Bài soạn lớp 4 - Trường tiểu học Nghĩa Khánh - Tuần 8

Bài soạn lớp 4 - Trường tiểu học Nghĩa Khánh - Tuần 8

I.Mục đích, yêu cầu:

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ và câu.

-Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện, phù hợp với lời nói của từng nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

 -Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn

II.Đồ dùng dạy- học.

Tranh minh hoạ bài tập đọc.

Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc.

III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc 31 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 978Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 4 - Trường tiểu học Nghĩa Khánh - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	 Thứ 2 ngày 6 tháng 10 năm 2008
TẬP ĐỌC 	Nếu chúng mình có phép lạ. 
I.Mục đích, yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
- Đọc đúng các từ và câu.
-Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện, phù hợp với lời nói của từng nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu: 
 	-Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn 
II.Đồ dùng dạy- học.
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra.
 5’
2.Bài mới.
HĐ 1: Luyện đọc. 10’
HĐ 2: Tìm hiểu bài. 10’
HĐ 3: đọc diễn cảm. 10’
3.Củng cố dặn dò: 3’
-Gọi HS lên đọc bài 
-Gọi HS đọc:
-Nhận xét chung.
-Dẫn dắt ghi tên bài.
Cho HS đọc.
-Yêu cầu đọc đoạn
-HD đọc câu văn dài.
-Ghi những từ khó lên bảng.
-Đọc mẫu.
-Yêu cầu:
-Giải nghĩa thêm nếu cần.
-Đọc diễn cảm bài.
-Cho HS đọc thành tiếng bái thơ
-Cho HS đọc thầøm trả lời câu hỏi
H:Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? Viết lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
-Cho HS đọc thầm lại cả bài
H:Mỗi điều nói lên 1 điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
-Cho HS đọc kổ 3,4
H: Hãy giải thích ý nghĩa của các cách nói sau
a)Ước “không còn mùa đông”
-Ước “Hoá trái bom thành trái ngon”
H:Em thấy những ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ là những ước mơ như thế nào?
-Cho HS đọc thầm lại bài thơ
H: em thích ước mơ nào trong bài thơ?
-Nhận xét khen những ý kiến hay 
-Nhận xét – chốt lại.
-Đọc diễn cảm bài và HD.
-Nhận xét tuyên dương.
-H: Em hãy nêu ý nghĩa bài thơ
-Nhận xét tiết học
-Nhắc HS về nhà tập kể chuyện. 
-Thực hiện.
-2HS đọc phần 1 bài 
-Nhận xét.
-Nghe và nhắc lại tên bài học
- Mỗi HS đọc một đoạn nối tiếp.
-Luyện đọc câu dài.
-Phát âm từ khó.
-Nghe.
-Nối tiếp đọc cá nhân
đồng thanh 
-2HS đọc cả bài.
-Lớp đọc thầm chú giả.
-2HS đọc từ ngữ ở chú giải.
-1HS đọc đoạn 1.
-HS đọc thành tiếng
-đọc thầm
-Câu nếu chúng ta có phép lạ
-nói lên ước muón của các bạn nhỏ rất tha thiết
-HS đọc thấm cả bài
-K1:Các bạn muốn cây mau lớn để hái quả
K2: Ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc
K3: Ước trái đất không còn mùa đông
K4: Ước trái đất không còn bom đạn
-Đọc lại
-Là ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu không còn tai họa
-La ước thế giới hoà bình không còn bom đạn chiến tranh
-Đó là những ước mơ lớn những ước mơ cao đẹp ước mơ về cuộc sống no đủ.........
-Cả lớp đọc thầøm lại bài
-Tự do phát biểu
-4 HS nối tiếp lại đọc
-Cả lớp nhẩm thuộc lòng
-4 HS thi đọc thuộc lòng
-lớp nhận xét
-Nêu như trên
TOÁN Luyện tập
I:Mục tiêu:
	Giúp HS củng cố về
-Kỹ năng thực hiện tính cộng các số tự nhiên
-Aùp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh
-Giải toán có lời văn và tính chu vi hình chữ nhật
II:Chuẩn bị:
III:Các hoạt động dạy học chủ yếu:
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
1 kiểm tra
2 Bài mới 
HĐ 1 giới thiệu bài
HĐ 2 HD luyện tập
3 Củng cố dặn dò
Gọi HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập tiết 35
-Chữa bài nhận xét cho điểm HS
Giới thiệu bài
-Nêu nội dung giờ học
