Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 16

Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 16

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 A,TẬP ĐỌC :

 -Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (lời kêu cứu, lời bố).

 + Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình trong lúc gian khổ, khó khăn.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4,5 SGK).

KNS:Tự nhận thức bản thân(là biết đem giữ tình cảm thủy chung với những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, gian khổ.

-Xác định giá trị:nhận thức được những điều tốt đẹp mà tình bạn đem lại.

-Lắng nghe tích cực.

 - Học sinh biết giúp đỡ mọi người xung quanh.

 

doc 48 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 968Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ
Môn học
Mục bài dạy
2
6/12/2010
Tập đọc
Tậâp đọc+KC
Toán
Ââm nhạc
Đôi bạn
Đôi bạn
Luyện tập chung
K/C âm nhạcCá heo với âm nhạc.Giới thiệu tên, nốt nhạc qua trò chơi.
3
7/12/2010
Toán
Chính tả
L. Tiếng việt
Thể dục
Làm quen với biểu thức
 (Nghe- viết): Đôi bạn
TĐ:Ba điều ước
Bài tập RLTTCB và KNVĐ
4
8/12/2010
Tập đọc 
Toán
 Đạo đức
Luyện toán
Về quê ngoại
Tính giá trị của biểu thức
Biết ơn thương binh, liệt sĩ
Ôn tính giá trị của biểu thức.
5
9/12/2010
LTvà câu
Toán
Luyện T. việt
Từ ngữ về thành thị, nông thôn.Dấu phẩy
Tính giá trị của biểu thức(tiếp theo)
Ôn giới thiệu tổ em.
6
10/12/2010
Tập làm văn
Toán
HĐTT+SHL
Nghe- kể:Kéo cây lúa lên.Nói về thành thị, nông thôn
Luyện tập
TCDG:Dung dăng dung dẻ.
Thứ hai, ngày 6 tháng 12 năm 2010
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN
ĐÔI BẠN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 A,TẬP ĐỌC :
 -Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (lời kêu cứu, lời bố).
 + Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông thôn và tình cảm thuỷ chung của người thành phố với những người đã giúp đỡ mình trong lúc gian khổ, khó khăn.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4,5 SGK).
KNS:Tự nhận thức bản thân(là biết đem giữ tình cảm thủy chung với những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, gian khổ.
-Xác định giá trị:nhận thức được những điều tốt đẹp mà tình bạn đem lại.
-Lắng nghe tích cực.
 - Học sinh biết giúp đỡ mọi người xung quanh.
 B,KỂ CHUYỆN :
 -Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. 
II. CHUẨN BỊ :
 	 - Tranh TBDH.tranh ở SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 1.Bài cũ : Gọi 3 HS đọc bài: “ Nhà rông ở Tây Nguyên”.
H:Vì sao nhà rông phải chắc và cao? 
H.Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông? 
H. Nêu nội dung chính? 
 2. Bài mới : Giới thiệu bài: Đôi bạn.(ghi bảng)
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1 :
Hoạt động 1 : Luyện đọc . 
- Gọi 1 HS khá đọc .
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu.( GV gọi HS còn hạn chế về đọc) 
-GV theo dõi, sửa sai cho HS - Hướng dẫn phát âm từ khó.
H Câu chuyện gồm có mấy đoạn?
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn .
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi một số câu, đoạn văn.
- GV nhận xét – Tuyên dương. 
- GV đọc mẫu lần 1.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài . 
- Yêu cầu đọc toàn bài.
- Gọi 1 HS khá đọc đoạn 1, 2.
H.Thành và Mến kết bạn vào dịp nào?
* Giảng từ : sơ tán : tạm di chuyển khỏi nơi nguy hiểm.
Giảng: Vào những năm 1965 đến 1973, giặc Mỹ không ngừng ném bom phá hoại miền Bắc, nhân dân thủ đô và các thành thị ở miền Bắc đều phải sơ tán về nông thôn, chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại thành phố.
H: Mến thấy thị xã có gì lạ?
-Giảng: sao sa: những vật có thể cháy sáng trên nền trời ban đêm, làm cho chúng ta tưởng như những ngôi sao rơi.
 H.Mến đã có hành động gì đáng khen?
* Giảng từ : tuyệt vọng: mất hết mọi hy vọng không còn gì để mong đợi. 
H: Em thấy Mến có đức tính gì đáng quý?
GV chốt: Mến rất dũng cảm và sẵn sàng giúp đỡ người khác, không sợ nguy hiểm tới tính mạng.
H: Em hiểu câu nói của người bố như thế nào?
-Yêu cầu đọc toàn bài. 
H.Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những người đã giúp đỡ mình?
- Cho học sinh đọc lại cả bài, thảo luận nhóm đôi rút ra nội dung chính của bài.
- GV chốt, ghi bảng.
Nội dung chính :Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người làng quê và tình cảm thuỷ chung của người thành phố đối với người làng quê. 
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. -Treo bảng phụ - Hướng dẫn cách đọc bài: đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, em bé và lời của bố Thành.
- Giáo viên theo dõi, sửa sai. 
- Giáo viên đọc mẫu lần hai.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo đoạn, cả bài.
- Nhận xét – sửa sai .
Chuyển tiết: Cho học sinh chơi trò chơi tự chọn.
Tiết 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại .
-Yêu cầu học sinh đọc nhóm 3.
-GV theo dõi – hướng dẫn thêm.
-Tổ chức cho các nhóm thi đọc . 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
Hoạt động 4 : Kể chuyện. 
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
-Nêu nhiệm vụ: Dựa theo nội dung gợi ý kể từng đoạn, toàn bộ câu chuyện.
-Hướng dẫn kể toàn chuyện theo gợi ý.Gọi HS kể từng đoạn tiếp nối.
-GV nhận xét, nhắc HS : Có thể kể theo 1 trong 3 cách: Kể đơn giản, ngắn gọn theo sát gợi ý;Kể có đầu có cuối nhưng không cần kĩ như văn bản;Kể khá sáng tạo.
-Yêu cầu HS tập kể theo nhóm 2.
-GV gọi 3 nhóm học sinh thi kể trước lớp theo gợi ý.
- GV nhận xét - tuyên dương .
- Gọi HS kể toàn truyện.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
-1 HS khá đọc toàn bài và chú giải .
-HS đọc nối tiếp từng câu .
-HS phát âm từ khó .
- Câu chuyện gồm 3 đoạn.
-HS đọc nối tiếp theo đoạn.
-Theo dõi – đọc lại đoạn văn.
-HS lắng nghe .
- Lớp đọc thầm .
- 1 HS khá đọc đoạn 1,2.
-Thành và Mến kết bạn từ ngày nhỏ, khi giặc Mỹ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
-Thị xã có nhiều phố, phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao cái thấp không giống nhà ở quê; những dòng xe cộ đi lại nườm nượp; ban đêm đèn điện lấp lánh như sao sa.
-Nghe tiếng kêu cứu, Mến đã lập tức lao xuống hồ để cứu một em bé đang vùng vẫy trong tuyệt vọng.
-HS phát biểu.
-Câu nói của người bố khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, họ sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn gian khổ với người khác, khi cứu người họ không hề ngần ngại.
- 1 HS đọc - lớp đọc thầm.
- Gia đình Thành tuy về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành về lại nơi sơ tán trước đây đón Mến ra chơi. Thành đưa Mến đi khắp thị xã. Bố Thành luôn nhớ ơn gia đình Mến và có những suy nghĩ rất đẹp về người nông thôn.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo - Thảo luận - trình bày.
- 4 HS nhắc lại.
- Học sinh theo dõi. 2 học sinh khá đọc thể hiện.
- Học sinh lắng nghe.
- HS luyện đọc theo đoạn , cả bài .
- Học sinh chơi theo sự điều khiển của lớp trưởng.
-Học sinh đọc phân vai theo nhóm 3. (Người dẫn chuyện, em bé, bố Thành)
- Các nhóm thi đọc phân vai toàn truyện. 
- Học sinh nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất .
- 1 học sinh khá đọc yêu cầu.
-Cả lớp theo dõi, 3 HS kể 3 đoạn.
- HS tập kể theo nhóm.
- Học sinh kể theo yêu cầu .
- Học sinh nhận xét,bình chọn bạn kể hay.
-1HS kha ùkể toàn truyện.
 3. Củng cố – dặn dò : 
- 1 HS đọc bài và nêu nội dung chính – GV kết hợp giáo dục HS.
- Nhận xét tiết học .
- Về kể chuyện cho bạn bè và người thân nghe.
------------------------------------------------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Biết làm tính và giải toán có hai phép tính.
 - HS biết đặt tính thẳng hàng, đặt lời giải chính xác.
II.CHUẨN BỊ:
 -GV:Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1, 4;
 -HS: Vở, SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
 Bài 1: Điền đúng( Đ) hoặc sai( S) vào ô trống
 135 x 5 = 675 564 : 8 = 73 
 Bài 2: Một bếp ăn dự trữ 264 kg gạo, đã sử dụng hết số gạo dự trữ. Hỏi bếp ăn còn lại bao nhiêu ki - lô - gam gạo?	
 2. Bài mới: Giới thiệu bài.(ghi bảng)
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Rèn luyện kỹ năng tính. 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1.
-Yêu cầu HS tự làm vào sách.
- Tổ chức cho HS chơi tiếp sức. GV treo 2 bảng phụ chép sẵn nội dung bài 1, chia lớp thành 2 dãy; mỗi dãy cử 4 HS lên tham gia chơi, mỗi em điền 1 ô trống. Yêu cầu nhóm nào làm xong trước mà đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
-GV nhận xét - sửa sai, tổng kết trò chơi.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở sửa bài và nêu cách làm.
-GV chốt : Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 2.
-Yêu cầu HS tự làm vào bảng ép, 4 emcòn hạn chế lần lượt lên bảng làm.
-GV nhận xét, sửa bài.( Gọi HS làm sai lên bảng sửa bài. GV lưu ý cho HS về cách trừ nhẩm.)
- Gọi HS nêu cách làm.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu dùng chì gạch dưới điều bài toán cho biết và điều bài toán hỏi, gọi 2 cặp HS tìm hiểu bài.
-Yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở, 1 HS lên bảng .
- GV theo dõi, nhận xét, sửa sai.
Bài 4(cột 1,2,4) : 
-Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1.
-Yêu cầu HS tự làm vào sách, 5 em còn hạn chế lần lượt lên bảng làm.
- GV chấm 1 số bài – Nhận xét, sửa bài.
- 1 HS khá nêu.
- Làm vào sách.
- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
- HS đổi chéo bài sửa bài.2 HS nêu cách làm.
-HS khá nêu yêu cầu bài.
-HS làm vào ép , 4 HS còn hạn chế lần lượt lên bảng sửa bài. 
-HS sửa bài vào vở.
- HS nêu cách làm.
- 1 HS khá đọc.
- HS thực hiện theo yêu cầu.2 cặp HS thực hiện trước lớp. 
 H. Bài toán cho biết gì?
 H. Bài toán hỏi gì?
- HS tóm tắt và giải vào vở.1 HS lên bảng sửa bài.
 Tóm tắt:
 36 máy bơm
 Đã bán Còn lại ? máy bơm 
 Bài giải:
Số máy bơm đã bán là:
36 : 9 = 4 ( chiếc)
Số máy bơm còn lại là:
 36 – 4 = 32 ( chiếc)
 Đáp số : 32 chiếc máy bơm. 
- HS nhận xét, sửa bài vào vở.
- 2 HS nêu.
- Làm vào sách, 5 HS lần lượt lên bảng. 
-Nhận xét trên bảng - Đổi chéo vở sửa bài.
 3.Củng cố - Dặn dò:
 - Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về các bài toán có liên quan đến phép nhân và phép chia.làm bài tập 5 SGK.
 - Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------------
ÂM NHẠC
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC
 ... ây làm chẳng nên non 
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao . 
- Kết hợp giảng nội dung: Câu tục ngữ khuyên con người phải đoàn kết .Đoàn kết để tạo nên sức mạnh .
 H: Trong câu ứng dụng, chữ nào được viết hoa?
- Yêu cầu HS viết bảng.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở. 
-Nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ :
* Viết chữ M : 2 dòng 
*Viết chữ T, B : 1dòng 
* Viết tên riêng : Mạc Thị Bưởi : 2 dòng .
* Viết câu tục ngữ : 2 lần .
- Nhắc nhở cách viết – trình bày bài.
- Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
- GV theo dõi – uốn nắn . 
Hoạt động 3 : Chấm , chữa bài. 
- GV chấm 5 bài - nhận xét chung . Cho HS xem một số bài viết đẹp.
- 1 HS đọc – lớp đọc thầm theo .
- M, T, B .
- HS quan sát.
- HS tập viết từng chữ trên bảng con : M ,T, B . 1 HS lên bảng viết .
- 2 HS đọc .
-Chữ M, T, B cao 2 li rưỡi , các chữ còn lại cao một li .
-Bằng một con chữ o.
-HS tập viết tên riêng trên bảng con - 3 em viết bảng lớp.
- Một HS đọc câu ứng dụng.
-Một ,Ba.
- 2 HS lên bảng viết .Cả lớp viết vào bảng con .
- HS theo dõi .
- HS theo dõi .
- HS viết bài vào vở .
-HS theo dõi - rút kinh nghiệm .
 3. Củng cố – Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học –Tuyên dương HS viết đẹp .
 - Về viết bài ở nhà.
------------------------------------------------------------------
 --------------------------------------------------
TOÁN
ÔN TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC
I.MỤC TIÊU.
 -Giúp HS củng cố về tính giá trị của các biểu thức có dạng : Chỉ có phép cộng, trừ ; chỉ có phép tính nhân, chia ; có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
 - Rèn luyện kỹ năng thực hiện các phép tính và tính giá trị của biểu thức nhanh, chính xác. 
 -HS có ý thức cẩn thận , chính xác khi làm toán .
IICÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1 .Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài tập.
 Bài 1: Tính giá trị của các biểu thức sau: 
 	60 : 2 + 245	 22 x 3 - 18
 2.Bài mới: Giới thiệu bài.(ghi bảng)
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Họat động 1 : Hướng dẫn luyện tập. 
Bài 1: Tính:
107 + 20 + 5 = 243 -43 + 29 =
 = =
515 – 10 + 30 = 656 -6 - 50 =
 = =
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở nháp.
- GV nhận xét , sửa sai.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tiến hành tính giá trị của biểu thức .
- GV nhắc lại cách làm.
Bài 2:Viết vào chỗ chấm thích hợp :
20 x 2 x 3 = .... 7 x 3 : 2 =.....
 =.... =....
88 : 2 : 2 =.... 160 : 4 x 5 =.....
 = .... =.....
- Gọi HS đọc đề – nêu yêu cầu .
-Yêu cầu HS làm vào vở.
- Nhận xét – sửa bài.
-GV chấm, nhận xét, sửa bài.
- Yêu cầu HS nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức.
Bài 3: 
 44 : 4 x 5  52
 41 68 - 20 -7
 47 80 + 8 -40
- Yêu cầu HS làm vở, một số em làm bảng lớp.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài4: Lớp 3A có 30 học sinh , lớp 3B có 34 học sinh. Số học sinh của lớp 3C bằng nửa tổng số học sinh của lớp 3A và lớp 3B . Hỏi lớp 3C có bao nhiêu học sinh? .
- Gọi HS nhận xét.GV nhận xét, sửa bài.
(lưu ý:có thể cho hs tìm cách giải khác)
-1 HS đọc đề .
-HS lần lượt lên bảng làm .Cả lớp làm vào vở nháp .
M . 107+ 20 + 5 = 127 + 5 
 = 132
- HS nhận xét bài trên bảng - tự sửa bài vào vở.
-2 HS nhắc lại:
+ Xem trong biểu thức có các phép tính nào.
+ Vận dụng quy tắc đã học để xác định phép tính nào thực hiện trước, phép tính nào thực hiện sau.
- HS theo dõi.
-2 HS khá đọc đề, nêu yêu cầu.
- 4HS còn yếu lần lượt lên bảng làm. Cả lớp làm vở . 
-HS đổi vở sửa bài . 
- 2 HS nêu.
-1HS đọc đề .
- Làm vở, 4 HS lên bảng.
- Sửa bài vào vở.
2 HS nêu.
- 1 HS nêu.
- Làm vở, 3 HS lên bảng.
-HS nhận xét, đổi chéo phiếu, sửa bài tập.
- 1 HS khá đọc đề.
- 2 cặp HS khá, hạn chế nêu thực hiện tìm hiểu đềà:
H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS khá lên bảng.
Bài giải
Tổng số học sinh của lớp 3A và lớp 3Blà:
30+ 34 = 64(HS)
Lớp 3C có số học sinh là
64 : 2 = 32 ( HS)
ĐS : 32 HS .
 3.Củng cố , dặn dò. 
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà luyện tập thêm dạng toán đã học.
-----------------------------------------------------
TÌM HIỂU THẾ GIỚI QUANH EM
Câu1:Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm trong câu thơ sau:
Em về quê ngoại nghỉ hè.
Gặp ....nở mà mê hương trời.
(đầm sen)
Câu2:Kết quả phép nhân 9 x9 là bao nhiêu?
(81)
Câu 3:Trường em đang học nằm ở địa bàn nông thôn hay thành phố?
(nông thôn)
Câu 4:Tìm từ ngữ thuộc phương ngữ miền Trung có trong 2 câu thơ sau:
Đứng bên ni đồng ngó bên ni đồng mênh mông bát ngát.
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông.
(ni, tê)
Câu 5: Kết quả phép chia 56:7 là bao nhiêu?
(8)
Câu 6: Ngày quốc tế phụ nữ là ngày nào?
(8-3)
Câu 7:Tìm từ chỉ đặc điểm có trong câu sau:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng.
(trắng)
Câu 8:Tìm giá trị của biểu thức: 4 x 5+10?
(30)
Câu 9:động tác thứ 3 của bài TDPT chung là động tác gì?
(chân)
Câu 10: Câu thơ: 
 Đây con sông như dòng sữa mẹ.
Nước về xanh ruộng lúa vườn cây.
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
(so sánh).
Câu 11: Mẹ của Bác Hồ có tên là gì(ghi đầy đủ họ tên)?
(Hoàng Thị Loan)
Câu 12: Ngày thương binh ,liệt sĩ là ngày nào?
(27-7)
Câu 13:X x 1999 = 0 vậy x bằng bao nhiêu?
(0)
Câu 14: Bãi biển Cửa Tùng nằm ở tỉnh nào?
(Quảng Trị)
Câu 15: Đài tưởng niệm 12 cô gái Truông Bồn thuộc địa phận xã nào?
(Mỹ Sơn)
Câu 16:Câu thơ:
Núi giăng thành luỹ sát dày.
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 
(nhân hoá)
Câu 17:Trong câu: "Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm". 
thuộc kiểu câu nào?
(Ai thế nào?)
Câu 19: Quê Bác Hồ ở xã nào của huyện Nam Đàn?
(Kim Liên)
Câu 20:Câu chuyện :"Hũ bạc của người cha"là truyện cổ tích dân tộc nào?
(Chăm).
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC.
LUYỆN TẬP VỀØ SO SÁNH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Ôn từ về các dân tộc :biết thêm tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta: điền đúng từ ngữ thích hợp ( gắn với đời sống của đồng bào dân tộc) vào chỗ trống.
 - Tiếp tục học về phép so sánh : đặt được câu có hình ảnh so sánh. 
 - HS vận dụng tốt vào bài làm của mình .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1.Ổn định : Nề nếp.
 2 Bài cũ : (5 phút)
H: Em hiểu thế nào là dân tộc thiểu số?
H Người thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta?
 3.Bài mới : Giới thiệu bài .Ghi đề . 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài 1 . (5 phút).
Cho các từ ngữ “ làm nương, vút lên, sương muối, bản làng”.Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống.
Buổi sáng ,phủ trắng cành cây , bãi cỏ .Núi đồi, thung lũng ,chìm trong biển mây mù . Các bà các chị tấp nập đi Chốc chốc, một điệu hát H’mông lại  trong trẻo.
-GV nhận xét. 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập 2. (8 phút).
-Em hãy viết 
a, Tên một số dân tộc ít người ở nước ta mà em biết .
b, Những sản vật quý của núirừng:
-Yêu cầu HS làm vào vở. 
-Yêu cầu HS đọc lại những câu đúng trên .
Hoạt động3 Hướng dẫn HS làm bài tập 3. (8 phút).
Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
-Cao như
-Vui như
-Đen như
- Đỏ như
-GV thu 5 bài chấm - nhận xét .
-1 HS khá đọc đề - nêu yêu cầu .
-HS làm bài vào vở,1 HS lên bảng.
-1 HS đọc bài.
-2 HS lên bảng làm.
- 1 học sinh đọc đề .
 -1 học sinh lên bảng làm vào bảng phụ.
-Cả lớp làm vào vở.
 4.Củng cố – Dặn dò: (5 phút)
 -Yêu cầu HS nhắc lại nội dung vừa học .
 - Nhận xét tiết học . 
 - Hoàn thành các bài trong vở bài tập.
__________________________________
------------------------------------------------------
________________________________
 Thứ bảy, ngày 20 /12/ 2008
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TỔNG KẾT CHỦ ĐIỂM
I.MỤC TIÊU:
 -Giúp HS khái quát các nội dung của chủ điểm: “Kính yêu thầy cô giáo” mà các em đã thực hiện trong tháng 11, 12. HS biết được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần qua và tham gia văn nghệ.
 -HS nắm được những biểu hiện và nội dung cơ bản để thực hiện.
 -Bồi dưỡng cho HS tình cảm kính yêu thầy cô giáo và ý thức thực hiện thực hiện lời thầy cô dạy. 
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Hoạt động 1: tổng kết chủ điểm. ( 15 phút)
- GV tổng kết lại các nội dung đã học trong chủ điểm: “ Kính yêu thầy cô giáo”.
+ HS đã được phát động tháng học tốt dâng thầy cô, dành được nhiều hoa điểm10 dâng thầy cô.
+ Tham gia văn nghệ, thể dục đồng diễn chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
+ Cả lớp đã tham gia trưng bày sản phẩm học tập.
- Tổ chức sinh hoạt, kể chuyện về bộ đội anh hùng.
+ Tìm hiểu về an toàn giao thông qua bài học số 3.
+ Tham gia tìm hiểu và nghe kể chuyện lịch sử.
- GV nhắc nhở HS thực hiện tốt những nội dung đã học – Cho HS thể hiện lời hứa trước lớp.
 Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp. ( 15phút)
-Yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt.
- GV nhận xét, nêu những ưu khuyết điểm chính của lớp, nhắc nhở HS thực hiện tốt phương hướng đề ra.
- Tổ chức cho HS tham gia văn nghệ về chủ điểm trong tháng qua: Hát, đọc thơ về thầy cô giáo, chú bộ đội.
-GV nhận xét, tuyên dương.
-HS lắng nghe.
- Cá nhân, tổ hứa trước lớp.
- Lớp trưởng điều khiển cuộc họp lớ theo nội dung:
+ Nhận xét nề nếp tuần 15.
+ Đề ra phương hướng tuần 16.
- Tham gia văn nghệ theo chủ điểm.
 *Tổng kết: 
- GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS thực hiện tốt lời thầy cô giáo dạy.Thực hiện tốt an toàn giao thông. 
______________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTHUY-16.doc