Bài soạn lớp 4 năm 2012 - 2013 - Tuần 35

Bài soạn lớp 4 năm 2012 - 2013 - Tuần 35

I. Mục tiêu:

- Rèn kĩ năng đọc lưu loát, ngắt nghỉ đúng.

- Giáo dục HS tinh thần lạc quan , yêu đời, quý cuộc sống

II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

a) Giới thiệu bài

b) Bài mới

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc

+ Tổ chức cho HS luyện đọc theo đoạn từng bài

+ HS tiếp nối đọc theo đoạn từng bài.

Tổ chức cho HS luyện tập

+ GV kết hợp hỏi nội dung đoạn đọc.

+ HS luyện đọc theo nhóm bàn.

Hoạt động 2 : Thi đọc diễn cảm

+ HS thi đọc diễn cảm trước lớp

 + GV nhận xét tuyên dương em đọc tốt.

c. Củng cố, dặn dò

- Dặn dò chuẩn bị tiết học sau

 

doc 16 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 1011Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 4 năm 2012 - 2013 - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35
Thứ hai ngày 14 tháng 5 năm 2012
Tập đọc
ôn tập và kiểm tra cuối học kỳ ii ( t1 )
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc lưu loát, ngắt nghỉ đúng.
- Giáo dục HS tinh thần lạc quan , yêu đời, quý cuộc sống
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
a) Giới thiệu bài
b) Bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc 
+ Tổ chức cho HS luyện đọc theo đoạn từng bài
+ HS tiếp nối đọc theo đoạn từng bài.
Tổ chức cho HS luyện tập
+ GV kết hợp hỏi nội dung đoạn đọc.
+ HS luyện đọc theo nhóm bàn.
Hoạt động 2 : Thi đọc diễn cảm
+ HS thi đọc diễn cảm trước lớp
 + GV nhận xét tuyên dương em đọc tốt.
c. Củng cố, dặn dò
- Dặn dò chuẩn bị tiết học sau
_____________________________________
Toán
 Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
I. Mục tiêu:
- Củng cố về cách giải bài toán “Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó”
- Rèn kĩ năng giải bài toán dạng này.
- HS có tính cẩn thận, KH.
II. Đồ dùng dạy- học: 
Bảng phụ kẻ BT 1
III. Hoạt động dạy- học: 
A. KTBC: 
- Nêu cách tìm số TBC của nhiều số?
- 1 HS chữa lại BT 3( 175) 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn học sinh ôn tập: 
a. Củng cố cách giải bài toán “Tìm...số” 
- Nêu cách giải bài toán tìm 2 số biết tổng và hiệu?
- HS nêu, HS khác NX
b. Luyện tập: 
Bài 1(175) GV treo bảng phụ ghi bài tập1
- GV nhận xét, chốt kq đúng
Bài 2: (175) 
- HS nêu y/c.
- HS làm nháp.
- HS nêu kq, lớp NX.
- GV chấm bài 1 số em
Bài 3: (175)
- Nêu các bước giải bài toán?
- HS đọc đề.
+ Tìm nửa chu vi.
+ Vẽ sơ đồ.
+ Tìm CD, CR.
+ Tìm diện tích.
- HS làm vào vở, 1 HS chữa, lớp NX.
Bài 4: (175)
- Trước hết ta phải tìm gì? Làm thế nào
- HS đọc đề toán, tóm tắt bằng sơ đồ.
- HS tự giải vào vở.
- 1HS lên bảng chữa. Lớp NX.
- HS đọc đề.
- Tổng 2 số, lấy TBC 2 số x 2.
- HS làm vào vở.
- 1 HS chữa, lớp NX.
- GV NX, chốt kq đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Chốt ND bài.
- Dặn HS ôn bài (bỏ BT5) và chuẩn bị bài sau.
_______________________________________
Kĩ thuật 
Lắp ghép mô hình tự chọn
I. Mục tiêu:
- Biết tên và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện thao tác, lắp các chi tiết của mô hình.
II. Đồ dùng.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, ghi bảng
2.Các hoạt động :
Hoạt động 1: HS chọn mô hình lắp ghép
+ GV cho HS chọn một mô hình lắp ghép.
+ HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm.
Hoạt động 2: Chọn và kiểm tra các chi tiết
ơ
+ GV lưu ý HS sắp xếp các chi tiết theo từng loại vào nắp hộp.
+ HS chọn và kiểm tra các chi tiết đúng và đủ
Hoạt động 3: HS thực hành lắp mô hình đã chọn
a, lắp từng bộ phận.
b, lắp ráp mô hình hoàn chỉnh
HS thực hành lắp mô hình đã chọn
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
+ GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành:
+ Lắp được mô hình tự chọn.
+ Lắp đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
+ Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch.
+ GV nhận xét đánh giá kết quả học tập qua sản phẩm của HS.
+ Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Củng cố - dặn dò.
+ Nhận xét tiết học
___________________________________________________________
Thứ ba ngày 15 tháng 5 năm 2012
Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức về số đo diện tích, tính giá trị của biểu thức có chứa phân số. Tìm một thành phần chưa biết của phép tính, giải một số bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó.
- Rèn kĩ năng sắp xếp các số đo diện tích từ bé đến lớn, tính giá trị biểu thức, giải toán có lời văn. 
- HS có ý thức trong học tập.
II. Hoạt động dạy- học:
A. KTBC: 1 HS làm lại bài tập 4 trang 176
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: (176)
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Hỏi thêm:
+ Tỉnh nào có DT lớn nhất? 
+ Tỉnh nào có DT bé nhất?
- HS tự làm bài: Xem bảng trong 
SGK, sắp xếp các số theo thứ tự
từ bé đến lớn. 
Bài 2: (177)
- GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài 
- 1 HS chữa, HS khác NX
Bài 3: (177) GV ghi 2 biểu thức lên bảng.
- GV đặt một số câu hỏi để củng cố về cách tìm SBT, SBC chưa biết.
- HS tự làm bài.
- HS tự làm bài rồi chữa bài
Bài 4: (177)
- Hai số TN liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? 
- 1 đơn vị.
- Nêu các bước giải?
- 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ.
+ Tìm 3 lần số thứ nhất.
+ Tìm số thứ nhất, ST2, ST 3.
- HS làm vào vở.
- GV chấm bài 1 số em
Bài 5: (177 )
- HS đọc đề, phân tích đề.
- Nhận dạng toán, nêu các bước 
giải.
- Làm vào vở.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống ND bài.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau
____________________________________________
Chính tả
 ôn tập và kiểm tra cuối học kì II (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Hệ thống hóa, củng cố vốn từ và kĩ năng dùng từ thuộc 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống. 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ - HTL (yêu cầu như tiết 1)
- HS có ý thức học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc - HTL (như tiết 1)
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A. KTBC: 
- Nêu tên các bài LTVC( MRVT) đã học ở 2 chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Kiểm tra TĐ - HTL: 
- Thực hiện như tiết 1: Kiểm tra 1/5 số HS của lớp.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài tập 2: Lập bảng thống kê các từ đã học
 - GV nhắc: Ghi lại những từ ngữ đã học trong các tiết MRVT ở 1 trong 2 chủ điểm
: Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống.
- 1 nửa số HS trong lớp thống kê các TN trong 2 tiết MRVT thuộc chủ điểm Khám phá thế giới, số HS còn lại thống kê các TN thuộc chủ điểm Tình yêu cuộc sống.
- GV NX, chốt kết quả đúng, dán lên bảng
- HS viết vào VBT
Bài tập 3: Giải nghĩa và đặt câu với các từ đã thống kê được.
- GV giúp HS nắm y/c: Mỗi HS chọn để giải nghĩa 1 từ đã thống kê, đặt câu với từ đó.
- HS đọc y/c bài tập.
[
- 1 HS làm mẫu trước lớp.
- HS tự làm vào VBT.
- HS tiếp nối nhau nêu nghĩa 1 từ mình chọn và đặt câu với từ đó.
- GV NX, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống ND bài.
- Dặn HS ôn tập và chuẩn bị bài sau
____________________________________
Khoa học 
 Ôn tập và kiểm tra cuối năm
I. Mục tiêu: 
- Củng cố và mở rộng hiểu biết về: Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh, vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất, khắc sâu hiểu biết về thành phần của chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống.
- Củng cố những kĩ năng phán đoán, gải thích một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
- HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Hình trang 138, 139, 140 SGK.
- Giấy A0, phiếu ghi các câu hỏi.
III. Hoạt động dạy - học:
A. KTBC: Nêu vai trò của con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên?
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Bài giảng: 
a. HĐ1: Trò chơi Ai nhanh ai đúng 
* Mục tiêu: Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh. Vai trò của cây xanh đối với sự sống trên Trái Đất. 
* Cách tiến hành
- GV chia nhóm HS, giao nhiệm vụ.
- GV cử 1 số HS trong ban giám khảo
- HS làm việc theo nhóm. 
- Trong cùng một thời gian, các nhóm thi đua thể hiện nội dung của 3 câu trong mục này. 
- Đại diện nhóm lên trình bày.
b. HĐ2: Trả lời câu hỏi 
* Mục tiêu: Củng cố kĩ năng phán đoán qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng
* Cách tiến hành:
+ GV viết câu hỏi ra phiếu.
- HS trả lời miệng 
+ HS bốc thăm được câu hỏi nào thì trả lời câu hỏi đó.
- GV NX
c. HĐ3: Thực hành 
* Mục tiêu: Củng cố kĩ năng phán đoán, giải thích thí nghiệm qua bài tập về sự truyền nhiệt 
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thực hành lần lượt từ bài 1 đến bài 2 
- HS làm việc theo nhóm bàn. 
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác NX.
- GV NX, chốt kq đúng.
d. HĐ4: Trò chơi : Thi nói về vai trò của không khí và nước trong đời sống. (8’)
* Mục tiêu: Khắc sâu hiểu biết về thành phần của không khí và nước trong đời sống 
* Cách tiến hành:
- GV chia HS làm 2 đội. 
- Đội trưởng bốc thăm xem đội nào trả lời trước.
- Đội này hỏi, đội kia trả lời. Mỗi thành viên trong đội chỉ được hỏi một lần, mọi thành viên đều được tham gia.
* Tính điểm: Đội nào có nhiều câu hỏi và nhiều câu trả lời đúng đội đó sẽ thắng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học
___________________________________
ơ
Đạo đức
 ôn tập và kiểm tra cuối năm.
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đạo đức đã học trong học kì II.
- Rèn kĩ năng thực hành nội dung KT đã học ở các bài đạo đức từ tuần 19 đến tuần 34.
- HS có ý thức học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học: 
A. KTBC:
- Nêu các công việc để thực hành VS trường học, lớp học?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS ôn tập: 
- Nêu tên các bài đạo đức đã học trong học kì II? 
- Vì sao phải kính trọng và biết ơn người lao động?
- Trong c/s hàng ngày, em đã cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người xung quanh như thế nào? ( việc cụ thể )
- Vì sao phải giữ gìn các công trình công cộng? Em đã thực hiện giữ gìn các công trình công cộng ntn? 
- Vì sao cần giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn? Kể những việc em đã làm để giúp đỡ người khó khăn hoạn nạn?
- Thực hiện Luật Giao thông là trách nhiệm của những ai? Em cần làm gì để tham gia GT an toàn?
- Nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
- HS thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi GV đưa ra.
- Đai diện nhóm trình bày kq.
- Nhóm khác NX, bổ sung
* Thực hành: HD HS làm bài ở phiếu học tập
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học
________________________
Lịch sử
ôn tập- kiểm tra định kì cuối kì II
____________________________
Địa lý
ôn tập- kiểm tra định kì cuối kì II
___________________________________________________________
Thứ tư ngày 16 tháng 5 năm 2012
Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Củng cố về đọc số, giá trị của chữ số, thứ tự thực hiện các phép tính với STN, so sánh PS, giải toán.
- Rèn kĩ năng đọc số, xác định giá trị của chữ số, làm tính với STN, giải toán.
- HS có tính cẩn thận, KH.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A. KTBC: 
- Viết 1số tự nhiên có 6 chữ số? Đọc số đó?
- 1 HS lên bảng, lớp nháp.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1: (177) ...  giữa các đơn vị đo khối lượng và cách đổi ở các trường hợp
- HS tự làm bài.
- 1 số HS chữa bài.
Bài 3: (178)
Củng cố lại thứ tự thực hiện các phép tính trong 1 biểu thức
- HS tự làm bài.
- 1 số HS chữa, lớp NX
Bài 4: (178) 
- Bài toán cho biết gì? BT hỏi gì?
- Nêu các bước giải?
- HS đọc đề toán.
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS làm bài vào vở.
- GV chấm bài 1 số em
Bài 5: (178)
HS đọc bài, trao đổi theo nhóm đôi.
- HS nêu ý kiến, HS khác NX, bổ sung
- GVchốt ý đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Chốt ND bài.
- Dặn HS ôn bài để chuẩn bị kiểm tra.
_______________________________________
Kể chuyện
 ôn tập và kiểm tra cuối học kì II (tiết 4)
I. Mục tiêu: 
- Ôn luyện về các kiểu câu đã học, về trạng ngữ.
- Rèn kĩ năng nhận biết các kiểu câu đã học và nhận biết trạng ngữ.
- HS có ý thức trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK
III. Hoạt động dạy - học:
A. KTBC: 
- Nêu các kiểu câu đã học?
- Nêu các loại trạng ngữ đã học?
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS ôn tập: 
Bài tập 1, 2: Đọc truyện Có một lần, tìm 1 câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, 1 câu khiến.
- 2 HS tiêp nối nhau đọc ND bài tập 1, 2.
- Cả lớp đọc lướt truyện Có một lần.
- Nêu nội dung truyện?
- Sự hối hận của 1 HS vì đã nói dối, không xứng đáng với sự quan tâm của cô giáo và các bạn
- HS đọc thầm lại truyện, tìm các câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm trong bài. 
- HS làm việc theo nhóm. 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
- HS làm bài vào vở bài tập theo lời giải đúng.
- GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng
Bài 3: 
- HS đọc lại truyện, tìm những câu có trạng ngữ và ghi vào VBT.
- 1 số HS nêu kq.
- Lớp NX.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống ND bài.
- Dặn HS: Xem lại bài tập 2, 3 và chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
 ôn tập và kiểm tra cuối học kì II (tiết 5)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL (y/c như tiết 1). Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Nói với em. 
- Rèn luyện KN nghe - viết đúng chính tả.
- HS có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy- học: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL như tiết 1.
III. Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GVnêu MĐ, YC của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc - học thuộc lòng: 
Thực hiện như tiết 1.
3. Nghe - viết chính tả: Nói với em. 
- GVđọc bài thơ Nói với em. 
- HS theo dõi trong SGK.
- Tìm những từ ngữ dễ viết sai?
- HS đọc thầm lại bài thơ. 
- Lộng gió, lích rích, sớm khuya, 
- GV nhắc HS chú ý cách trình bày bài thơ.
- Nêu nội dung bài thơ?
- Trẻ em sống giữa thế giới của thiên nhiên, thế giới của những câu chuyện cổ tích, giữa tình yêu thương của cha mẹ.
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.
- HS viết bài
- GV đọc cho HS soát lại.
- GV chấm 7-10 bài, nhận xét chung.
 4. Củng cố, dặn dò: 
 - Chốt ND ôn tập.
 - Dặn HS: Luyện đọc bài Nói với em và chuẩn bị bài sau
___________________________________
Tập làm văn
 ôn tập và kiểm tra cuối học kì II (tiết 6)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (y/c như tiết 1). Ôn luyện viết đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật (Chim bồ câu). 
- Rèn KN đọc diễn cảm và viết văn miêu tả. 
- HS có ý thức tốt trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL
III. Hoạt động dạy- học:
A. KTBC: 
- Nêu dàn bài của bài văn miêu tả con vật?
- Khi tả con vật cần chú ý gì?
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: 
2. Kiểm tra tập đọc và HTL (Thực hiện như tiết 1) 
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời,
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (HS xem lại bài khoảng 1-2 phút)
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Viết đoạn văn tả hoạt động của con vật
- HS đọc nội dung bài tập, quan sát tranh minh hoạ trong SGK. 
- Nêu những hoạt động của chú bồ câu trong đoạn văn?
- HS nêu.
GV chốt ý: 
+ Bay thành từng đàn.
+ Đi lại tha thẩn rồi lắc lư cái đầu.
+ Tả kĩ động tác lắc lư của cái đầu bồ câu.
- HS viết đoạn văn miêu tả hoạt động của con chim bồ câu.
- GV nhận xét, chấm điểm những bài viết hay
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV hệ thống ND ôn.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
___________________________________________________________
Thứ sáu ngày 18 tháng 5 năm 2012
Toán
Kiểm tra định kì cuối kỳ ii
I. Mục tiêu:
- Củng cố về cách giải 1 số loại toán đã học: Toán TBC, tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số, tìm 2 số biết tổng( hoặc hiệu) và tỉ số của 2 số.
- Rèn kĩ năng nhận dạng toán và giải các loại toán trên.
- HS có tính cẩn thận, KH.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ.
III. Họat động dạy học:
A. KTBC: 
- Nêu cách tìm số TBC? Nêu cách giải bài toán: Tìm 2 số biết T và H, biết tổng(hiệu) và tỉ số của 2 số?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Đề kiểm tra: 
Bài 1: Tuổi trung bình của cô giáo và 24 học sinh lớp 4A là 12 tuổi. Nếu không kể cô giáo thì tuổi TB của 24 học sinh lớp 4A là 11 tuổi. Hỏi cô giáo bao nhiêu tuổi?
Bài 2: Tổng của 2 số chẵn bằng 96. Tìm 2 số đó, biết rằng giữa chúng chỉ có 4 số lẻ liên tiếp.
Bài 3: Hai bạn Hùng và Dũng chạy được tất cả 1 km. Biết Hùng chạy nhanh gấp rưỡi Dũng. Hỏi Dũng chạy được bao nhiêu héc- tô- mét?
Bài 4: Mẹ hơn con 24 tuổi. Sau 5 năm nữa thì tuổi con sẽ bằng 2/5 tuổi mẹ. Tính tuổi của mỗi người hiện nay.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống ND bài.
- Dặn HS ôn lại cách giải các loại toán trên.
________________________________________
Khoa học 
 Ôn tập và kiểm tra cuối năm
I. Mục tiêu: 
- Củng cố và mở rộng hiểu biết về: Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh, vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất, khắc sâu hiểu biết về thành phần của chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống.
- Củng cố những kĩ năng phán đoán, gải thích một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
- HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Hình trang 138, 139, 140 SGK.
- Giấy A0, phiếu ghi các câu hỏi.
III. Hoạt động dạy - học:
A. KTBC: Nêu vai trò của con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên?
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Bài giảng: 
a. HĐ1: Trò chơi Ai nhanh ai đúng 
* Mục tiêu: Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh. Vai trò của cây xanh đối với sự sống trên Trái Đất. 
* Cách tiến hành
- GV chia nhóm HS, giao nhiệm vụ.
- GV cử 1 số HS trong ban giám khảo
- HS làm việc theo nhóm. 
- Trong cùng một thời gian, các nhóm thi đua thể hiện nội dung của 3 câu trong mục này. 
- Đại diện nhóm lên trình bày.
b. HĐ2: Trả lời câu hỏi 
* Mục tiêu: Củng cố kĩ năng phán đoán qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng
* Cách tiến hành:
+ GV viết câu hỏi ra phiếu.
- HS trả lời miệng 
+ HS bốc thăm được câu hỏi nào thì trả lời câu hỏi đó.
- GV NX
c. HĐ3: Thực hành 
* Mục tiêu: Củng cố kĩ năng phán đoán, giải thích thí nghiệm qua bài tập về sự truyền nhiệt 
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thực hành lần lượt từ bài 1 đến bài 2 
- HS làm việc theo nhóm bàn. 
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác NX.
- GV NX, chốt kq đúng.
d. HĐ4: Trò chơi : Thi nói về vai trò của không khí và nước trong đời sống. (8’)
* Mục tiêu: Khắc sâu hiểu biết về thành phần của không khí và nước trong đời sống 
* Cách tiến hành:
- GV chia HS làm 2 đội. 
- Đội trưởng bốc thăm xem đội nào trả lời trước.
- Đội này hỏi, đội kia trả lời. Mỗi thành viên trong đội chỉ được hỏi một lần, mọi thành viên đều được tham gia.
* Tính điểm: Đội nào có nhiều câu hỏi và nhiều câu trả lời đúng đội đó sẽ thắng.
3. Củng cố, dặn dò: 
__________________________________
Luyện từ và câu
ôn tập và kiểm tra cuối học kỳ ii ( tiết 7 )
I. Mục tiêu:
- Đọc hiểu bài gu li vơ ở xứ sở tí hon, chọn câu trả lời đúng
- Nhận biết lợi câu, chủ ngữ trong câu 
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Đọc thầm
 - Cho H đọc yêu cầu của bài tập
 - H đọc đề
 - Cho H làm bài
 - Câu 1: Cho H đọc yêu cầu của câu 1 và đọc ba ý a + b + c
 - H tìm ý đúng trong 3 ý
 - Đáp án: ý b
 - Câu 2: ý c
 - Câu 3 : ý b
 - Câu 4 : ý b
 - Câu 5 : ý a
 - Câu 6 : ý c
 - Câu 7: ý a
 - Câu 8 : ý a
c. Củng cố dặn dò:
 - G nhận xét tiết học
 - Dặn về nhà xem lại câu trả lời đúng
______________________________________________
Tập làm văn
ôn tập và kiểm tra cuối học kì ii ( tiết 8 )
I. Mục tiêu:
- H nghe viết đúng bài chính tả " Trăng lên"
- Biết viết đoạn văn miêu tả ngoại hình của 1 con vật
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nghe viết
1. Hướng dẫn viết chính tả
- G đọc lại 1 luợt bài chính tả
- H lắng nghe và đọc thầm bài
- G giới thiệu nội dung bài
- Cho H viết những từ ngữ dễ viết sai: trăng, sợi, vắt, mảnh, dứt hẳn
- G đọc cho H viết
- G đọc cả bài cho H soát lỗi
- thu 1 số bài lên chấm
2. Hướng dẫn làm văn
- Cho H đọc yêu cầu bài tập
- Cho H làm bài
- H viết 1 đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật mà em thích
- Gọi H đọc bài
- G nhận xét và khen những H viết đoạn văn hay
c. Củng cố, dặn dò:
- G nhận xét tiết học
- Dặn H về nhà viết lại đoạn văn
_________________________________________________
Mỹ thuật
Tổng kết năm học
Trưng bày các bài vẽ, bài nặn đẹp
I. Mục tiêu: 
- Đây là bài học cuối năm học, GV và HS cần thấy được kết quả, dạy- học mĩ thuật trong năm học và trong bậc học.
- Nhà trường thấy được công tác quản lí dạy – học Mĩ thuật.
- GV rút kinh nghiệm cho dạy- học ở những năm tiếp theo.
- HS thấy rõ những gì đã đạt được và có ý thức phấn đấu trong các năm học tiếp theo ở bậc THCS.
- Phụ huynh HS biết kết quả học tập của con em mình.
II.Hình thức tổ chức
- GV và HS chọn các bài vẽ đẹp ở các phân môn(vẽ ở lớp và vẽ ở nhà, nếu có).
- Dán bài vẽ vào bảng hoặc giấy A0.
- Trưng bày ở nơi thuận tiện trong trường cho nhiều người xem.
- Lưu ý:
 Bài có bo, nẹp , dây treo; Có tên tranh, tên học sinh, tên lớp ở dưới mỗi bài. VD: TRANG TRí HìNH TRòN. Bài vẽ của Vũ văn Việt, lớp 5A. 
 Có thể trình bày từng phân môn.
- Bày các bài tập nặn vào khay, có tên bài nặn, có tên học sinh.
- GV tổ chức cho học sinh xem và trao đổi ngay ở nơi trưng bày để nâng cao nhận thức, cảm thụ về cái đẹp, giúp cho việc dạy- học Mĩ thuật có hiệu qủa hơn ở những năm sau.
III. Đánh giá
- Tổ chức cho học sinh xem và gợi ý các em nhận xét, đánh giá.
- Tổ chức cho phụ huynh xem vào dịp tổng kết.
- Khen ngợi những học sinh có nhiều bài vẽ đẹp và tập thể lớp học tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 35.doc