Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 12

Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 12

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

A.TẬP ĐỌC :

-Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

-Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc.

(HS khá giỏi nêu được lí do chọn một tên truyện ở câu hỏi5)

-Học sinh thấy được tình cảm gắn bó giữa thiếu nhi miền Nam với các bạn thiếu nhi miền Bắc .

 

doc 46 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 981Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ
Môn học
Mục bài dạy
2
8/11/2010
Tập đọc
Tậâp đọc+KC
Toán
Nắng phương Nam
Nắng phương Nam
Luyện tập
3
9/11/2010
Toán
Chính tả
L. Tiếng việt
Thể dục
So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
(Nghe- viết):Chiều trên sông Hương.
Luôn nghĩ đến miền Nam
Ôn các động tác thể dục đã học. Trò chơi:
4
10/11/2010
Tập đọc 
Toán
 Đạo đức
Luyện toán
Cảnh đẹp non sông
Luyện tập
Tích cực tham gia việc trường, việc lớp.
Nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số
5
11/11/2010
LTvà câu
Toán
Luyện T. việt
Ôn về từ chỉ họat động trạng thái. So sánh
Bảng chia 8
Oân; Nói về quê hương
6
12/11/2010
Tập làm văn
Toán
HĐTT+SHL
Nói về cảnh đẹp đất nước.
Luyện tập.
Hát dân ca.
Thứ hai, ngày 8 tháng 11 năm 2010
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NẮNG PHƯƠNG NAM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
A.TẬP ĐỌC :
-Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
-Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc.
(HS khá giỏi nêu được lí do chọn một tên truyện ở câu hỏi5)
-Học sinh thấy được tình cảm gắn bó giữa thiếu nhi miền Nam với các bạn thiếu nhi miền Bắc .
 B.KỂ CHUYỆN :
 -Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắt.
II. CHUẨN BỊ :
 	 GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1.Bài cũ : Gọi HS đọc thuộc bài:Vẽ quê hương.
H: Nêu nội dung chính?
 2. Bài mới : Giới thiệu bài : Bài tập đọc Nắng phương Nam sẽ cho chúng ta thấy được tình bạn thân thiết giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc. (ghi bảng)
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1 :
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
- Gọi 1 HS đọc .
- Yêu cầu đọc theo từng câu .
-GV theo dõi – Sửa sai cho HS(GV chú ý những từ khó: ríu rít, trò chuyện,sửng sốt, xoắn xuýt)
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn . (Hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi) 
- GV đọc mẫu lần 1 .
- GV nhận xét .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . 
- Yêu cầu đọc đoạn 1.
H: Uyên và các bạn đang đi đâu vào dịp nào?
-Yêu cầu đọc đoạn 2.
H.Uyên và các bạn ra chợ hoa ngày Tết để làm gì ?
*Giảng từ :
-lòng vòng : vòng vèo, loanh quanh .
H: Vân là ai ? Ở đâu ?
H: Nghe đọc thư Vân , các bạn ước mong điều gì?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 .
H: Phương nghĩ ra sáng kiến gì ?
H: Vì sao các bạn lại chọn cành mai làm quà Tết cho Vân ?
*Giảng từ : xoắn xuýt :quấn lấy,bám chặt như không muốn rời.
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm rút nội dung chính – ghi bảng .
Nội dung chính : Tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc. 
- Yêu cầu HS chọn thêm một tên khác cho truyện .
 Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. 
- Hướng dẫn cách đọc bài: Giáo viên treo bảng phụ hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
- Giáo viên theo dõi, sửa sai. 
- Giáo viên đọc mẫu lần hai.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo đoạn , cả bài.
(Lưu ý HS yếu)
- Nhận xét – sửa sai .
Chuyển tiết: Cho học sinh chơi trò chơi .
Tiết 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- Yêu cầu học sinh đọc nhóm 4.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc . 
- Cho các nhóm thi đọc theo vai.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương .
Hoạt động 4 : Kể chuyện. 
- Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn kể chuyện:
-GV chọn 3 HS khá kể tiếp nối từng đoạn của câu chuyện trước lớp .Nếu các em ngập ngừng, GV gợi ý cho các em.
 -Yêu cầu học sinh kể theo nhóm .
-Yêu cầu các nhóm kể trước lớp.
- GV nhận xét – tuyên dương .
- 1 HS khá đọc toàn bài và chú giải - HS lắng nghe .
- HSđọc nối tiếp từng câu .
-HS luyện đọc từ khó(CN)
 -HS đọc nối tiếp từng đoạn .
-Lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm .
-Uyên và các bạn đang đi chợ hoa vào ngày 28 Tết.
-1 HS đọc đoạn 2 .Cả lớp đọc thầm.
-Để chọn quà gửi cho Vân .
-Vân là bạn của Phương, Uyên, Huê ở tận ngoài Bắc.
- Gửi cho Vân được ít nắng phương Nam.
- 1 HS đọc đoạn 3 – lớp đọc thầm.
-Gửi tặng Vân ở miền Bắc một cành mai.
-Cành mai chở nắng phương Nam đến cho Vân trong những ngày đông giá buốt . Cành mai không có ở ngoài Bắc nên rất quý. Cành mai chỉ có ở miền Nam nên gợi cho Vân nhớ đến bạn bè ở trong Nam. 
-Học sinh thảo luận nhóm đôi.
-3 HS nhắc lại.
- HS chọn theo yêu cầu:
a) Câu chuyện cuối năm .
b)Tình bạn .
c)Cành mai Tết . 
 - Học sinh quan sát - Đọc đoạn văn.
- Học sinh theo dõi.
- HS luyện đọc theo đoạn , cả bài .
- Học sinh chơi trò chơi tự chọn .
- HS đọc theo nhóm 4. 
-Học sinh đọc phân vai theo nhóm 4: người dẫn chuyện , Uyên ,Phương , Huê .
 - Các nhóm thi đọc – học sinh nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất .
- 2 học sinh đọc yêu cầu và gợi ý của 3 đoạn truyện.
 -HS kể theo yêu cầu .
-Mỗi nhóm 3 HS .Lần lượt từng HS kể 1 đoạn trong nhóm. Các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau .
- 2 đến 3 nhóm thi kể trước lớp.Mỗi nhóm 3 em kể .Mỗi em 1 đoạn .
- Cả lớp bình chọn nhóm kể hay nhất.
 3. Củng cố – dặn dò : - 1HS đọc diễn cảm – Nêu nội dung chính.
 H: Điều gì làm cho em xúc động nhất trong câu chuyện trên ? 
 - Về kể chuyện cho bạn bè và người thân nghe . 
----------------------------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Biết đặt tính và tính nhân số có 3 chữ sốvới số có một chữ số.
-Biết giải bài toán có phép nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện gấp lên, giảm đimột số lần.
- Giáo dục học sinh cẩn thận khi làm toán .
II.CHUẨN BỊ:
 Bảng phu.phiếu bài tập 1.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Bài cũ: (2 hs lên bảng làm- lớp làm vào nháp)
 Bài 1: Tính 
 7 x 8 + 258
 Bài 2: Tìm x : 
 x : 4 = 158 x : 6 = 125 
 2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1:Hướng dẫn thực hành. 
Bài 1:(cột 1,3,4) 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
-Treo bảng phụ -Phát phiếu bài tập -Yêu cầu HS làm bài . Gọi 1 HS lên bảng.
- Giáo viên nhận xét, chốt đáp án đúng :
Thừa số
423
105
241
Thừa số
 2
 8
 4
Tích
846
840
964
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài. 
H :Bài 2 yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Yêu cầu HS làm bài vào vở .( HS còn hạn chế chỉ làm 1 trong 2 bài) 
  Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét bài, chấm điểm .
Bài 3: Gọi HS đọc đề .
-Yêu cầu HS phân tích đề toán, tóm tắt và giải vào vở .Gọi HS lên bảng làm vào bảng phụ .
-Yêu cầu HS sửa bài.
Bài 4 :Gọi HS đọc đề và phân tích đề.
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở .
GV nhận xét chấm điểm.( HS chưa hoàn thành cho các em về nhà làm)
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài theo mẫu . 
-Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài toán .
-HS làm bài.
-GV nhận xét bài làm của HS sửa bài .
- 2 HS đọc.
- HS thực hiện theo yêu cầu .
- HS đổi chéo phiếu bài tập, sửa sai.
-HS nêu yêu cầu của đề . 
-Tìm số bị chia chưa biết .
-HS làm bài vào vở, lần lượt HS lên bảng làm.
a) x : 3 = 212 b) x : 5 = 141
 x = 212 x 3 x = 141 x 5 
 x = 636 x = 705
-HS nhận xét bài làm của bạn, nêu kết quả của mình .
-2 HS đọc đề.
-HS phân tích đề .Tóm tắt và giải vào vơ.û1HS lên bảng làm .
 Tóm tắt
  1 hộp : 120 gói mì .
  4 hộp :  gói mì ?
  Bài giải
 Cả bốn hộp có số gói mì là:
x 4 = 480 (gói)
 Đáp số : 480 gói mì 
-HS sửa bài - nhận xét .
-2 HS đọc đề phân tích đề .
 H: Bài toán cho biết gì ?
 H: Bài toán hỏi gì?
-HS làm bài vào vở .1 HS lên bảng.
 Bài giải 
Số lít dầu có trong 3 thùng là:
x 3 = 375 (l )
Số lít dầu còn lại là :
- 185 = 190 (l )
 Đáp số : 190 lít dầu .
-HS nhận xét sửa bài .
-1 HS nêu .
-HS làm bài vào sách và cho biết cách làm của bài toán .
- Yêu cầu HS lên làm tiếp phần còn lại. HS đổi bài kiểm tra.
 3.Củng cố –Dặn dò :
 -Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về bài toàn có liên quan đến nhân số có ba chữ số với số có một chữ số .
 -Nhận xét tiết học . 
----------------------------------------------
ÂM NHẠC
(Cô Thuyết dạy)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 9 tháng 11 năm 2010
TOÁN
SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Học sinh biết cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
 - HS có ý thức cẩn thận, trình bày bài khoa học. 
II. CHUẨN BỊ: 
 -GV : Thước có chia cm, thước mét .Hình vẽ ở SGK.
 -HS: kéo, mỗi HS 1 sợi dây dài 6 cm, thước chia cm.Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Bài cũ: Gọi 3 học sinh lên làm bài tập.-Lớp làm vào bảng con.
Bài 1:	Đặt tính rồi tính:
 214 x 2	306 x 2 
Bài 2: Gấp số 42 lên 6 lần: 	 
 2. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. 
- GV nêu bài toán :Đoạn thẳng AB dài 6 cm, đoạn thẳng CD dài 2 cm. Hỏi đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD?
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ minh hoạ vào nháp, 1 HS lên bảng vẽ. 
- GV nhận xét.
- Yêu cầu mỗi HS lấy 1 sợidài 6 cm quy định 2 đầu A, B. Căng dây trên thước, lấy đoạn thẳng bằng 2 cm tính từ đầu A. Cắt đoạn dây AB thành các đoạn nhỏ dài 2 cm - 1 HS lên thực hiện trước lớp.
H. Vậy 6 cm gấp 2 cm mấy lần? 
- Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ minh hoạ 6cm gấp 2cm 3 lần vào nháp, 1 HS vẽ bảng lớp.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS suy nghĩ tìm phép tính để tính số đoạn dây dài 2cm cắt được từ đoạn dây 6cm.
- GV: Số đoạn dây cắt ra được cũng chính là số lần mà đoạn thẳng AB gấp đoạn thẳng CD.
H. Muốn biết độ dài đoạn thẳng AB( 6 cm) gấp mấy lần độ dài đo ... reo bảng phụ - Yêu cầu lớp đọc thầm .
 - Yêu cầu tìm từ khó .
- GV gạch chân các từ khó ở bảng phụ .
- GV đọc từ khó.
- Nhận xét - sửa sai .( Gọi HS viết sai lên bảng sửa lại)
- Hướng dẫn viết vở - nhắc nhở cách trình bày bài, tư thế ngồi 
- GV đọc bài . Theo dõi, giúp đỡ HS viết chậm, sai .
- Hướng dẫn sửa bài 
- Thu bài chấm – nhận xét chung .( Gọi HS viết sai lên bảng sửa lỗi.
Hoạt động 2 :Hướng dẫn làm bài tập . 
Bài 2 : Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm 4 làm bảng nhóm .
- Yêu cầu HS giơ bảng để kiểm tra.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng - mời đọc lại .
- HS lắng nghe .
- 2 HS đọc lại - Lớp đọc thầm theo.
-Nghệ, Hải Vân, Hồng, Hàn, Nhà Bè, Gia Định, Đồng Nai, Tháp Mười .
-Dòng 6 chữ bắt đầu viết cách lề vở 2 ô li .Dòng 8 chữ bắt đầu viết cách lề vở 1 ô li. 
-Cả hai chữ đầu mỗi dòng đều cách lề vở một ô li .
-HS đọc thầm.
- HS gạch chân từ khó vào sách và nêu .
- HS đọc những từ khó .
- HS viết bảng con - 2 HS viết bảng lớp .
- HS lắng nghe .
- HS viết bài vào vở.
- HS tự soát bài. Đổi chéo bài gạch lỗi .
- Thực hiện theo yêu cầu .
- HS nêu yêu cầu bài tập .
- HS thực hiện theo yêu cầu .
- Đại diện các nhóm giơ bảng .
- 5 em đọc lại lời giải đúng .
cây chuối , chữa bệnh , trông 
vác , khát , thác 
 3. Củng cố - dặn dò : 
- Nhận xét tiết học - biểu dương HS học tốt.
- Về đọc lại bài tập 3 .
-----------------------------
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI(ôn)
PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Nêu được những việc nên và không nên làmđể phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
-Biết cách xử lí khi xẩy ra cháy.
-HS có ý thức đề phòng cháy nổ.
II. CHUẨN BỊ.- Vở BT in .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1. Bài mới: Giới thiệu bài.(ghi bảng)
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Nhận biết một số vật dễ cháy và lí do đặt chúng ở xa lửa. 
H: Kể tên những vật dễ gây cháy ở nhà em?
H: Tại sao những vật đó lại gây cháy?
GV kết luận : Có những vật, chất gây cháy như ga, thuốc pháo, tàn lửa, diêm  Bởi vậy không được để những chất này gần lửa, nếu không sẽ gây ra các vụ cháy.
Làm việc theo nhóm cặp.
- Yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi sau:
H. Theo bạn, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy? TaÏi sao?
- Gọi một số cặp trình bày kết quả thảo luận ( mỗi HS trả lời 1 câu).
- GV nhận xét, rút kết luận: 
+ Bếp 2 an toàn hơn vì mọi đồ dùng được xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp; các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hoả được để xa bếp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu được thiệt hại do cháy và cách đề phòng cháy khi ở nhà. 
Bước 1: Làm việc với cả lớp
H: Hãy nói những thiệt hại do cháy gây ra?
- GV tổng kết các ý kiến.
Bước 2 : Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu thảo luận nhóm 4 tìm biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến hoả hoạn ở nhà thông qua việc trả lời câu hỏi.
H. Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong nhà?
H. Theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hoả, nên được cất giữ ở đâu trong nhà? Bạn sẽ nói thế nào với bố, mẹ hoặc người lớn để chúng được cất giữ xa nơi đun nấu?
H. Bếp ở nhà bạn còn chưa gọn gàng, ngăn nắp. Bạn có thể nói hoặc làm gì để thuyết phục người lớn dọn dẹp, sắp xếp lại?
H. Trong khi đun nấu, bạn và những người trong gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy?
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, chốt ý .
 Kết luận: Cách tốt nhất để phòng cháy khi đun nấu là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong.
Họat động 3: Chơi trò chơi Gọi cứu hoả.
 Bước 1: GV nêu tình huống cháy cụ thể. 
- GV nêu một số tình huống cháy:
1) Em đang đi đến nhà hàng xóm chơi. Bỗng thấy ở cây rơm nhà hàng xóm bốc cháy. Em phải làm gì lúc đó?
2) Em đang nấu cơm bằng bếp củi, ngọn lửa bốc cao gây cháy. lúc đó em phải làm gì?
Bước 2 : Giải quyết tình huống - thực hành báo động cháy.
- GV yêu cầu HS trình bày trước lớp.
Bước 3: Nhận xét – kết luận.
- GV nhận xét – hướng dẫn một số cách thoát hiểm khi gặp cháy nhà ở nông thôn, thành phố; cách gọi điện thoại 114 để báo cháy ở thành phố.
-HS kể trước lớp.
- Do khi đun nấu bếp núc không gọn gàng(củi để gần lửu, rơm rạ để lộn xộn, dobất cẩn để tàn lửa rơi xuống miếng xốp gây cháy; do bình ga bị hở, lại để gần lửa; do thuốc pháo để gần lửa; do chập điện; 
- Vì những vật đó để gần lửa.
-Từng cặp trình bày – HS khác nhận xét, bổ sung. 
- HS theo dõi.
- Cháy làm thiệt hại của cải của xã hội, gây chết người, làm cho người bị bỏng và gẫy chân, tay,; làm tắc nghẽn giao thông
- HS suy nghĩ – trả lời.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lần lượt nêu những vật dễ cháy hiện có ở nhà và nơi cất giữ chúng.
- HS theo dõi.
 3. Củng cố - Dặn dò:
 - 1 HS đọc nội dung Bạn cần biết.
 - Nhắc nhở HS phòng cháy khi ở nhà.
 - Nhận xét tuyên dương .
--------------------------------------------------------------
THỂ DỤC :
ĐỘNG TÁC NHẢY
CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
-Ôn 6 động tác vươn thở và động tác tay chân ,lườn, bụng và toàn thân .
 -Học động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung .Bước đầu biết cách thực hiệnđộng tác.
-Chơi trò chơi :” Ném trúng đích”.Biết cách chơi và tham gia được trò chơi.
II.ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN 
-Địa điểm : Sân trường sạch sẽ
-Phương tiện : Chuẩn bị còi ,kẻ sân cho trò chơi
III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
 NỘI DUNG 
 ĐỊNH LƯỢNG 
 PHƯƠNG PHÁP
1 .Phần mở đầu
- Giáo viên nhận lớp ,phổ biến nội dung , yêu cầu bài học .
 -Dậm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp.và hát.
 -Đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong sân. Khởi động các khớp và chơi trò chơi .” Chẵn lẻ”.
2.Phần cơ bản .
 - Chia tổ ôn 6 động tác vươn thở và động tác tay, chân ,lườn, bụng và toàn thâncủa bài thể dục phát triển chung
-Ôn tập từng động tác, sau đó tập liên hoàn bốn động tác, mỗi động tác thực hiện 2- 8 nhịp 
-Giáo viên vừa làm mẫu vừa hô nhịp ,liên tục hết động tác này tiếp đến động tác kia. Giáo viên chú ý đến học sing yếu.
-Học động tác nhảy
GV nêu tên động tác ,sau đó làm mẫu giải thích động tác và cho học sinh tập theo .
-Gv cho 2-3 emthực hiện tốt lên làm mẫu cả lớp nhận xét
 -GV cho học sinh tập từng động tác riêng lẻ sau đó tập phối hợp các động tác.
 _Chơi trò chơi “ Ném trúng đích”
 GV hướng dẫn cách chơi luật chơi.
3/.Phần kết thúc.
-Đi thường theo nhịp và hát .
-GV cùng học sing hệ thống bài.
-GV nhận xét giờ học.
1 –2’
2 – 3’
2 – 3’
7-8’
7-8’
6 – 8’
 2’
2’
1 – 2’
*
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
 x x
 x x
 x x 
 T1 T1 T3
 x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x
*
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
 *
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x
x x x x x x x
 *
x x x x x x x 
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA : H
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 Viết đúng chữ hoa : H (1 dòng),N, V (1 dòng) viết tên riêng : Hàm N ghi(1 dòng) và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
 - Học sinh cóù ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch.
II. CHUẨN BỊ : 
 -GV: Mẫu chữ viết hoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1Bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng viết chữ G , Gh từ Ghềnh Ráng
Cả lớp viết vào bảng con. 
 2.Bài mới : Giới thiệu bài .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con. a/ Luyện viết chữ hoa.
- Yêu cầu đọc nội dung bài .
H. Tìm các chữ hoa có trong bài ?
- GV dán chữ mẫu .
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- Yêu cầu HS viết bảng.( quan sát sửa sai cho HS)
- GV cùng HS nhận xét.
b/ HS viết từ ứng dụng (tên riêng)
- GV dán từ ứng dụng .
* Giới thiệu : Hàm Nghi (1872-1943)làm vua năm 12 tuổi, có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp, bị thực dân Pháp bắt và đưa đi đày ở An - giê - ri rồi mất ở đó.
-Yêu cầu HS viết bảng. .( quan sát sửa sai cho HS)
- GV nhận xét.
c/ Luyện viết câu ứng dụng.
- GV dán câu ứng dụng – kết hợp giảng nội dung: Câu ca dao tả cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở đèo Hải Vân và vịnh Sơn Trà.
 H. Trong câu ứng dụng, chữ nào được viết hoa?
- Yêu cầu HS viết bảng.( quan sát sửa sai cho HS)
- GV nhận xét.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở. 
-Nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ :
* Viết chữ H : 1 dòng 
* Viết các chữ N, V : 1 dòng .
* Viết tên riêng Hàm Nghi : 2 dòng .
* Viết câu ca dao: 2 lần . 
- Nhắc nhở cách viết – trình bày bài.
- Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
- GV theo dõi - uốn nắn . 
Hoạt động 3 : Chấm, chữa bài 
- GV chấm 5 bài – nhận xét . Cho HS xem một số bài viết đẹp.
-1 HS đọc – lớp đọc thầm theo .
( H, N, V )
- HS quan sát và nêu quy trình viết chữ H, N, V .
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS tập viết từng chữ trên bảng con :
 H , N, V 
- 3 HS lên bảng viết .
- Theo dõi – nhận xét.
- 1 HS đọc từ . 
- HS lắng nghe.
- HS tập viết tên riêng trên bảng con – một em viết bảng lớp.
- Một HS đọc câu ứng dụng.
-Hải Vân, Hòn Hồng .
- HS tập viết trên bảng con chữ : 
- 2 HS viết bảng lớp - HS nhận xét.
- HS theo dõi .
- HS viết bài vào vở .
-HS theo dõi – rút kinh nghiệm .
 3. Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học -Tuyên dương HS viết đẹp .
 - Về viết bài ở nhà.
------------------------------------------------------------
------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docTHUY-12.doc