Bài soạn lớp 2 - Đinh Hoàng Lĩnh - Tuần 4

Bài soạn lớp 2 - Đinh Hoàng Lĩnh - Tuần 4

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 - HS biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

 - Hiểu nội dung: Không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái. (trả lời được các CH trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 -Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa, phiếu thảo luận , bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1014Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 2 - Đinh Hoàng Lĩnh - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai, ngày 24 tháng 9 năm 2012
Tập đọc 
Tiết 11+12: BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
 - HS biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 - Hiểu nội dung: Không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái. (trả lời được các CH trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 -Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa, phiếu thảo luận , bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TIẾT 1
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ :
 - Kiểm tra 2 học sinh . 
2.Bài mới 
a) Phần giới thiệu :
 - Ghi tên bài lên bảng 
 b) Luyện đọc đoạn 1, 2 
 - Đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
 - Đọc giọng kể cảm động nhấn giọng những từ ngữ thể hiện được từng vai trong chuyện.
 - Gọi một em đọc lại đoạn 1 và 2 
* Hướng dẫn phát âm 
 - Rèn đọc các từ như : chặn lối, chạy như bay,..
* Hướng dẫn ngắt giọng:
 - Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài, câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp.
* Đọc từng đoạn : 
 - Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp.
 - Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh 
 - Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
 - Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc 
* Thi đọc:
 - Mời các nhóm thi đua đọc .
 - Yêu cầu các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân 
 - Lắng nghe nhận xét và ghi điểm .
* Tìm hiểu nội dung đoạn 1 và 2 
 - Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1,2 trả lời câu hỏi :
 - Hà đã nhờ mẹ làm gì?
 - Khi Hà đến trường các bạn đã khen hai bím tóc của em như thế nào? 
- Tại sao đang vui vẻ như vậy mà Hà lại khóc?
Tuấn đã trêu Hà như thế nào? 
 - Em nghĩ như thế nào về trò đùa của Tuấn ?
 TIẾT 2:
b) Luyện đọc đoạn 3, 4 
 - Đọc mẫu diễn cảm bài.
 - Đọc giọng kể cảm động nhấn giọng những từ ngữ thể hiện được từng vai trong chuyện.
 - Gọi một em đọc lại đoạn 3 và 4
* Hướng dẫn phát âm : 
 - Rèn đọc các từ như : ngượng nghịu , đẹp lám, nước mắt, nín, xin lỗi, ngước, mắt, đối xử 
* Hướng dẫn ngắt giọng :
 - Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài, câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp .
* Đọc từng đoạn : 
 - Yêu cầu tiếp nối đọc từng đoạn trước lớp .
 - Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh.
 - Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
 - Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc.
* Thi đọc
 - Mời các nhóm thi đua đọc.
 - Yêu cầu các nhóm thi đọc cá nhân 
 - Lắng nghe nhận xét và ghi điểm .
* Tìm hiểu nội dung đoạn 3 và 4 
 - Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi :
 - Thầy giáo đã làm Hà vui lên bằng cách nào?
 - Theo em vì sao lời khen của thầy lại làm Hà vui và không khóc nữa? 
 - Tan học Tuấn đã làm gì? 
 - Từ ngữ nào cho thấy Tuấn đã rất xấu hổ khi trêu chọc Hà ?
 - Thầy giáo đã khuyên Tuấn điều gì? 
c) Thi đọc truyện theo vai :
 - Hướng dẫn đọc theo vai. Phân lớp thành các nhóm mỗi nhóm 7 - 8 em.
 - Chú ý giọng đọc từng nhân vật.
 - Theo dõi luyện đọc trong nhóm .
 - Yêu cầu lần lượt các nhóm thể hiện.
 - Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh.
 đ) Củng cố dặn dò: 
 - Bạn Tuấn trong chuyện đáng chê hay đáng khen? Vì sao? 
 - Giáo viên nhận xét đánh giá .
 - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới .
- Đọc thuộc lòng bài “ Gọi bạn” và trả lời câu hỏi của giáo viên
- Vài em nhắc lại tên bài
- Lớp lắng nghe đọc mẫu. Đọc chú thích.
- Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như giáo viên lưu ý.
- Một em đọc lại 
- HS luyện đọc từ khó.
- Khi Hà đến trường, /mấy bạn gái cùng lớp reo lên :// “ Ai chà ! // Bím tóc đẹp quá !// Vì vậy , / mỗi lần cậu kéo bím tóc,/cô bé lại loạngchoạng / và cuối cùng, / ngã phịch xuống đất .//
- Từng em nối tiếp đọc đoạn 1,2 trước lớp .
- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
- Đọc từng đoạn trong nhóm. Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc.
- Các nhóm thi đua đọc bài ( đọc đồng thanh và cá nhân đọc .
- Một em đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm đoạn 1và 2 trả lời câu hỏi .
- Hà nhờ mẹ tết cho hai bóim tóc nhỏ mỗi bím buộc một chiếc nơ xinh xinh .
- Ai chà chà ! Bím tóc đẹp quá .
- Vì Tuấn sấn đến trêu Hà .
- Tuấn kéo bím tóc Hà làm Hà đau khi Hà ngã xuống đất Tuấn còn đùa dai.
- Tuấn đã không tôn trọng bạn , Tuấn không biết cách chơi với bạn ...
- Lớp lắng nghe đọc mẫu .Đọc chú thích .
- Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như giáo viên lưu ý.
- Một em đọc lại 
- HS luyện đọc từ khó.
- Đừng khóc,/ tóc em đẹp lắm !// Tớ xin lỗi / vì lúc nãy,/ kéo bím tóc của bạn.//.//
- Từng em nối tiếp đọc đoạn 3, 4 trước lớp .
- Đọc từng đoạn trong nhóm .Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc .
- Các nhóm thi đua đọc bài ( đọc cá nhân)
- Một em đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm đoạn 3 trả lời câu hỏi .
- Thầy khen hai bím tóc của Hà rất đẹp 
- Vì lời khen của thầy giúp Hà trở nên tự tin , tự hào về bím tóc của mình.
- Tuấn đến gặp Hà và xin lỗi Hà.
- Tuấn gãi đầu ngượng nghịu.
- Thầy khuyên Tuấn phải đối xử tốt với các bạn gái. 
- Các nhóm tự phân ra các vai 
- Luyện đọc trong nhóm 
- Thi đọc theo vai.
- Bạn đáng chê vì đã nghịch ác với bạn Hà nhưng đáng khen vì đã biết nhận lỗi và biết xin lỗi bạn.
	Rút kinh nghiệm : .........................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
 Tiết 16: 29 + 5
A. MỤC TIÊU:
 - HS biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5.
 - Biết số hạng, tổng.
 - Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông.
 - Biết giải bài toán bằng 1 phép cộng.
B. ĐỒ DÙNG:
 - 3 thẻ chục và 14 que tính
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
 - Đặt tính và tính: 
9 + 3 = 
9 + 5 = 
9 + 7 =
9 + 8 =
3. Bài mới:
 a. Hoạt động1: Gthiệu phép cộng 29 +5
 - Nêu bài toán: Có 29 que tính, lấy thêm 5 que nữa. Tất cả có bao nhiêu que tính?
 - HD HS thao tác trên que tính để tìm ra kết quả: 29 + 5.
 - HD đặt tính theo cột dọc
 b. Hoạt động 2: Thực hành
* Bài 1( cột 1, 2, 3):
 - Yêu cầu HS làm vào vở nháp.
 - Gọi HS nêu miệng.
 - Nhận xét
* Bài 2(a, b):
 - Yêu cầu HS làm vào vở.
 - Lưu ý cách đặt tính
* Bài 3:
 - Gọi HS nêu y/c của bài
 - GV nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò:
* Trò chơi: Tính nhanh
29 + 1 + 5 =
29 + 6 =
 - Nhận xét, tuyên dương.
* Dăn dò: Về ôn lại bài.
- Hát
- HS làm bảng con
- Nhận xét
- Nêu lại bài toán
- Thao tác trên que tính
- HS nêu cách tính
- HS làm vở nháp.
- HS nêu kết quả.
- HS làm vào vở
- 2- 3 HS làm trên bảng lớp
- Đổi vở - chữa bài
- 1 HS nêu.
- HS dùng bút chì nối các điểm để có HV.
- HS tham gia chơi.
Rút kinh nghiệm : .........................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2012
Tự nhiên và xã hội
Tiết 4: LÀM GÌ ĐỂ XƯƠNG VÀ CƠ PHÁT TRIỂN TỐ
I. MỤC TIÊU:
- Biết đươc tập thể dục hằng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt.
- Biết đI, đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh vẽ các hình trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ : 
 - Gọi 3 em lên bảng trả lời nội dung bài “Hệ cơ”
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
 *Hoạt động 1 : Làm gì để xương và cơ phát triển tốt .
 * Bước 1 : Làm việc theo cặp
 - Yêu cầu quan sát hình vẽ 1, 2, 3, 4 , 5 sách giáo khoa chỉ và nói cho nhau nghe về nội dung mỗi hình .
 - Yêu cầu các nhóm làm việc .
