Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 8

Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 8

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

A. TẬP ĐỌC :

 -. Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng cá kiểu ca. Biết phân biệt lời nhân vật với lời dẫn chuyện.

 + Hiểu nội dung câu chuyện : Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm với nhau. (Trả lời được các hỏi 1,2,3,4).

B. KỂ CHUYỆN :

 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

KNS: -Xác định giá trị

 -Thể hiện sự cảm thông.

 

doc 47 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 991Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Thứ
Môn học
Mục bài dạy
2
11/10/2010
Tập đọc
Tậâp đọc+KC
Toán
Các em nhỏ và cụ già. 
Các em nhỏ và cụ già.
Luyện tập.
3
12/10/2010
Toán
Chính tả
L. Tiếng việt
Thể dục
Gỉam một số đi nhiều lần.
(Nghe- viết): Các em nhỏ và cụ già..
Tập đọc:Những chiếc chuông reo.
Tập hợp hàng ngang, dóng hàng,.. Trò chơi:Chim về tổ.
4
13/10/2010
Tập đọc 
Toán
 Đạo đức(T2)
Luyện toán
Tiếng ru
Luyện tập.
Quan tâm giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị em.
Ôn tập bảng chia 7.
5
14/10/2010
LTvà câu
Toán
Luyện T. việt
Từ ngữ về cộng đồng. Ôn tập câu Ai làm gì?
Tìm số chia.
Ôn về từ chỉ họat động- trạng thái.
6
15/10/2010
Tập làm văn
Toán
HĐTT+SHL
Kể về người hàng xóm..
Luyện tập.
Trò chơi dân gian: Chơi ô ăn quan.
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
A. TẬP ĐỌC :
 -. Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng cá kiểu ca. Biết phân biệt lời nhân vật với lời dẫn chuyện. 
 + Hiểu nội dung câu chuyện : Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm với nhau. (Trả lời được các hỏi 1,2,3,4).
B. KỂ CHUYỆN :
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
KNS: -Xác định giá trị
 -Thể hiện sự cảm thông. 
II. CHUẨN BỊ :
 	 - GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc .
 Bảng viết sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc .
 	 -HS : Sách giáo khoa .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1.Bài cũ : Bận.(Kiểm tra 3 HS) 
H: Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc gì? 
H : Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui ? 
H: Nêu nội dung chính của bài ?
 2. Bài mới : Giới thiệu bài: “Các em nhỏ và cụ già” – Ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1 :
Hoạt động 1 : Luyện đọc - GV đọc mẫu lần 1 .
- Gọi 1 HS đọc .
- Yêu cầu đọc theo từng câu , đoạn .( chú ý gọi những học sinh đọc yếu)
- GV theo dõi – Hướng dẫn phát âm từ khó.
 - Hướng dẫn đọc trong nhóm .
- Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu .
- GV nhận xét .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu đọc đoạn 1, 2 .
H: Các bạn nhỏ đi đâu ?
H. Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại ? 
- Giảng từ : u sầu : Buồn bã .
H: Vì sao các bạn lại quan tâm đến ông cụ như vậy ?
* Giảng từ : cười nói ríu rít: cười nói vui vẻ , không dứt.
Ý1 : Các em nhỏ có ý thức giúp đỡ cụ già.
- Yêu cầu đọc đoạn 3,4,5.
H: Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
H: Vì sao khi trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn ?
* Giảng từ : nghẹn ngào : không nói được vì quá xúc động.
Ý 2 :Các em nhỏ đã biết thông cảm nỗi buồn của cụ già .
H:Em đã giúp đỡ người già bao giờ chưa?
-Liên hệ: Chia sẻ cảm thông với những nỗi bất hạnh của người khác.
- Cho học sinh đọc toàn bộ câu chuyện.
H: Chọn một tên khác cho truyện ?
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm rút nội dung chính .
- GV chốt ý– ghi bảng .
Nội dung chính : Các em nhỏ đã biết quan tâm và thông cảm với nỗi buồn của người khác . 
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. 
- Hướng dẫn cách đọc bài: Giáo viên treo bảng phụ. 
- Giáo viên theo dõi, sửa sai. 
- Giáo viên đọc mẫu lần hai.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo đoạn , cả bài.
- Nhận xét – sửa sai .
Chuyển tiết: Cho học sinh chơi trò chơi .Tiết 2:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại - Yêu cầu học sinh đọc nhóm 4.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc . 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương .
Hoạt động 4 : Kể chuyện
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
 * Hướng dẫn kể chuyện:
- Khi kể câu chuyện theo lời của bạn nhỏ cần chú ý về cách xưng hô.
- GV gọi 5 học sinh khá cho các em kể nối tiếp từng đọan của câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu học sinh kể theo nhóm.
- Yêu cầu học sinh kể trước lớp.
- GV nhận xét – tuyên dương .
- HS lắng nghe .
- 1 HS đọc toàn bài và chú giải.
- HS đọc nối tiếp từng câu , từng đoạn .
- HS phát âm từ khó .
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm đọc – nhận xét .
- 1 HS đọc đoạn 1,2 – lớp đọc thầm .
- Các bạn đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ.
- Các bạn gặp một cụ già đang ngồi bên đường vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.
- Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu. Các bạn muốn giúp đỡ ông cụ.
-1 học sinh nhắc lại ý 1.
- 1 HS đọc – lớp đọc thầm . 
- Ông cụ buồn vì bà lão nhà ông bị ốm nặng, đã nằm viện mấy tháng nay và rất khó qua khỏi. 
- Vì ông cụ được chia sẻ nỗi buồn với các bạn nhỏ/ Ông thấy được an ủi vì các bạn nhỏ quan tâm đến ông/
- HS nhắc lại ý 2.
-Thảo luận cặp đôi- nêu câu hỏi và trả lời.
-Trình bày ý kiến.
-HS tự liên hệ.
- 1 HS khá đọc cả bài -lớp đọc thầm .
-Học sinh tự đặt tên cho truyện và giải thích vì sao ?
-Học sinh thảo luận nhóm bàn.
-3 HS nhắc lại.
- Học sinh quan sát – Đọc đoạn văn.(dành cho HS khá)
- Học sinh theo dõi.
- HS luyện đọc theo đoạn , cả bài .
- Học sinh chơi trò chơi tự chọn .
- Học sinh đọc phân vai theo nhóm 4.
- Các nhóm đọc nối tiếp nhau – học sinh nhận xét .
- 2 học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh có thể xưng hô là tôi (mình, em)
- 5 học sinh khá kể.
- Học sinh kể theo nhóm kể theo nhóm 4 theo lời của nhân vật.
- 2 đến 3 nhóm thi kể trước lớp(kể tòan bộ câu chuyện(Đối với HS khá,giỏi).
- Cả lớp bình chọn nhóm kể hay nhất.
 3. Củng cố – dặn dò :
 H: Em học được bài học gì từ các bạn nhỏ trong truyện ? 
 H: Em đã bao giờ thể hiện sự quan tân đến người khác chưa - GV kết hợp giáo dục học sinh.
 - Nhận xét tiết học .
 - Về kể chuyện cho bạn bè và người thân nghe .
________________________________________
TOÁN:
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 để trong giải toán .
 -Biết xác định 1/7 của mọt hình đơn giản.
 - Giáo dục học sinh cẩn thận khi làm bài.
II.CHUẨN BỊ:
 -GV: Hình vẽ bài tập 4.
 - HS: Vở, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng. 
 *Bài 1: Tìm X x x 7 = 49
*Bài 2: Có 56 học sinh xếp đều thành 7 hàng . Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu học sinh? 7 
 Gọi HS lên bảng đọc bảng chia 7. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài: “Luyện tập” – Ghi bảng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
-Yêu cầu HS tính nhẩm.
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Đố bạn”
( Chú ý gọi những HS còn yếu).
- Yêu cầu HS nhận xét từng phép tính.
- GV nhận xét chung.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu làm bài bảng lớp.
(cột4 :HS khá giỏi làm thêm)
-Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét , sửa sai cho học sinh.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS tìm hiểu đề.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở . 
- GV chấm - nhận xét, sửa bài.
Hoạt động 2: Trò chơi :Ai tinh mắt.
 Bài 4: 
- Gọi HS đọc đề.
- GV nêu luật chơi .
- Tổ chức cho HS chơi .
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc 
- 2 HS đọc.
- HS nhẩm trước kết quả.
-Lớp trưởng nêu phép tính - Mời các bạn trong lớp trả lời.
-Cả lớp nhận xét từng phép tính bằng cách nói đúng hoặc sai.
- 2 HS đọc đề .
- Học sinh làm vào vở –3 HS yếu lần lượt lên bảng làm(cột1,2,3) .
 -Học sinh nhận xét. 
-HS đổi chéo vở sửa bài.
- 2 học sinh đọc đề bài.
- 2 HS tìm hiểu đề .
H. Bài toán cho biết gì ?
H. Bài toán hỏi gì ?
- HS tự tóm tắt và giải vào vở .
-1 HS khá lên bảng làm bài .
Tóm tắt :
7 học sinh : 1 nhóm
 35 học sinh :  nhóm?
Bài giải:
Số nhóm được chia là:
 35 : 7 = 5 ( nhóm )
 Đáp số : 5 nhóm
-HS sửa bài vào vở .
- 2 HS đọc đề.
- HS theo dõi – nắm cách chơi .
- Đại diện các nhóm chơi . Nhận xét .
Hình a : số con mèo trong hình a là :
 21 : 7 = 3 ( con mèo ) 
Hình b : số con mèo trong hình b là :
 14 : 7 = 2 ( con mèo )
 3.Củng cố - dặn dò:
 - Yêu cầu HS về nhà luyện thêm về phép chia trong bảng chia 7 . 
 - Nhận xét giờ học.
--------------------------------------------
ÂM NHẠC
(Cô Thuyết dạy)
-------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 12 tháng 10 năm 2010
TOÁN
GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Học sinh biết thực hiện cách giảm một số đi nhiều lần và vận dụng vào giải toán.
 - Học sinh biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần.
 - HS có ý thức cẩn thận, trình bày bài khoa học. 
II. CHUẨN BỊ: 
 -GV : Bảng phụ 
 -HS: Vở bài tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Ổn định: Hát
 2. Bài cũ: Kiểm tra 3 Học sinh,
 * Bài 1 : Tính. 
 35 : 7 + 189 69 : 2 - 12
 * Bài 2: (Minh Trang)
 Có 42 HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 Học sinh. Hỏi chia được bao nhiêu nhóm? 
 -Gọi 1 học sinh đọc bảng chia 7.
 3.Bài mới: Giới thiệu bài: “Giảm đi một số lần” - Ghi bảng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện giảm một số đi nhiều lần.
- GV nêu bài toán –ghi bảng: Hàng trên có 6 con gà. Số gà hàng trên giảm đi 3 lần thì được số gà hàng dưới. Tính số gà hàng dưới ?
H: Hàng trên có mấy con gà?
H: Số gà hàng dưới như thế nào so với số hàng trên?
- Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ:
 + Vẽ đọan thẳng thể hiện số gà hàng trên. Chia đoạn thẳng thành 3 phần bằng nhau.
- Vẽ đoạn thẳng thể hiện số gà hành dưới là 1 phần.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tính số gà hàng dưới.
-GV sửa bài.
- Tương tự với bài toán về độ dài đọan thẳng AB và CD. 
- GV nhận xét và chốt.
H: Vậy muốn giảm một số đi nhiều lần ta phải làm thế nào?
Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành Bài 1 : 
- Yêu cầu học sinh đọc cột đầu tiên của bảng.
H: Muốn giảm 1 số đi 4 lần ta làm thế nào?
H: Hãy giảm 12 đi 4 lần ?
 ... út.
Hoạt động3 :
Hướng dẫn HS thực hành gấp ,cắt , dán bông hoa .
- Gọi HS nhắc lại và thực hiện thao tác gấp, cắt để được hình bông hoa 5 cánh ,4 cánh ,8 cánh .
-Tổ chức cho học sinh thực hành .
- GV quan sát, sửa sai cho HS. Giúp đỡ, uốn nắn cho những em làm chưa đúng hay còn lúng túng .
-Yêu cầu trưng bày sản phẩm.
-Nhận xét - đánh giá kết quả thực hành.
- 2 HS nhắc lại :
* Bước 1 : Gấp giấy để cắt bông hoa 5 cánh .
* Bước 2 : Cắt bông hoa 5 cánh .
- Hướng dẫn nhắc lại.-2HS nhắc lại .
*Bước 3 : Dán bông hoa 5 cánh vào các vị trí thích hợp trên tờ giấy trắng .Nhấc từng bông hoa ra, lật mặt sau để bôi hồ,sau đó dán vào đúng vị trí đã quy định.
-Vẽ thêm cành lá để trang trí hoặc tạo thành bó hoa, lọ hoa, giỏ hoa tuỳ ý thích của mình.
- Lớp thực hành gấp , cắt , dán bông hoa 5 cánh.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm theo nhóm 4 – nhận xét sản phẩm thực hành .
-HS theo dõi.
 4.Củng cố - Dặn dò:(5phút)
 - Hai học sinh nhắc lại quy trình gấp , cắt, dán bông hoa 5 cánh .
 - Về nhà tập cắt bông hoa 5 cánh theo các bước đã hướng dẫn.
 - Nhận xét tiết học .Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ để tiết sau làm bài kiểm tra cuối chương .
____________________________________________
_____________________________
TỰ NHIÊN- XÃ HỘI
 VỆ SINH THẦN KINH (Tiếp theo)
I.MỤC TIÊU.
-Hiểu làm việc điều độ ,có kế hoạch ,khoa học là có lợi cho cơ quan thần kinh ,đặc biệt là vai trò của giấc ngủ .
-Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn ngủ ,học tập vui chơi ,một cách hợp lí .
 -Học sinh có ý thức,thực hiện thời gian biểu .
 II.CHUẨN BỊ.
 -GV :Hình vẽ SGK trang 34. Bảng phụ , phiếu bài tập .
 -HS : SGK , vở bài tập .
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1.Ổn định: Hát.
2.Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng.(5 phút)
 * Bài tập : Xếp các đồ ăn,đồ uống sau theo 3 nhóm:(nước cam, viên C sủi, hoa quả, bánh kẹo, cà phê, thuốc lá, rượu, ma tuý) ( Khoa)
 -Nhóm 1: Có lợi cho cơ quan thần kinh: 
 -Nhóm 2: Có hại cho cơ quan thần kinh: 
 -Nhóm 3: Rất nguy hiểm với cơ quan thần kinh: 
 H. Kể thêm những tác hại khác do ma túy gây ra đối với sức khoẻ người nghiện ma tuý ?( Duy Linh)
3.Bài mới: Giới thiệu bài: “Vệ sinh thần kinh” - Ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động1:Vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ. (10phút )
1. Mục tiêu :Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức 
khoẻ .
2.Cách tiến hành : 
Bước 1 : Làm việc theo bàn .
-GV treo câu hỏi gợi ý sau :
H.Theo bạn khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi ?
H.Có khi nào bạn ngủ ít không ? Nêu cảm giác của bạn ngay sau đêm hôm đó ?
H.Để ngủ ngon em thường làm gì ?
H. Hằng ngày ,bạn thức dậy và đi ngủ vào lúc mấy giờ ?
H.Bạn đã làm những việc gì trong cả ngày ?
-Yêu cầu HS thảo luận ghi lại kết quả .
Bước 2 : Làm việc cả lớp .
- Yêu cầu các nhóm trình bày .( Chú ý gọi nhiều nhóm đối tượng)
- GV nhận xét, đánh giá.
3.Kết luận: 
-Khi ngủ ,cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất .Trẻ em càng nhỏ càng cần ngủ nhiều .Từ 10 tuổi trở lên , mỗi người cần ngủ từ 7 đến 8 giờ trong một ngày .Để ngủ ngon , em ngủ nơi thoáng mát .Khi ngủ, em phải mắc màn, không nên mặc quần áo quá nhiều hoặc quá chật .
Hoạt động 2:Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hằng ngày .(15 phút)
1.Mục tiêu: Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc 
sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi một cách hợp lí .
2.Cách tiến hành:
Bước 1:Hướng dẫn cả lớp .
-GV treo bảng phụ lập thời gian biểâu trong ngày .
-GV giảng : Thời gian biểu gồm có các mục : 
+Thời gian : bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi .
+Công việc và hoạt động, của cá nhân cần phải làm trong một ngày, từ việc ngủ dậy ,làm vệ sinh cá nhân, ăn uống, đi học, học bài, vui chơi, làm việc giúp đỡ gia đình.
Bước3:Làm việc theo cặp .
-GV phát phiếu cho từng học sinh .
-Yêu cầu HS quay mặt lại với nhau trao đổi thời gian biểu của mình , đồng thời góp ý cho nhau để cùng hoàn
- HS đọc câu hỏi.
- HS thảo luận theo bàn - ghi kết quả .
- Các nhóm trình bày -Cả lớp theo dõi nhận xét .
-HS theo dõi .
-2 HS đọc .
- HS nhận phiếu.
-HS trao đổi theo cặp .
thiện.
Bước 3 : Làm việc cả lớp .
-Yêu cầu HS trình bày.
-GV nhận xét, bổ sung.
-GV đặt thêm một số câu hỏi :
H.Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu ?
H.Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì ?
3.Kết luận:
-Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp ta nâng cao hiệu quả công việc, học tập .
-HS trình bày .Cả lớp nhận xét .
-HS trả lời .
 4.Củng cố- dặn dò :(5phút)
-Gọi HS đọc nội dung bạn cần biết.
-Về nhà làm bài tập trong vở bài tập tự nhiên - xã hội.
-Nhận xét tiết học .
CHÍNH TẢ :(Nhớ – viết)
TIẾNG RU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 - Nhớ – viết lại chính xác khổ thơ 1 và 2 của bài thơ “Tiếng ru ”. Trình bày đúng hình thức của bài thơ viết theo thể lục bát .
 -Viết đúng các từ : yêu nước ,ngôi sao ,sáng đêm ,nhân gian , lửa tàn . Biết viết hoa các chữ đầu dòng thơ . Làm đúng các bài tập tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r / gi / d ( hoặc có vần uôn / uông ) theo nghĩa đã cho 
 - HS viết cẩn thận , trình bày sạch đẹp .
II. CHUẨN BỊ :
 -GV : Chép sẵn khổ thơ 1 , 2 và bài tập 2 vào bảng phụ . 
 -HS : Sách giáo khoa và vở chính tả .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1.Ổn định : Hát 
 2. Bài cũ : Gọi 2 HS viết bảng : nghẹn ngào, lặng đi, giặt giũ, nhàn rỗi. Lớp viết bảng con . (Hoàng, Bẩu )
 3.Bài mới : Giới thiệu bài: “Tiếng ru”.Ghi bảng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ –viết chính tả.(20 phút)
- GV đọc đoạn thơ 1 lần .
- Gọi HS đọc .
H . Đoạn thơ khuyên chúng ta điều gì ?
H. Bài thơ viết theo thể thơ gì ?
H. Cách trình bày bài thơ lục bát có điểm
gì cần chú ý ?
H.Dòng thơ nào có dấu chấm phẩy ?
H.Dòng thơ nào có dấu gạch nối ?
H.Dòng thơ nào có dấu chấm hỏi ?
H.Dòng thơ nào có dấu chấm than ?
- Treo bảng phụ - Yêu cầu lớp đọc thầm .
Yêu cầu tìm từ khó.( chú ý gọi HS hay viết sai lỗi chính tả)
- GV gạch chân các từ khó ở bảng phụ .
- GV đọc từ khó.
- Nhận xét – sửa sai .
- Hướng dẫn viết vở - nhắc nhở cách trình bày bài, tư thế ngồi 
- GV đọc bài .Yêu cầu HS đọc thuộc bài.
-Yêu cầu HS nhớ và viết vào vở.
- Theo dõi, uốn nắn .
- Hướng dẫn sửa bài .
- Thu bài chấm - sửa bài . Nhận xét chung. 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập .(10 phút)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài 1.
- Hướng dẫn thảo luận : chia HS thành 4 nhóm.Thảo luận hoàn thành bài tập. Đại diện 4 nhóm dán bài lên bảng.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV chốt đúng - sai.
- Yêu cầu HS đọc bài.
- HS lắng nghe .
- 2 HS đọc đoạn thơ – Lớp đọc thầm theo.
-Khuyên chúng ta phải sống cùng cộng đồng và yêu thương nhau .
 - Thơ lục bát.
-Dòng 6 chữ viết cách lề vở 2 ô li .Dòng chữ viết cách lề vở một ô li.
-Dòng thứ 2 
-Dòng thứ 7 
-Dòng thứ 7 
-Dòng thứ 8 
- HS gạch chân từ khó vào sách và nêu .
- HS đọc những từ khó .
- HS viết bảng con -2 HS viết bảng lớp .
- HS lắng nghe .
-3 học sinh đọc thuộc đoạn viết.
- HS viết bài vào vở .
- HS tự soát bài . Đổi chéo bài - sửa sai .
- Theo dõi – sửa bài .
- HS nêu yêu cầu bài tập .
-HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập theo yêu cầu . Đại diện 4 nhóm lên bảng dán và đọc bài làm .
 a) rán , dễ , giao thừa 
 b) cuồn cuộn , chuồng , luống 
- 3 HS nhận xét .
- HS theo dõi.
- 2 HS đọc lại - lớp nhẩm theo .
 4. Củng cố - dặn dò : (5phút)
 - Sửa lỗi chính tả.
 - Nhận xét tiết học - Tuyên dương HS học tốt.
 -Về đọc lại bài tập 3 .
__________________________________
TỔNG KẾT CHỦ ĐIỂM
I.MỤC TIÊU:
 -Giúp HS khái quát lại các nội dung của chủ điểm : “Học sinh học tốt” mà các em đã sinh hoạt trong tháng 9, 10. HS vui văn nghệ. 
 - HS nắm được những nội dung cơ bản để thực hiện.
 - HS có ý thức học tập tốt và chấp hành tốt nội quy trường lớp.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1: Tổng kết chủ điểm. (15phút)
-GV tổng kết lại các nội dung đã học trong chủ điểm : “Học sinh học tốt”
 -HS tìm hiểu về lớp và đã bầu được cán sự lớp gồm: lớp trưởng, lớp phó, 4 tổ trưởng.
 - HS nắm và chấp hành tốt nội quy nhà trường, biết bảo vệ và giữ gìn trường lớp xanh – sạch – đẹp.
-HS nắm được và có ý thức chấp hành luật giao thông.
- HS nghe đọc thư Bác Hồ gửi cho học sinh và biết thực hiện theo Năm điều Bác Hồ dạy.
-HS đã đăng ký thi đua cá nhân, tổ.
-GV nhắc nhở HS thực hiện theo những nội dung đã học.
* Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp.(15 phút)
-Yêu cầu lớp trưởng điều khiển cuộc họp.
-GV nhận xét chung và lưu ý thêm về vấn đề giao thông.
-Tổ chức cho học sinh hoạt văn nghệ.
+Cho học sinh xuống sân tập hợp.
+Cho học sinh hát múa tập thể.
+Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi: “Kéo co”.
-HS lắng nghe.
-HS, tổ hứa thực hiện theo yêu cầu.
-Lớp trưởng điều khiển cuộc họp.
+Nhận xét nề nếp tuần 4.
+Đề ra phương hướng tuần 5.
-HS theo dõi.
-HS tiến hành theo hướng dẫn và yêu cầu của giáo viên.
*Tổng kết: GV nhận xét giờ học.Nhắc HS thực hiện nói lời hay làm việc tốt.Thực hiện ATGT (5 phút)
_____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN8~1.doc