an toàn giao thụng – Giữ vững an ninh học đường.
- Theo dừi và giỳp đỡ cỏc bạn HS cỏ biệt 
- Giữ gỡn vệ sinh cỏ nhõn, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
- Học tập và rốn luyện nghiờm tỳc hơn .Võng lời, giỳp đỡ ụng bà, cha mẹ . 
- Thực hiện theo kế hoạch của lớp và Đội đề ra.
-----------------------------------------@&?---------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL5 BUOI 2 TUAN 29 CKTKN DA SUA.doc