Bài soạn lớp 2 - Đinh Hoàng Lĩnh - Tuần 15

Bài soạn lớp 2 - Đinh Hoàng Lĩnh - Tuần 15

A/ Mục đích yêu cầu :

1. Rèn kỉ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc trơn toàn bài , chú ý các từ khó dễ lẫn do phương ngữ như : Dấu hỏi / ngã vần ôm / âm . Biết đọc nghỉ hơi các dấu câu và giữa các cụm từ .Đọc phân biệt được lời kể và suy nghĩ của người anh , người em . Đọc nhấn giọng các từ ngữ : công bằng , ngạc nhiên , xúc động , ôm chầm lấy nhau.

- Hiểu nghĩa từ mới như :công bằng , kì lạ . Hiểu được tình cảm của hai anh em .

- Hiểu ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi tình anh

doc 26 trang Người đăng huong21 Lượt xem 934Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 2 - Đinh Hoàng Lĩnh - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUÁƯN 15
Thứ 2
Tập đọc 
Tập đọc 
Toán
Đạo đức
Hai anh em 
Hai anh em 
100 trừ đi một số
Giữ gìn trường lớp sạch, đẹp.
Thứ 3
Thể dục
Toán
Kể chuyện 
Hát
Mĩ thuật
Trò chơi “ Vòng tròn “- Đi đều 
Tìm số trừ
Hai anh em 
Thứ 4
Tập đọc 
Toán
Chính tả
Thủ công 
Bé Hoa 
Đường thẳng
TC: Hai anh em 
Gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuân chiều 
Thứ 5
Thể dục
Tập viết 
Toán
Luyện từ và câu 
Bài thể dục phát triển chung - Trò chơi“ Vòng tròn “
Chữ hoa N
Luyện tập 
 Từ chỉ đặc điểm - Câu kiểu : Ai thế nào ? 
Thứ 6
Chính tả
 Tập làm văn
Toán 
TNXH
HĐ TT
Nghe viết : Bé hoa 
Kể về anh chị em. 
Luyện tập chung .
Nhận biết cây cối và các con vật. 
Sinh hoạt lớp. 
Tập đọc 
HAI ANH EM 
A/ Mục đích yêu cầu : 
1. Rèn kỉ năng đọc thành tiếng :
 - Đọc trơn toàn bài , chú ý các từ khó dễ lẫn do phương ngữ như : Dấu hỏi / ngã vần ôm / âm . Biết đọc nghỉ hơi các dấu câu và giữa các cụm từ .Đọc phân biệt được lời kể và suy nghĩ của người anh , người em . Đọc nhấn giọng các từ ngữ : công bằng , ngạc nhiên , xúc động , ôm chầm lấy nhau.
- Hiểu nghĩa từ mới như :công bằng , kì lạ . Hiểu được tình cảm của hai anh em .
- Hiểu ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi tình anh em luôn yêu thương , lo lắng , nhường nhịn nhau .
B / Chuẩn bị :
 Tranh minh họa sách giáo khoa , bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiết 1
 1.Bài cũ :
 - 2 HS đọc và TLCH bài: “ Tiếng võng kêu “ 
2.Bài mới 
 a) Phần giới thiệu :
Đưa tranh vẽ : - Tranh vẽ cảnh gì ?
 Hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp về tình cảm anh em trong gia đình qua bài “Hai anh em ” 
 b) Đọc mẫu 
-Đọc mẫu diễn cảm đoạn 1 và 2 .
-Đọc giọng kể cảm động nhấn giọng những từ ngữ gợi tả .
* Hướng dẫn phát âm : -Hướng dẫn tương tự .
- Yêu cầu đọc từng câu .
* Hướng dẫn ngắt giọng :- Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài , câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp .
* Đọc từng đoạn : 
-Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp .
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc .
* Thi đọc: -Mời các nhóm thi đua đọc .
-Lắng nghe nhận xét và ghi điểm .
* Đọc đồng thanh 
 -Yêu cầu đọc đồng thanh đoạn 1,2 
 c) Tìm hiểu nội dung 
-Yêu cầu lớp đọc thầm trả lời câu hỏi :
 -Ngày mùa đến họ đã chia nhau lúa ntn?
- Họ để lúa ở đâu ?
- Người em có suy nghĩ như thế nào ? 
- Nghĩ vậy và người em đã làm gì ?
- Tình cảm của người em đối với anh ntn?
-Người anh vất vả hơn em ở điểm nào ?
Tiết 2 
-Luyện đọc đoạn 3 , 4
-Đọc mẫu diễn cảm đoạn 3 và 4 .
* Hướng dẫn phát âm : -Hướng dẫn tương tự như đã giới thiệu ở bài tập đọc đã học 
- Yêu cầu đọc từng câu .
* Hướng dẫn ngắt giọng :- Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài , câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp .
* Đọc cả đoạn : 
-Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp .
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh .
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc .
* Thi đọc -Mời các nhóm thi đua đọc .
-Yc các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân 
* Đọc đồng thanh -Yêu cầu đọc đồng thanh
 - Yêu cầu đọc đoạn 3 ,4 trả lời câu hỏi :
- Người anh bàn với vợ điều gì ?
- Người anh đã làm gì sau đó ?
- Điều kì lạ gì đã xảy ra ?
- Theo người anh thì người em vất vả hơn mình ở chỗ nào ?
- Người anh cho thế nào là công bằng ?
- Những từ ngữ nào cho thấy hai anh em rất yêu quí nhau ?
- Tình cảm của hai anh em đối với nhau như thế nào ? 
* Anh em cùng một nhà nên yêu thương , lo lắng , đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh 
 đ) Củng cố dặn dò : 
- Gọi hai em đọc lại bài .
-Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới .
- Hai em lên bảng đọc 
-Vài em nhắc lại tựa bài
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .
- Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như giáo viên lưu ý .
-Rèn đọc các từ như : để cả , nghĩ ...
-Lần lượt nối tiếp đọc từng câu cho hết bài.
- Ngày mùa đến , / họ gặt rồi bó lúa / chất thành hai đống bằng nhau ,/ để cả ở ngoài đồng .//Nếu phần lúa của mình / bằng phần lúa của anh / thì thật không công bằng // 
-Từng em nối tiếp đọc đoạn 1 ,2 trước lớp .
- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
-Đọc từng đoạn trong nhóm .
- Các nhóm thi đua đọc bài 
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 1 và 2 của bài .
- Lớp đọc thầm đoạn 1 
- Chia lúa thành hai đống bằng nhau .
- Họ để lúa ở ngoài đồng .
- Anh mình còn phải nuôi vợ con . Nếu phần lúa của mình cũng bằng của anh thì thật không công bằng .
- Ra đồng lấy phần lúa của mình bỏ thêm vào phần lúa ủa anh .
- Rất yêu thương , nhường nhịn anh .
- Còn phải nuôi vợ con .
-Lớp lắng nghe đọc mẫu .Chú ý đọc đúng tư trong bài.
-Rèn đọc các từ như : vất vả , rất đỗi ngạc nhiên , ôm chầm ...
-Lần lượt nối tiếp đọc từng câu cho hết bài.
- Thế rồi / anh ra đồng / lấy lúa của mình / bỏ thêm vào phần của em . // 
-Từng em nối tiếp đọc đoạn 3,4 trước lớp .
- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
-Đọc từng đoạn trong nhóm .
-Các em khác lắng nghe và nhận xét 
- Các nhóm thi đua đọc bài 
- Lớp đọc thầm theo
- Em ta sống một mình vất vả . Nếu phần của ta bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng .
- Lấy lúa của mình bỏ vào phần lúa của người em.
-Hai đống lúa ấy vẫn bằng nhau .
- Em phải sống một mình .
- Phải chia cho em nhiều hơn .
- Họ xúc động ôm chầm lấy nhau .
- Hai anh em rất thương yêu nhau / Hai anh em luôn lo lắng cho nhau / Tình cảm hai anh em thật cảm động ...
- Hai em đọc lại cả bài .
- Anh em phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau .
- Hai em nhắc lại nội dung bài .
- Về nhà học bài xem trước bài mới .
Toán
100 TRỪ ĐI MỘT SỐ
A/ Mục tiêu :
- Biết thực hiện phép trừ dạng 100 trừ đi một số (100 trừ đi số có 2 chữ số, số có 1 chữ số ). Tính nhẩm 100 trừ đi một số tròn chục . 
- Aùp dụng để giải các bài toán có lời văn , bài toán ít hơn. 
B/ Chuẩn bị 
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
-Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà 
- Đặt tính và tính : 35 - 8; 81 - 45 
- 94 - 36 ; 45 - 9 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta sẽ thực hiện phép trừ dạng 100 trừ đi một số . 
 b) phép trừ 100 - 36 
- Nêu bài toán : Có 100 que tính bớt đi 36 que tính . còn lại bao nhiêu que tính ?
-Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
- Viết lên bảng 100 - 36 
* Yêu cầu 1 em lên bảng đặt tính tìm kết quả .
- Yêu cầu lớp tính vào nháp ( không dùng que tính ) .
- Ta bắt đầu tính từ đâu ?
- Hãy nêu kết quả từng bước tính ?
- Vậy 100 trừ 36 bằng bao nhiêu ?
-Yêu cầu nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 100 - 36 .
* Phép tính 100 - 5 
- Yêu cầu lớp không sử dụng que tính .
- Đặt tính và tính ra kết quả .
- Mời 1 em lên bảng làm .
- Yêu cầu lớp làm vào nháp .
- Yc lớp đọc lại cách trừ 100 trừ đi một số 
 c) Luyện tập :
Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
-Yêu cầu 3 em lên bảng mỗi em làm 1 phép tính .
- Yc nêu rõ cách làm 100 - 4 và 100 - 69 .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: - Yêu cầu 1 học sinh đọc đề.
- Mời một em nêu bài mẫu .
- H d học sinh cách nhẩm 100 - 20 = ?
- 100 là bao nhiêu chục ?
- 20 là mâý chục ?
- 10 chục trừ 2 chục bằng mấy chục ?
Vậy 100 trừ 20 bằng bao nhiêu ?
- Yêu cầu lớp nhẩm và nêu kết quả các phép tính còn lại.
Bài 3 : - Yêu cầu HS đọc đề bài .
- Bài toán cho biết gì ?
- Để giải được bài toán này ta phải thực hiện phép tính gì ? Vì sao ?
- Yêu cầu học sinh nêu tóm tắt bài toán và tự vẽ sơ đồ doạn thẳng vào vở .
- Gọi 1 em lên bảng làm bài .
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở . 
- Nhận xét bài làm học sinh . 
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Yc thực hiện điền số thích hợp vào ô trống .
- Nêu rõ cách điền .
- Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Hai em lên bảng mỗi em làm một bài .
-Vài em nhắc lại tựa bài.
- Quan sát và lắng nghe và phân tích đề toán .
- Thực hiện phép tính trừ 100 - 36
 - Đặt tính và tính .
 100 Viết 100 rồi viết 36 xuống dưới , 6 
- 36 thẳng cột với 0 ( đơn vị ) . Viết 3 thẳng 
 064 cột với 0 ( chục ).Viết dấu trừ và vạch kẻ ngang . Trừ từ phải sang trái . 0 không trừ được 6 lấy 10 trừ 6 bằng 4 . Viết 4 , nhớ 1 .
 3 thêm 1 bằng 4 , 0 không trừ được 4 lấy 10 trừ 4 bằng 6 , viết 6 nhớ 1 .
1 trừ 1 bằng 0 , viết 0 .
- 100 trừ 36 bằng 64 .
- Nhiều em nhắc lại cách trừ 100 - 36.
100 Viết 100 rồi viết 5 xuống dưới , 5 thẳng 
- 5 cột với 0 ( đơn vị ) Viết dấu trừ và vạch 
 95 kẻ ngang . Trừ từ phải sang trái . 0 không trừ được 5 lấy 10 trừ 5 bằng 5 . Viết 5 , nhớ 1 .0 không trừ được trừ 1 lấy 10 trừ 1 bằng 9 , viết 9. Vậy 100 trừ 5 bằng 95.
- Lớp đọc lại cách trừ 100 trừ đi một số .
- Một em đọc đề bài .
- Tự làm bài vào vở , 3 em làm trên bảng 
 100 100 100
 - 4 - 22 - 69
 96 78 39
- Em khác nhận xét bài bạn .
- Tính nhẩm :
- Một em đọc mẫu : 100 trừ 20 bằng 80.
- 100 là 10 chục .
- 20 là 2 chục .
- Bằng 8 chục .
- Vậy 100 trừ 20 bằng 80 .
- Tự nhẩm và ghi kết quả vào vở . 
-Đọc chữa bài .
- Đọc đề .
- Buổi sáng bán 1 ... ính .
- Ở lớp làm bài vào vở .
 32 61 44 53 94 30
 -25 -19 - 8 - 29 - 57 - 6
 7 42 36 24 37 24
- Đọc yêu cầu đề bài .
- Tính .
- Tính trừ trái sang phải .
- 4 em lên bảng làm mỗi em 1 phép tính .
- Ở lớp làm bài vào vở .
 42 - 12 - 8 = 12 ; 36 + 14 - 28 = 22
 58 - 24 - 6 = 28 ; 72 - 36 + 24 = 12
- Em khác nhận xét bài bạn trên bảng 
- Đọc đề : Tìm x
- x là số hạng . Tìm số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết 
- x là số bị trừ, tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng số trừ .
- x là số trừ, tìm số trừ lấy số bị trừ trừ đi hiệu 
x + 14 = 40 52 - x = 17 x - 22 = 38 
x = 40 - 14 x = 52 - 17 x = 22 + 38 
x = 26 x = 35 x = 60
- Nhận xét bài bạn trên bảng .
- Đọc yêu cầu đề bài .
- Toán ít hơn .
- 1 em lên bảng làm bài .
 65 cm
Đỏ : 
 17 cm
Xanh : 
Bài giải
Băng giấy màu đỏ dài là :
65 - 17 = 48 ( cm ) 
 Đ/S : 48 cm
- Hai em nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập .
- Về học bài và làm các bài tập còn lại .
Tự nhiên xã hội 
 TRƯỜNG HỌC 
A/ Mục tiêu :
- Trường học gồm có nhiều phóng học, một số phòng làm việc, thư viện, phòng truyền thống , phòng y tế ,... Có sân trường , vườn trường , khu vệ sinh ...Một số hoạt động thường diễn ra ở lớp học ( học tập ...) thư viện ( đọc sách báo ...) phòng truyền thống , phòng ý tế .
- Tên trường , địa chỉ của trường mình và ý nghĩa của tên trường nếu có . Mô tả một cách đơn giản về cảnh quan của trường ( vị trí lớp học , phòng học , sân chơi , vườn trường ...) . Tự hào và yêu quý trường của mình . Có ý thức giữ gìn và làm đẹp trường mình học .
B/ Chuẩn bị : Tranh vẽ SGK trang 32, 33 . 
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ : - Gọi 3 em lên bảng trả lời nội dung bài
 “ Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà “ 
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
Yêu cầu lớp trả lời câu đố : “ Là nhà mà chẳng là nhà . Đến đây để học cũng là để chơi . Có bao bạn tốt tuyệt vời . Thầy cô dạy bảo ta thời lớn khôn .” Nói về nơi nào ?
- Đó chính là nội dung bài học hôm nay .
 b)Hoạt động 1 :Tham quan trường học .
*Bước 1: -Cho lớp đi tham quan cảnh quan trường học và trả lời câu hỏi .
- Trường của chúng ta có tên là gì ? Nêu địa chỉ của trường ? Tên trường ta có ý nghĩa gì ?
- Trường ta có bao nhiêu lớp lớp học ?
-Khối 5 gồm mấy lớp ?Khối 4 gồm mấy lớp ?Khối 3 gồm mấy lớp ?Khối 2 gồm mấy lớp ?Khối 1 gồm mấy lớp ?
- Cách sắp xếp lớp học như thế nào ? 
- Cho quan sát sân trường và vườn trường .
 Bước 2 : - Tổng kết buổi tham quan .
-Chúng ta vừa tìm hiểu về những gì của nhàtrường
- Nêu ý nghĩa tên trường ?
- Nêu đặc điểm của sân trường , vườn trường ?
 Bước 3: Giáo viên rút kết luận .
 c) Hoạt động 2 : Làm việc với SGK.
* Bước 1: - Yêu cầu Làm việc theo cặp quan sát các hình trang 33 SGK thảo luận trả lời câu hỏi :
- Cảnh bức tranh thứ nhất diễn ra ở đâu ? 
- Các bạn đang làm gì ?
- Cảnh của bức tranh thứ hai diễn ra ở đâu ? Tại sao em biết ?
- Các bạn học sinh đang làm gì ?
- Phòng truyền thống của nhà trường có những gì ?
- Em thích phòng nào nhất ? Tại sao ?
* Bước 2: - Yc các nhóm lên trình bày kết quả .
Lắng nghe , nhận xét bổ sung ý kiến học sinh .
 d) Hoạt động 3 : Trò chơi hd viên du lịch .
* Bước 1 : - Hướng dẫn cách chơi .
- Yêu cầu một số em đóng vai 
- Một số em đóng vai thư viện .
- Một số em đóng làm phòng y tế .
- Một số em đóng làm phòng truyền thống .
* Bước 2:- Yêu cầu các nhóm lên trình diễn .
- Nhận xét về cách xử lí của học sinh .
 e) Củng cố - Dặn dò:
-Nhắc nhớ HS vận dụng bài học vào cuộc sống .
- Nhận xét tiết học, xem trước bài mới .
- Ba em nêu cách giữ gìn vệ sinh và cách phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. 
- HS giải câu đố . Nói về trường học . 
- Vài em nhắc lại tựa bài
- Lớp tập trung ở cổng trường thực hành tham quan và thảo luận 
- Đọc tên trường , Nêu địa chỉ và ý nghĩa của tên trường .
- Quan sát để đếm số lớp học .
-Nêu số lớp của các khối 5 , 4, 3, 2, 1 
- Các lớp trong từng khối được đặt nằm cạnh nhau .
- Quan sát sân trường , và nêu nhận xét rộng hay hẹp , trồng các loại cây gì , có những gì. 
- Tên trường , ý nghĩa của tên trường 
- Các lớp lớp học , các phòng làm việc .
- Nêu đặc điểm của sân trường 
- Các cặp quan sát hình 33 tiến hành trao đổi .
- Ở trong lớp học .
- Các bạn đang học tập .
- Ở phòng truyền thống . Vì trong phòng có treo lá cờ và tượng Bác Hồ .
- Các bạn đang quan sát mô hình , ...
- Học sinh nêu .
- Nêu theo ý thích của bản thân .
- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét bổ sung nếu có .
- Các nhóm trao đổi thảo luận trongnhóm phân vai để lên diễn xuất trước lớp. 
- Cử đại diện lên đóng vai .
- Lớp lắng nghe nhận xét cách diễn xuất của từng nhóm . 
- Hai em nêu lại nội dung bài học .
-Về nhà học thuộc bài và xem trước bài 
SINH HOẠT LỚP
1.Đánh giá hoạt động:
- HS đi học đều, đúng giờ, chăm ngoan, 
- Vệ sinh trường, lớp, thân thể sạch đẹp.
- Lễ phép, biết giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết bạn bè.
- Ra vào lớp có nề nếp. Có ý thức học tập tốt như: Thảo, Như, Lê Phúc, Trinh, Huệ,...
- Học tập tiến bộ như: Hoàng, Tú,Mơ, Thu,...
- Bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học như: Thoại học tập không tiến bộ. 
- Đồ dùng học tập thiếu như: Duy, Hoàng.
- Hay nói chuyện riêng trong lớp: Thoại, Tú, Thuyết. 
2. Kế hoạch:
- Duy trì nề nếp cũ.
- Giáo dục HS kính trọng và biết ơn anh bộ đội Cụ Hồ.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường cũng như ở nhà.
- Duy trì phong trào “Rèn chữ giữ vở”.
- Có đầy đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
- Tự quản 15 phút đầu giờ tốt.
- Phân công HS giỏi kèm HS yếu.
- Hướng dẫn học bài, làm bài ở nhà, ôn tập tốt thi học kì 1.
- Động viên HS tự giác học tập. 
3. Sinh hoạt văn nghệ: Đạo đức 
 TRẢ LẠI CỦA RƠI (T1)
A/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức :Giúp học sinh hiểu được : Nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất . Trả lại của rơi là thật thà , sẽ được mọi người quí trọng .
2. Thái độ , tình cảm : Quí trọng những người thật thà , không tham của rơi . Đồng tình , ủng hộ và noi gương những hành vi không tham của rơi . 
3. Hành vi : Trả lại của rơi khi nhặt được .
 B /Chuẩn bị :
- Nội dung tiểu phẩm cho hoạt động 1 - Tiết 1 . Phiếu học tập , hoạt động 2 - Tiết 2
- Các mảnh bìa cho trò chơi “ Nếu ... thì “ Phần thưởng . 
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 2.Bài mới: 
* Hoạt động 1: Phân tích tình huống . 
- Yêu cầu 1 nhóm hs chuẩn bị tiểu phẩm lên trình bày trước lớp . 
- Trước hoàn cảnh đó hai bạn Nam và Hải làm gì bây giờ ?
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận đưa ra cách xử lí và sắm vai . 
- Yêu cầu một vài nhóm lên sắm vai .
- Nhận xét cách giải quyết tình huống các nhóm .
- Nhận xét cách giải quết tình huống của các nhóm đưa ra .
- Đưa ra đáp án đúng : Trong trường hợp này hai bạn nên trả lại cho người bị mất là đúng . Nếu không gặp được chị đó có thể nhờ người bán hàng đưa lại .
* Kết luận : - Khi nhặt được của rơi cần trả lại cho người mất .
 * Hoạt động 2 Nhận xét hoạt động .
- Phát phiếu cho các nhóm .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập đã ghi sẵn trong phiếu . Điền Đ hay S vào trước các ý . 
- Nhận xét tổng hợp các ý kiến của học sinh và đưa ra kết luận chung cho các nhóm . 
*Kết luận : Nhặt được của rơi cần trả lại cho người mất . Làm như thế sẽ không chỉ mang lại niề vui cho người khác mà còn mang lại niềm vui cho bản thân mình .
* Hoạt động 3 Trò chơi : “ Nếu ...thì “
- Phổ biến luật chơi : - Hai dãy chia làm hai đội . 
 - Dãy giữa làm ban giám khảo .
- Phát cho 2 dãy các mảnh bìa ghi sẵn các câu ; nhiệm vụ của các đội phải tìm được cặp tương ứng để ghép thành các câu đúng .
1/ Nếu em nhặt đựơc ví
tiền 
a/ thì em sẽ đem gửi trả lại cho anh ( chị)
2/ Nếu em nhặt được cây viết bạn bỏ quên 
b/ thì em sẽ đem trả lại cho bạn
3/ Nếu em nhặt được tiền ở sân trường 
c/ thì em sẽ gửi trả lại người mất 
4/ Nếu em nhặt được cây thước rất đẹp 
d/ thì em sẽ đem nộp cho thầy tổng phụ trách 
 Củng cố dặn dò :
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn học sinh về nhà hoàn thành phiếu điều tra để tiết sau báo cáo trước lớp . 
- Mộtnhóm lên trình bày tiểu phẩm với nội dung : Hai bạn Hải và Nam vào cửa hàng mua sách vở . Môt người phụ nữ sau khi mua đánh rơi ví tiền . Trong lúc đó quầy sách rất đông khách , chẳng ai đẻ ý đến hai bạn cả .
- Các nhóm thảo luận hoàn thành các tình huống 
- Cử một số đại diện lên sắm vai để giải quyết tình huống .
-Các nhóm khác nhận xét và bổ sung .
- Hai em nhắc lại .
 - Các nhóm thảo luận .
-Lần lượt cử đại diện lên trình bày trước lớp. 
a/ (Đ) Trả lại của rơi là thật thà , tốt bụng .
b/ (S) Trả lại của rơi là ngốc ngếch .
c/ (S)Chỉ trả lại của rơi khi món đồ đó giá trị
d/ ( S) Không cần trả lại của rơi .
-Các nhóm khác theo dõi và nhận xét .
- Hai em nhắc lại ghi nhớ .
-Lớp thực hành thảo luận sau đó cử đại diện lên bảng dán .
- Đáp án : 
- Câu 1 với ý c .
- Câu 2 với ý b .
- Câu 3 với ý d .
- Câu 4 với ý c .
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét nhóm bạn bổ sung nếu có .
-Về nhà sưu tầm , các mẩu chuyện về việc làm nhặt được của rơi tìm người trả lại của bản thân em hoặc của người khác mà em biết để tiết sau trình bày trước lớp .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15.doc