Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 26

Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 26

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

A.TẬP ĐỌC :

 -Biết ngắt , nghỉ hơiđúng sau các dấu câu, giữa cácc cụm từ.

 + Hiểu nội dung ý nghĩa: : Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân với nước .Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó(trả lời được các câu hỏi trong SGK).

KNS:-Thể hiện sự cảm thông.

 - Đảm nhận trách nhiệm

 -Xác định giá trị.

 - Học sinh biết kính yêu và biết ơn Chử Đồng Tử.

 B.KỂ CHUYỆN :

-Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

(HS khá giỏi đặt tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện.

 

doc 50 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 1160Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ
Môn học
Mục bài dạy
 2 
 28/2/ 2011
(sáng)
HĐTT
Tập đọc
Tậâp đọc+KC
Toán
Chào cờ
Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử.
 Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử.
Luyện tập
(chiều)
TN-XH
L. TN-XH
Luyện toán
Tôm , cua
Tôm ,cua
Luyện tập
3
1/3/2011
(sáng)
Thể dục
Toán
Chính tả
L.Toán
Nhảy dây. Trò chơi:Hoàng Anh- Hoàng Yến.
Làm quen với thống kê số liệu.
(Nghe- viết):Sự tích lễ hội Chữ Đồng Tử.
Làm quen với thống kê số liệu
(chiều)
Đạo đức
L. Đạo đức
L.T.việt
Tôn trọng thư từ và đồ đạc của người khác.
Tôn trọng thư từ và đồ đạc của người khác.
Đi hội chùa hương
4
 2/3/2011
(sáng)
Tập đọc 
Toán
Chính tả
 L. T. việt
Rước đèn ông sao.
Làm quen với thống kê số liệu(tiếp).
(Nghe- viết): Rước đèn ông sao
Ôn tập đọc + luyện viết.
(chiều)
Tập viết
Aââm nhạc
Luyện toán
Ôân chữ hoa T
Ôn bài hát:Chị ong nâu và em bé.
Làm quen vơí thống kê số liệu
5
3/3/2011
(sáng)
Thể dục
LT vàø câu
Toán
Nhảy dây kiểu chụm hai chân.
Từ ngữ về lễ hội. Dấu phẩy.
Luyện tập
(chiều)
Thủ công
L.Thủ công
GDNGLL
Làm lọ hoa gắn tường(T2).
Làm lọ hoa gắn tường
Tìm hiểu thế giới quanh em.
6
4/3/2011
(sáng)
Tập làm văn
Toán
L.T.việt
Kể về một ngày hội.
Kiểm tra định kỳ(GHKII).
Từ ngữ về lễ hội. Dấu phẩy
(chiều)
TN-XH
Luyện toán
HĐTT+SHL
Cá
Luyện tập
TCDG: Đá cầu.
 Thứ hai, ngày 28 tháng2 năm 2011 
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
A.TẬP ĐỌC :
 -Biết ngắt , nghỉ hơiđúng sau các dấu câu, giữa cácc cụm từ.
 + Hiểu nội dung ý nghĩa: : Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân với nước .Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
KNS:-Thể hiện sự cảm thông.
 - Đảm nhận trách nhiệm
 -Xác định giá trị.
 - Học sinh biết kính yêu và biết ơn Chử Đồng Tử.
 B.KỂ CHUYỆN :
-Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
(HS khá giỏi đặt tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện.
II. CHUẨN BỊ :
 - Tranh minh hoạ SGK, Bảng phụ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
 1.Bài cũ : Gọi 3 HS đọc bài: “Hội đua voi ở Tây Nguyên”. 
 H.Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua voi?
 H. Cuộc đua diễn ra như thế nào? 
 H. Nêu nội dung chính? 
 2. Bài mới : Giới thiệu bài: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1 :
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
- Gọi 1 HS đọc .
-Yêu cầu lớp đọc thầm và tìm hiểu :
H. Câu chuyện gồm có mấy đoạn?
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
-GV theo dõi, sửa sai cho HS - Hướng dẫn phát âm từ khó.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn .( GV kết hợp treo bảng phụ, hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi.
 - GV đọc mẫu lần 1 .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
- Yêu cầu đọc đoạn 1, 2.
H.Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó?
* Giảng từ : + Chử Xá: Một làng ở xã Vân Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội ngày nay.
H: Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
-Giảng: bàng hoàng: sững sờ, không ngờ tới.
 H.Vì sao công chúa lại kết duyên với Chử Đồng Tử ?
* Giảng từ : duyên trời: chuyện may mắn, hạnh phúc. 
-Yêu cầu đọc đoạn 3.
H: Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
-Yêu cầu đọc đoạn 4. 
H.Nhân dân đã làm gì để biết ơn Chử Đồng Tử ?
 - GV chốt, ghi bảng.
Nội dung chính :Câu chuyện ca ngợi Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân, với nước. 
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. 
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn cách đọc bài.
- Giáo viên theo dõi, sửa sai. 
- Giáo viên đọc mẫu lần hai.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo đoạn, cả bài.
- Nhận xét – sửa sai .
Chuyển tiết: Cho học sinh chơi trò chơi tự chọn.
Tiết 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại (tiếp theo)
-Yêu cầu học sinh đọc nhóm 4.
-GV theo dõi – Hướng dẫn thêm.
-Tổ chức cho các nhóm thi đọc . 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương- chốt nội dung bài.
Hoạt động 4 : Kể chuyện.
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
-Nêu nhiệm vụ: Dựa vào bốn tranh minh hoạ trong SGK, nhớ nội dung của từng đoạn truyện ; đặt tên cho từng đoạn
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để đặt tên cho từng đoạn truyện.
- Gọi các nhóm trình bày.
-Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.
-Yêu cầu HS tập kể theo nhóm bốn.
-GV gọi 4 học sinh thi kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
- GV nhận xét – tuyên dương .
- Gọi 1 HS kể toàn truyện.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
-1 HS đọc toàn bài và chú giải .
-Học sinh đọc thầm và trả lời:
-Có 4 đoạn.
-HS đọc nối tiếp từng câu .
-HS phát âm từ khó .
-HS đọc nối tiếp theo đoạn.
-Theo dõi - đọc lại đoạn văn.
-HS lắng nghe .
- 1 HS đọc – lớp đọc thầm .
-Mẹ mất sớm. Hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, Chử Đồng Tử thương cha,đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.
-Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ
- Công chúa cảm động khi biết tình cảnh gia đình của Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.
- 1 HS đọc - lớp đọc thầm .
- Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi hoá lên trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc . 
- 1 HS đọc – lớp đọc thầm.
- HS tự trả lời theo ý mình hiểu. 
- 3 HS nhắc lại.
- Học sinh theo dõi. 2 học sinh đọc thể hiện.
- Học sinh lắng nghe.
- HS luyện đọc theo đoạn, cả bài .
- Học sinh chơi theo sự điều khiển của lớp trưởng.
-Học sinh đọc nhóm 4, mỗi HS đọc 1 đoạn
-Các nhóm thi đọc. 
-Học sinh nhận xét và bình chọn nhómđọc hay nhất .
- 2 học sinh đọc yêu cầu.
- Cả lớp theo dõi.
- làm việc theo cặp.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- HS theo dõi.
- HS tập kể theo nhóm bốn, mỗi HS kể 1 đoạn.
-Học sinh kể theo tranh. Cả lớp lắng nghe - Nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
- 1 HS kể toàn truyện.
 3. Củng cố – dặn dò : 
- HS đọc bài , nêu nội dung chính – GV kết hợp giáo dục HS biết kính yêu và biết ơn những người có công với đất nước .
- Nhận xét tiết học .
- Về kể chuyện cho bạn bè và người thân nghe.
_______________________________________________
TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Biết cách sử dụng tiền Việt Namvới các mệnh giá đã học.
 -Biết cộng ,trừ trên các sốvới đơn vị là đồng.
 -Biết giải tóan có liên quan đến tiền tệ.
II.CHUẨN BỊ:
 - Tranh phô tô bài tập 2 SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọc một số tờ giấy bạc theo sự yêu cầu của giáo viên.
 2000 đồng ; 5000 đồng ; 10000 đồng ; 20 000 đồng ; 100 000 đồng.	
 2. Bài mới: Giới thiệu bài.(ghi bảng)
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Rèn luyện kỹ năng tính.
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
H: Chiếc ví nào nhiều tiền nhất?
H: Vì sao em biết ví C nhiều tiền nhất ?
- Gọi HS nhận xét, nêu cách làm 
– GV nhận xét - sửa sai.
Bài 2:( a,b)Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 2.
-Yêu cầu HS tự làm vào nháp.
- Yêu cầu HS nêu miệng.
-GV nhận xét, sửa bài.
Bài4: Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở, 1 HS lên bảng .
- GV theo dõi, nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 2 : Trò chơi “Đi chợ”.
- Gọi HS đọc bài 3 – nêu yêu cầu.
-Yêu cầu HS quan sát ,thảo luận để tìm ra đáp án bài tập 3.
-GV gắn các đồ vật như SGK . Gọi đại diện bốn nhóm lên chơi trò chơi .
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng :
kéo.
Sáp màu, thước kẻ.
-GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- 2 HS nêu.
- HS tự làm bài.
- Ví C.
- Vì khi cộng số tiền ở mỗi ví thì được :
Ví a : 6300 đồng ; ví b: 3600 đồng ; ví c : 10000 đồng ; ví d : 9700 đồng.
 - Nhận xét – nêu cách làm.
-HS nêu yêu cầu bài.
-HS làm vào nháp.
- HS nêu kết quả.Cả lớp nhận xét, sửa sai. 
- 2 HS đọc.
- HS tìm hiểu bài – 2 cặp HS thực hiện trước lớp. 
 H. Bài toán cho biết gì?
 H. Bài toán hỏi gì?
- HS tóm tắt và giải vào vở.1 HS lên bảng sửa bài.
- HS nhận xét, sửa bài vào vở.
- 2 học sinh đọc đề bài – nêu yêu cầu.
-HS thảo luận nhóm cặp.
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
 3.Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm hoàn chỉnh vở bài tập.
----------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
TÔM , CUA
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 -Nêu được ích lợi của tôm và cua đối với đời sống con người.
 - Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật.
 -HS áp dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống thực tế .
II. CHUẨN BỊ.
 -Các hình minh hoạ trang 98, 99 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1.Bài cũ: Kiểm tra bài : Côn trùng .
H: Kể tên một số côn trùng có ích đối với con người ? 
H: Kể tên một số côn trùng có hại đối với con người ?
H: Nêu một số cách diệt trừ côn trùng có hại ?
 2.Bài mới: Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY.
HOẠT ĐỘNG HỌC.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận .
Làm việc theo nhóm.
-Yêu cầu HS quan sát các hình con tôm và cua trong SGK trang 98, 99 và sưu tầm được .
-Thảo luận theo một số gợi ý sau :
H: Bạn có nhận xét gì về kích thước của chúng ? 
H: Bên ngoài cơ thể của những con tôm , cua có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không ?
H. ... 
 0
-Gọi học sinh đọc đề.
-Cho học sinh làm vào vở .
-GV cùng học sinh nhận xét.
Bài 3: Số điểm mười của lớp 3A đạt được trong bốn tháng như sau:
Tháng 9: 185 điểm Tháng10: 203 điểm
Tháng 11:190điểm Tháng 12: 185 điểm
Hãy viết số thích hợp vào ô trống.
Tháng
 9
11
203
170
Gọi HS đọc đề.
-Yêu cầu HS đọc dãy số trong bài .
-Yêu cầu HS làm vào vở .
-Yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra bài chéo của nhau. 
-GV cùng học sinh nhận xét. 
- 2 HS đọc đề .
-HS trả lời.
-HS làm vào vở
- Đổi chéo vở sửa bài.
-2 HS đọc
-HS làm bài vào vở
-2 HS đọc đề . Lớp đọc thầm.
-2 HS đọc dãy số .
-HS làm bài vào vở .
-HS đổi vở sửa bài .
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
 - Ra bài tập về nhà.
---------------------------------------------
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TÌM HIỂU THẾ GIỚI QUANH EM.
Câu1: Kết quả phép nhân 200 x 3 là bao nhiêu?
(600)
Câu 2: Điền từ còn thiếu vào câu thơ sau:
Chim gõ kiến.
(nổi mõ)
Câu 3: Kết quả phép nhân 34 x 10 là bao nhiêu?
(340)
Câu 4:Người kết duyên với Chử Đồng Tử là ai?
(công chúa Tiên Dung)
Câu5:Ngày quốc tế phụ nữ là ngày nào?
(8-3)
Câu6:Kết quả phép chia 200:2 là bao nhiêu?
(100)
Câu 7:Trong bài :"Hội vật" ông Cản Ngũ vật thắng ai?
(anh Quắm Đen)
Câu8:Cha Bác Hồø có tên là gì?
(Nguyễn Sinh Sắc)
Câu 9:Câu văn:"Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ" tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
(so sánh)
Câu 10:Câu thơ:"Dù ai đi ngược về xuôi.
 Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba" nói về lễ hội nào?
 ( giỗ Tổ Hùng Vương)
Câu 11: Quê Bác Hồ ở huyện nào?
(Nam Đàn)
 Thứ năm, ngày 12/ 3 / 2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 ÔN NHÂN HÓA . ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI : 
VÌ SAO?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Ôn luyện tập về nhân hóa. Ôn luyện về câu hỏi Vì sao?.
- HS nhận ra biện pháp nhân hóa, nêu được cảm nhận bước đầu về cái hay của những hình ảnh nhân hóa. Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi :Vì sao? trả lời đúng các câu hỏi : Vì sao?
 - Học sinh vận dụng để làm tốt các bài tập .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
 1. Bài cũ : 	 Gọi 1HS lên bảng kiểm tra bài: 
Đặt 2 câu có sử dụng biện pháp nhân hoá?
 2.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập 1. 
Tìm từ ngữ trong mỗi đoạn thơ sau để điền vào chỗ trống cho phù hợp :
a, Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.
b, Mặt trời lặn xuống bờ ao 
Ngọn khói xanh lên lúng liếng
Vườn sau gió chẳng đuổi nhau
Lá vẵn bay vàng sân giếng.
Từ ngữ chỉ sự vật được nhân hoá
Từ ngữ nói về người được dùng để nói về sự vật
a,
b, 
a,
b, 
- Yêu cầu đọc đề - nêu yêu cầu đề.
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn thơ .
-Yêu cầu HS làm bài tập độc lập rồi trao đổi nhóm bàn để trả lời các câu hỏi sau:
GV cùng học sinh nhận xét.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập 2. ( 7 phút)
Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? Trong mỗi câu sau.
a, Trẻ em thích đi xem hội vì được biết nhiều điều lạ .
b, Trong những ngày hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 Việt Nam rất vui vì được đón nhiều bạn bè từ khắp nơi đến .
c, Thủ môn của đội bóng đá 5A không ra sân vì bị đau chân.
- Yêu cầu HS đọc đề bài .
-Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập.
- Chấm một số bài, nhận xét.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập 3. ( 8 phút)
Đặt câu nói về mỗi sự việc sau và nguyên nhân của từng sự việc đó :
a, Em bé bị ngã 
b, Bạn Hùng được chọn đi thi cờ vua ở trường 
c, Lớp 3B hoãn tổ chức Hội vui học tập 
- Gọi một HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đọc lại bài Hội vật.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng làm bài, một HS đọc câu hỏi cho HS kia trả lời, sau đó đổi vai.
- Gọi 4 cặp đại diện trình bày trước lớp.
-GV cùng học sinh nhận xét.
-2 HS đọc đề - nêu yêu cầu .
- 1 HS đọc - lớp đọc thầm theo.
- Thực hiện theo yêu cầu.
-2 HS đọc .
- 2 HS lên bảng thi làm bài nhanh. Cả lớp theo dõi, cổ vũ.
- 2 HS đọc
- HS làm vở , 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét - Theo dõi, đổi chéo sửa bài.
 4.Củng cố– Dặn dò: ( 5 phút)
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung vừa học .
- Nhận xét tiết học , tuyên dương những học sinh học tốt.
-Về hoàn thành bài trong vở bài tập.
Thứ bảy, ngày 14/3/ 2008
TẬP LÀM VĂN
ÔN KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Ôn kĩ năng nói : Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý với lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội. 
 - Ôn kĩ năng viết : Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
- HS có thói quen tìm hiểu về các lễ hội, phong tục đẹp của địa phương và của dân tộc Việt Nam.
 II. CHUẨN BỊ :
 - Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1. Bài cũ : Gọi 2 HS kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo một trong hai bức ảnh ở bài miệng tuần trước.
- GV nhận xét, chấm điểm .
 2.Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm miệng bài tập 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ - Gọi HS đọc các câu hỏi gợi ý.
H. Em chọn kể về ngày hội nào ?
- Cho HS xem một số tranh ảnh về các ngày hội, các lễ hội.
- GV lưu ý HS :
 + Có thể kể về một lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội.(Ví dụ : lễ hội kỉ niệm một vị thánh có công với làng, với nước: Hội Gióng, hội đền Kiếp bạc,)
+ Có thể kể về ngày hội em không trực tiếp tham gia, chỉ thấy khi xem ti vi, xem phim
+ Gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại chuyện của mình. Tuy nhiên, vẫn có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi. Lời kể cần giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội.
- Gọi 2 HS kể mẫu (theo 6 câu hỏi gợi ý.)
- GV nhận xét.
- Cho vài HS nối tiếp nhau thi kể.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 2.(kể viết)
Đề : Em hãy kể về một lễ hội mà em biết.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
-Yêu cầu HS tự viết bài của mình vào vở.
-Yêu cầu HS đọc bài viết trước lớp.
- GV và HS nhận xét. GV chấm điểm một số bài làm tốt. Tuyên dương. 
-1HS đọc yêu cầu – lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc.
- HS tự nêu.
- HS quan sát.
- 1 HS đọc - lớp theo dõi.
-2 HS kể, cả lớp theo dõi.
- Vài HS nối tiếp nhau thi kể.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
Ví dụ : Lễ hội Đâm trâu là lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên. Trong hội đâm trâu , người ta dùng giáo dài đâm trâu theo nhịp chiêng trống, máu trâu được pha với rượu để cúng thần, thịt trâu được nấu lên để mọi người ăn uống.
- 1 HS đọc .
- HS viết bài vào vở.
- 5 HS đọc .
- Lớp nhận xét bài của bạn.
 4.Củng cố – Dặn dò:
- Đọc bài văn mẫu.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt.
-Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
_________________________________
TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU: 
-Ôn rèn kĩ năng đọc , phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu.
 -Vận dụng để làm các bài tập nhanh, chính xác.
-HS có tính cẩn thận, chính xác trong khi làm bài.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
1. Ổn định : nề nếp.
2. Bài cũ : Gọi HS lên bảng .
Lớp
Học kỳ
3A
3B
3C
3D
Học kỳ I
29
18
26
29
Hoc kỳII
25
19
23
29
 Nhìn vào bảng trên , hãy trả lời các câu hỏi sau :
Trong học kì 1, lớp nào có nhiều học sinh giỏi nhất , lớp nào có ít học sinh giỏi nhất?
Học kì 1, cả khối 3 có bao nhiêu học sinh giỏi?
So với học kì 1, ở học kì 2, lớp nào có số học sinh giỏi tăng lên, lớp nào có số học sinh giỏi giảm đi, lớp nào có số học sinh giỏi giữ nguyên ?
Số học sinh giỏi của khối 3 ở học kì 2 hơn số học sinh giỏi ở kì 1 là bao nhiêu em?
 3.Bài mới : Giới thiệu bài – ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC.
Hoạt động 1:. Thực hành .
Bài 1: Cho dãy số : 220 ; 330; 440; 550; 660; 770; 880; 990 ;
Nhìn vào dãy trên, viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a, Số thứ nhất trong dãy là số
b, Số thứ năm trog dãy là số
c, Số thứ tám trong dãy là số..
Gọi HS đọc đề .
H:Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
H:Các số liệu đã cho có nội dung gì?
-Yêu cầu HS làm vào vở. 
 -GV nhận xét - sửa sai.
Bài 2 : Đặt tính rồi tính:
6947 + 3528 8291 - 635 
 2817 x 3 9640 : 5 
 -Gọi học sinh đọc đề.
-Cho học sinh làm vào vở .
-GV cùng học sinh nhận xét.
Bài 3: Số điểm mười của lớp 3A đạt được trong bốn tháng như sau:
Tháng 9: 245 điểm Tháng10: 208 điểm
Tháng 11:290điểm Tháng 12: 385 điểm
Hãy viết số thích hợp vào ô trống.
Tháng
 9
11
208
385
Gọi HS đọc đề.
-Yêu cầu HS đọc dãy số trong bài .
-Yêu cầu HS làm vào vở .
-Yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra bài chéo của nhau. 
-GV cùng học sinh nhận xét. 
- 2 HS đọc đề .
-HS trả lời.
-HS làm vào vở
- Đổi chéo vở sửa bài.
-HS đọc đề
- HS tự làm bài vào vở
-2 HS đọc đề . Lớp đọc thầm.
-2 HS đọc dãy số .
-HS làm bài vào vở .
-HS đổi vở sửa bài .
4.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
 - Ra bài tập về nhà.
_________________________________________________________ 
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
Nội dung : Do lớp trưởng điều khiển .
GV theo dõi giúp đỡ .
Triển khai kế hoạch tuần tới:
Học bài làm bài đầy đủ
Ôn tập tốt chuẩn bị cho kỳ thi lần bavà hái hoa chất lượng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHUY-T26.doc