Bài soạn lớp 2 - Đinh Hoàng Lĩnh - Tuần 13

Bài soạn lớp 2 - Đinh Hoàng Lĩnh - Tuần 13

I. MỤC TIÊU :

 - Biết thực hiện phép tính trừ có dạng 14-8. Tự lập được bảng trừ 14 trừ đi một số.

 - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 - 8

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - 1 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 817Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 2 - Đinh Hoàng Lĩnh - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012
Toán
Tiết 61: 14 TRừ ĐI MộT Số : 14 – 8 .
I. Mục tiêu : 
 - Biết thực hiện phép tính trừ có dạng 14-8. Tự lập được bảng trừ 14 trừ đi một số.
 - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 - 8
II. Đồ dùng dạy học :
 - 1 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
- Giáo viên gọi 2 học sinh giải bài tập. 
+Tìm x : x +13 = 39 , x – 8 = 25.
+Giải bài toán :
Cửa hàng có : 53 khăn mặt. 
Bán :28 khăn mặt .
Còn : ? khăn mặt
- Giáo viên sửa bài , nhận xét
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1 : Phép trừ 14 – 8 .
- Có 14 que tính bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại bài. 
*Có 14 que tính bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? 
- H. Để biết số que tính còn lại? Ta làm phép tính gì? 
- Yêu cầu học sinh lấy ra 14 que tính , suy nghĩ bớt.
- Nêu cách bớt - Giáo viên nhận xét bổ sung.
- Vậy 14 qt bớt 8 qt còn mấy que tính ? 
*14 trừ 8 còn 6.
- Giáo viên viết : 14 – 8 = 6
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảnh đặt tính sau đó nêu lại cách tính.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại.
-
 14 *Viết 14 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột 
 8 với 4 Viết dấu – và kẻ vạch ngang .
 6 Trừ từ phải sang trái , 4 không trừ được 8 lấy 14 trư 8 bằng 6 nhớ 1, 1 trừ 1 bằng 0.
c. Hoạt động2 : Lập bảng công thức. 
- Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả.
- Yêu cầu học sinh thông báo kết quả .
- Giáo viên ghi lên bảng .
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh, giáo viên xóa dần các phép tính , học sinh học thuộc lòng.
d. Hoạt động 3 : Luyện tập thực hành
*Bài 1(cột 1, 2) :
- Bài yêu cầu gì ? 
- GV nhận xét 
*Bài 2(3 phép tính đầu) :
- Bài yêu cầu gì ? 
- Giáo viên nhận xét sửa bài đưa ra đáp án đúng 
*Bài 3(a, b) : 
- Bài yêu cầu gì ? 
- Gọi học sinh lên bảng làm .
- Giáo viên sửa bài , nhận xét .
*Bài 4 :
- Học sinh đọc đề , nêu câu hỏi , tìm hiểu đề.
- Câu hỏi :Bài cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Muốn biết còn ? máy quạt, ta phải làm thế nào ? 
- Giáo viên nhận xét , yêu cầu học sinh giải vào vở và gọi học sinh lên bảng
- Giáo viên sửa bài đưa ra đáp án đúng . 
- Giáo viên chấm 1 số bài , nhận xét.
 Tóm tắt:
 Có : 14 máy quạt 
 Bán : 6 máy quạt .
 Còn : ? máy quạt .
3. Củng cố , dặn dò :
- Gọi 1 em đọc lại bảng công thức 14 trừ đi 1số 
- Về ôn lại bài và hoàn thành nốt bài tập.
- 3 HS lên bảng làm, HS khác làm vào vở nháp
- Nghe và phân tích. 
- 2 em nhắc lại bài .
- Thao tác trên que tính , trả lời còn 6 que tính .
- Học sinh nêu những cách khác nhau.
- Học sinh tìm kết quả và ghi vào bài học.
- Nối tiếp nhau nêu kết qủa.
- Học sinh học thuộc bảng công thức .
- Tính nhẩm 
- HS làm vào SGK
- Học sinh trả lời .
- 3 em lên bảng làm.
- Các em khác nhận xét.
- Học sinh trả lời 
- Tự làm vào bảng và trả lời .
- 2 em đọc , mời bạn đặt câu hỏi và trả lời. 
- 1 học sinh lên giải bài.
 Bài giải :
 Số máy quạt còn lại là :
 14 - 6 = 8 (máy quạt)
 Đáp số : 8 máy quạt
	Rút kinh nghiệm : ...
Tập đọc
Tiết37 + 38: Bông hoa niềm vui
I. Mục đích yêu cầu:
 - Biết ngắt nghỉ đúng; đọc rõ lời nhân vật trong bài
 - Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện (trả lời được các CH trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài tập đọc trong sách giáo khoa.
- Bảng phụ chép sẵn các câu cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy và học : 
TIếT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 3 em đọc bài Mẹ
- Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
+Hình ảnh nào cho em biết mẹ vất vả vì con ?
+Người mẹ được so sánh với hình ảnh nào?
+Em thích nhất câu nào vì sao ?
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài
b. Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc 
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Phát âm những từ khó theo yêu cầu: 
- Yêu cầu học sinh đọc , tìm cách ngắt câu dài
+Em muốn đem tặng bố/một bông hoa Niềm vui/để bố dịu cơn đau.// 
+Những bông hoa màu xanh / lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng. //
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn nối tiếp kết hợp giảng từ .
- Đọc đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
- 3 em lên bảng đọc và TLCH
- 1 học sinh khá đọc
- Đọc cá nhân , đồng thanh
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu. 
- 2 em học sinh đọc
- Các em khác nghe nhận xét.
- Học sinh đọc đoạn nối tiếp
- Đọc cho nhau nghe
- Mỗi nhóm đọc 1 đoạn , nhóm này đọc xong , nhóm kia nhận xét.
TIếT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
c. Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- H. Mới sáng sớm tinh mơ Chi đã vào vườn hoa để làm gì? 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
H .Vì sao Chi không dám tự hái bông hoa Niềm Vui? 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3
 H. Khi biết lí do vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào?
H. Câu nói đó cho thấy thái độ của cô như thế nào?
H.Bố của Chi đã làm gì khi khỏi bệnh?
H.Theo em bạn Chi có đức tính gì đáng qúy?
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
d. Hoạt động 2 : Luyện đọc theo vai.
- Gọi 3 học sinh đọc theo vai 
- Giáo viên nhận xét tuyên duơng. 
3. Củng cố dặn dò:
- Hỏi : Qua bài này các em thấy bạn Chi như thế nào?
- Về đọc lại bài cho bố mẹ cùng nghe.
- 1 em đọc và mời bạn nêu câu hỏi và bạn khác trả lời.
- Hai học sinh nhắc lại.
- 1 em đọc và nêu câu hỏi 2 và em khác trả lời.
- Học sinh nêu câu hỏi 3, mời bạn trả lời
- Các em khác nhận xét bổ sung.
- Các nhóm cử người ra đọc người dẫn chuyện, cô giáo và Chi.Các em khác lắng nghe và nhận xét.
- 1 vài em trả lời .
	Rút kinh nghiệm : ...
Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2012
Toán
Tiết 62: 34 – 8
I. Mục tiêu : Giúp học sinh:
 - Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 34 – 8.
 - Biết tìm số hạng chưa biết của 1 tổng, tìm số bị trừ
II. Đồ dùng dạy học .
 - Que tính , bảng gài.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng công thức 14 trừ đi 1 số.
- Yêu cầu nhẩm nhanh kết quả của một vài phép tính thuộc dạng 17 – 8, 14 – 5, 14 – 9.
- Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài .
b. Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ 34 – 8 :
*Bước 1: Nêu vấn đề.
- Có 34 qt bớt đi 8 qt. Hỏi còn lại bao nhiêu qt?
- Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta phải làm gì? 
*Bước 2 : Tìm kết quả
- Yêu cầu học sinh lấy 3 bó 3 chục que tính và 4 que tính rời. 
- 34 que tính bớt 8 qt còn que tính ?
vậy 34 – 8 = ?
*Bước 3: Đặt phép tính:
- Yêu cầu học sinh đặt và nêu cách đặt thực hiện phép tính. 
*34 trừ 8 bằng 26
- Nhận xét bổ sung:
-
34 * viết 34 rồi viết 8 xuống dưới thẳng cột với 
 8 viết dấu và dấu gạch ngang .
26 *4 không trừ được 8 . Lấy 14 trừ 8 bằng 6 viết 6 . Nhớ 1
 *3 trừ 1 bằng 2, viết 2.
c. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành:
*Bài 1(cột 1, 2, 3):
- Yêu cầu học sinh tự làm và nêu cách tính.
- Sửa bàivà nhận xét.
*Bài 3 :
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Hỏi: Bài toán thuộc dạng gì? 
- Yêu cầu học sinh tự tóm tắt và trình bày bài giải.
Tóm tắt
 Hà nuôi : 34 con gà.
 Ly nuôi ít hơn: 9 con gà.
 Ly nuôi : ? con gà?
- Nhận xét sửa bài và cho điểm học sinh .
*Bài 4:
- Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh nêu cách tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng, cách tìm số bị trừ trong 1 hiệu và làm bài tập. 
- GV chấm bài nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học – Dặn HS ôn bài
- 2 HS lên bảng đọc
- 2 HS nhẩm
- 2 HS nhắc lại tên bài
- Nghe và nhắc lại đề toán:
- Thực hiện phép tính trừ 
34 – 8 
- Thao tác trên que tính và báo kết qủa . 
- Còn 26 que tính .
- 1 em lên bảng đặt .
- Lớp đặt vào bảng con.
- Học sinh nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- Học sinh làm vào SGK .
- 1 em lên bảng làm.
- Học sinh đổi vở sửa bài.
- 2 em đọc nêu câu hỏi để các bạn tìm hiểu đề. 1học sinh làm bài trên bảng lớp.
Bài giải
Số con gà nhà bạn Ly nuôi là:
34 – 9 = 25(con gà)
 Đáp số: 25 con gà
- 1 Học sinh nêu .
- 2 HS nêu cách tìm số hạng , số bị trừ
- Lớp làm bài vào vở – 1 số em lên bảng làm 
	Rút kinh nghiệm : ...
Tập viết
Tiết 13: Chữ hoa : L
I. Mục đích yêu cầu :
 - Viết đúng chữ hoa L (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Lá (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Lá lành đùm lá rách (3 lần).
II. Đồ dùng dạy học.
 - Chữ L hoa trong khung chữ trên bảng phụ. Có đủ đường kẻ .
 - Vở tập viết .
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 học sinh viết K hoa và chữ Kề.
- Giáo viên chấm 1 số , nhận xét .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài .
b. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ L hoa 
- Giáo viên đưa chữ mẫu và hỏi :
+Cô có chữ gì ? 
+Chữ L có độ cao và chiều rộng mấy đơn vị ? 
+Chữ L gồm mấy nét ? là những nét gì ?
+Chữ L hoa giống chữ nào ?
- Giáo viên vừa nói vừa đồ trên khung chữ : Chữ L viết bằng 1 nét liền. Điểm ĐB cong trái giống chữ C G viết tiếp lượn đứng (lượn 2 đầu ) nối liền nhau (tạo thành vòng to ở đầu chữ và vòng nhỏ ở chân chữ ) . Điểm dừng bút nằm trên đường ngang sổ 2 và đường dọc số 5.
- Yêu cầu học sinh viết bảng con.
- Giáo viên nhận xét và uốn nắn.
c. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết cụm từ .
- Yêu cầu học sinh đọc cụm từ ứng dụng.
- H: Lá lành đùm lá rách nghĩa là gì ? 
- Cụm từ gồm mấy tiếng? Là những tiếng nào ?
- So sánh chiều cao của chữ L và chữ A . 
- Khi viết chữ L ta viết nét nối như thế nào? 
- Khoảng cách giữa các chữ như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh viết chữ L vào bảng.
- Giáo viên nhận xét uốn nắn.
d. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vào vở.
- Yêu cầu học sinh viết vào vở.
- Giáo viên thu vở chấm 5 đến 7 bài.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương .
3. Củng cố , dặn dò : 
- Giáo viên nhận xét giờ học ,tuyên dương những em viết đẹp 
- Về viết phần luyện tập .
- 3 HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp
- 2 HS nhắc lại tên bài
- Học sinh quan sát , nhận xét và trả lời.
- Cao 5 li, rộng 4 li .
- Gồm 1 nét cong trái lượn đứng và lượn ngang nối liền nhau tạo thành nét thắt .
- Giống chữ : C,G ở phần đầu
- 3 đến 5 học sinh nhắc lại.
- Viết bảng .	
- Học sinh trả lời .
- Tiếng : lá ,lành, đùm, lá, rách.
- Chữ L cao 2,5 li, chữ A cao 1 li .
- Từ điểm cuối của chữ L rê bút lên đầu chữ A và viết.
- Khoảng cách gữa các chữ cách đủ viết 1 chữ cái o 
- Viết bảng .	
- Học sinh viết lần lượt vào vở .
	Rút kinh nghiệm : ...
Đạo đức
Quan tâm giúp đỡ ... tờ giấy khác màu.
+ Gv nhắc hs cần bôi hồ mỏng, đặt hình cân đối miết nhẹ tay.
d./ Hd hs thực hành: Hd hs thực hành gấp, cắt ở giấy nháp 
3/ Củng cố , dặn dò
+ Nhận xét tiết học
+ Chuẩn bị giờ sau thực hành
+ ..bằng nhau
+ ..bằng nhau
Rút kinh nghiệm : ...
Thể dục
Tiết 25: TRò CHƠI: NHóM BA - NHóM BảY
I. MụC TIÊU :
 - Biết cách điểm số 1 - , 1 – 2 theo đội hình vòng tròn.
 - Biết cách chơi và tham gia được trò chơi
II. ĐịA ĐIểM PHƯƠNG TIệN :
 - Địa điểm: Trên sân trường :vệ sinh an toàn nơi tập 
 - Phương tiện: 1còi , 1-2 khăn .
III. NộI DUNG Và PHƯƠNG PHáP :
Phần
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu 
2. Phần cơ bản :
3. Phần kết thúc 
- GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học 
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên: 60 - 80 msau đó chuyển thành đội hình vòng tròn .
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu :6,8 lần .
- Đưa hai tay lên cao hít vào bàng mũi buông tay xuống thở ra bằng miệng .
- Trò chơi: Bỏ khăn: GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi sau đó cho HS chơi -Chuyển đội hình để chơi theo vòng tròn .
- Lần 1 gv điều khiển .
Lần 2..ban cán sự điều khiển .
+Trò chơi : “Nhóm 3, nhóm 7” 
- Do gv điều khiển:
Trên cơ sở hình tròn đã có ,gv cho HS dãn rộng vòng tròn rồi cho HS chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn sau 2 lần ,cho hs đảo chiều chạy rồi chơi trò chơi .
- Cúi người thả lỏng 5-6 lần 
- Nhảy thả lỏng : 5-6lần .
- GV cùng hs hệ thống lại bài 
- Gi ao bài tập về nhà .
- Nhận xét tiết học 
- HS thực hiện .
- HS thực hiện .
- HS thực hiện .
- Cả lớp chuyển đội hình để chơi theo vòng tròn .làm theo GV.
- Thực hiện theo ban cán sự điều khiển .
- Cả lớp giãn rộng vòng tròn và chạy nhẹ nhàng 
- HS thực hiện .
- HS thực hiện .
Rút kinh nghiệm : ...
Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2012
Toán
Tiết 65: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số
I. Mục tiêu : 
 - Biết cách thực hiện các phép trừ để lập các bảng trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi 1 số.
II. Đồ dùng dạy học .
 Que tính , bài tập, sách vở.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng.
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1: Phép trừ 15 – 6 .
- Có 15 que tính bớt đi 6 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại bài.
- H: Biết số que tính còn lại? Ta làm phép tính gì?
- Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả
+15 que tính bớt đi 6 que tính còn bao nhiêu que tính?
+Vậy 15 trừ 6 còn mấy que tính
- Viết : 15 – 6 = 9.
- Tương tự cho học sinh thao tác trên que tính và nêu kết qủa :
- Giáo viên ghi: 15 – 6 = 9
15 – 7 = 8
15 – 8 = 7
15 – 9 = 6
c. Hoạt động 2: Phép trừ: 16 trừ đi 1 số.
- Nêu: có 16 que tính bớt đi 9 que tính . Hỏi còn bao nhiêu que tính?
- 16 que tính bớt đi 9 que tính còn mấy que tính?
- Vậy 16 trừ đi 9 bằng ?
- Yêu cầu học sinh sử dụng que tính thực hiện tìm kết qủa: 16-8, 16-7.
-Yêu cầu học sinh đọc bảng công thức.
d. Hoạt động 3: 17, 18 trừ đi 1 số.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để tìm kết qủa của các phép tính.
17 – 8 =
17 – 9 =
18 - 9 =
- Gọi học sinh lên bảng điền kết quả.
- Giáo viên và học sinh khác nhận xét.
- Yêu cầu học sinh đọc bảng công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi 1 số.
e. Hoạt động 4: Luyện tập thực hành.
*Bài 1:
- Bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh tự tính và ghi kết quả vào vở.
- Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
- Giáo viên hỏi: Có bạn nói khi biết 15 – 8 = 7 muốn tìm 15 – 9 ta chỉ việc lấy 7 – 1 và ghi được kết quả là 6. Theo em bạn đó nói đúng hay sai ? vì sao? 
*Bài 2 : 
- Học sinh nêu yêu cầu của bài. 
- Giáo viên tổ chức trò chơi Nhanh mắt khéo tay.
- Cử 4 em làm trọng tài ghi số bạn làm đúng.
- Giáo viên hô khẩu lệnh bắt đầu. 
- Giáo viên : nhận xét tuyên dương. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi 1 em đọc bảng công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi 1 số.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về học thuộc bảng công thức. 
- 2 HS lên bảng đọc bảng công thức 12,14, trừ đi 
- 2 HS nhắc lại tên bài
- Nghe và phân tích.
- 2 HS đọc lại bài toán
- Có 15 que tính bớt đi 6 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? 
- Thực hiện phép trừ
- Còn 9 que tính
- Học sinh nêu kết quả.
- Thao tác trên que tính và trả lời : còn 7 que tính.
- 16 trừ đi 9 bằng 7.
- 16 – 8 = 8.
- 16 – 7 = 9.
- Học sinh đọc cá nhân và đọc đồng thanh.
- Thảo luận theo cặp và sử dụng que tính.
- 1 em nêu y/c
- HS lắng nghe và tham gia chơi
- 1 HS đọc
Rút kinh nghiệm : ...
Tự nhiên và xã hội
Tiết 13: Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
I. Mục tiêu :
 - Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
 - Biết tham gia vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở
II. Đồ dùng dạy học :
 - Phấn màu . Bút da , bảng , giấy A3 .
 - Các hình vẽ trong sách giáo khoa (28 , 29 ) .
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên kiểm tra.
+Nêu tên số đồ dùng bằng gỗ, mhựa, thuỷ tinh, và nói lợi ích vủa nó?
+Nêu cách bảo quản các đồ dùng đó.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b.Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để chỉ ra trong các bức tranh từ 1 đến 5: Mọi người đang làm gì? Làm thế nhằm mục đích gì ?
- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả theo từng hình .
- Giáo viên nhận xét bổ sung
c. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận: Để môi trường xung quanh nhà bạn sạch sẽ , bạn đã làm gì ?
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày ý kiến.
- Giáo viên chốt ý: Để giữ gìn môi trường xung quanh , các em có thể làm những việc như .cần làm những việc vừa sức mình.
d. Hoạt động 3: Thi xem ai ứng xử nhanh.
- Giáo viên đưa ra tình huống . Yêu cầu các nhóm thảo luận , đưa ra cách giải quyết: Bạn Hà vừa quét xong , bác hàng xóm lại vứt rác ra , Hà góp ý thì bác nói: “Bác vứt rác thì vứt ra cửa nhà bác chứ có vứt rác ra cửa nhà cháu đâu ?”
- Nếu em là bạn Hà em sẽ nói hoặc làm gì khi đó?
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố , dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học .
- Về học bài chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng trả lời
- 2 HS nhắc lại tên bài
- Học sinh thảo luận nhóm .
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Học sinh tự trả lời:
- Học sinh nhắc lại .
- Chia 4 nhóm.
- Mỗi nhóm 1 tờ giấy A3 các em ghi ý kiến của mình lên giấy.
- Cử đại diện lên trình bày.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh tự đóng vai và trả lời trực tiếp.
Rút kinh nghiệm : ...
Tập làm văn
	Tiết 13: Kể về gia đình
I. Mục đích yêu cầu :
 - Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý cho trước (BT1) 
 - Viết được một đoạn văn ngắn (từ 3 – 5 câu) theo nội dung BT 1
II. Đồ dùng dạy học :
 - Tranh vẽ cảnh gia đình có bố, mẹ và 2 con .
 - Bảng phụ chép sẵn gợi ý ở bài tập 1 .
 - Phiếu học tập cho học sinh.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng :
+Đọc bài 2a của mình tiết TLV trước
+Đọc bài 2b 
- Giáo viên nhận xét , ghi điểm.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạtđộng 1 : Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 1:
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Gọi học sinh đọc câu gợi ý.
- Giáo viên treo bảng phụ.
- Phân nhóm thảo luận.
- Yêu cầu 1 số em nói trước lớp.
- Giáo viên nhận xét và bổ sung.
người trong gia đình.
 *Bài 2 :
- H: Bài yêu cầu gì? 
-Phát phiếu học tập ( hoặc vở)
- Yêu cầu học sinh đọc bài của mình.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
3. Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học , tuyên dương 1 số em.
- Dặn dò: Về làm lại bài số 2 vào vở bài tập .
- 2 em lên bảng
- 1 em nêu.
- 3 em đọc.
- 1 em đọc toàn bài.
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
- Nhóm 2 em thảo luận trong 5 phút.
- Học sinh lên bảng nói.
- Các em khác nhận xét tuyên dương.
- Học sinh nêu.
- Học sinh làm bài.
- Từ 1 đến 5 em đọc.
**************************************
Chính tả
Tiết 26: Quà của bố
I. Mục đích yêu cầu:
 - Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có nhiều dấu câu.
 - Làm được BT2 , BT3 a/b
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập.
III. Các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảngviết : yếu ớt , kiến đen, khuyên bảo
- GV nhận xét 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng
b. Hoạt động 1: Hướngdẫn viết chính tả..
- Giáo viên đọc đoạn viết.
- Đoạn trích nói về những gì?
- Quà của bố đi câu về có những gì?
- Đoạn trích có mấy câu?
- Chữ đầu câu viết như thế nào?
- Trong đoạn trích có những loại dấu nào?
- Yêu cầu họcsinh đọc và viết từ khó.
*Lần nào, niềng niễng , thơm lựng, quẫy tháo láo, nhộn nhạo, toả, toé nước
- Giáo viên nhận xét uốn nắn.
- Giáo viên đọc từng câu.
- Giáo viên chấm từ 5 đến 6 bài và nhận xét.
c. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
*Bài 2:
- Gọi HS nêu y/c
- Giáo viên treo bảng phụ
- Giáo viên nhận xét bổ sung: Câu chuyện, yên lặng, viên gạch, luyện tập.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương . 
*Bài 3 :
- Nêu yêu cầu của bài.
- Gọi học sinh lên bảng.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương
3. Củng cố dăn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về viết lại những lỗi sai.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp
- 2 HS nhắc lại tên bài
- 2 em đọc lại.
- Những món quà của bố đi câu về.
- Cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ, cá sộp, cá chuối 
- 4 câu. 
- Viết hoa.
- Dấu phảy , dấu chấm, dấu hai chấm , dấu ba chấm.
- 1 em lên bảng viết.
- Lớp viết vào bảng con .
- Học sinh viết vào vở.
- Học sinh soát dấu , soát lỗi.
- Học sinh nêu.
- 2 em lên bảng làm .
- Lớp làm vào vở. 
- 2 Học sinh nêu.
- 2 em lên bảng.
- Học sinh làm vào vở.
- Học sinh nhận xét.
Rút kinh nghiệm : ...
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiờu
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mỡnh trong tuần 12
	- Cú ý thức sửa sai những điều mỡnh vi phạm, phỏt huy những điều mỡnh làm tốt
	- GD HS cú ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II Nội dung sinh hoạt
1 GV nhận xột ưu điểm :
	- Giữ gỡn vệ sinh chung, vệ sinh sạch sẽ
	- Thực hiện tốt nề nếp lớp, xếp hàng ra vào lớp nhanh
- Trong lớp chỳ ý nghe giảng : 
- Cú nhiều tiến bộ về đọc : 
	- Cần rốn thờm về đọc : 
2 Đề ra phương hướng tuần 13
	- Duy trỡ nề nếp lớp
	- Học tập
	- Lao dộng
	- Chuyờn cần	
Duyệt của BGH
	 Ngày duyệt : .
 Nội dung: 
 Phương phỏp : .
 Hỡnh thức :

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13.doc