HD luyện tập
Bài 1
-bài tập yêu cầu chúg ta làm gì?
Khi đặt tính thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì?
-Yêu cầu HS làm bài
-yêu cầu HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng
-GV nhận xét cho điểm HS
Bài 2
-Nêu yêu cầu bài tập
-GV HD để tính bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.........
-GV có thể làm mẫu 1 biểu thức sau đó yêu cầu HS làm bài( Không áp dụng khi HS khá
a)96+78+4 = (96+4)+ 78
 =100+78=178
67+21+79 = 67+ (21+79)
 = 67 + 100 = 1667
408+85+92=(408+92)+85
 = 500 + 85 = 585
-Nhận xét cho điểm HS
Bài 3
-Gọi HS nêu yêu cầu bài và tự làm bài
a)x-306=504
 x=504+306
 x=810
-Nhận xét cho điểm HS
Bài 4
-Gọi HS đọc đề bài
-yêu cầu HS tự làm bài
Nhận xét cho điểm HS
Bài 5
-GV hỏi:Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?
-Vậy nếu có chiều dài hình chữ nhật là a chiều rộng là b thì chu vi sẽ là gì?
-Gọi chu vi hình chữ nhật là p ta có p=(a+b)x2
Đây chính là công thức tổng quát để tính chu vi hình chữ nhật
H:Nêu yêu cầu bài tập b?
-Yêu cầu hS làm bài
-Nhận xét cho điểm HS
Tổng kết giờ học dặn HS về nhà làm bài tập HD luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau
-3 HS lên bảng làm bài 
HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn
-Nghe
-Nêu
-Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau
-4 HS lên bảng làm HS cả lớp làm vào vở BT
-tự nhận xét
-Nêu
-Nghe giảng sau đó 2 HS lên bảng làm
-1 HS lên bảng làm. HS cả lớp làm vào vở BT
b)x+254=680
x=680-254
x=426
-Đọc
-1 HS lên bảng làm bài tập HS cả lớp làm vào vở BT 
Số dân tăng thêm sau 2 năm là:79+71=150( người)
-Số dân của xã sau 2 năm là
5256+150=5400 người
-đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau
-Nêu
-Chu vi hình chữ nhật là 
(a+b)x2
-Nêu
a)p=(16+12)x2=56 cm
b)p=(45+15)x2=120 cm
ĐẠO ĐỨC Tiết kiệm thời giờ (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
1.Giúp HS hiểu và khắc sâu kiến thức:
-Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm. 
- Cách tiết kiệm thời giờ.
2.Thái độ:
- Tôn trọng và quý thời gian. Có ý thức làm việc khoa học, hợp lí.
3.Hành vi:
- Thực hành làm việc khoa học, giờ nào việc nấy, làm việc nhanh chóng dứt điểm, không vừa làm vừa chơi.
- Phê phán nhắc nhở các bạn không biết tiết kiệm thời giờ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
-Vở bài tập đạo đức 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ.
 4’
2.Bài mới.
HĐ 1: Làm việc cá nhân bài tập 1
 15’
HĐ 2: Thảo luận nhóm bài tập 4:
 10’
HĐ 3Trình bày giới thiệu tranh vẽ, tư liệu đã sưu tầm được
 8’
3.Củng cố dặn dò: 3’
-Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
+Thế nào là tiết kiệm thời giờ? 
+Nêu những việc làm của em thể hiện việc tiết kiệm thời giờ?
-Nhận xét đánh giá.
-Giới thiệu bài.
-Nêu yêu cầu làm việc.
-Nhận xét.
KL: a, c, d là tiết kiệm thời giờ.
B, d, e không phải là tiết kiệm thời giờ.
-Tổ chức thảo luận theo nhóm đôi. Về việc bản thân sử dụng thời giờ như thế nào? và dự kiến thời gian biểu của mình.
-Em đã biết tiết kiệm thời giờ chưa? Nêu 1-2 ví dụ?
KL: 
-Nêu yêu cầu của hoạt động.
-Theo dõi Giúp đỡ HS trình bày tư liệu.
-Nêu một số câu ca dao tục ngữ có liên quan đến tư liệu?
-Nhận xét biểu dương và tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS Tìm hiểu về những gương tiết kiệm thời giờ.
-2HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV.
-Nhắc lại tên bài học.
-1HS đọc yêu cầu bài tập 1.
-Tự làm bài tập cá nhân.
-HS trình bày và trao đổi trước lớp.
-Nhận xét bổ sung.
-Hình thành nhóm và thảo luận theo yêu cầu.
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Trả lời và nêu ví dụ:
1-2HS nhắc lại kết luận.
-Trưng bày tư liệu, tranh vẽ về sử dụng và tiết kiệm thời giờ thảo luận về các tư liệu đó.
-Đại diệm một số bàn giới thiệu cho cả lớp về tư liệu:
-Nêu
-Nhắc lại tên bài học.