*Bước 2 : Hoạt động cả lớp .
 - Yêu cầu một số em lên bảng thực hành hỏi và đáp các câu hỏi về nội dung các tranh.
* Giáo viên rút kết luận như sách giáo khoa.
*Hoạt động 2 : Trò chơi : Nhấc một vật .
 * Bước 1 : Giáo viên làm mẫu nhấc một vật như hình 6 trang 11 đồng thời phổ biến cách chơi .
*Bước 2 : Tổ chức cho lớp chơi.
 - Yêu cầu lớp chia thành hai đội, các đội có số người như nhau .
 - Hô : “ Bắt đầu” để hai đội thi .
 - Yêu cầu 2 em lên nhấc mẫu trước lớp. Lớp quan sát và góp ý.
 - Quan sát nhận xét những học sinh thực hiện đúng cách nhấc vật nặng .
* Giáo viên làm mẫu lại cả động tác nhấc đúng và nhấc sai để học sinh quan sát so sánh .
 d) Củng cố - Dặn do:
 - Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày .
 - Nhận xét tiết học dặn học bài , xem trước bài mới .
- Ba em lên bảng chỉ tranh và kể tên, nêu vai trò của hệ cơ đối với các hoạt động.
- Lắng nghe. Vài em nhắc lại tên bài
- Lớp mở sách quan sát hình vẽ hệ cơ .
- Mỗi nhóm 2 em ngồi quay mặt vào nhau nói cho nhau nghe những nội dung được thể hiện trong mỗi hình .
- Một số em lên thực hành hỏi và đáp trước lớp.
- Nhắc lạ.
- Quan sát giáo viên làm mẫu .
- Theo dõi bạn làm mẫu và nhận xét .
- Lớp chia thành hai đội, có số người bằng nhau. Mỗi đội xếp thành một hàng dọc đứng vào vạch qui định .
- Lần lượt mỗi đội một em lên thi nhấc vật nặng đưa về cuối hàng .
- Theo dõi nhận xét những bạn nhấc đúng cách và những bạn nhấc chưa đúng cách .
- Quan sát so sánh về cách nhấc vật nặng .
- Hai em nêu lại nội dung bài học.
- Về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới. 
Rút kinh nghiệm : .........................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Tiết 17: 49 + 25
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 49 + 25.
 - Biết giải bài toán bằng 1 phép cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Bảng gài - que tính . Bảng phụ viết nội dung bài tập 2 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ :
 - Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà 
 - Yêu cầu đặt tính và thực hiện 69 + 3 và 39 + 7, nêu cách làm đối với phép tính 39 + 7 
 - Tính và đặt tí ... ...................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu, ngày 28 tháng 9 năm 2012
Mỹ Thuật
Tập viết
Tiết 4: CHỮ HOA C
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
 	Viết đúng chữ hoa C (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Chia (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Chia ngọt sẻ bùi (3 lần)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 Mẫu chữ hoa C đặt trong khung chữ . Vở tập viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu lớp viết vào bảng chữ B và chữ Bạn. 
- Gọi hai em lên bảng viết chữ cái hoa B cụm từ ứng dụng Bạn bè sum họp .
- Giáo viên nhận xét đá
 2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn viết chữ hoa:
*Quan sát số nét quy trình viết chữ C:
-Yêu cầu quan sát mẫu và trả lời :
- Chữ hoa C cao mấy đơn vị, rộng mấy đơn vị chữ?
- Chữ hoa C gồm mấy nét? Đó là những nét nào? 
- Chỉ theo khung hình mẫu và giảng quy trình viết chữ C cho học sinh như sách giáo khoa .
- Viết lại qui trình viết lần 2 .
*Học sinh viết bảng con 
- Yêu cầu viết chữ hoa C vào không trung và sau đó cho các em viết vào bảng con .
*Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng :
-Yêu cầu một em đọc cụm từ .
*Quan sát, nhận xét :
- Cụm từ gồm mấy tiếng? Là những tiếng nào?
- Những chữ nào có chiều cao bằng 1 đơn vị ? 
- Những chữ nào có chiều cao bằng 1 đơn vị rưỡi?
- Những chữ còn lại cao mấy đơn vị chữ ?
- Yêu cầu quan sát vị trí các dấu thanh.
*Viết bảng : 
- Yêu cầu viết chữ Chia vào bảng
- Theo dõi sửa cho học sinh . 
* Hướng dẫn viết vào vở:
- Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.
d)Chấm chữa bài 
- Chấm từ 5 - 7 bài học sinh.
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 
 đ) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà hoàn thành nốt bài viết trong vở .
- Lên bảng viết các chữ theo yêu cầu.
- Lớp thực hành viết vào bảng con .
- Lắng nghe. Vài em nhắc lại tên bài.
- Học sinh quan sát.
- Cao 5 ô li, rộng 4 ô li.
- Chữ C gồm 1 nét nét liền.
- Quan sát theo giáo viên hướng dẫn 
 giáo viên 
- Lớp theo dõi và cùng thực hiện viết vào không trung sau đó bảng con .
- Đọc : Chia ngọt sẻ bùi .
- Gồm 4 tiếng : Chia, ngọt,sẻ, bùi 
Chữ i , a, n , o , s , e , u , 
- Chữ t 
- Các chữ còn lại cao 2 đơn vị rưỡi là: C , h , g , b.
- Thực hành viết vào bảng .
- Viết vào vở tập viết theo yêu cầu. 
- Nộp vở từ 5- 7 em để chấm điểm.
- Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm : .........................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn
Tiết 4: TẬP NÓI LỜI CẢM ƠN - XIN LỖI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2)
 - Nói dược 2, 3 câu ngắn về nội dung bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn, xin lỗi (BT3).
 - HS khá, giỏi làm được BT4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Tranh minh họa bài tập 3
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 em lên bảng kể lại câu chuyện “ Gọi bạn” theo tranh minh họa 
- Đọc danh sách tổ mình trong bài TLV tiết trước 
- Nhận xét cho điểm 
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài : 
 b. Hướng dẫn làm bài tập :
*Bài 1: 
- Gọi 1 học sinh đọc bài tập .
- Em sẽ nói thế nào khi bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa?
- Nhận xét tuyên dương những em biết nói lời cảm ơn lịch sự .
- Hướng dẫn tương tự với các tình huống còn lại .
- Sau mỗi em nói gọi em khác nhận xét bổ sung . 
-Lắng nghe chỉnh sửa cho học sinh.
*Bài 2: 
- Mời một em đọc nội dung bài tập 2.
- Hướng dẫn tương tự như bài tập 1.
- Nhắc nhớ học sinh khi nói lời xin lỗi cần có thái độ thành khẩn.
- Mời hai đội, mỗi đội cử 2 bạn lên bảng tập nói.
- Yêu cầu dưới lớp quan sát nhận xét.
* Bài 3 : 
- Yêu cầu đọc đề bài.
- Treo bức tranh 1 lên bảng và hỏi :
- Tranh vẽ gì ?
- Khi nhận được quà bạn nhỏ phải nói gì?
- Hãy dùng lời của em kể lại bức tranh này , trong đó có sử dụng lời cảm ơn .
- Yêu cầu nhiều bạn nối tiếp đứng lên nhìn tranh tập nói .
- Lắng nghe và nhận xét bài làm học sinh .
* Bài 4: 
 - Yêu cầu học sinh tự viết vào vở những điều đã nói ở trên dựa theo một trong hai bức tranh .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
c) Củng cố - Dặn do:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
- Hai em lần lượt trả lời trước lớp.
- HS1 : Kể chuyện “ Gọi bạn” theo tranh 
- HS2 đọc danh sách tổ mình 
- Lắng nghe, vài em nhắc lại tên bài .
- Một em đọc yêu cầu đề bài . 
- Cám ơn bạn ! Mình Cám ơn bạn ! Cám ơn bạn nhé ! Bạn thật tốt không có bạn thì mình bị ướt hết rồi .
- Theo dõi nhận xét bạn .
- Cô giáo cho em mượn cuốn sách : - Em cám ơn cô ! Em xin cám ơn cô ạ ! 
- Em khác nhận xét bài bạn.
- Đọc đề bài.
- Lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
- Em lỡ bước giẫm vào chân bạn : - Ôi ! Tớ xin lỗi bạn !/ Tớ xin lỗi bạn nhé ! / Ôi, Mình vô ý quá cậu cho mình xin lỗi nhé !
- Nhận xét thứ tự các câu văn : b - d - a - c.
- Đọc yêu cầu đề bài .
- Quan sát và nêu :
- Một bạn nhỏ đang được nhận quà của mẹ 
- Bạn phải cảm ơn mẹ.
- Một số em nói.
- Mẹ mua cho Ngọc một con gấu bông rất đẹp . Ngọc đưa hai tay ra nhận và lễ phép nói : “Con cám ơn mẹ !”
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn .
- HS khá, giỏi làm BT4
- Hai em nhắc lại nội dung bài học .
- Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
Rút kinh nghiệm : .........................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
Tiết 20: 28 + 5 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5. 
 - Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
 - Biết giảI bài toán bằng một phép cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Bảng gài - que tính. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ :
- Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà 
+HS1 : đọc thuộc lòng bảng các công thức 8 cộng với 1 số .
+ HS2: Tính nhẩm : 8 + 3 + 5 ; 8 + 4+2 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
b) Giới thiệu phép cộng 28 + 5
- Nêu bài toán : có 28 que tính thêm 5 que tính . Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
- Muốn biết tất cả có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào? 
* Tìm kết quả : 
- Yêu cầu lấy 2 bó que tính và 8 que tính .
- GV: Có 28 que tính, đồng thời viết 2 vào cột chục 8 vào cột đơn vị .
- Yêu cầu lấy thêm 5 que tính.
- Đồng thời gài 5 que tính lên bảng gài dưới 8 que tính và viết 5 vào cột đơn vị ở dưới 8 và nói :
 - Thêm 5 que tính .
 - Nêu : 8 que tính rời với 2 que tính rời là 10 que tính, bó lại thành một chục. 2 chục ban đầu với 1 chục là 3 chục. 3 chục với 3 que tính rời là 33 que. Vậy 28 + 5 = 33 
* Đặt tính và tính :
- Gọi một em lên bảng đặt tính và tính .
- Yêu cầu nêu lại cách làm của mình .
c. Luyện tập :
*Bài 1(cột 1, 2, 3): 
- Yêu cầu 1 em đọc đề bài.
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
- Yêu cầu 1 em lên bảng làm.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
*Bài 3: 
- Yêu cầu 1 em đọc đề.
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
- Mời một em lên chữa bài .
- Tóm tắt : Gà : 18 con 
 Vịt : 5 con 
 Gà và Vịt : ...con?
- Nhận xét bài làm của học sinh.
*Bài 4: 
- Yêu cầu 1 em đọc đề.
- Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài 5 cm? 
- Yêu cầu lớp tự vẽ vào vở.
- Mời một em lên vẽ trên bảng.
- Gọi học sinh nêu tên đoạn thẳng vừa vẽ được 
d) Củng cố - Dặn dò:
*Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- Hai em lên bảng mỗi em thực hiện theo một yêu cầu của giáo viên.
- Nhận xét bài bạn .
- Lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- Lắng nghe và phân tích bài toán .
- Ta thực hiện phép cộng 28 + 5 
- Quan sát và lắng nghe giới thiệu .
- Lấy 28 que tính để trước mặt .
- Lấy thêm 5 que tính 
- Làm theo các thao tác như giáo viên sau đó đọc kết quả 28 cộng 5 bằng 33 
28 * Viết 28 rồi viết 5 xuống dưới sao +5 cho 5 thẳng cột với 8 viết dấu + 
 33 kẻ vạch ngang. Cộng từ phải sang trái: 8 cộng 5 bằng 13 viết 3 thẳng cột với 8 và 5 nhớ 1, 2 thêm 1 bằng 3 viết 3 vào cột chục .
 * Vậy : 28 + 5 = 33 
- Một em đọc đề bài.
- Tự làm bài vào vở, hai em ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra chéo bài nhau.
- Em khác nhận xét bài bạn.
- Đọc đề.
- Lớp thực hiện vào vở.
- Một em lên bảng giải bài .
- Nhận xét bài làm của bạn.
* Giải : Số con gà và vịt có là :
 18 + 5 = 23 ( con )
 Đ/S : 23 con.
- Một em đọc đề bài 
- Dùng bút viết chấm 1 điểm trên giấy đặt vạch số 0 của thước trùng với điểm vừa chấm tìm vạch chỉ 5 cm trên thước chấm điểm thứ 2 nối 2 điểm lại với nhau.
- HS tự vẽ vào vở.
- 1 HS lên bảng vẽ.
- Lớp theo dõi và chỉnh sửa .
- 1 HS nêu.
- Hai em nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập.
Rút kinh nghiệm : .........................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 4
	- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt
	- GD HS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II Nội dung sinh hoạt
1 GV nhận xét ưu điểm :
	- Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh sạch sẽ
	- Thực hiện tốt nề nếp lớp, xếp hàng ra vào lớp nhanh
- Trong lớp chú ý nghe giảng : 
- Có nhiều tiến bộ về đọc : 
	- Cần rèn thêm về đọc : 
2 Đề ra phương hướng tuần 5
	- Duy trì nề nếp lớp
	- Học tập
	- Lao dộng
	- Chuyên cần	
Duyệt BGH
	 Ngày duyệt : .
 Nội dung: 
 Phương pháp : .
 Hình thức :
P/ HT
 Trần Ngọc Hiển

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc