Bài soạn lớp 5 (buổi 2) - Tuần 13 năm 2009

Bài soạn lớp 5 (buổi 2) - Tuần 13 năm 2009

 Lê Thị Cẩm Châu

I. Mục tiêu

- Đọc đúng các từ khó, câu khó dễ lẫn, có trong bài

 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ gợi tả

- Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng đọc cho phù hợp với từng nhân vật

- Hiểu các từ ngữ khó có trong bài: rô bôt, còng tay

- Hiểu nội dung bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh dũng cảm của một bạn nhỏ

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ/ Sách giáo khoa

- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc

III. Hoạt động dạy học

 

doc 29 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1004Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 (buổi 2) - Tuần 13 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2009
Tập đọc
Tiết 25: người gác rừng tí hon
	Lê Thị Cẩm Châu
I. Mục tiêu	
- Đọc đúng các từ khó, câu khó dễ lẫn, có trong bài
 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ gợi tả 
- Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng đọc cho phù hợp với từng nhân vật
- Hiểu các từ ngữ khó có trong bài: rô bôt, còng tay 
- Hiểu nội dung bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh dũng cảm của một bạn nhỏ
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ/ Sách giáo khoa
- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên bảng đọc bài thơ: " Hành trình của bầy ong " và nêu ý nghĩa bài thơ?
- Nhận xét, cho điểm 
2. Dạy học bài mới
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Cho học sinh quan sát tranh và giới thiệu....
b. Hoạt động 2: Nội dung
* Luyện đọc 
- Gọi học sinh đọc toàn bài
- Bài văn được chia thành mấy đoạn? (3 đoạn: ... bìa rừng chưa ... thu lại gỗ ... còn lại)
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn và phát âm từ khó: loanh quanh, bành bạch, rắn rỏi
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn và giải nghĩa các từ khó trong bài: rô bốt, còng tay...
-Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp
- HS đọc toàn bài
- Đọc mẫu toàn bài và hướng dẫn cách đọc
* Tìm hiểu bài
- HS đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi 
? - Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ pháy hiện được điều gì? 
- Dấu chân người lớn hằn trên đất; ban thắc mắc, lần theo dấu chân, ... bọn trộm đang bàn nhau cho xe chuyển gỗ 
- Gọi học sinh đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi 
?- Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy:
a. Bạn nhỏ rất thông minh
b. Bạn là người dũng cảm
- Thông minh: Gọi điện báo công an ... Dũng cảm: phối hợp với công an để bắt trộm ...
- Gọi học sinh đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi 
?- Trao đổi với bạn để làm rõ ý sau:
a. Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?
b. Em học tập được điều gì ở bạn nhỏ?
 - Vì bạn nhỏ rất yêu rừng, sợ rừng bị tàn phá ... Học tâp: Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung
- Nội dung chính của bài là gì?
 *Nội dung chính của bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh dũng cảm của một bạn nhỏ 
* Luyện đọc diễn cảm 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn và nhắc lại cách đọc của từng đoạn
- Tổ chức cho học sinh luyện đọc diễn 
+ Treo bảng phụ ghi sẵn đoạn 3
+ Đọc mẫu
+ Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, cho điểm 
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét chung giờ học
- Học thuộc bài cũ ở nhà 
- Chuẩn bị bài giờ sau
- 2 học sinh lên bảng
- Cả lớp QS và nghe
- 1 học sinh đọc
- 1 - 2 học sinh trả lời
- 3 học sinh đọc
- 3 học sinh đọc
- Cả lớp đọc
- 1 HS đọc
- Cả lớp nghe
- 1 học sinh đọc
 - 2 - 3 HS trả lời
- 1 học sinh đọc
 - 2 - 3 HS trả lời
- 2 HS trả lời
- 1 học sinh đọc
- 2 - 3 HS trả lời
- 2 - HS trả lời
- 2 học sinh nhắc lại
- 3 học sinh đọc
- Cả lớp QS 
- Cả lớp nghe
- Học sinh luyện đọc
- 3 - 4 học sinh đọc
- Học sinh nghe
******************************************
Toán 
Tiết 61: luyện tập chung 
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố về phép cộng, trừ, nhâ các số thập phân
- Bước đầu biết vận dụng các quy tắc nhân nhẩm một tổng các số thập phân với một số thập phân
- Giải các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị
II. Đồ dùng dạy học
- Kẻ sẵn bài 4a
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
___________________________________________________
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi học sinh lên bảng chữa bài tập sau:
 a. 12,41 3,6 = ... b. 14,12 1,32 = ...
- Nhận xét, cho điểm 
 2. Dạy - học bài mới
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
b. Hoạt động 2: Nội dung
* Bài tập 1/ 61: Củng cố phép cộng, trừ, nhân STP
- Học sinh đọc nội dung, yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài, học sinh còn lại làm vở
- Nhận xét, bổ sung: a. 404,91 b. 53,648 c. 163,744
 ?- Nêu rõ cách đặt tính và thứ tự thực hiện?
* Bài tập 2/61: Nhân nhẩm STP với 10;100; 0,1; 0,01 ...
- Học sinh đọc nội dung, yêu cầu bài tập
- Bài toán yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh nối tiếp trả lời
- Nhận xét, kết luận: a. 782,9 b. 26530,7 c. 6,8
 7,829 2,65307 0,068
 * Bài tập 3/62: Giải toán liên quan đến STP 
- Gọi học sinh đọc nội dung, yêu cầu bài tập
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn tính được số tiền mua 3,5 kg đường ta làm thế nào?
-Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài, học sinh còn lại làm vở
- Nhận xét, bổ sung
Giá 1kg đường là: 38500 : 5 = 7700 (đồng)
Số tiền phải trả để mua 3,5 kg đường là:
 7700 3,5 = 26950 (đồng)
Mua 3,5 kg đường phải trả ít hơn số tiền là:
 38500 - 26950 = 11550 (đồng)
 Đáp số: 11550 đồng 
* Bài tập 4/ 62: Củng cố nhân một tổng các STP với một STP
- GV mở bảng có kẻ bài tập
- Gọi học sinh đọc nội dung, yêu cầu bài tập
a. Gọi học sinh lên bảng làm bài học sinh còn lại làm nháp
- Nhận xét kết quả
(a + b) c : 7,44 a c + b c :7,44
 7,36 7,36
- So sánh giá trị của bài tập trên
- Khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của hai biểu thức này thế nào?
- Nêu quy tắc nhân một tổng các STP với một STP?
Kết luận: Khi nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân ta có thể lấy lần lượt từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng kết quả lại
(a + b) c = a c + b
b. Gọi học sinh lên bảng làm phần còn lại; HS còn lại làm vở
- Thu bài chấm, nhận xét: a. 93 b. 3,5
3. Củng cố- Dặn dò
- Nhận xét chung giờ học
- Học bài cũ và làm bài tập/ Vở bài tập
- Chuẩn bị bài giờ sau
Hoạt động của trò
___________________
- 2 học sinh lên bảng 
- Cả lớp
-1 học sinh đọc
- 3 học sinh lên bảng
- 2 - 3 học sinh trả lời
- Cả lớp
- 1 học sinh đọc
- HS nối tiếp trả lời
- HS K,G
- 1 học sinh đọc
-2-3 học sinh trả lời
- 1 học sinh lên bảng
- 1 học sinh đọc
 - Cả lớp
- 2 học sinh lên bảng
- 1 - 2 học sinh trả lời
- 2 - 3 học sinh trả lời
- Học sinh nghe
- HS K,G
- Học sinh nghe
******************************************************************** 
Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2009
Toán
Tiết 62: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh: 
+ Củng cố về phép cộng, trừ, nhân số thập phân (Cả lớp)
+ Biết áp dụng các tính chất của các phép tình đã học để tính giá trị biểu thức theo cách thuận tiện nhất (Cả lớp)
+ Giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị (K,G)
 II. Đồ dùng dạy học: Thước
 III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài tập 2/ Vở bài tập
 - Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
b. Hoạt động 2: Nội dung
 * Bài tập 1/62: Củng cố phép cộng, trừ, nhân STP
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài- Học sinh còn lại làm vở.
- Nhận xét , cho điểm.
 a. 375,84 - 95,69 + 36,78 b. 7,7 + 7,3 7,4 
 = 280,15 + 36,78 = 7,7 + 54,02 
 = 316,93 = 61,72
 ?- Hãy nhắc lại cách làm? 
* Bài tập 2/62: Củng cố nhân một số với một tổng
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
+ Em hãy nêu các dạng biểu thức trong bài?
+ Bài toán yêu cầu làm gì?
+ Với biểu thức có dạng một tổng nhân với một số em có những cách tính nào?
+ Với biểu thức có dạng một hiệu nhân với một số em có những cách tính nào?
 - Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài- Học sinh còn lại làm vở (làm theo hai cách).
- Nhận xét , cho điểm.
a. (6,75 + 3,25) 4,2 (6,75 + 3,25) 4,2 
 = 10 4,2 6,75 4,2) + (3,25 4,2) 
 = 42 = 28,35 + 13,65 
 = 42
b. (9,6 - 4,2) 3,6 (9,6 - 4,2) 3,6 
 = 54 3,6 = ( 9,6 3,6) - (4,2 3,6)
 = 19,44 = 34,56 - 15,12 
 = 19,44
?- Hãy nhắc lại cách làm?
*Bài tập 3/62: Củng cố áp dụng t/c nhân một số với một tổng
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
 - Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài- Học sinh còn lại làm vở.
- Nhận xét , cho điểm.
 a. 0,12 400 = 0,12 100 4 =
 12 4 = 48
 5,5 4,7 - 4,7 4,5 = (5,5 - 4,7) 4,5 =
 10 4,5 = 45
b. 5,4 x = 5,4 9,8 x = 6,2 9,8
 x = 1 x = 6,2
- Hãy nhắc lại cách làm?
* Bài tập 4/62: Giải toán có liên quan STP
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
+ Bài toán yêu cầu gì? Hỏi gì?
+ Theo em bài toán có mấy cách giải?
 - Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài, học sinh còn lại làm vở
- Thu bài chấm - Nhận xét : 
Giá tiền 1 mét vải là: 60000 : 4 = 15000 (đồng)
6,8m nhiều hơn 4m vải là: 6,8 - 4 = 2 (m)
Mua 6,8m phải trả nhiều hơn số tiền là: 
 102000 - 60000 = 42000 (đồng)
 Đáp số 42000 đồng
3. Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét chung giờ học .
- Học ôn lại bài cũ + Làm bài tập/ Vở bài tập
- Chuẩn bị bài giờ sau.
- 2 Học sinh lên bảng
- Cả lớp
- 1 học sinh đọc
- 2 học sinh lên bảng
- 2 học sinh nhắc lại
 - Cả lớp
- 1 học sinh đọc
- 2 - 3 học sinh trả lời
- 2 - 3 học sinh trả lời
- 1 - 2 học sinh trả lời
- 2 học sinh lên bảng
-1-2 học sinh trả lời
- Cả lớp phần a/ K,G: b
-1 học sinh đọc
- 2 học sinh lên bảng. 
- 2 học sinh nhắc lại
- Cả lớp
- 1 học sinh đọc 
-1 học sinh lên bảng 
-10 học sinh nộp bài
- Học sinh nghe
*************************************
Luyện từ và câu
Tiết 25: mở rộng vốn từ: bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu:
- Sau bài học giúp học sinh mở rộng vốn từ ngữ về môi trường và bảo vệ môi trường (Cả lớp)
- Hiểu được hành động có ý nghĩa về bảo vệ môi trường (Cả lớp)
- Viết được đoạn văn ngắn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường (Cả lớp)
II. Đồ dùng dạy học :
 - Bảng nhóm học sinh
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng đặt câu có quan hệ từ: mà, thì, bằng?
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
b. Hoạt động 2: Nội dung
*Bài tập 1/126: Giúp HS hiểu nghĩa của"khu bảo tồn đa dạng sinh học"
- HS đọc nội dung, yêu cầu bài tập và chú thích của bài
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp với gợi ý sau:
+ Đọc kỹ đoạn văn
+ Nhận xét về một số loài động vật, thực vật qua số liệu thống kê
+ Tìm hiểu nghĩa cụm từ: Khu bảo tồn đa dạng sinh học'
- Gọi học sinh phát biểu
- Nhận xét, bổ sung: 
Giảng: Rừng nguyên sinh Nam Cát tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có nhiều loại động vật: có 55 loài động vật có vú, 300 loài chim, 40 loài bò sát ... có thảm thực vật phong phú với hơn 100 loài cây ...
*Bài tập 2/127: HS hiểu được hành động có ý nghĩa về bảo vệ môi trường 
- Gọi học sinh đọc nội dung, yêu cầu bài tập
- HS chia thành 6 nhóm thảo luận bài tập 2/ Sách giáo khoa
- Tổ chức cho học sinh thi viết vào bảng theo hai cột: Hành động bảo vệ môi trường - Hành động phá hoại môi trường
+ Chia lớp thành 2 đ ...  lên bảng làm bài, học sinh còn lại làm vở
- Thu bài chấm - Nhận xét : 
1m sắt nặng là: 16 0,8 = 20 (kg)
Thanh sắt dài 0,18m nặng là: 20 0,18 = 3,6 (kg)
 Đáp số: 3,6 kg
- Gọi học sinh chữa bài
3. Củng cố - dặn dò:
- Hãy nhắc lại quy tắc chia một số tự nhiên ...? 
- Nhận xét chung giờ học .
- Học ôn lại bài cũ + Làm bài tập/ Vở bài tập
- Chuẩn bị bài giờ sau.
-2 Học sinh lên bảng
- 2-3 học sinh nhận xét.
- 3 học sinh lên bảng - Học sinh còn lại làm nháp 
-1-2 học sinh trả lời
-1-2 học sinh trả lời
-1-2 học sinh trả lời
-2 học sinh đọc
-1-2 học sinh trả lời
-1 học sinh lên bảng - Học sinh còn lại làm nháp 
-1-2 học sinh trả lời
-2 học sinh đọc 
-1 học sinh đọc 
- 4 học sinh lên bảng
-2 học sinh nhắc lại
-1 học sinh đọc 
- Học sinh tính nhẩm và nối tiếp trả lời
-3-4 học sinh trả lời
-1 học sinh đọc
-1 học sinh lên bảng
-10 học sinh nộp bài
-1 học sinh nhắc lại
- Học sinh nghe
Tập làm văn (27)
làm biên bản cuộc họp
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức của biên bản, nội dung, tác dụng của biên bản, trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản
- Học sinh biết cách lập biên bản thông thường
II. Đồ dùng dạy học
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên bảng đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người hay gặp
- Nhận xét, cho điểm
2. Dạy- học bài mới
2.1. Giới thiệu bài :
2.2. Tìm hiểu ví dụ
- Gọi học sinh đọc biên bản Đại hội chi đội
- Yêu cầu học sinh chia thành 6 nhóm thảo luận nội dung sau đây:
+ Đọc kĩ biên bản Đại hội chi đội
+ Đọc kĩ mẫu đơn đã học
 Trao đổi câu hỏi sau:
+ Chi đội 5A làm biên bản để làm gì?
+ Cách mở đầu và kết thúc có gì giống và khác với cách mở đầu và kết thúc của đơn?
+ Nêu tóm tắt những điều ghi vào biên bản
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung:
+ Là văn bản ghi lại cuộc họp hay một sự việc diễn ra để làm chứng. Nội dung gồm 3 phần ...
+ Biên bản là gì? Nội dung biên bản gồm những phần nào?
2.3. Ghi nhớ
- Rút ra ghi nhớ: Sách giáo khoa/
- Yêu cầu học sinh đọc lại
2.4. Luyện tập
Bài tập 1/ 
- Trong cuộc sống hàng ngày có những sự việc cần phải lập biên bản ...
- Gọi học sinh đọc nội dung, yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp: Giải thích tại sao trường hợp đó không phải lập biên bản và phải lập biên bản?
- Gọi học sinh trình bày
- Nhận xét, bổ sung
Bài tập 2/ 
- Gọi học sinh đọc nội dung, yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Gọi học sinh trình bày
- Nhận xét, bổ sung
3. Củng cố- Dặn dò
 - Nhận xét chung giờ học
- Học bài cũ ở nhà và học thuộc ghi nhớ 
- Chuẩn bị bài giờ sau 
-2 học sinh lên bảng
-2-3 học sinh nhận xét
-1 học sinh đọc
- Học sinh chia nhóm và thảo luận
-5-6 đại diện báo cáo
-3 học sinh đọc 
-1 học sinh đọc
- Học sinh thảo luận
-3-4 học sinh trả lời
-1 học sinh đọc
- Cả lớp làm vở
- 4-5 học sinh đọc
- 4-5 học sinh nhận xét
- Học sinh nghe
 Kể chuyện (14)
pa- xtơ và em bé
 I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh dựa vào tranh ảnh minh hoạ, lời thuyết minh cho mỗi tranh và lời kể của giáo viên kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Lời kể tự nhiên sáng tạo kết hợp với cử chỉ điệu bộ, nét mặt
- Biết lắng nghe, đánh giá, nhận xét lời kể của bạn
- Hiểu nội dung chuyện: Tài năng và tấm lòng nhân hậuyêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa- xtơđã khiến ông cống hiến được cho loài người một phát minh khoa học lớn lao
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh kể chuyện lớp 5
- Bảng phụ viết nội dung chính của bài
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy kể lại một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm mà em chứng kiến hoặc tham gia
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2.Giáo viên kể chuyện
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và đọc thầm tên các nhân vật
- Kể lần 1: Giọng thong thả, chậm rãi, phân biệt lời của các nhân vật
- Kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào từng tranh
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung chính của từng tranh
+ Tranh 1: Chú bé Giô- dép bị chó dại cắn, mẹ chú đưa đến nhờ Lu-I Pa- xtơ cứu chữa
+ Tranh 2: Pa-xtơ trăn trở suy nghĩ về cách chữa cho bé
+ Tranh 3: Pa-xtơ quyết định tiêm vắc xin cho Giô- dép
+ Tranh 4: Pa-xtơ thức suốt đêm ròng để quyết định tiêm mũi thứ 10 cho em bé
+ Tranh 5: Sau 7 ngày chờ đợi Giô- dép vẫn bình yên khoả mạnh
+ Tranh 6: Tượng đài Lu-I Pa- xtơ ở viện chống dại mang tên ông
2.3. Hớng dẫn học sinh kể chuyện 
a. Kể truyện trong nhóm
- Yêu cầu học sinh chia thành 6 nhóm và tập kể truyện theo yêu cầu sau:
+ Kể từng đoạn theo tranh
+ Thảo luận về ý nghĩa của chuyện
- Đi giúp đỡ các nhóm yếu
b. Thi kể truyện
- Tổ chức cho các nhóm thi kể chuyện theo sự phỏng đoán của từng nhóm
+ Kể nối tiếp từng đoạn
+ Kể toàn bộ câu chuyện
- Gọi học sinh nhận xét
- Nhận xét, cho điểm
3. Củng cố - Dặn dò:
- Rút ra ý nghĩa/ Sách giáo khoa
- Yêu cầu học sinh nhắc lại
- Nhận xét chung giờ học
- Tập kể chuyện ở nhà cho mọi ngời cùng nghe
- Chuẩn bị bài giờ sau.
-1 học sinh lên bảng 
-2-3 học sinh nhận xét
- Học sinh quan sát
- Học sinh nghe- quan sát
- Học sinh nghe- quan sát
-Học sinh chia nhóm kể chuyện
-2 -3 học sinh trả lời
-5-6 học sinh kể
-1-2 học sinh kể
-2-3 học sinh nhận xét
-2 học sinh nhắc lại
- Học sinh nghe
Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2009 Luyện từ và câu (28)
 ôn tập về từ loại
I. Mục tiêu:
- Sau bài học giúp học sinh ôn tập và hệ thống hoá kiến thức về động từ, tính từ và quan hệ từ
- Sử dụng kiến thức về động từ, tính từ và quan hệ từ để viết đoạn văn
II. Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụ viết sẵn bài tập: 2
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập:
Gạch chân dưới danh từ chung, danh từ riêng sau:
Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim. Mai khoe tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu gài lên đấy.
 - Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2 Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1/143
- Gọi học sinh đọc nội dung, yêu cầu bài tập
+ Thế nào là động từ? 
+ Thế nào là tính từ? 
+ Thế nào là quan hệ từ? 
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp và kẻ phân loại ra vở
- Gọi học sinh trình bày
- Nhận xét, bổ sung
Bài tập 2/143 
- Gọi học sinh đọc nội dung, yêu cầu bài tập
- Treo bảng phụ ghi 2 khổ thơ trong bài:" Hạt gạo làng ta" và yêu cầu học sinh đọc
- Dựa vào ý hai khổ thơ trên miêu tả người mẹ đi cấy sau đó phân loại( theo bảmg như bài tập 1)
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Gọi học sinh trình bày
- Nhận xét, kết luận: 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét chung giờ học
- Học bài cũ và làm bài tập/ Vở bài tập
- Chuẩn bị bài giờ sau
-1 học sinh lên bảng
-2-3 học sinh nhận xét
-1 học sinh đọc
-2-3 học sinh trả lời
-1-2 học sinh trả lời
-1-2 học sinh trả lời
 - Học sinh thảo luận
-3-4 học sinh trình bày
-1 học sinh đọc
-1 học sinh đọc. Cả lớp quan sát
- Học sinh nghe
- Học sinh làm vở 
-3-4 học sinh trình bày
- Học sinh nghe
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009
Tập làm văn (28)
Luyện tập làm biên bản cuộc họp
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh thực hành viết một biên bản cuộc họp đúng nội dung và trình bày bài sạch sẽ, khoa học
II. Đồ dùng dạy học :
III. hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là biên bản? Biên bản gồm những nội dung nào?
- Nhận xét, cho điểm
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi học sinh đọc đề bài 
- Hướng dẫn cách viết:
+ Em chọn cuộc họp nào để viết biên bản? Cuộc họp đó bàn việc gì?
+ Cuộc họp diễn ra lúc nào? ở đâu?
+ Cuộc họp có những ai tham dự? Ai là người điều hành?
+ Có những ai nói trong cuộc họp? Họ nói về những nội dung gì?
+ Kết thúc cuộc họp như thế nào?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
+ Gợi ý: Đọc lại nộidung biên bản, sắp xếp các ý theo đúng thể thức của một biên bản mẫu đã học (tiết 27)
+ Đi giúp đỡ học sinh yếu
- Gọi học sinh trình bày
- Nhận xét, bổ sung
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Học bài và hoàn thiện bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài giờ sau.
-2 học sinh lên bảng
-2-3 học sinh nhận xét
-1học sinh đọc - lớp đọc thầm
- Học sinh nghe
-3-4 học sinh trả lời
-1-2 học sinh trả lời
-2-3 học sinh trả lời
-2-3 học sinh trả lời
-1-2 học sinh trả lời
- Học sinh làm bài
-5-6 học sinh trình bày
- Học sinh nghe
Chính tả (14)
 chuỗi ngọc lam 
I. Mục tiêu
- Sau bài học giúp học sinh nhớ viết chính xác, đẹp đoạn: " Pi- e ngạc nhiên ... cô mỉm cười rạng rỡ chạy vụt đi" trong bài "Chuỗi ngọc lam"
 - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt ch/ tr hoặc vần ao/ au
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ giữ vở
II. Đồ dùng dạy học
- Viết sẵn bảng lớp bài 2a/133
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên bảng viết các từ khác nhau có âm đầu s/ x 
- Nhận xét, cho điểm
2. Dạy- học bài mới
2.1. Giới thiệu bài : 
2.2. Hướng dẫn nghe viết chính tả
a. Tìm hiểu nội dung bài viết
- Gọi học sinh đọc đoạn văn
 Nội dung của đoạn văn là gì?
- Nhận xét câu trả lời, chốt ý
b. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu học sinh nêu các từ khó dễ lẫn có trong bài
- Yêu cầu học sinh đọc và viết ra nháp
c. Viết chính tả
- Đọc cho học sinh viết vào vở
d. Soát lỗi và chấm bài
- Đọc cho học sinh soát lỗi
- Thu bài chấm- nhận xét
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2a/133
- Gọi học sinh đọc nội dung, yêu cầu bài tập 
- Tổ chức cho học sinh làm bài tập dưới dạng trò chơi
+ Chia cả lớp thành 4 đội chơi
+ Bốc thăm bài tập
+ Yêu cầu tổ chức chơi
- Yêu cầu học sinh dưới lớp cổ vũ cho các đội chơi
- Đội nào xong trước, đúng nhất đội đó thắng cuộc
- Gọi học sinh đọc các cặp từ viết bảng và ghi vở
- Nhận xét, bổ sung
Bài tập 3/133 
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập 
- Yêu cầu học sinh làm theo nhóm như sau:
+ Chia nhóm và thảo luận
+ Giúp đỡ nhóm yếu 
- Gọi đại diện nhóm báo cáo
- Nhận xét, bổ sung
3. Củng cố- Dặn dò
- Nhận xét chung giờ học
- Tập viết bài và làm bài tập ở nhà
- Chuẩn bị bài giờ sau
- 2 học sinh lên bảng 
- 3- 4 học sinh nhận xét
- 2 học sinh đọc cả lớp đọc thầm
- 1-2 học sinh trả lời
- Học sinh luyện viết
- Học sinh viết vào vở
- Học sinh soát lỗi
- 10 học sinh nộp bài
- 1 học sinh đọc
- Học sinh chia nhóm và tổ chức chơi
- Học sinh nhận xét và ghi vở
- 1 học sinh đọc
- Học sinh chia nhóm và thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo- Nhóm khác bổ sung
 - Học sinh nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docQ2.doc