I.Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu nội dung bài : Nỗi dằn vặt của An -đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- Giáo dục HS sống trong sạch , biết sống có ý thức trách nhiệm với người thân.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa (sgk).
-Bảng phụ viết sẵn đoạn, câu cần luyện đọc
TUầN 6 Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2013 Tập đọc Tiết 11: NỗI DằN VặT CủA AN-ĐRâY-CA I.Mục tiêu: - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu nội dung bài : Nỗi dằn vặt của An -đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. - Giáo dục HS sống trong sạch , biết sống có ý thức trách nhiệm với người thân. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh họa (sgk). -Bảng phụ viết sẵn đoạn, câu cần luyện đọc III.Các hoạt động dạy và học: 1.ổn định : 2.Bài cũ: 3.Bài mới: GV giới thiệu bài. Hoạt động 1:Luyện đọc - 1 HS khá đọc cả bài - Đọc nối tiếp đoạn đến hết bài (3 lượt)ù + Đoạn1:An-đrây-ca mang về nhà. + Đoạn2:Tiếpít năm nữa - Lượt 1 :GV kết hợp sửa lỗi phát âm và cách đọc cho HS . - Lượt 2 :cho HS hiểu nghĩa một số từ ngữ ở phần chú giải GV kết hợp giải nghĩa thêm một số từ. - Lượt 3 HS đọc nối tiếp, GV và HS theo dõi, nhận xét, sửa sai. - Luyện đọc theo cặp. - GV theo dõi sửa sai. - GV đọc diễn cảm toàn bài. Hoạt động 2:Tìm hiểu bài. - Gọi 1 em đọc đoạn1 + Khi câu chuyện xảy ra, An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào? + Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu thế nào? + An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? ơ - Đoạn 1 kể chuyện gì? *ý 1: - An- đrây -ca mải chơi quên lời mẹ dặn. Gọi 1 em đọc đoạn 2. + Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà? + Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào? + An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào? + Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào? - Nội dung của đoạn 2 là gì? *ý 2: + Nỗi dằn vặt của An- đrây-ca. - Gọi 1 em đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm và tìm hiểu nội dung chính của bài. - Ghi nội dung chính: Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với bản thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình. Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. - Gọi 2 em nối tiếp đọc 2 đoạn của bài. Cả lớp theo dõi để tìm cách đọc hay. - Hướng dẫn HS đọc đoạn văn đã viết sẵn ở bảng phụ . GV đọc mẫu. - Tổ chức cho Hs thi đọc diễn cảm đoạn văn. - Hướng dẫn HS đọc phân vai. - Thi đọc toàn truyện. - Nhận xét biểu dương 4. Củng cố, dặn dò: - GV tóm tắt nội dung tiết học - Nhận xét giờ – Dặn dò chuẩn bị giờ sau _______________________________ Toán Tiết 26: luyện tập I.Mục tiêu : Giúp H : - Đọc được một số thông tin trên biểu đồ. II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ có vẽ sẵn biểu đồ bài 3. III.Hoạt động dạy học : 1.Tổ chức: 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : Giới thiệu bài. Bài 1: - H đọc và tìm hiểu yêu cầu đầu bài . - H tự làm bài, 1 H lên bảng. - H nhận xét, chữa bài Bài 2: - H nêu yêu cầu bài toán. - 2 H lên bảng làm bài, mỗi H làm một câu. Dưới lớp làm vào vở. - H nhận xét chữa bài. a. Tháng 7 có 18 ngày mưa. b. Tháng 8 có 15 ngày mưa. Tháng 9 có 3 ngày mưa. Số ngày mưa của tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là: 15- 3 = 12 (ngày) c. Số ngày mưa trung bình của mỗi tháng là: (18 + 15 + 3) : 3 = 12(ngày) *Chốt: H quan sát biểu đồ để đọc được các số liệu trên biểu đồ để làm bài tập 1 và 2 Bài 3: - G treo bảng phụ. - H tìm hiểu yêu cầu đề bài. - 1 H lên bảng làm, lớp làm vào vở . - H nhận xét chữa bài. - G h/dẫn H làm các phần còn lại. - Một số H trình bày bài của mình. *Chốt: H Dựa vào các số liệu đã cho để vễ tiếp biểu đồ tương ứng với các số liệu 4.Củng cố, dặn dò: - H nêu lại cách giải bài 2, 3. - G tóm tắt nội dung chính tiết học. - Nhận xét giờ học. - Dặn dò chuẩn bị bài sau . ________________________________ Khoa học Tiết 11:một số cách bảo quản thức ăn. I.Mục tiêu : Sau bài học, H có thể : - Kể tên các cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lanh, ướp mặn, đóng hộp . - Thực hiện một số biệ pháp bảo quản thức ăn ở nhà. II.Đồ dùng dạy học : - Hình trang 24, 25 SGK . - Phiếu học tập . III.Hoạt động dạy học: 1.Tổ chức: 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : Giới thiệu bài . * Hoạt đông 1: Tìm hiểu cách bảo quản thức ăn . - Bước 1 : G h/dẫn H quan sát các hình trang 24, 25 SGK để thảo luận các câu hỏi . - Bước 2 : Làm việc theo lớp . Đại diện một số H trình bày trước lớp . H nhận xét bổ sung. G giúp H hoàn thiện câu trả lời . * Hoạt động 2 : Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn . - Bước 1 : H thảo luận nhóm các câu hỏi của từng nhóm. - Bươc 2 : Đại diện H trình bày , H nhận xét . G giúp H rút ra nguyên tắc chung . - Bước 3 : G cho H làm bài tập sau đó kiểm tra . * Hoạt động 3 : Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn tại nhà . - Bước 1 : G phát phiếu học tập cho cá nhân . H làm việc với phiếu . - Bước 2 : Làm việc theo lớp . Đại diện H trả lời , H nhận xét bổ sung . G kết luận. 4.Củng cố ,dặn dò : ? Hãy nêu các cách bảo quản thức ăn ? - G tóm tắt nội dung chính của tiết học . - Nhận xét giờ học . - Dặn dò chuẩn bị bài sau . _______________________________ Kĩ thuật Tiết 6: khâu ghép hai mép vảI bằng mũi khâu thường( Tiết 1) I.Mục tiêu : - H biết cách khâu ghép hai méo vải bằng mũi khâu thường. - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống. II.Đồ dùng dạy học : Vải, kim, chỉ và dụng cụ cần thiết. III.Các hoạt động dạy học: 1.Tổ chức: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới : Giới thiệu bài * Hoạt động 1 : Quan sát và nhận xét mẫu. - G giới thiệu mẫu - H quan sát nhận xét mặt phải, trái của mẫu khâu. * Hoạt động 2: G h/dẫn thao tác kĩ thuật - Cho H quan sát hình 1, 2, 3 SGK để trả lời câu hỏi. - H nêu cách vạch dấu đường khâu - G h/dẫn thao tác kĩ thuật qua các bước - H nêu lại cách lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu. - H nêu lại các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. - Gọi 1 – 2 H lên bảng thực hiện các thao tác. - H nhận xét, G lưu ý thêm. - H đọc ghi nhớ. - Cho H xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ và tập khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường . - G quan sát và nhắc nhở những điểm cần lưu ý . 4. Củng cố, dặn dò : - H nhắc lại các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường . - G tóm tắt nội dung chính của tiết học. - Nhận xét giờ học . - Dặn dò chuẩn bị bài sau . _____________________________________________________________ Thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2013 Toán Tiết 27: luyện tập chung I.Mục tiêu : Giúp H ôn tập củng cố về : - Đọc, viết, so sánh các số tự nhiên , nêu được giá trị của chữ số trong một số. - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột . - Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào. II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ. III.Hoạt động dạy học : 1.Tổ chức: 2 Kiểm tra: 3.Bài mới : Giới thiệu bài. Bài 1: - H tự làm bài - H lên bảng chữa bài – H nhận xét. - G hỏi thêm về số liền trước, số liền sau. *Lưu ý: Muốn viết số liền trước, liền sau của một số ta lấy số đó cộng( trừ ) số đó với 1 a.Số tự nhiên liền sau của số 2 835 917 là 2835 918 b.Số tự nhiên liền trước của số 2 835 917 là: 2 835 916 Bài 3: - H nêu yêu cầu đề bài - H nêu cách làm bài. H nhận xét. - H làm bài vào vở. Một số H nêu lại bài làm của mình. *Lưu ý: H phải quan sát biểu đồ để đọc các số liệu tương ứng với các cột viết tiếp vào chỗ trống Có 3 lớp đó là :3A ,3B ,3C . -Lớp 3A có :18 HS -Lớp 3B có :27 HS -Lớp 3C có :21 HS . -Lớp 3B nhiều HS giỏi toán nhất. -Lớp 3A ít HS giỏi toán nhất. Bài 4: - H tự làm bài - H lên bảng chữa bài - H nhận xét, G kết luận. *Lưu ý: H nắm được 1 thế kỉ = 100 năm. Biết cách tính thế kỉ bằng cách chia năm đó cho 100 Đáp án: a.Năm 2000 thuộc thế kỉ XX. b.Năm 2005 thuộc thế kỉ XXI. Bài 5: - H nêu yêu cầu đề bài. - H lên bảng làm bài, lớp làm vở. - Gọi H nhận xét chữa bài. *Lưu ý: Số tròn trăm có tận cùng là 2 chữ số 0 x là những số:600,700,800. 4.Củng cố, dặn dò: - H nêu lại cách giải bài 4, 5. - G tóm tắt ý chính của tiết học. - Nhận xét giờ học. Dặn dò cho giờ sau. ---------------------------------------------------------------- Chính tả Tiết 6: Người viết truyện thật thà I.Mục tiêu: - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài chính tả sạch sẽ, trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài: người viết truyện thật thà. - Làm đúng BT2(CT chung), BTCT phương ngữ 3a/b, hoặc BT do GV soạn. II. Đồ dùng: Bảng phụ III.Các hoạt động dạy học: 1.Tổ chức: 2 Kiểm tra: 3.Bài mới : Giới thiệu bài. - Hướng dẫn H viết - G đọc bài chính tả - H đọc lại ở SGK - H tìm ra những từ dễ viết sai . - H luyện viết vào giấy nháp những từ khó . - G đọc bài – học sinh chép - Soát lỗi – thu bài . - H làm bài tập chính tả . - H làm bài tập 2 – G treo bảng phụ . - H đọc yêu cầu và làm bài . 1 Hs làm bảng phụ. - Chữa bài và nhận xét. 4.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ viết bài của học sinh. - Xem lại các bài tập -------------------------------------------------------------------------------------------- Khoa học Tiết 12: phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng I.Mục tiêu : Sau bài học , H có thể : - Nêu cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng: thường xuyên theo dõi cân nặng của trẻ; cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng. - Đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời. II.Đồ dùng dạy học : - Hình minh hoạ trang 26, 27 SGK - Tranh ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng . III.Hoạt động dạy học : 1.Tổ chức : 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : Giới thiệu bài . * Hoạt động 1: Nhận dạng một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng. - Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Bước 2 :Làm việc cá nhân Kết luận : SGK * Hoạt động 2 : Thảo luận về cách phòng chống bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng . - H thảo luận câu hỏi theo nhóm 2. - Gọi lần lượt H trả lời . - H nhận xét bổ sung . G kết luận . - 3 H nhắc lại . * Hoạt động 3: Chơi trò chơi : Trò chơi bác sĩ . - Bước 1: G hướng dẫn cách chơi - Bước 2: H chơi theo nhóm . - Bước 3: Cử đội chơi tốt nhất lên trình bày . Lớp nhận xét tuyên dương . 4.Củng cố , dặn dò : ? Nêu các cách phòng bệnh do ăn thiéu chất dinh dưỡng ? - G nêu ý chính của bài . - Nhận xét giờ học . - Chuẩn bị bài : Phòng bệnh béo phì . __________________________________ Đạo đức Tiết 6: Bày tỏ ý kiến ( tiết 2) I.Mục tiêu: - Nhận thức được các em có quyền ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiế ... 4.Củng cố, dặn dò: - G tóm tắt nội dung tiết học. - Nhận xét giờ. Dặn dò chuẩn bị bài sau ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Luyện từ và câu Tiết 11: Danh từ chung và Danh từ riêng I.Mục tiêu: - Hiểu được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng. - Nắm được quy tắc viết hoa của danh từ riêng bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ . III.Hoạt động dạy học: 1.Tổ chức: 2. Kiểm tra: 3. Bài mới : Giới thiệu bài . * HĐ 1 : H tìm hiểu VD 1 và 2 tìm ra các DT chung và DT riêng . - H tìm hiểu VD 1 và 2 . - H đọc và làm theo yêu cầu của bài ; tìm các danh từ đã học ở lớp 3 . - H liệt kê các danh từ có trong VD 1 và 2 . - G nhận xét và ghi bảng - H nhắc lại khái niệm về danh từ : - Nhận xét và bổ sung . * G giải thích: - Những tên chung vủa một số loại sự vật như: Sông, Núi,Vua được gọi là danh từ chung . - Những tên riêng của 1 sự vật nhất định : Cửu long, Lê Lợi, Việt Nam là các danh từ riêng . - Các danh từ riêng đều phải viết hoa . - Cho H nhắc lại và tìm thêm một số VD cụ thể cho 2 phần trên . - Cho H tập viết 1 số danh từ riêng : Hoà Bình, Nam Định, Lương Đình Của, Ngô Quyền . - 1 H lên bảng viết, lớp viết nháp . - Nhận xét , bổ sung - H đọc kết luận SGK *HĐ 2: Hs thực hành làm bài tập : Bài 1 : 1 Hs đọc yêu cầu và làm bài . - Đọc phần bài làm trứơc lớp ,nhận xét và bổ sung . - G chốt lời giải đúng . +Danh từ riêng : Chung , Lan , Thiên Nhẫn , Đại Huệ + Danh từ chung : núc , dòng sông , dãy ,sông , nắng Bài 2 : H biết viét hoa tên một số bạn trong lớp : - Cho H tìm hiểu về cách viết tên của H: tên người . - G nhấn mạnh . Danh từ riêng ( chỉ người ) có cả họ tên thì phải viết hoa cả họ tên, tên đệm . - VD: Nguyễn Tuấn Anh, Trần Thị Oanh - H tự viết tên của các bạn trong tổ . - H lên bảng – nhận xét cách viết 4.Củng cố, dặn dò:- Đọc lại ghi nhớ - Xem lại 2 bài tập . _____________________________________________________________ Thứ năm ngày 26 tháng 10 năm 2013 Toán Tiết 29: phép cộng I.Mục tiêu : Giúp H: - Biết đặt tính và biết cách thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số ( không nhớ và có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp) . II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ III.Hoạt động dạy học : 1.Tổ chức : 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : Giới thiệu bài . A. Củng cố cách thực hiện phép cộng . - G nêu phép cộng : 48352 + 21026 = ? - Gọi H nêu cách thực hiện - H lên làm – H nói lại cách lam ? Muốn thực hiện phép cộng 2 số có nhiều chữ số ta làm như thế nào ? *G kết luận: Đặt tính sao cho các chữ số cùng một hàng thẳng cột với nhau, rồi cộng từ phải sang trái - Gọi H nhắc lại . B. Thực hành : Bài 1:- H nêu yêu cầu của đầu bài . - H lên bảng làm, vừa làm vừa nói cách cộng . - Hnhận xét chữa bài . Bài 2 : - H tự làm bài, 2 H lên bảng làm . - H nhận xét chữa bài . * Lưu ý H phép cộng có nhớ ở các hàng để h khi cộng không bị nhầm lẫn ở bài 1 và 2 Bài 3:- H đọc đề bài - H tự giải vào vở , 1 H lên bảng làm bài . - H nhận xét chữa bài . - Kết luận: H vận dụng phép cộng vào giải toán có lời văn Bài giải Số cây huyện đó trồng được tất cả là 325 164 + 60 830 = 385994( cây) Đáp số : 385 994 cây Bài 4:- Yêu cầu H về nhà làm ơ Lưu ý H phải biết cách tìm SBT = Tổng + Số trừ, SH = Tổng – Số hạng đã biết 4.Củng cố ,dặn dò: - H nêu cách cộng 2 số có nhiều chữ số . - G tóm tắt ý chính của tiết học . - Nhận xét giờ học . Dặn dò chuẩn bị bài sau . _______________________________ Kể chuyện Tiết 6: Kể chuyện đã nghe đã đọc I.Mục tiêu: - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của câu chuyện. II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ III.Hoạt động dạy học : 1.Tổ chức : 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : Giới thiệu bài . - Hướng dẫn H tìm hiểu yêu cầu : - G đọc đề bài . H đọc đề bài và phân tích đề . - H đọc các gợi ý ở SGK . - H đọc phần dàn ý của bài kể ( gơị ý 3 SGK ) - H tự tìm câu chuyện của mình để kể . - H thực hành kể chuyện , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - H kể chuyện theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện . - Thi kể trước lớp : - Nhận xét và biểu dươg 4.Củng cố, dặn dò: - 1 H kể lai câu chuyện – Về nhà kể lại -------------------------------------------------------------------------------- Tập đọc Tiết 12: Chị em tôi I.Mục tiêu : - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện - Hiểu ý nghĩa : Khuyên Hs không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình. - GD H kĩ năng sống : Phải biết tự nhận thức về bản thân mình, thể hiện sự cảm thông, biết lắng nghe, không nên nói dối. II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ – Tranh minh hoạ III.Hoạt động dạy học : 1.Tổ chức : 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : Giới thiệu bài * Luyện đọc : H phát âm đúng . tậc lưỡi , nói dối , năn nỉ, sững sờ : - 3 H đọc tiếp nối ( 3lần ) . - 2 H đọc toàn bài . - G đọc mẫu : * Tìm hiểu bài : H nắm vững nội dung từng đoạn và nội dung bài . Đoạn 1 : 1 H đọc và hs thảo luận nhóm 2 . +? Cô chị xin phép ba đi đâu . + ? Vì sao cô chị lại nói dối ba . + ? Vì sao cô chị lại cảm thấy ân hận . - H trả lời , nhận xét bổ sung : - ý đoạn 1 . Nhiều lần cô chị nói dối ba : Đoạn 2 : Lớp đọc thầm . - ? Cô em dã làm gì để chị mình thôi nói dối ? . - ? Thái độ của người cha như thế nào ? . - H trả lời nhận xét bổ sung : - ý đoạn 2 . Cô em giúp cô chị tỉnh ngộ : Đoạn 3 : Lớp đọc thầm . + Vì sao cách làm của cô em giúp chị tỉnh ngộ . + Cô chị thay đổi như thế nào ? - H trả lời ,nhận xét ,bổ sung .ý đoạn 3. SGV : - Nội dung bài : Như mục tiêu * Đọc diễn cảm : H đọc lưu loát thể hiện tình cảm , cảm xúc các nhân vật . - 3 H đọc nối từng đoạn – tìm ra cách đọc . - H đọc theo nhóm 4 - 5 H đọc toàn bài: - Nhận xét và tuyên dương H. 4. Củng cố, dặn dò : - Đọc nội dung bài . - Xem trước bài sau ---------------------------------------------------------------------------------- Tập làm văn Tiết 11: Trả bài văn viết thư ơ I.Mục tiêu : - Biết rút kinh nghiệm về bài TLV viết thư ( đúng ý,bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ III.Hoạt động dạy học : 1.Tổ chức : 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : Giới thiệu bài - Trả bài . - Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp . + Ưu điểm + Nhược điểm - Hướng dẫn học sinh viết , chữa bài . + Lỗi bố cục . + Lỗi dùng từ đặt câu . + Lỗi diễn đạt . - H sửa lỗi của mình : 4.Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ – Dặn chuẩn bị giờ sau _____________________________________________________________ Thứ sáu ngày 27 tháng 10 năm 2013 Toán Tiết 30: phép trừ I Mục tiêu : Giúp H: - Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến 6 chữ số( có nhớ và không nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp) . II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ . III .Các hoạt động dạy học : 1.Tổ chức : 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : Giới thiệu bài A. Củng cố cách thực hiện phép trừ - G nêu phép trừ. - H nêu cách thực hiện. - H thực hiện làm tính trừ . ? Muốn thực hiện phép trừ 2 số có nhiều chữ số ta làm như thế nào ? * Kết luận: Đặt tính theo cột dọc sao cho các chữ số ở cùng 1 hàng thẳng cột với nhau và trừ từ trái sang phải - Gọi nhiều H nhắc lại . B.Thực hành : Bài 1: - H nêu yêu cầu đề bài. - H tự làm bài sau đó nêu bài làm của mình . - H nhận xét chữa bài . Bài 2 - H lên bảng làm bài lớp làm vào vở . - Một số H nêu cách trừ của từng bài . - H nhận xét, chữa bài . *Chốt: Qua bài 1và 2 G lưu ý H phép trừ có nhớ để H không bị nhầm khi trừ các số Bài 3 :- H nêu yêu cầu của bài - H tự giải vào vở, 1 H lên bảng chữa bài . - H nhận xét . - Kết luận: Vận dụng phép trừ để giải bài toán Bài 4 :- H đọc đề bài . - Gọi 1 H lên bảng làm bài, lớp làm vào vở sau đó một số H nêu bài làm. - H nhận xét , chữa bài . - Kết luận: H tính số cây năm ngoái bằng cách vận dụng phép trừ 4. Củng cố, dặn dò : - H nêu cách trừ 2số có nhiều chữ số . - Nhận xét giờ học – Dặn dò chuẩn bị bài sau . ------------------------------------------------------------------------------------------- Luyện từ và câu Tiết 12: Mở rộng vốn từ trung thực từ trọng I.Mục tiêu: - Biết thêm đượ nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực- Tự trọng. - Bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng “ trung” theo hai nhóm nghĩa và đặt câu được với một từ trong nhóm. II.Đồ dùng: III.Hoạt động dạy học : 1.Tổ chức : 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : Giới thiệu bài Bài 1 : H biết lựa chọn từ và điền đúng vào phiếu học tập - G phát phiếu nhóm 4 . - H điền trình bày nhận xét , bổ sung . - 2 H đọc lại đoạn văn đã điền . Bài 2 : H biết chọn từ tương ứng với nghĩa của nó . - G chia lớp 2 nhóm và làm bài theo nhóm . - Nhận xét bổ sung . Bài 3 : H biết chia thành hai nhóm từ . - H trình bày nhận xét bổ sung - G kết luận . ( SGK ) : Bài 4 : Tương tự bài 3 : 4.Củng cố, dặn dò: - G tóm tắt nội dung . - Nhận xét giờ học . Tập làm văn Tiết 12: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện I.Mục tiêu : H biết : - Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện. - Biết phát triển ý nêu dưới 2, 3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện (BT2). II.Đồ dùng: Bảng phụ III.Hoạt động dạy học : 1.Tổ chức : 2. Kiểm tra : 3. Bài mới : Giới thiệu bài Bài 1 : H dựa vào tranh xây dựng cốt truyện . - H quan sát và đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh . ? Truyện có những nhân vật nào ? Câu chuyện kể lại chuyện gì ? . ? Câu chuyện co ý nghĩa như thế nào ? - H trả lời nhận xét bổ sung : - H đọc tiếp nối phần gợi ý : - H xây dựng cốt truyện theo nhóm 4 : - H kể lại câu chuyện . - Nhận xét tuyên dương . Bài 2 : H biết phát triển ý nêu mỗi bức tranh thành một đoạn văn kể chuyện - G hướng dẫn H làm mẫu tranh 1 - H nhìn phiếu tập xây dựng đoạn văn - H nhận xét - H thực hành phát triển ý xây dựng đoạn văn kể chuyện - H kể chuyện theo cặp, phát triển ý xây dựng từng đoạn văn - Đại diện H thi kể từng đoạn, kể toàn truyện( liên kết các đoạn) 4.Củng cố, dặn dò: - Đọc phần ghi nhớ - Nhận xét giờ học . _______________________________
Tài liệu đính kèm: