I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
A. TẬP ĐỌC :
-Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật .
+ Hiểu nội dung truyện : Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí,dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Học sinh học tập những phẩm chất tốt đẹp của anh Kim Đồng.
B.KỂ CHUYỆN :
-Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
(HS khá giỏi kể lại đựơc toàn bộ câu chuyện).
- Học sinh biết thêm một tấm gương yêu nước tiêu biểu của thiếu niên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
TUẦN 14 Thứ Môn học Mục bài dạy 2 22/11/2010 Tập đọc Tậâp đọc+KC Toán Người liên lạc nhỏ tuổi Người liên lạc nhỏ tuổi Luyện tập 3 23/11/2010 Toán Chính tả L. Tiếng việt Thể dục Bảng chia 9 (Nghe- viết): Người liên lạc nhỏ tuổi TĐ:Một trường tiểu học vùng cao Ôn bài thể dục phát triển chung 4 24/11/2010 Tập đọc Toán Đạo đức Luyện toán Nhớ Việt Bắc Luyện tập Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng Ôn Bảng chia 9 5 25/11/2010 LTvà câu Toán Luyện T. việt Ôn về từ chỉ đặc điểm. Oân tập câu Ai thế nào? Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số Ôn MRVT:Từ địa phương. Dấu chấm hỏi, chấm than 6 26/11/2010 Tập làm văn Toán HĐTT+SHL (Nghe-kể):Tôi cũng như bác. Giới thiệu hoạt động Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số TCDG:Dung dăng dung dẻ. Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2010 TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: TẬP ĐỌC : -Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện vớiø lời các nhân vật . + Hiểu nội dung truyện : Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí,dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Học sinh học tập những phẩm chất tốt đẹp của anh Kim Đồng. B.KỂ CHUYỆN : -Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. (HS khá giỏi kể lại đựơc toàn bộ câu chuyện). - Học sinh biết thêm một tấm gương yêu nước tiêu biểu của thiếu niên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. II. CHUẨN BỊ : -GV : Tranh minh hoạ TBDH, tranh ở SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 1.Bài cũ : Gọi 3 HS đọc bài: “ Cửa Tùng” H. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? H. Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt? H. Nêu nội dung của bài? 2. Bài mới : Giới thiệu bài: Người liên lạc nhỏ.Ghi đề. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Tiết 1 :Hoạt động 1 : Luyện đọc . GV hướng dẫn cách đọc. - Gọi 1 HS đọc . -Yêu cầu lớp đọc thầm và tìm hiểu : Nhân vật người liên lạc trong câu chuyện là ai? * Giảng từ : Kim Đồng( 1928 – 1943): người dân tộc Nùng, tên thật là Nông Văn Dền, quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, hi sinh lúc 15 tuổi. -Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu. -GV theo dõi, sửa sai cho HS - Hướng dẫn phát âm từ khó. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn . - GV treo bảng phụ, hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi một số câu, đoạn văn. - Gọi vài HS đọc thể hiện.GV sửa sai cho HS. -GV đọc mẫu. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . - Yêu cầu đọc đoạn 1. H. Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? * Giảng từ : liên lạc : Làm cho hai bên được thông tin với nhau. H. Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng? * Giảng từ : ông ké: người đàn ông cao tuổi( cách gọi của một vài dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc.) -Yêu cầu đọc đoạn 2, 3.4. H. Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào? H.Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch? * GV chốt: -Kim Đồng nhanh trí: + Gặp địch không hề tỏ ra bối rối, sợ sệt, bình tĩnh huýt sáo báo hiệu. + Địch hỏi, Kim Đồng trả lời rất nhanh trí: Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm. + Trả lời xong, thản nhiên gọi ông ké đi tiếp: Già ơi! Ta đi thôi! - Kim Đồng dũng cảm vì còn rất nhỏ đã là một chiến sĩ liên lạc của cách mạng, dám làm những công việc quan trọng, nguy hiểm, khi gặp địch vẫn tìm cách đối phó, bảo vệ cán bộ. H. Tìm những từ ngữ chỉ sự ngu ngốc của bọn lính? * Giảng từ : + thong manh : (mắt) bị mù hoặc nhìn không rõ, nhưng trông bề ngoài vẫn gần như bình thường. - Cho học sinh đọc lại cả bài, tìm nội dung chính của bài. - GV chốt, ghi bảng. Nội dung : Anh Kim Đồng là một chiến sĩ liên lạc rất nhanh trí, thông minh và dũng cảm. Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. - Hướng dẫn cách đọc bài, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, bọn giặc, Kim Đồng. - Giáo viên theo dõi, sửa sai. - Giáo viên đọc mẫu lần hai. -Yêu cầu HS luyện đọc theo đoạn , cả bài. - Nhận xét – sửa sai . Chuyển tiết: Cho học sinh chơi trò chơi tự chọn. Tiết 2: Hoạt động 3: Luyện đọc lại (tiếp theo) - Yêu cầu học sinh đọc nhóm 3. - GV theo dõi – hướng dẫn thêm. -Yêu cầu HS đọc thể hiện trước lớp. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương - chốt nội dung bài. Hoạt động 4 : Kể chuyện. - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. - Nêu nhiệm vụ: Dựa theo 4 tranh minh hoạ nội dung 4 đoạn truyện, kể lại được toàn bộ câu chuyện. - Hướng dẫn kể toàn chuyện theo tranh. + Yêu cầu HS quan sát 4 tranh minh hoạ (SGK), 1 HS giỏi kể mẫu đoạn 1 theo tranh. - GV nhận xét, nhắc HS : Kể đơn giản, ngắn gọn theo sát tranh minh hoạ; hoặc kể sáng tạo. GV gợi ý nội dung của các bức tranh : + Tranh 1 : Hai bác cháu lên đường. + Tranh 2 : Kim Đồng và ông ké gặp Tây đồn đem lính đi tuần. + Tranh 3 : Kim Đồng bình tĩnh, thản nhiên đối đáp với bọn lính. + Tranh 4 : Bọn lính bị lừa, hai bác cháu ung dung đi tiếp đoạn đường. - Chia nhóm 4 - Yêu cầu HS tập kể theo nhóm. - GV gọi 4 học sinh thi kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp theo tranh. - Yêu cầu HS theo dõi và bình chọn bạn kể hay nhất. - GV nhận xét – tuyên dương . -1-2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. -1 HS đọc toàn bài và chú giải-HS lắng nghe . -Học sinh đọc thầm và trả lời: Nhân vật người liên lạc là anh Kim Đồng. -HS đọc nối tiếp từng câu . -HS phát âm từ khó . -HS đọc nối tiếp theo đoạn. -Theo dõi – đọc lại đoạn văn. - Ba học sinh đọc. Đọc ngắt nghỉ sai chỗ nào GV cho HS đọc lại chỗ đó. -Lắng nghe. - 1 HS đọc đoạn 1 – lớp đọc thầm . -Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới. -HS thảo luận nhóm đôi, sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi :Vì vùng này là vùng người Nùng sinh sống, đóng vai ông già Nùng, bác cán bộ dễ hoà đồng với mọi người, địch sẽ tưởng bác là người địa phương và không nghi ngờ. - Lớp đọc thầm các đoạn còn lại. - Đi rất cẩn thận. Kim đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước một quãng. Ông ké lững thững đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, Kim Đồng sẽ huýt sáo làm hiệu để ông ké kịp tránh vào ven đường. - HS tự trả lời theo ý mình hiểu. - Từ ngữ : tráo trưng, thong manh. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo – Suy nghĩ, tìm nội dung chính – trình bày. - HS nhắc lại. - Học sinh theo dõi. - 2 học sinh đọc thể hiện. - Học sinh lắng nghe. - HS luyện đọc theo đoạn , cả bài . - Học sinh chơi theo sự điều khiển của lớp trưởng. - Học sinh đọc phân vai theo nhóm 3. (Người dẫn chuyện, bọn giặc, Kim Đồng) -Các nhóm thi đọc phân vai đoạn 3, đọc phân vai toàn truyện. - 2 học sinh đọc yêu cầu. - Cả lớp theo dõi. - Cả lớp quan sát – 1 HS kể. - Các nhóm tập kể. - 4 học sinh kể theo tranh : Mỗi học sinh kể một đoạn . - HS nhận xét bạn kể. - Học sinh nhận xét,bình chọn bạn kể hay. 3. Củng cố – dặn dò : - GV gọi HS kể toàn truyện. H.Qua câu chuyện này, các em thấy anh Kim Đồng là một thiếu niên như thế nào? - HS trả lời – GV kết hợp giáo dục HS. - Nhận xét tiết học . - Về kể chuyện cho bạn bè và người thân nghe. ------------------------------------------------------------------- TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Biết cách so sánh các khối lượng. -Biết làm phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán . -Biết sử dùn cân đồng hồ đề cân một vài đồ dùng học tập. - HS viết số đo khối lượng cẩn thận, vậïn dụng bài học vào thực tế. II.CHUẨN BỊ: -GV: Một cân đồng hồ loại nhỏ ( 2 kg hoặc 5 kg). III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài. Bài 1: Gọi HS lên cân trái quả cam, quả táo- đọc số cân được. Bài 2: Tính : 203 g - 163 g = 686 g + 37 g = 2. Bài mới: Giới thiệu bài.(ghi bảng) HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập về so sánh các đơn vị đo khối lượng và giải toán. Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1. -Yêu cầu HS tự làm vào bảng nhóm, 6 em lần lượt lên bảng làm.( củng cố về so sánh khối lượng) -GV nhận xét, sửa sai - Gọi HS nêu cách làm. - GV chốt : Khi so sánh các số đo khối lượng ta cũng so sánh như với các số tự nhiên. Đối với bài so sánh có các phép tính số đo khối lượng, ta thực hiện các phép tính ở từng vế rồi so sánh 2 số đo khối lượng. - Cho HS đổi chéo bài kiểm tra. - GV lưu ý sửa sai cho từng em trước lớp. Bài 2:(cúng cố về giải toán với số đo khối lượng). -Gọi HS đọc đề bài. -Yêu cầu HS tìm hiểu bài. -Yêu cầu HS tóm tắt vào vở, 1 HS lên bảng . -GV hướng dẫn HS suy nghĩ tìm cách giải. - Yêu cầu HS nêu cách giải. - GV chốt cách giải: Giải theo 2 bước : + Tính xem 4 gói kẹo nặng bao nhiêu gam. + Tính xem mẹ Hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh. - Cho HS giải vào vở, 1 HS lên bảng giải. - GV theo dõi, nhận xét, sửa sai. - GV chú ý gợi ý cho những HS sai lời giải hoặc lời giải chưa rõ ràng để HS tự đặt lời giải trước lớp. Bài 3 : Gọi HS đọc đề. - Yêu cầu HS tìm hiểu đề. - Hướng dẫn HS tóm tắt và giải vào vở. - GV chấm 1 số bài – Nhận xét, sửa bài. - GV cần chú ý cho từng học sinh làm sai sửa sai trước lớp. Hoạt động 2 : Thực hành cân. (rèn kĩ năng cân-so sánh các khối lượng) - Gọi HS đọc bài 4 – nêu yêu cầu. -Chia HS thành nhóm các nhóm nhỏ, phát cân cho các nhóm và yêu cầu HS cân các đồ dùng học tập của mình và ghi lại khối lượng 2 vật đó. - Gọi vài nhóm HS lên thự ... : - Nhận xét tiết học – tuyên dương HS học tốt. - Về đọc lại bài tập 3 . -------------------------------------------------------------------- TỰ NHIÊN- XÃ HỘI ÔN TỈNH THÀNH PHỐ NƠI BẠN ĐANG SỐNG I.MỤC TIÊU: - Học sinh biết về các cơ quan hành chính, các địa điểm, địa danh quan trọng của tỉnh ( thành phố),nơi mình sống, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan. -Kể tên, địa điểm các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế nơi mình đang sống. -Học sinh gắn bó, yêu mến, giữ gìn, bảo vệ cảnh quan cuộc sống quanh mình. II.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Bài cũ: 2 HS lên bảng. (5phút) H: Kể tên các cơ quan nơi bạn đang sống? 2.Bài mới: Giới thiệu bài (ghi bảng) HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài1: Viết chữ a,hoặc b,c,d vào chỗ .cho phù hợp với lời ghi chú A, Cơ quan hành chính B, Cơ quan giáo dục C, Cơ quan văn hoá D, Cơ quan y tế .Kết luận: Ở mỗi tỉnh ( thành phố) đều có các cơ quan : hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế để điều hành công việc, phục vụ đời sống, vật chất, tinh thần và sức khoẻ của nhân dân. Hoạt động 2 : Bài 2: Bạn đang sống ở tỉnh (Thành phố ) nào? Viết một hoặc hai tên cơ quan : hành chính , văn hoá , giáo dục, y tế ở tỉnh(thành phố)nơi bạn đang sống vào bảng sau. Cơ quan Tên Hành chính.. Văn hoá . Giáodục............. . Ytế . . . . . . GV nhận xét Thu vở chấm - HS thảo luận nhóm bàn -ghi kết quả vào vở bài tập -Đại diện nhóm trình bày. Nhận xét . -Vài em lên chỉ tranh ở vở bài tập và nêu. -Học sinh đọc đề -HS thảo luận ghi nội dung ra 1 tờ giấy -4 nhóm trình bày trước lớp. 3.Củng cố – Dăn dò -Nhận xét tuyên dương . THỂ DỤC : HOÀN THIỆN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : -Thực hiện cơ bản đúng động tác của bài TDPT chung. -Học trò chơi :” Đua ngựa”.Biết cách chơi và tham gia chơi được. I.ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN -Địa điểm : Sân trường sạch sẽ -Phương tiện : Chuẩn bị còi ,kẻ sân cho trò chơi III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP. NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP 1 .Phần mở đầu - Giáo viên nhận lớp ,phổ biến nội dung , yêu cầu bài học . -Dậm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp.và hát theo một hàng dọc ồT chơi “Kéo cưa lừa xẻ” 2.Phần cơ bản . - Ôn bài thể dục phát triển chung -Ôn tập từng động tác, sau đó tập liên hoàn các động tác, mỗi động tác thực hiện 2- 8 nhịp -Oân theo tổ -. Giáo viên chú ý đến học sing yếu. -Chơi trò chơi “Đua ngựa” GV tổ chức các đội chơi và nêu tên trò chơi,rồøi giải thích cách cưỡi ngựa , phi ngựa và luật lệ chơi. -GV cho một số HS làm thử cách cưỡi ngựa phi ngựa , cách trao ngựa cho nhau , sau đó cho các em chơi . 3.Phần kết thúc. -Đi thường theo nhịp và hát . -GV cùng học sing hệ thống bài. -GV nhận xét giờ học. 1 –2’ 2 – 3’ 2 – 3’ 10-13’ 5’ 7-8’ 2’ 2’ 1 – 2’ * x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x T1 T2 T3 x x x x x x x x x x x x x x x x x x * x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x * x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x TOÁN ÔN CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Giúp HS ôn cách chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số. chia hết và chia có dư - HS biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số . -Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Bài cũ : Gọi HS lên bảng làm bài tập . Cả lớp làm vào nháp. Tính: 67 : 5 72 : 8 - GV cùng HS nhận xét, yêu cầu HS nêu cách làm. 2. Bài mới : Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 2 : Luyện tập – thực hành . Bài 1: Đặt tính rồi tính 56 : 4 68 : 4 84 : 7 90 : 2 99 : 3 89 : 2 77 : 5 79: 7 - Yêu cầu HS làm vào vở.Gọi 8 HS lên bảng. - Gọi HS nhận xét kết quả của các bài tập. - GV chốt phép chia có dư và phép chia hết . Bài 2:Có 72 con thỏ nhốt đều vào 9 chuồng .Hỏi mỗi chuồng có mấy con thỏ? - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập -Yêu cầu HS làm bảng con . - GV nhận xét , sửa bài. Bài 3:Có 36 l dầu rót đều vào 3 can .Hỏi mỗi can có mấy lít dầu? -Gọi HS đọc đề. -Yêu cầu HS phân tích đề. -Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải vào vở. - GV chấm, nhận xét, sửa bài. Bài4: Sợi dây thứ nhất dài 42 m, sợi dây thứ dài bằng sợi dây thứ nhất.Hỏi cả hai sợi dây dài bao nhiêu mét? Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì? Bài toán thuộc dạng toán nào? -Y/c HS làm bài. -Chữa bài- nhận xét. - 1 HS lên bảng đặt tính – lớp tính vào vở nháp . - HS trình bày – lớp theo dõi – sửa sai- nhắc lại . 56 4 4 14 16 16 0 - 2 HS đọc đề. - 2 HS nêu câu hỏi phân tích đề: H: Bài toán cho biết gì? H: Bài tóan hỏi gì? - Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng. - HS sửa bài. - 2 HS đọc đề. - 2 HS nêu câu hỏi phân tích đề: H: Bài toán cho biết gì? H: Bài tóan hỏi gì? - Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng. Tóm tắt: 36l :3 can 1 can: l? Bài giải. Mỗi can có số lít dầu là 36 : 3 = 12(l) Đáp số: 12 l. - HS sửa bài vào vở. -HS đọc đề toán. -Tìm hiểu đề toán. -HS làm bài. -Sửa bài. 3.Củng cố - dặn dò: - Hệ thống lại kiến thức đã học. -Dặn HS về nhà luyện tập thêm trong vở bài tập . -Nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------ GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP TÌM HIỂU THẾ GIỚI QUANH EM Tổ chức theo lớp:GV nêu câu hỏi- HS trả lời vào bảng con: Câu 1:Kết quả phép nhân 6x7 là bao nhiêu? (48) Câu 2:Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm: ... về mình có nhớ ta Ta về ...nhớ những hoa cùng người. (ta) Câu3:Kết quả phép chia 54:9 là bao nhiêu? (6) Câu 4:Số lớn nhất có 3 chữ số là số nào? (999) Câu 5:Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm: Quê hương là .... Êm đềm khua nước ven sông. (con đò nhỏ) Câu 6:Động tác thứ hai của bài thế dục phát triển chung là động tác gì? (ĐT Tay) Câu 7: Cô hiệu phó trường ta có tên là gì? (cô Long) Câu 8: Liên đội trưởng trường ta là ai? (anh Toàn) Câu9: Trường tiểu học Đại Sơn 1 nằm ở xóm nào? (xóm 7) Câu 10: Quê Bác Hồ ở huyện nào? (Nam Đàn) Câu 11:Ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam là ngày nào? (20/11) Câu 12:Trên trời có giếng nước trong Con kiến chẳng lọt con ong chẳng vào Là quả gì? (Qủa dừa) Câu 13:Kết quả phép nhân 8x9 là bao nhiêu? (72) Câu 14:Ở tận sông Hồng em có biết Quê hương anh cũng có dòng sông. Vậy sông ở quê anh đó là sông gì? (Vàm Cỏ Đông) Câu 16:Trong 2 câu thơ: Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai -Tác giả sử dụngbiện pháp nghệ thuật gì? (So sánh) Câu17:Vị anh hùng nào được coi là người con của Tây Nguyên? (anh hùng Núp) Câu 18:Ngày quốc tế thiếu nhi là ngày nào? (1/6) Câu 19:Bài hát Tiến quân ca (hay còn gọi là Quốc ca Việt Nam )do ai sáng tác? (Văn Cao) Câu 20:Thủ đô của nước Việt Nam có tên gọi là gì? (Hà Nội) Câu 21:Chủ tịch xã Đại Sơn là ai?(Ghi đầy đủ học và tên) (Nguyễn Thúc Thanh) Câu 22:Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? (19/5/1890) LUYỆN TỪ VÀ CÂU ÔN MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ ĐỊA PHƯƠNG. DẤU CHẤM HỎI, CHẤM THAN. I. MỤC TIÊU : - Ôn một số từ ngữ của địa phương hai miền Nam Bắc. - Luyện tập sử dụng đúng dấu chấm hỏi, dấu chấm than qua bài tập đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn. -Học sinh áp dụng các kiểu câu để làm văn. II. CHUẨN BỊ : - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC : 1.Ổn định :Hát 2. Bài cũ : Gọi Học sinh lên bảng làm bài. ( 5 phút) -Trong đoạn trích sau đây những hoạt động nào được so sánh với nhau? Cau cao cao mãi Tàu vươn giữa trời Như tay ai vẫy Hứng làm mưa rơi. 3.Bài mới : Giới thiệu bài .(ghi bảng) HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài 1 . ( 10 phút) -Nối từ ở hai cột có nghĩa giống nhau thành từng cặp: a, hoa h, chén b, đình i, li c, bát k, nhà việc d, cốc i, ( hạt) mè e, (hạt ) đậu phộng m, bông g, (hạt ) vừng n, (hạt ) lạc GV hướng dẫn cách làm ĐÁ:a-m. b-k, c-h, d-i,e-n,g-l Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập 2. ( 10 phút) Bài 2: Những từ gạch dưới trong các câu dưới đây có nghĩa là gì? Ghi nghĩa của từ vào chỗ trống: a, Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông . b, Ai vô Nam Bộ Tiền Giang,Hậu Giang Ai vô thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng -Ni. -Tê -Vô. - Yêu cầu HS đọc đề bài. -Yêu cầu HS thảo luận nhóm . -Yêu cầu các nhóm trình bày. - GV nhận xét – sửa bài. Đáp án: - ni- này, tê- kia, vô- vào Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập 3. ( 10 phút) Bài 3: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ chấm sau Đang đi , vịt con thấy một bạn đang nằm trong một cái túi trước ngực của mẹ . Vịt con cất tiếng chào : -Chào bạn ..Bạn tên gì thế -Chào vịt con .Tôi là chuột túi .Bạn có muốn nghe tôi kể chuyện về mẹ không.. - Gọi HS đọc bài 3. -Yêu cầu học sinh làm vào vở. - GV chấm bài, nhận xét, sửa sai cho HS. -Gọi HS đọc bài -2 HS khá đọc đề – nêu yêu cầu . - HS trao đổi nhóm đôi. - Đại diện các nhóm trình bày. - 1HS khá đọc bài tập. -2 HS đọc – nêu yêu cầu. - HS trao đổi nhóm đôi. - Đại diện các nhóm trình bày. - 1 HS khá lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. - HS tự sửa bài vào vở. 4.Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học . _________________________________ ______________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: