Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 32

Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 32

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

A. TẬP ĐỌC :

 -Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 + Hiểu nội dung truyện :Giết hại thú rừng là tội ác;cần có ý thức bảo vệ môi trường.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 - Học sinh biết bảo vệ thú rừng.

KNS:

-Xác định giá trị.

-Thể hiện sự cảm thông.

-Tư duy phê phán.

-Ra quyết định.

 B.KỂ CHUYỆN :

 -Kê lại được từng đoạn câu chuyện(toàn bộ câu chuyện) theo lời của bác thợ săn, dựa vào tranh minh họa ở( SGK).

 

doc 50 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32 
Thứ
Môn học
Mục bài dạy
 2
 18/4/ 2011
(sáng)
HĐTT
Tập đọc
Tậâp đọc+KC
Toán
Chào cờ
Người đi săn và con vượn 
Người đi săn và con vượn
Luyện tập chung
(chiều)
TN-XH
L. TN-XH
Luyện toán
Ngày và đêm trên Trái Đất
Ngày và đêm trên Trái Đất.
Chia số có 5 chữ số cho số có một chữ số
3
19/4/2011
(sáng)
Thể dục
Toán
Chính tả
L.Toán
Oân tung và bắt bóng cá nhân. Trò chơi: chuyển đồ vật.
Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị(tiếp)
(Nghe- viết):Ngôi nhà chung.
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
(chiều)
Đạo đức
L. Đạo đức
L.T.việt
Dành cho địa phương
Dành cho địa phương
Luyện đọc + luyện viết
4
 20/4/2011
(sáng)
Tập đọc 
Toán
Chính tả
 L. T. việt
Cuốn sổ tay.
Luyện tập
(Nghe- viết):Hạt mưa
Thảo luận về bảo vệ môi trường
(chiều)
Tập viết
Âââm nhạc
Luyện toán
Ôn chữ hoa X
Học hát dành cho địa phương
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
5
21/4/2011
(sáng)
Thể dục
LT vàø câu
Toán
Ôân tung và bắt bong theo nhóm 2 người. Trò chơi:
Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì?dấu chấm,dấu hai chấm.
Luyện tập
(chiều)
Thủ công
L.Thủ công
GDNGLL
Làm quạt giấp tròn.
Làm quạt giấy tròn
Tìm hiểu thế giới quanh em.
6
22/4/2011
(sáng)
Tập làm văn
Toán
L.T.việt
Nói, viết về bảo vệ môi trường.
Luyện tập chung.
Đặt và trả lời câu hỏi :Bằng gì? Dấu chấm, dấu hai chấm.
(chiều)
TN-XH
Luyện toán
HĐTT+SHL
Năm, tháng và mùa.
Luyện tập
TCDG: Rồng rắn lên mây
Thứ hai, ngày 18 tháng 4 năm 2011
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
TẬP ĐỌC :
 -Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 + Hiểu nội dung truyện :Giết hại thú rừng là tội ác;cần có ý thức bảo vệ môi trường.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 - Học sinh biết bảo vệ thú rừng.
KNS:
-Xác định giá trị.
-Thể hiện sự cảm thông.
-Tư duy phê phán.
-Ra quyết định.
 B.KỂ CHUYỆN :
 -Kêå lại được từng đoạn câu chuyện(toàn bộ câu chuyện) theo lời của bác thợ săn, dựa vào tranh minh họa ở( SGK). 
 II. CHUẨN BỊ :
 	 - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK. Bảng phụ .
 	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 1.Bài cũ : Gọi 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
H. Con cò bay trong khung cảnh thiên nhiên như thế nào? 
H. Tìm những chi tiết nói lên dáng vẻ thong thả, nhẹ nhàng của con cò? 
H. Nêu nội dung chính? 
 2. Bài mới : Giới thiệu bài: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1 :
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
- Gọi 1 HS đọc .
-Yêu cầu lớp đọc thầm. 
H. Câu chuyện gồm có mấy đoạn?
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
-GV theo dõi, sửa sai cho HS - Hướng dẫn phát âm từ khó.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn .
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi một số câu, đoạn văn.
-Tổ chức cho HS đọc trong nhóm .
-Yêu cầu các nhóm đọc trước lớp .
- GV nhận xét – Tuyên dương. 
- GV đọc mẫu lần 1 .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
- Yêu cầu đọc đoạn 1, 2, 3.
H. Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?
* Giảng từ : + tận số : hết đời, chết.
H: Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì?
H: Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ?
-Giảng:+nỏ : vũ khí hình cái cung, có cán, lẫy bắn tên đi bằng cách căng bật dây.
-Yêu cầu đọc đoạn 4.
H: Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn đã làm gì?
H: Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta?
- GV chốt, ghi bảng.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. 
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn cách đọc bài . 
- Giáo viên theo dõi, sửa sai. 
- Giáo viên đọc mẫu lần hai.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo đoạn , cả bài.
- Nhận xét – sửa sai .
Tiết 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại (tiếp theo)
-Yêu cầu học sinh đọc nhóm 4.
-GV theo dõi – hướng dẫn thêm.
-Tổ chức cho các nhóm thi đọc . 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương- chốt nội dung bài.
Hoạt động 4 : Kể chuyện.
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
-Nêu nhiệm vụ: Dựa vào bốn tranh minh hoạ trong SGK, nhớ nội dung của câu chuyện .
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để nêu nội dung của từng bức tranh.
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV chốt ý : 
-Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.
-Yêu cầu HS tập kể theo nhóm bốn.
-GV gọi 4 học sinh thi kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
- GV nhận xét – tuyên dương .
- Gọi 1 HS kể toàn truyện.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
-1 HS đọc toàn bài và chú giải .
-Học sinh đọc thầm và tìm hiểu .
-Có 4 đoạn.
-HS đọc nối tiếp từng câu .
-HS phát âm từ khó .
-HS đọc nối tiếp theo đoạn.
-Theo dõi – đọc lại đoạn văn.
-HS đọc theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm đọc –HS nhận xét .
-HS lắng nghe .
- 1 HS đọc – lớp đọc thầm .
-Nếu con thú rừng nào không may gặp phải bác ta thì hôm đó coi như ngày tận số.
-HS trả lời 
- Trước khi chết, vượn mẹ vẫn cố gắng chăm sóc con lần cuối
- 1 HS đọc – lớp đọc thầm .
- Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ rồi lẳng lặng ra về. Từ đó, bác không bao giờ đi săn nữa. 
- Khuyên chúng ta không nên giết hại động vật./ Cần bảo vệ động vật hoang dã và môi trường./ Giết hại động vật là độc ác / 
-3 HS nhắc lại. 
- Học sinh theo dõi.2 học sinh đọc thể hiện.
- Học sinh lắng nghe.
- HS luyện đọc theo đoạn , cả bài .
- Học sinh chơi theo sự điều khiển của lớp trưởng.
-Học sinh đọc nhóm 4, mỗi HS đọc 1 đoạn
-Các nhóm thi đọc. 
-Học sinh nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất .
- 2 học sinh đọc yêu cầu.
- Cả lớp theo dõi.
- HS làm việc theo cặp.
- HS theo dõi.
- HS tập kể theo nhóm bốn, mỗi HS kể 1 đoạn.
-Học sinh kể theo tranh : học sinh 1 kể đoạn 1; học sinh 2 kể đoạn 2; học sinh 3 kể đoạn 3, học sinh 4 kể đoạn 4.
- Cả lớp lắng nghe - Nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
- 1 HS kể toàn truyện.
 3. Củng cố – dặn dò : 
- HS đọc bài , nêu nội dung chính – GV kết hợp giáo dục HS biết bảo vệ động vật.
- Nhận xét tiết học .
- Về kể chuyện cho bạn bè và người thân nghe.
-----------------------------------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Biết đặt tính nhân( chia) số có 5 chữ số với (cho) số có một chữ số.
Biết giải bài tóan có phép nhân(chia)
 - HS biết đặt lời giải ngắn gọn, chính xác.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng .
Bài 1 : Đặt tính rồi tính: 
 45890 : 8 98641 : 6	
 2. Bài mới: Giới thiệu bài.(ghi bảng)
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Rèn luyện kỹ năng tính.
Bài 1: 
Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV nhận xét - sửa sai.
Hoạt động 2 : Rèn kĩ năng giải toán
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở, 1 HS lên bảng .
-GV nhận xét, sửa bài.
Bài3 Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở, 1 HS lên bảng .
- GV theo dõi, nhận xét, sửa sai.
- 2 HS nêu.
- HS tự làm bài. 4 HS lần lượt lên bảng.
- Nhận xét – sửa bài .
- 2 HS đọc.
- HS tìm hiểu bài – 2 cặp HS thực hiện trước lớp. 
 H. Bài toán cho biết gì?
 H. Bài toán hỏi gì?
- HS tóm tắt và giải vào vở.1 HS lên bảng sửa bài.
 Tóm tắt:
 105 hộp : 1 hộp có : 4 bánh
 1 bạn có : 2 bánh
 Số bạn có bánh :  bạn?
 Bài giải:
 Số bánh nhà trường đã mua :
 4 x 105 = 420 ( cái )
 Số bạn được nhận bánh là:
 420 : 2 = 210 (bạn)
 Đáp số : 210 bạn. 
-HS sửa bài vào vở.
- 2 HS đọc.
- HS tìm hiểu bài – 2 cặp HS thực hiện trước lớp. 
 H. Bài toán cho biết gì?
 H. Bài toán hỏi gì?
- HS tóm tắt và giải vào vở.1 HS lên bảng sửa bài.
- HS nhận xét, sửa bài vào vở.
 3.Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm hoàn chỉnh vở bài tập 4
_________________________________________
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:	
-Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.
Biết một ngày có 24 giờ.
- HS có ý thức học tập tích cực .
II. CHUẨN BỊ:
 - Các hình trong SGK trang 120, 121 . Đèn điện để bàn ( hoặc đèn pin , nến )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1 Bài cũ: Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất
H. Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất ?
H. Mặt trăng chuyển động theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ ?
 2 Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề .
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY.
Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp .
Cách tiến hành :
Bước 1 :GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 và 2 trong SGK trang 120, 121 và thảo luận các câu hỏi sau :
H. Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu ?
H. Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ? 
H. Khoảng thời gian phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
H. Tìm vị trí của Hà Nội và La-Ha –ba-na trên quả điạ cầu ?
H. Khi Hà Nội ban ngày thì La Ha-ba-na là ngày hay đêm ?
Bước 2: Làm việc cả lớp .
-Yêu cầu các nhóm trình bày .
.Kết luận : Trái Đất của chúng ta hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng một phần . Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày , phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm .
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm .
Cách tiến hành:Bước 1: HS thảo luận nhóm bàn thực hành như hướng dẫn ở phần “thực hành” trong SGK
Bước 2 : 
-Yêu cầu từng nhóm lên thực hành .
 . Kết luận : Do Trái Đất tự quay quanh mình nó , nên mọi nơi trên ... phần . Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày , phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm .
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm .
Cách tiến hành:Bước 1: HS thảo luận nhóm bàn thực hành như hướng dẫn ở phần “thực hành” trong SGK
Bước 2 : 
-Yêu cầu từng nhóm lên thực hành .
. Kết luận : Do Trái Đất tự quay quanh mình nó , nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối . Vì vậy , trên Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng .
Hoạt động 3 : Thảo luận cả lớp 
Cách tiến hành :Bước 1 
- GV đánh dấu một điểm trên quả địa cầu . Quay quả địa cầu đúng một vòng theo chiều quay ngược kim đồng hồ ( nhìn từ cực Bắc xuống) có nghĩa là điểm đánh dấu trở về chỗ cũ .
- Giảng : Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó được quy ước là một ngày .
Bước 2: Làm việc cả lớp .
H.Đố các em biết một ngày có bao nhiêu giờ ?
H. Hãy tưởng tượng nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái Đất như thế nào ?
.Kết luận : Thời gian để Trái Đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày, một ngày có 24 giờ .
-HS thảo luận nhóm 2 .
- HS trình bày - nhận xét - bổ sung . 
-HS đọc nội dung phần thực hành trong SGK - quan sát và thảo luận trong nhóm bàn . 
-Đại diện các nhóm thực hành trước lớp . Các nhóm khác nhận xét phần thực hành của bạn .
-HS theo dõi .
-HS theo dõi .
- 24 giờ 
- Thì một phần Trái Đất luôn luôn được chiếu sáng , ban ngày sẽ kéo dài mãi mãi , còn phần kia sẽ là ban đêm vĩnh viễn .
 3 Củng cố - dặn dò: 
- GV cho HS đọc nội dung Bạn cần biết .
- Về nhà làm bài tập trong vở bài tập Tự nhiên - xã hội.
 - Nhận xét tuyên dương tiết học.
-----------------------------------------------
-------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TỪ NGỮ VỀ CÁC NƯỚC. DẤU PHẨY.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Ôn từ về các nước( kể được tên các nước trên thế giới, biết chỉ vị trí các nước trên bản đồ hoặc quả địa cầu.)
 - Ôn luyện về dấu phẩy(ngăn cách trạng ngữ chỉ phương tiện với bộ phận đứng sau trong câu ).
 - HS vận dụng mẫu câu và dấu câu vừa học để làm tốt các bài tập .
 II. CHUẨN BỊ :
 - Quả địa cầu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC: 
 1. Bài cũ : 	 Gọi HS lên bảng làm bài tập:
 Bài 1 : Điền dấu hai chấm vào chỗ thích hợp : 
 Học sinh trường em đã làm được nhiều việc tốt để hưởng ứng tuần lễ bảo vệ môi trường làm vệ sinh trường lớp, trồng cây ở vườn trường, diệt bọ gậy ở bể nước chung.
 2.Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập 1. 
Khoanh tròn chữ cái trước tên các nước giáp với nước ta.
a. Nga b, Trung Quốc c, Lào
d. Thái lan e, Căm-pu-chia g, Xin-ga-po
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
-GV treo bản đồ hoặc đặt quả địa cầu lên bàn. Yêu cầu HS lên chỉ vị trí các nước mà mình tìm được.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 2.
Bài 2 :Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi bằng gì?
a, Cậu Hoà đã nhảy lên bắt bóng bằng động tác rất đẹp mắt .
b, Bác thợ mộc làm nhẵn mặt bàn gỗ bằng lưới bào sắc.
c, Chị Hiền đã kết thúc bài trình diễn võ thuật của mình bằng một động tác tung người hấp dẫn .
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn làm bài tập 3.
Đặt hai câu có bộ phận trả lời câu hỏi bằng gì?và viết lại câu đã đặt .
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Chấm một số bài, nhận xét.
- GV cùng HS nhận xét, sửa bài.
-1 HS đọc trước lớp, cả bài theo dõi SGK.
- HS nối tiếp nhau lên bảng thực hiện theo yêu cầu.(Ví dụ : Lào, Cam- pu - chia, Trung Quốc,  Theo dõi, ghi nhớ tên các nước.
- 1 HS đọc .
- HS làm bài vào vở.
 - 2 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- Làm vào vở
 3.Củng cố– Dặn dò:
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung vừa học .
- Nhận xét tiết học , tuyên dương những học sinh học tốt. – Dặn HS ghi nhớ tên các nước, chú ý dùng dấu phẩy khi viết câu.
_______________________________
_________________________________________
___________________________________
Thứ bảy, ngày 25/4/2009
 TOÁN
ÔN LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
 - Giúp HS củng cố về kĩ năng tính giá trị của biểu thức số.
 - Rèn kĩ năng giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
 - HS làm bài cẩn thận, trình bày bài khoa học.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1 .Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
Bài 1 : Tính giá trị của biểu thức:
6512 + 24785 x 2	(77824 – 32484) : 2
 2.Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động1: Luyện tập về tính giá trị của biểu thức .
Bài 1:Cứ 10 học sinh thì phân đều vào 5 bàn học .Hỏi có 36 học sinh cũng phân như thế thì cần bao nhiêu bàn học ?
-Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
Yêu cầu HS tìm hiểu đề.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải vào vở, 1 HS lên bảng làm.
-GV nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 2: Luyện tập về giải toán.
Bài 2: Người bán hàng tính rằng cứ 60 cái cốc thì xếp đều vào 10 bàn . Hỏi có 78 cái cốc thì xếp đếu vào bao nhiêu bàn như thế?
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tìm hiểu đề.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- GV chấm 5 bài, nhận xét – sửa bài trên bảng.
Bài 3:Một hình chữ nhật có chiều dài 15m, chiều rộng 10m .Tính chu vi hình chữ nhật đó
- Gọi HS đọc đề .
-Yêu cầu HS tìm hiểu đề.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải vào vở, 1 HS lên bảng làm.
- GV cùng HS nhận xét – sửa bài.
- 2 HS nêu.
- Tìm hiểu đề – 2 HS thực hiện trước lớp.
H. Bài toán cho biết gì?
H. Bài toán hỏi gì?
- Tự tóm tắt và giải vào vở – 1 HS làm bảng lớp.
- HS nêu.
- Tìm hiểu đề – 2 HS thực hiện trước lớp.
H. Bài toán cho biết gì?
H. Bài toán hỏi gì?
- Tự tóm tắt và giải vào vở – 1 HS làm bảng lớp.
- Theo dõi, sửa bài.
-2 HS đọc đề.
- 2 HS thực hiện trước lớp.
H. Bài toán cho biết gì?
 H. Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
-Nhận xét, đổi chéo vở sửa bài.
 3 .Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học - tuyên dương học sinh học tốt.
-Ra bài tập về nhà.
___________________________
 LUYỆN VIẾT
BÀI 32
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Củng cố cách viết chữ viết hoa: X, Viết tên riêng, câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ .
- Viết đúng mẫu, đều nét đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ . -Học sinh cóù thói quen rèn chữ viết .
II. CHUẨN BỊ :
 -Mẫu chữ viết hoa X .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1 .Bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng viết chữ V ;từ : Văn Lang . Cả lớp viết bảng con .
 2 .Bài mới : Giới thiệu bài ( Ghi đề ).
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con.
a/ Luyện viết chữ hoa.
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài .
H. Tìm các chữ hoa có trong bài ?
- GV dán chữ mẫu .
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- Yêu cầu HS viết bảng.
- GV nhận xét .
b/ HS viết từ ứng dụng (tên riêng)
- GV viết từ ứng dụng :
H. Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ? 
-Yêu cầu HS viết bảng .
- GV theo dõi .
c/ Luyện viết câu ứng dụng.
- GV viết câu ứng dụng: 
- Kết hợp giảng câu ứng dụng 
H. Trong câu ứng dụng, chữ nào được viết hoa?
- Yêu cầu HS viết bảng.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở.
- Nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ :
- Nhắc nhở cách viết – trình bày bài.
- Yêu cầu viết bài vào vở.
- GV theo dõi – uốn nắn . 
Hoạt động 3 : Chấm , chữa bài 
- GV chấm 5 bài - nhận xét chung . Cho HS xem một số bài viết đẹp.
- HS đọc – lớp đọc thầm theo .
- HS tìm.
- HS quan sát.
- HS tập viết từng chữ trên bảng con : 
-1 HS lên bảng viết .
- HS đọc .
-HS trả lời.
- HS viết
-HS tập viết tên riêng trên bảng con – 1 em viết bảng lớp.
- Một HS đọc câu ứng dụng.
-HS lên bảng viết . Cả lớp viết vào bảng con .
-HS theo dõi .
-HS viết bài vào vở .
-HS theo dõi – rút kinh nghiệm .
 3. Củng cố – Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học –Tuyên dương HS viết đẹp .
 - Về viết bài ở nhà.
______________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU:
+ Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 32
-Lên kế hoạch tuần 33
+ Giáo dục HS luôn có ý thức tự giác trong học tập và tinh thần tập thể tốt.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
v Đánh giá, nhận xét các hoạt động ở tuần 32
 a) Các tổ trưởng lên tổng kết thi đua của tổ trong tuần qua.
+ Báo cáo các hoạt động” trong tuần của tổ mình.
 b) GV nhận xét và đánh giá từng hoạt động của cả lớp trong tuần.
* Về nề nếp và chuyên cần: Nề nếp duy trì và thực hiện tốt, đi học chuyên cần.
* Về học tập: + Đa số các em có học bài và chuẩn bị bài ở nhà thương đối tốt.
 + Nhiều em đã có sự tiến bộ như : Th×n, TuÊn..
 + Tuy nhiên vẫn còn 1 số em chưa có sự cố gắng trong học tập : Thiªn , ThiƯn .
* Các hoạt động khác: Tham gia tốt các hoạt động ngoại khoá.
v Kế hoạch tuần 33:
+ Duy trì tốt nề nếp và chuyên cần.
+ Tiếp tục thi đua giành nhiều hoa điểm 10.
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.Trong giờ học hăng hái phát biểu xây dựng bài.
+ Thi đua học tập tốt: Buổi học tốt, tiết học tốt .
+ Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch, đẹp. 
+ Ôn cũ học mới nâng cao chất lượng.
+ Ôân luyện nghi thức Đội.
+ Chấp hành tốt ATGT.
-------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docHANG T32.doc