-2HS đọc ghi nhớ.
 Thứ øba ngày 7 tháng 10 năm 2007
TOÁN Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
I.Mục tiêu.
 Giúp HS:
-Biết cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó bằng 2 cách
-Giải toán về tìm 2 số khi biết tổng và hiệu 2 số đó
II.Các hoạt động dạy – học chủ yếu
ND – T
Giáo viên
Học sinh
1 kiểm tra
2 Bài mới
HĐ 1 giới thiệu bài
HĐ 2 HD tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó
HĐ 2 luyện tập thực hành
3 củng cố dặn dò
Gọi HS lên bảng yêu cầu làm bài tập HD luyện tập T36 và kiểm tra bài tập về nhà
-Chữa bài nhận xét cho điểm
-Giới thiệu bài
-Nêu nội dung bài
a)Giới thiệu bài toán
-Gọi HS đọc VD SGK
-H: Bài toán cho biết gì?
-bài toán hỏi gì?
-GV nêu: vì bài toán cho biết tổng và hiệu của 2 số yêu cầu chúng ta tìm 2 số nên dạng toán này được gọi là bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của chúng
b)HD vẽ sơ đồ bài toán
-Yêu cầu HS vẽ sơ đồ bài toán nếu HS không vẽ được thì GV HD
+Gv vẽ đoạn thẳng biểu diễn số lớn lên bảng
+yêu cầu HS suy nghĩ xem đoạn thảng biểu diễn số bé sẽ như thế nào so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn?
+Gv vẽ đoạn thẳng biểu diễn số bé sau đó yêu cầu HS lên bảng biểu diễn tổng và hiệu 2 số trên sơ đồ
+thống nhất hoàn thành sơ đồ
c)HD giải bài toán cách 1
-Yêu cầu HS quan sát kỹ sơ đồ bài toán và suy nghĩ cách tìm 2 lần của số bé
+Gv dùng phấn màu hoặc bìa để che phần hơn của số bé và nêu vấn đề: nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé?
+phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của 2 số?
.....................
|+Hãy tìm số lớn bé?
-Yêu cầu HS trình bày bài giải toán
-Yêu cầu HS đọc lại lời giải đúng sau đó nêu cách tìm số bé
-Viết cách tìm số bé lên bảng và yêu cầu Ghi nhớ
d)HD giải bài toán cách 2
-yêu cầu quan sát kỹ sơ đồ bài toán và suy nghĩ cách tìm 2 lần của số lớn
-Yêu cầu HS phát biểu ý kiến nếu nêu đúng thì khẳng định lại cách tìm 2 lần số lớn
+Dùng phấn màu vẽ thêm vào đoạn thẳng biểu diễn số bé để bé “bằng” số lớn và nêu vấn đề: Nếu thêm v ... h nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao? 
H. Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào?
Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
* GV chốt :Người bệnh phải ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, quả chín để bồi bổ cơ thể. Nếu người bệnh quá yếu không ăn được thức ăn đặc sẽ cho ăn cháo loãng như cháo thịt băm nhỏ, cháo cá, cháo trứng, nước cam vắt , nước chanh, sinh tố, Vì những loại thức ăn này dễ nuốt trôi, không làm cho người bệnh sợ ăn. Nếu người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít thì động viên, ăn nhiều bữa trong một ngày.
HĐ2 : Thưcï hành pha dung dịch ô- rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối.
Mục tiêu : Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy. Học sinh biết cách pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối.
- Giáo viên yêu cầu cả lớp quan sát và đọc lời thoại trong hình 4,5 /35 SGK, gọi 2 học sinh đọc : một học sinh đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh và 1 học sinh đọc câu trả lời của bác sĩ.
H. Bác sĩ đã khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào?
* Thưcï hành pha dung dịch ô- rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị để pha dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối.
- Yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm bàn Yêu cầu học sinh xem kĩ hình minh hoạ trang 35 tiến hành nấu cháo và pha ô-rê-dôn 
- Yêu cầu một số nhóm lên bảng trình bày sản phẩm thực hành và cách làm. 
- Yêu cầu các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
GV tổng kết lại các ý: Người bị tiêu chảy mất rất nhiều nước. Do vậy ngoài việc người bệnh vẫn ăn bình thường, đủ chất dinh dưỡng chúng ta cần cho họ uống thêm nước cháo muối và dung dịch ô-rê-dôn để chống mất nước.
4.Củng cố : - Gọi 1 HS đọc phần kết luận.
	 - Giáo viên nhận xét tiết học.
5 Dặn dò: Xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
2HS lên bảng
Lắng nghe và nhắc lại .
- Tiến hành thảo luận nhóm bàn.Thực hiện quan sát tranh trong SGK.
- Các nhóm trình bày, mời nhóm bạn nhận xét, bổ sung.
-Lớp quan sát và 2hsđọclời thoại 
Phải cho uống dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối. Dể phòng suy dinh dưỡng cần ăn đủ chất
Học sinh thực hành theo nhóm bàn pha dung dịch ô rê dôn và nước cháo muối
Một số nhóm trình bày
Nhóm bạn bổ sung
ĐỊA LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
 CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
I/.Mục tiêu: Học xong bài này ,HS biết:
-Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: trồng cây công nghiệp lâu năm và nuôi gia súc lớn.
- Dựa vào lược đồ, bản đồ, bảng số liệu, tranh ảnh để tìm kiến thức.
-Xác lập mối quan hệ địa lý giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người. Yêu quý con người và giữ gìn bản sắc dân tộc ở Tây Nguyên.
II/.Đồ dùng dạy-học:
-Bản đồ tự nhiên VN, tranh ảnh về cây cà phê, sản phẩm cà phê .
-HS: SGK, sưu tầm nhân cà phê
III/.Các hoạt động dạy –học:
1. Bài cũ: 
- H- Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên?
- H-Miêu tả nhà rông?
- H-Nêu ghi nhớ?
2. Bài mới:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 1: Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan.
 Làm việc nhóm.
-Dựa vào kênh chữ trên hình 1 HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau.
-Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên(lược đồ H1)
-Chúng thuộc loại cây gì? (Cây công nghiệp hay cây lương thực rau màu?)
-Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây?
-Tại sao Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp?
-GV sửa chữa giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
-Chú ý: Sự hình thành của đất đỏ ba dan là: Xưa kia nơi này đã từng có núi lửa hoạt động. Đó là hiện tượng vật chất nóng chảy từ lòng đất phun trào ra ngoài (nham thạch) nguội dần đông cứng lại thành đá ba dan. Trải qua hàng triệu năm, dưới tác dụng của nắng mưa, lớp đá ba dan trên bề mặt vụn bở, tạo thành đất đỏ ba dan.
Hoạt động 2: Quan sát nhận xét.
Cho HS quan sát tranh, ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Mê Thuột và thực tế vườn cà phê ở Di Linh.
-Gọi HS chỉ vị trí Buôn Mê Thuột trên bản đồ.
*Hiện nay không chỉ có Buôn Mê Thuột mà toàn vùng Tây Nguyên, ở chúng ta đây trồng chuyên cây cà phê và những cây lâu năm khác như: cao su, chè, hồ tiêu
H :Các em biết gì về cà phê Buôn Mê Thuột? 
- Cho xem tranh ảnh.
H: Hiện nay khó khăn nhất của việc trồng cà phê là gì?
H: Người dân Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này? 
Hoạt động 3: Chăn nuôi trên đồng cỏ.
-Kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
-Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên?
-Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu bò?
-Ở Tây Nguyên người ta nuôi voi để làm gì?
-Gọi một và em trả lời, Gv sửa chữa.
*Tổng kết bài.
-Gv tóm tắt những đặc điểm tiêu biểu về cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên.
4.Củng cố:
Tóm tắt bài giảng, HS nhắc lại nội dung bài.
-Liên hệ giáo dục học sinh ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc.
5. Dặn dò: Về học bài, chuẩn bị bài sau
+HS quan sát hình và thảo luận nhóm.
-Cây cà phê, cao su, chè, hồ tiêu
-Chúng là cây công nghiệp.
-Trồng nhiều nhất là cây cà phê, hồ tiêu,
(Chỉ vào bảng số liệu)
-Vì đây là cao nguyên vùng đất đỏ ba dan
-HS lắng nghe.
-HS quan sát.
-Cho HS lên chỉ, các em khác nhận xét .
-HS trả lời theo hiểu biết của các em.
+Quan sát
-Khó khăn nhất là về mùa khô cây cối bị thiếu nước làm khô héo, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
-Vào mùa khô, khi nắng nóng kéo dài, nhiều nơi thiếu nước trầm trọng. Vì vậy, người dân Tây Nguyên đã dùng máy móc để bơm tưới cho cây
. 
*Quan sát bảng số liệu, tranh ảnh H3.
-Trâu, bò được nuôi nhiều nhất.
( bò :476 000 con; trâu:65 900 con)
-Bò được nuôi nhiều nhất.
-Tây Nguyên có những đồng cỏ xanh tốt thuận lợi để phát triển chăn nuôi trâu bò.
-Nuôi và thuần dưỡng voi là một nghỊ truyền thống ởTây Nguyên,để chuyên chở người và hàng hoá, đua voi. Số lượng voi , trâu bò là biểu hiện sự giầu có, sung túc của gia đình ở Tây Nguyên.
-Một em nêu ghi nhớ SGK.
LỊCH SỬ ÔN TẬP
I/.Mục tiêu:
-HS ôn tập hai giai đoạn lịch sử :Buổi đầu dựng nước và giữ nước, hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.
-Kể tên được các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kỳ này rồi thể hiện nó trên băng trục thời gian
-GDHS tinh thần đấu tranh giữ nước và xây dựng đất nước của ông cha ta.
II/.Chuẩn bị:
-Băng và trục thời gian.
III/Các hoạt động dạy học
 2-. Bài cũ:
-Em hãy kể lại trận quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng? 
-Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nuớc ta thời bấy giờ?
-Nêu ghi nhớ của bài? 
3.Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 1 : Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử dân tộc 
-Gv cho HS đọc yêu cầu 1 trong SGK
-Gv yêu cầu HS làm bài 
-Gv vẽ băng thời gian lên bảng
Buổi đầu dựng Hơn một nghìn năm
Nước và giữ nước đấu tranh giành lại 
 độc lập dân tộc
Khoảng
700 năm
-GV nhận xét và yêu cầu HS ghi nhớ 2 giai đoạn lịch sử trên.
Hoạt động 2: Các sự kiện lịch sử tiêu biểu:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu 2 SGK
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 
-GV vẽ trục thời gian và ghi các mốc thời gian tiêu biểu lên bảng .
-Yêu cầu HS đại diện nhóm báo cáo 
-GV kết luận chung về bài làm của HS 
Hoạt động 3 :Thi kể hay
GV chia lớp thành 3 nhóm, phổ biến yêu cầu cuộc thi:
+Mỗi nhóm chuẩn bị một bài thi kể theo chủ đề:
*Nhóm 1:Kể về đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang .
*Nhóm 2:Kể về khởi nghĩa Hai Bà Trưng .
*Nhóm 3:Kể về chiến thắng Bạch Đằng .
+Mỗi nhóm cử 2 bạn làm ban giám khảo.
-GV tổ chức cho HS thi nói trước lớp
-GV yêu cầu ban giám khảo nhận xét
-GV nhận xét chung ,tuyên dương nhóm trình bày tốt.
4Củng cố:Nêu lại hai giai đoạn lịch sử đã học?
-Các sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn này?
 - Về nhà học bài .
5.Dặn dò:Chuẩn bị bài sau: “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”
- 1 HS đọc
-HS vẽ băng thời gian lên bảng và điền tên 2 giai đoạn lịch sử vào chỗ chấm
-HS lên điền vào bảng, cả lớp nhận xét
-HS vừa chỉ trên băng thời gian vừa trả lời theo kết quả đã ghi .
-1 HS đọc.
-HS hoạt động nhóm 3: Ghi các ï sự kiện tiêu biểu theo mốc thời gian vào giấy
-Đại diện 1 nhóm lên báo cáo –Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nhắc lại
Khoa học : Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh 
I.Mục tiêu:
	Sau bài học HS biết:
II.Đồ dùng dạy – học.
-Các hình SGK.
-Phiếu học nhóm.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra.
 5’
2.Bài mới.
HĐ 1: 18’
MT: 
HĐ 2:.
MT: 12’
3.Củng cố 
 3-4’
dặn dò:
-yêu cầu.
-Nhận xét ghi điểm
-Giới thiệu bài.
--Giao nhiệm vụ quan sát hình SGK và thảo luận câu hỏi.
-Kiểm tra giúp đỡ các nhóm thảo luận.
-Ghi tóm tắt ý chính lên bảng.
KL: Trang 9 SGK.
- Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà họcghi nhớ.
-3HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Mở sách GK trang quan sát và thảo luận theo cặp. 
-Đại diện các nhóm trình bày.
-2HS đọc lại.
-Thực hiện quan sát
-Thực hiện.
-2HS nêu.
-Nêu và giải thích.
-2HS đọc phần bạn cần biết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc