Bài soạn lớp 5 (chuẩn) - Tuần 23

Bài soạn lớp 5 (chuẩn) - Tuần 23

A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )

-Biết đọc diễm cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.

-Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

B .CHUẨN BỊ :

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc diễn cảm.

 

doc 40 trang Người đăng huong21 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 (chuẩn) - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày  tháng  năm 20 
Tập đọc – tiết 45
- Tên bài dạy : PHÂN SỬ TÀI TÌNH
 	( chuẩn KTKN : 37; SGK: 46)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Biết đọc diễm cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.
-Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
B .CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc diễn cảm. 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1)Bài cũ :
- Học sinh yếu đọc lại bài Cao Bằng và trả lời câu hỏi (Đ B chú ý hs yếu)
2)Bài mới :
a)Giới thiệu bài : Phân xử tài tình
b) Luyện đọc 
- GV giới thiệu tranh ở sgk.
- Chia đoạn bài đọc.
. Đoạn 1 : Từ đầulấy trôm.
. Đoạn 2 : Đòi ngườinhận tội..
. Đoạn 3 : phần còn lại.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn , kết hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ.
- GV theo dõi uốn nắn.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
-1 HS đọc lại cả bài
- Từng tốp học sinh đọc nối tiếp 
trước lớp.
- Học sinh đọc theo cặp.
- Một học sinh đọc lại cả bài.
- Lần lượt học sinh nối tiếp đọc từng đoạn ( lượt 1 HS khá giỏi.Đọc xong kết hợp luyện đọc từ khó; lượt 2 HS TB, yếu. Đọc xong kết hợp giải nghĩa từ)
- Luyện đọc theo cặp
-1,2 cặp đọc trước lớp 
- Nghe.
*Tìm hiểu bài :
+ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
+ Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người cắp vải ?
+ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp ?
+ Kể lại cách quan án tìm người lấy trôm tiền trong chùa
+ Chọn ý đúng.
+ Về việc mình bị ,mất cắp vải.
+ Đòi người làm chứng nhưng không có, cho lính về nhà xemkhung cửi, xé đôi tấm vải.
+ Vì tự tay mình làm ra thì vật gì cũng quý, còn nếu ngồi không mà hưởng lợi thì người ta sẽ không biết cực khổ là thế nào
+ Cho các sư vải cầm trong tay một nắm thóc nhúng vào nước rồi chạy đàn, nếu ai gian thì lúa sẽ nảy mầm.
+ Vì biết kẻ gian thường hay lo 
lắng nên sẽ lộ mặt.
- 3 HS đọc nối tiếp bài theo hướng dẫn của GV.
- Nghe.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm. Khuyến khích HS TB, Yếu đọc trôi trải được một đoạn của bài.
- Luyện đọc diễn cảm trong nhóm .
- Cho HS phân vai đọc diễn cảm đoạn kịch.
-GV nhận xét tuyên dương.
- Phân vai đọc diễn cảm trước lớp.
-Học sinh nhận xét 
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
+ Em hãy cho biết nội dung bài này muốn nói lên điều gì ?
+ Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
- Về nhà xem lại bài tập trả lời lại các câu hỏi ở cuối bài. 
- Giáo viên nhận xét tiết học.	
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Tập đọc - Tiết: 46
- Tên bài dạy : CHÚ ĐI TUẦN
 	( chuẩn KTKN : 37 ; SGK: 51 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Biết đọc diễn cảm bài thơ.
-Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; học thuộc lòng những câu thơ yêu thích).
B .CHUẨN BỊ :
- 	Bảng phụ ghi những câu luyện đọc diễn cảm
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1)Bài cũ :
- Những học sinh yếu đọc lại bài Phân xử tài tình và trả lời câu hỏi do giáo viên nêu ra.
2)Bài mới :
a)Giới thiệu bài : Chú đi tuần
 a.Luyện đọc 
- Goi 1 HS đọc cả bài.
- Cho HS quan sát tranh minh họa trong SGK.
-1Học sinh đọc cả bài,lớp theo dõi.
- Quan sát nêu nội dung tranh.
 - Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ thơ. Kết hợp luện đọc từ khó và giải nghĩa từ.
- Giáo viên nhận xét cách đọc, sửa sai cho HS 
- Lần lượt học sinh nối tiếp đọc từng khổ thơ ( lượt 1 HS TB, yếu.Đọc xong kết hợp luyện đọc từ khó; lượt 2 HS khá giỏi, đọc xong kết hợp giải nghĩa từ)
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV nhận xét.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1,2 cặp đọc trước lớp.
- Theo dõi
Giải nghĩa từ: Học sinh miền Nam, đi tuần.
*Tìm hiểu bài :
+ Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?	
+Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào? 
+ Đêm khuya, gió rét, mọi người đã yên giấc ngủ say .
+ Tình cảm:Từ ngữ : xưng hô thân mật ( chú, cháu, các cháu ơi), dùng các từ yêu mến, lưu luyến . 
Chi tiết: hỏi thăm giấc ngủ có ngon không, dặn cứ yên tâm ngủ nhé,tự nhủ đi tuần tra để giữ mãi ấm nơi cháu nằm. 
Mong ước: Mai các cháu tung bay.
 c. Đọc diễn cảm 
- Hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc đúng, rồi gọi 3 em nối tiếp đọc bài. 
- Giáo viên đọc diễn cảm từ đầu đến “ anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?”.
- 3 HS đọc nối tiếp bài theo hướng dẫn của GV.
- Nghe.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm đoạn kịch. Khuyến khích HS TB, Yếu đọc trôi trải được một đoạn của bài.
- Luyện đọc diễn cảm trong nhóm .
- Cho HS phân vai đọc diễn cảm đoạn kịch.
-GV nhận xét tuyên dương.
- Phân vai đọc diễn cảm trước lớp.
-Học sinh nhận xét 
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
+Em hãy cho biết nội dung bài này muốn nói lên điều gì ?
 + Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh; sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của các cháu
- Về nhà xem lại bài tập trả lời lại các câu hỏi ở cuối bài. 
- Giáo viên nhận xét tiết học.	
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày..... tháng ..... năm 20....
Chính tả - Tiết 23
- Tên bài dạy : Nhớ-viết: CAO BẰNG
 	( chuẩn KTKN : 37; SGK:48 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Nhớ-viết đúng bài ct; không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức bài thơ.
-Nắm vững quy tắc viết hoa tên ngượi, tên địa lí Việt Nam (BT2, BT3).	 
B .CHUẨN BỊ :
- Bảng nhóm để HS làm BT3.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hỗ trợ đặc biệt
1)Bài cũ :
- Học sinh yếu nhắc lại quy tắc viết hoa tên 
người , tên địa lí Việt nam.
2) Bài mới : Cao Bằng.
a)Hướng dẫn học sinh viết chính tả
- GVọc lại đoạn thơ 
+ Nội dung bài thơ nói gì?
- từ khó:Đèo Gió,Đèo Giàng, CaoBắc.
- GV nhắc nhở học sinh trước khi viết chính tả.
- GV chấm một số tập học sinh đến lượt và những học sinh yếu rồi nhận xét về bài viết củahọc sinh
-HS đọc thuộc lại bài thơ
+ Bài thơ là lời một bạn nhỏ mới đến thủ đô, thấy Hà Nội có nhiều thứ lạ, nhiều cảnh đẹp.
- HS phân tích từ khó đó
- Cả lớp viết vào bảng con các từ khó.
- Học sinh nhớ viết bài thơ vào vơ. 
- HS đổi tập cho nhau bắt lỗi.
-.HS yếu không thuộc hết bài thì khuyến khích đọc
b)Bài tập chính tả:
* Bài tập 2 : 	
- HS đọc yêu cầu của đề 
bài.
- HS thảo luận nhóm
Côn đảo, Võ Thị Sáu, Điện Biên,Phủ, Bế Văn Đàn, Công Lí, Nguyễn Văn Trổi.
Giáo viên gọi những học sinh học yếu nêu ý kiến của mình trước.
* Bài tập 3 : 
- Chia lớp thành 6 nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
-Trình bày kết quả thảo luận
Viết sai
Sửa lại
Hai ngàn
Hai Ngàn
Ngã ba
Ngã Ba
Phù mo
Phù Mo
phù xai
Phù Xai
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Giáo viên nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày..... tháng ..... năm 20....
Luyện từ và câu - Tiết 45
 - Tên bài dạy : MRVT: TRẬT TỰ AN NINH
 	( chuẩn KTKN : 37 ; SGK:48 )
(Không dạy)
Thay thế :
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU:
-Biết phân tích cấu tạo của câu ghép (BT1,mục III); thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẫu chuyện (BT3)
B .CHUẨN BỊ :
- Bảng nhóm để HS làm BT.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A.Ôn tập :
* Bài tập 1 :
- GV hướng dẫn cách thực hiện.
- GV qui định thời gian vàtheo dõi.
- Các nhóm thảo luận.
. Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể 
 C V C V
ngăn cản các cháu học tập, vui chơi, đoàn kết, tiến bộ.
. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông 
 C V C V
Lương. 
* Bài tập 2 :
- GV hướng dẫn cách thực hiện.
- GV chấm tập những học 
sinh cần theo dõi.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập.
 . Câu 2a : Tuy hạn hán kéo dài nhưng cây cối trong vườn vẫn xanh tươi.
. Câu 2b : Mặc dù trời rất nắng nhưng các bác nông dân vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
*Bài tập 3
Câu ghép: 
Mặc dù tên cướp(C) / rất hung hăng, gian xảo (V) // nhưng cuối cùng hắn(C) / vẫn phải đua hai tay vào còng số 8(V).
B. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Học sinh học yếu đọc lại ghi nhớ
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : Thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Luyện từ và câu-Tiết 46
 - Tên bài dạy : NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
 	( chuẩn KTKN : 38 ; SGK: 54 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Hiểu được câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến ((ND GHI NHỚ) Ghi nhớ).
-Tìm câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến trong truyện Người lái xe đãng trí (BT1, mục III); tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo ra các câu ghép (BT2).
-HS khá, giỏi phân tích được cấu tạo câu ghép trong BT1.
B .CHUẨN BỊ :
- Bảng nhóm để HS làm BT.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hỗ trợ đặc biệt
1) Bài cũ :
2) Bài mới : nối các vế câu ghép bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ
a) Nhận xét : 
b) Ghi nhớ :
(Không day)
c) Luyện tập :
* Bài tập 1 :
- GV hướng dẫn cách thực hiện.
- GV qui định thời gian vàtheo dõi.
- Các nhóm thảo luận.
. Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tai lái mà chúng 
 C V C
còn lấy luôn cả bàn đạp phanh 
 V
* Bài tập 2 :
- GV hướng dẫn cách thực hiện.
- GV chấm tập những học 
sinh cần theo dõi.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập.
 Không những  mà,
 chẳng những  mà.,
Không chỉ  mà
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Học sinh học yếu đọc lại ghi nhớ
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày ..... tháng ..... năm 20 ...
Tập làm văn - Tiết 45
- Tên bài dạy : LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
 	( chuẩn KTKN : 38 ; SGK: 53)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh (theo gợi ý trong SGK).
*Giáo dục kĩ năng sống:
-Hợp tác (ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động).
-Thể hiện sự tự tinh.
-Đẳm nhận trách nhiện.
B .CHUẨN BỊ :
- 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hỗ trợ đặc biệt
1) Bài cũ :
- Cá nhân đọc lại chương trình hoạt động của mình đã làm ở nhà
2) Bài mới : lập chương trình hoạt động.
a) Tìm hiểu yêu cầu đề bài.
- Giáo viên mở bảng phụ có ghi ba phần của chương trình
- Học sinh lần lượt đọc lại đề bài.
- Lớp đọc thầm và suy nghĩ lựa 
chọn đề bài mình sắp lập chương 
trình hoạt động 
học sinh yếu nối tiếp nhau nêu tên hoạt động mình chọn để lập chương 
trình.
b) Học sinh lập chương tr ... ng hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
- Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
*Tích hợp TT. Hồ Chí Minh:
Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu Tổ quốc theo tấm gương Bác Hồ.
*Giáo dục kĩ năng sống:
-Kĩ năng xác định giá trị (yêu Tổ quốc Việt Nam).
-Kĩ năng tìm kiếm và xử l í thông tin về đất nước và con người Việt Nam.
-Kĩ năng hơp tác Nhóm.
-Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam.
B .CHUẨN BỊ :
- Tranh ảnh về đất nước và con người Việt Nam và một số nước khác.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1) Bài cũ :
+ Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng 
UBND xã ? 	
+ Chúng ta cần thể hiện sự tôn trọng 
UBND xã như thế nào ? 	
+ UBND xã luôn chăm sóc và bảo vệ quyền lợi của người dân.
+ Đến đó không làm ồn ào
2) Bài mới : : Em yêu tổ quốc Việt Nam
a) Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin
* Tiến hành :
-Mỗi nhóm nghiên cứu và giới thiệu một 
nội dung thông tin ở sgk rồi hướng dẫn cách thực hiện.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kiến của 
nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Tóm lại : Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày.
b) Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
*tiến hành :
+ Em biết thêm những gì về đất nước VN?
+ Em nghĩ gì về đất nước, con người VN?
+ Nước ta còn có những khó khăn gì ?
 + Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước ?
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Kết luận lại : Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào 
về tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam.
c) - Ghi nhớ : - Học sinh lần lượt đọc lại ghi nhớ.
d) Hoạt động 3 Làm bài tập số 2 ở sgk
* tiến hành :- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập 2
- Học sinh thảo luận nhóm đôi
Cá nhân trình bày ý kiến trước lớp : Giới thiệu về quốc kì Việt nam, về Bác Hồ, Về Văn Miếu, về áo dài Việt nam.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Học sinh lần lượt đọc lại ghi nhớ.
LH: Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu Tổ quốc theo tấm gương Bác Hồ
- Về nhà sưu tầm tranh ảnh, về Việt Nam đất nước ta.
- Giáo viên nhận xét tiết học.	
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Khoa học - Tiết 45
 - Tên bài dạy : SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
 	( chuẩn KTKN : 92; SGK: 92)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.
*Tích hợp GD sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
-Dòng điện mang năng lượng.
-Một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
B .CHUẨN BỊ :
- Một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1) Bài cũ :
+ Năng lượng của gió sử dụng trong 
những lĩnh vực nào ?	
+ Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong lĩnh vực nào ?	
+ Phơi hong đồ cho khô, đẩy thuyền buồm ra khơi, chạy động cơ trong cối xay gió, chạy tua bin phát điện,
+ Chở hàng hoá xuôi dòng, làm quay tua bin máy phát điện, làm bánh xe nước đưa nước lên vùng cao,.
2) Bài mới : Sử dụng năng lượng điện
Hoạt động 1 tìm hiểu về năng lượng điện.
* Mục tiêu :
- Kể một số ví dụ chứng tỏ dòng điện có mang năng lượng.
- Một số nguồn điện phổ biến.
* Cách tiến hành :
quan sát và trả lời câu hỏi ở sgk trang 92.
+ Kể tên đồ dùng máy móc sử dụng điện
+ Loại nào dùng NL điện để thắp sáng ?
+ Loại nào dùng NL điện để đốt nóng ?
+ Loại nào dùng NL điện để chạy máy ?
+ Điện mà các đồ dùng em vừa nêu được lấy từ đâu ?
+ Bóng đèn, đèn pin, ti vi, bàn là, tủ lạnh,
+ Bóng đèn nê on, đèn pin,	
+ Bàn ủi điện, nồi cơm điện, máy sấy tóc,
+ Tủ lạnh, máy vi tính, ti vi, 
+ Do pin và nguồn điện do nhà máy điện cung cấp.
- Tóm lại : Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện.
b)Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận 
* Mục tiêu :
- HS kể được một số ứng dụng của dòng điện và tìm được ví dụ về các thiết bị 
máy móc, đồ dùng ứng với mỗi ứng dụng.
* Cách tiến hành :
- GV chia nhóm vàhướng dẫn thực hiện.
+ Kể tên đồ dùng sủ dụng điện.
+ Nguồn điện chúng cần sử dụng.
+ Nêu tác dụng của dòng điện trong đồ dùng máy móc đó.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm lần lượt lên trình bày bài 
giải của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến của mình.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Học sinh đọc lại mục bạn cần biết.
-Liên hệ : Dòng điện có mang năng lượng, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.
- Về nhà xem lại bài. 
- Giáo viên nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày .... tháng ..... năm 20 ...
Khoa học - Tiết 46
 - Tên bài dạy : LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
 	( chuẩn KTKN : 92 ; SGK: 94)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Lắp mạch điện thắp sáng đơn giản bằng Pin, bóng đèn, dây dẫn.
B .CHUẨN BỊ :
- Pin, bóng đèn, dây điện, nhựa, nhôm, đồng, sắt, thủy tinh.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1) Bài cũ :
+ Kể tên những vật dùng nl điện để đốt nóng. 
+ Kể tên những vật dùng nl điện để thắp sáng.
+ Kể tên những vật dùng nl điện để chạy máy.
+ Nồi cơm điện, bàn là,..
+ Đèn nion, đèn bàn, đèn pin,
+ Cacssét, máy tính, quạt,
2) Bài mới : lắp mạch điện đơn giản.
Hoạt động: Thực hành lắp mạch điện :
* Mục tiêu : Học sinh lắp được mạch điện thắp sang đơn giản.
* Cách tiến hành :
- Giáo viên chianhóm.
- Giáo viên giao việc cho các nhóm và hướng dẫn cách thực hiện
- Học sinh đọc lại thông tin ở sgk.
- Nhóm trưởng lần lượt nêu lại nhiệm vụ của nhóm mình.
- Các nhóm lắp mạch điện đơn giản.
- Đại diện nhóm lên trình bày mạch điện của nhóm mình.
b)Hoạt động 2 : Quan sát và giải thích.
* Mục tiêu : Học sinh biết phân biệt mắc như thế nào là bóng đèn cháy và như thế nào là không cháy.
* Cách tiến hành :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan 
sát hình 5 ở sgk trang 95.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Cá nhân trình bày ý kiến.
. Chỉ có hình 5a là bóng đèn có thể cháy sáng. Vì đó là mạch kín được lắp đúng.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
- Cá nhân lên lắp mạch điện để chứng minh
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Quan bài này các em có thể lắp mạch điện đúng để sử dụng trong gia đình
- Học sinh nối tiếp nhau đọc lại mục bạn cần biết.
- Về nhà xem lại bài .
- Giáo viên nhận xét tiết học
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ . ngày....... tháng ..... năm 20....
Địa lí - Tiết 23
 - Tên bài dạy : MỘT SỐ NƯỚC CHÂU ÂU
 	( chuẩn KTKN : 120 ; SGK: 113 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của hai quốc gia Pháp và Liên bang Nga:
+ Liên bang Nga nằm ở cả châu Á và châu Âu, có diện tích lớn nhất thế giới và dân cư khá đông. Tài nguyên thiên nhiên giàu có tạo điêu kiện thuận lợi để Nga phát triển Kinh tế
+ Nước Pháp nằm ở Tây Âu, là nước phát triển công nghiệp, nông nghiệp và du lịch.
- Chỉ vị trí và thủ đo nước Nga, Pháp trên bản đồ.
*Tích hợp GD sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
-Liên bang Nga có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá.
B .CHUẨN BỊ :
- Bản đồ tự nhiên thế giới.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1) Bài cũ :
+ Châu Au nằm ở phía nào của Châu Á Có khí hậu như thế nào ?	
+ Dân cư châu Au có màu da gì ? Kinh tế của châu Au như thế nào ?
+ Nằm ở phía Tây châu Á có khí hậu ôn hoà.
+ Đa số dân cư châu Au là người dân da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
2) Bài mới : Một số nước ở Châu Âu
a) Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm.
 - Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm.
 - Giáo viên phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập và hướng dẫn cách thực hiện.
 - Giáo viên qui định thời gian và theo dõi.
- Học sinh đọc thông tin ở sgk trang 113, 114.
- Nhóm trưởng đọc lại câu hỏi thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm thảo luận.
Nước
Nga
Pháp
Vị trí
Nằm ở cả Châu Au và 
Châu A.
Nằm ở phía tây Au.
Thủ đô
Matxcơva.
Pari
Điều kiện tự
nhiên, tài nguyên
Dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt,
Các công trình kiến trúc,
Sản phẩm chính của nông nghiệp và ncông nghiệp
Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông, lúa mì, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm,
Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông, lúa mì, khoai tây, củ cải đường, nho,.
b) Hoạt động 2 : Cá nhân.
- Chỉ bản đồ
- Học sinh đọc lại ghi nhớ
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Học sinh đọc lại tóm tắt bài ở sgk.
-Liên bang Nga có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá.
- Học sinh lên tìm vị trí, giới hạn của châu Au trên quả địa cầu.
- Về nhà xem lại bài, tieetsa sau ôn tập
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Kĩ thuật - Tiết 23
- Tên bài dạy : LẮP XE CẦN CẨU
 	( chuẩn KTKN : 146 ; SGK:76 )
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu.
-Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được.	
Với HS khéo tay:
Lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp chắc chắc, chuyển động dễ dàng; tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra được. 
*Tích hợp GD sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
- Chọn loại xe tiết kiệm năng lượng để sử dụng. Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu.
- Lắp thiết bị thu năng lượng mặt trời để tiết kiệm xăng, dầu.
B .CHUẨN BỊ :
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 5.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1) Bài cũ :
2) Bài mới : lắp xe cần cẩu (tt)
a) Hoạt động 1 : Thực hành lắp ghép xe cẩu.
- Giáo viên chia nhóm.
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm một bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật và hướng dẫn cách thực hiện.
- Giáo viên qui định thời gian và theo 
dõi.	
- Các nhóm báo cáo dụng cụ thực hành của nhóm mình xem có đủ không.
- Các nhóm thực hành lắp ráp hoàn thành xe cẩu.
b) Hoạt động 2 : Đánh giá sản phẩm
- Giáo viên treo bảng phụ có ghi tiêu 
chuẩn đánh giá
- Giáo viên chốt lại và xếp loại sản 
phẩm.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của mình.
- Học sinh đọc lại tiêu chuẩn đánh giá các sản phẩm.
- Học sinh nhận xét đánh giá sản phẩm.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Liên hệ: - Chọn loại xe tiết kiệm năng lượng để sử dụng. Khi sử dụng xe cần tiết kiệm xăng dầu.
- Lắp thiết bị thu năng lượng mặt trời để tiết kiệm xăng, dầu.
- Hệ thống bài.
-Chuẩn bị bài: “ Lắp xe ben.”
- Nhận xét tiết học	
Contents

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan lop 5 tuan 23.doc