Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 9

Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 9

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 *Kiểm tra đọc lấy điểm :

 -Đọc đúng , rành mạch đoạn văn, bài văn đã học(tốc độ đọa khoảng 55 tiếng/phút)Trả lời được câu hỏi 1 CH về nội dung bài(HS khá giỏi đọc tương đối lưu loátđoạn văn đoạn thơ.

 -Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho ở BT2.

-Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh(BT3).

 Tiết2: -Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.

 -Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận cau Ai là gì?

 -Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học.

 

doc 40 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ
Môn học
Mục bài dạy
2
18/10/2010
Tập đọc
Tậâp đọc+KC
Toán
Ôn tập giữa học kỳ I(Tiết 1) 
Ôn tập giữa học kỳ I(Tiết 2)
Góc vuông, góc không vuông
3
19/10/2010
Toán
Chính tả
L. Tiếng việt
Thể dục
Thực hành nhận biết và vẽ góc vuông bằng ê-ke
 Ôn tập giữa học kỳ I(Tiết 3) 
Ôn tập giữa học kỳ I(Tiết 4)
Học động tác vươn thở và tay của bài TDPT chung. T/c: chim về tổ
4
20/10/2010
Tập đọc 
Toán
 Đạo đức
Luyện toán
Ôn tập giữa học kỳ I(Tiết 6)
Đề ca mét- Héc tô mét.
Chia sẻ vui buồn cùng bạn(T1).
Ôn thực hành vẽ góc vuông, góc không vuông.
5
21/10/2010
LTvà câu
Toán
Luyện T. việt
 Ôn tập giữa học kỳ I(Tiết 1)
Bảng đơn vị đo độ dài.
Ôn:Kể về người hàng xóm. 
6
22/10/2010
Tập làm văn
Toán
HĐTT+SHL
Ôn tập giữa học kỳ I(Tiết 9)
Luyện tập
Trò chơi DG: Đi ô ăn quan(tiếp)
 Thứ hai, ngày 18 tháng 10 năm 2010
TIẾNG VIỆT
ÔÂN TẬP- KIỂM TRA.(Tiết 1, 2)
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 *Kiểm tra đọc lấy điểm :
 -Đọc đúng , rành mạch đoạn văn, bài văn đã học(tốc độ đọa khoảng 55 tiếng/phút)Trả lời được câu hỏi 1 CH về nội dung bài(HS khá giỏi đọc tương đối lưu loátđoạn văn đoạn thơ.
 -Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho ở BT2.
-Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh(BT3).
 Tiết2: -Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
 -Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận cau Ai là gì?
 -Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học.
II. CHUẨN BỊ :
 -Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 1.Bài cũ : Kiểm tra 3 em.
 H.Những tiếng chuông đất nung đã đem lại niền vui như thế nào cho gia đình em bé ? H.Nêu nội dung chínhcủa bài? 
 2. Bài mới : Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1:
Hoạt động 1 : Ôn tập đọc,học thuộc lòng .
-GV cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
-Cho học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc.
- GV nhận xét, cho điểm từng em.
Hoạt động 2 :Ôn luyện về phép so sánh .
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
-GV treo bảng phụ.
-Gọi học sinh đọc câu mẫu.
H : Trong câu văn trên, những sự vật nào được so sánh với nhau?
 H: Từ nào được dùng để so sánh sự vật với nhau?
 - Yêu cầu học sinh làm bài tập vào vở
 - GV nhận xét, sửa sai.
Hình ảnh so sánh
Sự vật 1
Sự vật 2
a) Hồ nước như một chiếc gương bầu dục khổng lồ.
b)Cầu Thê Húc cong như con tôm.
c) Con rùa đầu to như trái bưởi.
Hồ nước
Cầu Thê Húc
Đầu con rùa
Chiếc gương bầu dục khổng lồ
Con tôm
Trái bưởi
Bài 3:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
-Cho học sinh thảo luận nhóm.( Nhóm có nhiều đối tượng để HS giúp nhau tìm hiểu bài)
- Gọi các nhóm dán bảng nhóm lên bảng.
- GV cùng học sinh nhận xét,chốt đáp án đúng.
Chuyển tiết: GV cho HS hát tập thể.
Tiết 2:
Hoạt động 3: Ôn luyện cách đặt câu hỏi cho bộ phận câu :Ai là gì?
 Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
GV đặt câu hỏi:
H : Các em đã được học những mẫu câu nào?
H : Bộ phận in đậm trongcâu trả lời cho câu hỏi nào?
 H : Vậy ta đặt câu hỏi cho bộ phân đó như thế nào?
- Yêu cầu học sinh đặt câu hỏi phần b theo nhóm bàn.
-Yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 3:
-Gọi học sinh đọc đề.
-Yêu cầu học sinh nhắc lại tên các câu chuyện đã học trong tiết tập đọc và được nghe trong tiết tập làm văn.
- Gọi HS lên thi kể chuyện.
-GV nhận xét , tuyên dương.
-1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Lần lượt từng em lên bốc thăm, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút.
- HS đọc đoạn và trả lời câu hỏi.
- Học sinh theo dõi nhận xét.
- 1 học sinh đọc yêu cầu .
- HS theo dõi.
-1 học sinh đọc: Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh.
- Sự vật: Hồ và chiếc gương bầu dục khổng lồ.
- Đó là từ như.
- Làm bài vào vơ û- Học sinh lên bảng.
- Học sinh sửa bài(HS yếu hoặc TB).
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm 4. Làm vào bảng nhóm.
- 4 nhóm làm nhanh dán bài lên bảng.
-Lớp trưởng bắt nhịp cho các bạn hát bài hát tự chọn.
- 2 học sinh đọc yêu cầu đề.
- HS trả lời(hs yếu hoặc TB):
-Mẫu: Ai là gì ? Ai làm gì?
- Câu hỏi: Ai?
- Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường
- Học sinh trao đổi theo nhóm bàn.
-Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
+ Câu lạc bộ của nhà thiếu nhi là gì?
-2 HS nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh nhắc lại tên các câu chuyện : Cậu bé thông minh, Ai có lỗi, Chiếc áo len, Chú sẻ và bông hoa bằng lăng, Người mẹ, Người lính dũng cảm, Bài tập làm văn, Trận bóng dưới lòng đường, Lừa và ngựa, Các em nhỏ và cụ già, Dại gì mà đổi, Không nỡ nhìn.
-Học sinh thi kể câu chuyện mình thích.
-Cả lớp theo dõi, nhận xét,
 3. Củng cố – dặn dò : 
 - GV nhận xét tiết học .
 -Về ôn lại các bài tập đọc và bài học thuộc lòng .
TOÁN
GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông,góc không vuông.
-Biết sử dụng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ góc vuông (theo mẫu)
 - Học sinh biết đo và vẽ chính xác góc vuông, góc không vuông .
II.CHUẨN BỊ:
-GV: Ê ke, thước dài, phấn màu, tranh vẽ.
-HS: Ê ke, vở .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Bài cũ: HS lên bảng làm bài tập .
 *Bài 1: Nối phép tính với kết quả đúng 
48 : 4 46 : 2 36 : 3 
 12 
 2. Bài mới: Giới thiệu bài.Ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Giới thiệu về góc.
-Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh hai kim đồng hồ tạo thành một góc.(GV treo tranh)
H: Mỗi hình vẽ có được coi là một góc không?
-GV vẽ lên bảng các hình vẽ về góc như các góc tạo bởi hai kim trong mỗi đồng hồ.
A E M
 G
0 B D P
 N
- GV chốt: Giới thiệu: Góc được tạo bởi hai cạnh có chung một điểm gốc. Góc thứ nhất có hai cạnh OA và OB, góc thứ hai có hai cạnh là DE và DG.
- Yêu cầu học sinh nêu các cạnh của góc thứ ba.
- GV nêu tiếp: Điểm chung hai cạnh góc gọi là đỉnh của góc. Góc thứ nhất có đỉnh O, góc thứ hai có đỉnh D, góc thứ ba có đỉnh P.
-Yêu cầu học sinh đọc tên các góc
Hoạt động 2: Giới thiệu góc vuông, góc không vuông.
-GV vẽ lên bảng góc vuông AOB và giới thiệu: Đây là góc vuông.
- Học sinh nêu tên đỉnh, các cạnh tạo thành góc vuông AOB.
-GV vẽ tiếp hai góc MPN, CED lên bảng.
-Yêu cầu học sinh nhận xét và nêu tên đỉnh và các cạnh của từng góc.
Hoạt động 3: Giới thiệu êke.
- Cho học sinh quan sát ê ke loại to và giới thiệu: Đây là thước ê ke. Thước ê ke dùng để kiểm tra góc vuông hay không
 vuông và để vẽ góc vuông.
 H :Thước ê ke có hình gì? Có mấy cạnh và mấy góc?
- Gọi HS nhận biết góc vuông và góc 
không vuông của ê ke.
- Hướng dẫn cách dùng êke để kiểm tra.
Hoạt động 4: Luyện tập – Thực hành.
Bài 1:
-Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập 1
-Yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra góc vuông .
- Yêu cầu HS lên vẽ góc vuông.
-Tương tự cho HS vẽ góc vuông đỉnh M, cạnh MC, MD.
-GV nhận xét, sửa sai.
Bài 2 dòng 1):
-Gọi HS đọc đề.
- GV dán tờ giấy có vẽ sẵn các hình vẽ.
-Yêu cầu học sinh dùng ê ke để kiểm tra góc vuông và các góc không vuông trong SGK.
- Gọi 3HS lần lượt lên bảng thực hiện mỗi em thực hiện 1 góc.
-Yêu cầu HS nhận xét.
-GV nhận xét, sửa bài.
Bài 3:
-Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu HS kiểm tra góc và trả lời câu hỏi.
Bài 4: (HS khá, giỏi)
-Yêu cầu HS đọc đề.
-Cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn.
- Gọi đại diện của 2 nhóm lên bảng làm bài.
-GV nhận xét.Chốt đáp án đúng.
-Đáp án đúng: D .
-Tuyên dương nhóm thắng cuộc
-HS quan sát 
-Học sinh tự trả lời(HS yếu hoặc TB).
-HS theo dõi.
- Hai cạnh góc thứ ba là PM và PN.
- Học sinh đọc tên các góc còn lại
-HS quan sát.
- Học sinh nêu(HSTB): Góc vuông có đỉnh là O, cạnh là OA và OB.
-HS quan sát.
- HS nhận xét : Đây là góc không vuông.
- Góc đỉnh P, cạnh là PM và PN.
-Góc đỉnh E, cạnh là ED và EC.
-HS quan sát.
- Thước ê ke có hình tam giác, có 3 cạnh và 3 góc.
-1 HS nêu yêu cầu bài 1.
-Dùng ê ke kiểm tra 4 góc của hình chữ nhật. ( Có 4 góc vuông)
- 1 HS lên vẽ
+ Vẽ góc vuông có đỉnh là O, có cạnh là OA và OB
*Đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với đỉnh O. Vẽ cạnh OA và OB theo cạnh của ê ke, ta được góc vuông AOB.
-Học sinh vẽ vào vở nháp, 1HS lên bảng.
-Cả lớp theo dõi, nhận xét.
-2 học sinh đọc đề .
-Theo dõi trên bảng.
-Cả lớp kiểm tra trong sách.
- 3HS lần lượt lên bảng chỉ. Chẳng hạn :
+ Góc vuông đỉnh A, hai cạnh là AB và AE.
+ Góc vuông đỉnh là G, hai cạnh là GX và GY.
-Học sinh nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi.
-1 học sinh nêu yêu cầu đề.
-Học sinh kiểm tra và trả lời : Các góc vuông có đỉnh M, đỉnh Q.
-1 học sinh đọc đề.
-Học sinh thảo luận nhóm bàn.
- Đại diện 2 nhóm lên bảng làm.
- Cả lớp theo dõi cổ vũ.
 3.Củng cố - dặn dò:
 - Học sinh nhắc lại cách vẽ góc vuông, góc không vuông.
 - Về nhà luyện vẽ góc vuông, góc không vuông.
 - Nhận xét giờ học.
ÂM NHẠC
(Cô Thuyết dạy)
-----------------------------------------------
Thứ ba, ngày 19 tháng 10 năm 2010
TOÁN
THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ VẼ GÓC VUÔNG BẰNG Ê KE
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- HS biết sử dụng ê- ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông, và vẽ được góc vuông trong trường hợp dơn giản.
- HS có ý thức cẩn thận, trình  ... ùc câu hỏi trong hộp và trả lời nhanh – lớp nhận xét 
Đ – S.
-Tổ chức cho HS chơi.
-Các câu hỏi: 
H.Nêu tên và nêu chức năng của cơ quan tuần hoàn?
H. Để bảo vệ cơ quan tuần hoàn, em nên làm gì và không nên làm gì?
H. Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào? Nêu chức năng của cơ quan hô hấp?
H.Để bảo vệ cơ quan hô hấp, em phải làm gì?
H. Kể tên các cơ quan bài tiết nước tiểu và nêu chức năng của chúng?
H.Em phải làm gì để bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu?
H. Nêu tên và chức năng của các bộ phận trong cơ quan bài tiết nước tiểu?
H. Cơ quan thần kinh gồm những bộ phận nào? Chúng có chức năng gì?
H.Để bảo vệ cơ quan thần kinh, em nên làm gì và không nên làm gì?
+ Bước 2: Kết luận
-GV nhận xét – chốt ý đúng.
-HS ghi vào bảng con.
+ dòng 1: điều khiển.
+ dòng 2: tĩnh mạch.
+ dòng 3: não.
+ dòng 4: vui vẻ.
+ dòng 5: mũi.
+ dòng 6: động mạch.
+ dòng 7: nuôi cơ thể.
+ dòng 8: phổi.
+ dòng 9: bóng đái.
+ dòng 10: nguy hiểm.
+ dòng 11: thận.
+ dòng 12: lọc máu.
+ dòng 13: các bô níc.
+ dòng 14: tim.
+ dòng 15: sống lành mạnh.
+ dòng 16: tủy sống.
-HS theo dõi – nhận xét.
-Một số HS đọc ô chữ.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi nắm cách chơi.
- Tham gia trò chơi.
- HS theo dõi – ghi nhớ.
 3.Củng cố - Dặn dò : 
-- Gọi HS nhắc lại các cơ quan đã học.
-Về nhà làm bài tập trong vở bài tập tự nhiên - xã hội , ôn kĩ bài.
- Nhận xét tiết học .
--------------------------------------------------------
THỂ DỤC
ÔN ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY 
CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
 I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
 - Ôn 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu HS thực hiện được động tác tương đối đúng.
 - Chơi trò chơi “Chim về tổ”. Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
 II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN.
 - Sân trường sạch sẽ.
 - GV chuẩn bị 1 còi.
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
NỘI DUNG
 T/G
	PHƯƠNG PHÁP
B 1. Phần mở đầu.
 - Gv nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
 - Cả lớp chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân.
- Khởi động tại chỗ.
 - Chơi trò chơi “ Chạy tiếp sức”
 2. Phần cơ bản. 
 - Ôn động tác vươn thở và động tác tay.
 * Động tác vươn thở.
 * GV cho tập lại riêng cách hít thở sâu, sau đó cho thở kết hợp với động tác.
- HS tập cả lớp, nhóm
- Ôn động tác tay.
- GV vừa thực hiện động tác vừa nhắc HS về hướng chuyển động phải duỗi thẳng tay.
- Tập cả lớp, nhóm.
- Ôn 2 động tác thể dục đã học 
- Chơi trò chơi “Chim về tổ”.
- GV nhắc lại tên trò chơi và cách chơi.
3. Phần kết thúc.
- Đi thường theo nhịp.
- GV cùng HS hệ thống bài.
2 – 3’
1’
1 – 2’
1’
10’
3 – 4 lần
3 – 4 lần
4 – 5 lần
 6 – 8’
2’
*
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x *
 x x x x x x x x
T1 T2 T3
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
*
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
 x x x x x x x x *
x x x x x x x x
TIẾNG VIỆT
ÔÂN TẬP
KIỂM TRA (Tiết 5)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiểm tra học thuộc lòng(Mức độ y/c như tiết 1) .
-Lựa chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật(BT2).
-Đặt được 2-3 câu theo mẫu Ai làm gì?(BT3).
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết,trình bày sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ :
-GV : Bảng phụ ghi sẵn đọan văn bài tập .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1. Bài cũ : HS bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi.
 2. Bài mới : Giới thiệu bài- Ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 :Ôn luyện, củng cố vốn từ.
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
-Treo bảng phụ ghi bài 2.
- Yêu cầu HS Làm bài.
-Gọi HS nhận xét và giải thích vì sao lại chọn từ đó.( gọi HS xung phong phát biểu)
-Thu bài chấm - sửa bài . Nhận xét chung 
Hoạt động 2 : Ôn luyện đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
Bài 2 : Yêu cầu đọc đề .
-Yêu cầu HS tự làm bài.( Giúp đỡ những em làm còn chậm)
-Gọi HS nhận xét, sửa bài.
-Giáo viên nhận xét, sửa sai.
-GV cho HS đọc bài làm của mình trước lớp.
-HS đọc yêu cầu bài 2. 
-HS đọc đoạn văn.
-Lớp suy nghĩ và tự làm vào vở bài tập.1 HS lên bảng sửa bài.
 Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp xinh xắn nhiều tầng.Trên đầu mỗi bông hoa lại dính một hạt sương. Khó có thể tưởng tượng bàn tay tinh xảo nào có thể hoàn thành hàng loạt công trình đẹp đẽ, tinh tế đến vậy.
-HS nhận xét và giải thích.
- Theo dõi sửa bài.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
-3 HS lên bảng - Lớp làm vào vở.
- Học sinh nhận xét.
- 3-5 HS đọc.
 3.Củng cố – dặn dò : -Về nhà ôn tập lại những kiến thức đã học..
 - Nhận xét tiết học .	
TIẾNG ANH
Cô Huệ dạy
------------------------------------------
-
----------------------------------------------------
---------------------------------------------------
 IV. SINH HOẠT TẬP THỂ: *,Tìm hiểu về chủ điểm 20/10( ngày liên hiệp phụ nữ Việt Nam).
-HS đọc các (bài ca dao, các câu tục ngữ , các bài thơ, kể các câu chuyện , những tấm gương về những người phụ nữ dũng cảm, đảm đang, chịu khó trong cuộc sống) trước lớp:
-Lớp nhận xét- GV bổ sung:
* GV đọc cho HS nghe bài thơ:Người con gái Việt Nam của tác giả Tố HữuTặng chị Lý anh hùng.
 Em là ai ? cô gái hay nàng tiên.
Em có tuổi hay không có tuổi
 Mái tóc em đây hay là mây là suối.
 Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
 .............................................
-Đọc 1 số câu tục ngữ , ca dao nói về người phụ nữ cho hs nghe.
TUẦN 9
Thứ ba, ngày 20 tháng 10 năm 2009
TẬP ĐỌC
ÔN LẠI CÁC BÀI TẬP ĐỌC ĐÃ HỌC 
I.MỤC TIÊU:
-Củng cố về kĩ năng đọc thành tiếng.
-Trả lời được một số câu hỏi có nội dung ở bài tập đọc mình vừa đọc.
III. HOẠT Đ ỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1/.Bài cũ:
-Gọi HS nêu tên các bài tập đọc đã học.
-GV bổ sung.
2/. Bài mới:
Giới thiệu bài- ghi mục bài.
a-gọi HS lần lượt lên đọc(y/c đọc diễn cảm) 
-GV nêu câu hỏi có nội dung liên quan đến đoạn vưà đọc.
(Y/C đọc hết hs trong lớp).
b-GV đọc cho HS chép một đoạn trong bàiAi có lỗi(đoạn 2)
-Chấm một số bài- nhận xét.
3/. Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà ôn lại các bài tập đọc đã học chuẩn bị cho kiểm tra.
-HS nêu.
-HS lên đọc bài.
-HS khác nêu nhận xét .
-HS chép bài.
-Theo dõi.
-Lắng nghe- thực hiện.
----------------------------------------
-----------------------------------------------------
TOÁN
 ĐỀ- CA-MÉT . HÉC- TÔ MÉT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 -Biết quan hệ giữa đề -ca - mét và héc - tô -mét.
 -Biết đổi từ đề -ca - mét,héc - tô -mét ra mét.
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
II. CHUẨN BỊ:
 - GV : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ : 2 HS lên bảng làm bài.
 -Vẽ góc vuông đỉnh N . 
 -Vẽ hình tứ giác có 3 góc vuông. 
2.Bài mới: Giới thiệu bài “Đề – ca –mét. Héc – tô – mét”-ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG 3 :Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập .
-Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
5 dam=....m 8 hm =......m
12 hm=....m 23 dam=.....m
2 hm 3 m=......m 6dam 8 m= ....m
-Yêu cầu HS nêu kết quả.
-GV cùng HS nhận xét, sửa bài.
Bài 2: Gọi HS đọc đe(Tính):
123 dam + 53dam= 46 hm+ 23hm=
78 dam- 46 dam= 36 hm + 67 hm =
87hm + 23 hm - 54 hm=
- Gọi HS nhận xét.
-GV nhận xét sửa bài.
Bài 3: Một sợi dây dài 2 dam, người ta chia sợi dây thành 4 đoạn. Hỏi mỗi đoạn dài bao nhiêu mét?
Gọi HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS làm bài.
-(Gợi ý: Đổi 2 dam ra m). 
-Chấm một số bài- nhận xét.
-Yêu cầu HS nhận xét, sửa bài.
-GV nhận xét, sửa bài.
 -3 HS đọc lại.
-HS làm miệng.
-2 HS đọc.
- HS suy nghĩ làm bài vào vở. 
-Từng HS nêu kết quả.
-HS nhận xét.
-HS đọc đề bài.
-HS làm bài.
-HS nhận xét.
-HS sửa bài.
 3.Củng cố – dặn dò:- Yêu cầu HS hoàn thành vở bài tập toán.
-Nhận xét giờ học.
----------------------------------------------------
Thứ năm, ngày 23tháng 10 năm 2008
LUYỆN TỪ VÀ CÂU (ÔN)
I.MỤC TIÊU.
 - Ôn tập giữa học kỳ 1.
- Giúp HS hệ thống các kiến thức đã học từ tuần 1 đến tuần 8.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1. Giới thiệu bài.
- Ghi mục bài.
HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1: Điền tiếp các từ thích hợp vào ô trống
Từ chỉ những người ở trường học.
Từ chỉ những người ở gia đình.
Từ chỉ những người có quan hệ họ hàng.
Học sinh, 
..
..
Bố, mẹ, .
..
..
Chú, dì, .
..
..
- GV nhận xét, chũa bài.
Bài 2. Điền tiếp các từ ngữ thích hợp để hoàn chỉ các thành ngữ, tục ngữ.
a. Kính thầy 
b. Học thầy .
c. Con ngoan 
Bài 3. Điền bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai hoặc bộ phận câu trả lời câu hỏi Là gì ? để điền vào chỗ trống.
 là cô giáo dạy lớp em gái tôi.
Cha tôi là .
Chị họ tôi là .
..chủ tịch xã tôi.
- GV chấm, chữa bài.
Bài 4. Đặt 2 câu theo mô hình Ai làm gì?
- GV cho HS làm miệng.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Nhận xét.
HĐ3. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc đề bài.
- Cả lớp làm vào vở.
- Đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu miệng và nhận xét.
-HS làm bài cá nhân.
- HS chữa bài.
 HS đọc yêu cầu.
- HS nối tiếp nhau đặt câu và nhận xét .
----------------------------------------------------------------------
 TIẾNG VIỆT
--------------------------------------
Thứ bảy,ngày25tháng10 năm2008
Nghỉ dạy –Thi khảo sát định kỳ lần I
---------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTHUY-T9.doc