Bài soạn lớp 5 - Hà Thị Kim Nhung - Trường Tiểu học Điêu Lương - Tuần 8

Bài soạn lớp 5 - Hà Thị Kim Nhung - Trường Tiểu học Điêu Lương - Tuần 8

A. Mục tiêu:

Sau bài học, HS biết:

- Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.

- Sự đánh giá của nhân dân về lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ.

B. Đồ dùng dạy học:SGK

C. Các hoạt động dạy học:

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Hà Thị Kim Nhung - Trường Tiểu học Điêu Lương - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lịch sử
 Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước.
A. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
- Sự đánh giá của nhân dân về lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ.
B. Đồ dùng dạy học:SGK
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:(1’)
II. Kiểm tra bài cũ:(3’)
- Hành động không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống Pháp của Trương Định nói lên điều gì?
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
*Giới thiệu bài:(1’)
- GV giới thiệu bối cảnh nước ta nửa sau TK XIX. Một số người có tinh thần yêu nước.
1.HĐ 1: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. (17’)
- Nêu vài nét em biết về Nguyễn Trường Tộ?
- Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?
- GV nhận xét, kết luận.
- Giải nghĩa từ : Canh tân.
- Theo em, qua những đề nghị nêu trên Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì?
2.HĐ 2:(16’)
- Những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ có được thực hiện không? Vì sao?
- Tại sao Nguyễn Trường Tộ được người đời sau kính trọng?
- GV nhận xét, kết luận.
- Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn trường Tộ?
- GV kết luận nội dung bài học.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học bài ở nhà. Chuẩn bị bài: Xã hội Việt Nam cuối TK XIX đầu TK XX.
- Hát.
- 1, 2 em trả lời.
- HS đọc SGK: “Từ đầu sử dụng máy móc.
- Quê ở Nghệ An. Năm 1860, sang Pháp học tập.....
- Thảo luận nhóm 4.
+ Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước.
+ Thuê chuyên gia nước ngoài giúp nước ta phát triển kinh tế.
+ Mở trường dạy cách đống tàu, đúc súng, sử dụng máy móc,...
- Đại diện các nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân phát biểu ý kiến.
- HS đọc nội dung trong SGK.
- Triều đình bàn luận không thống nhất, vua Tự Đức cho rằng không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ.
- Vì vua quan nhà Nguyễn bảo thủ.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS phát biểu cảm nghĩ.
- HS đọc kết luận (SGK.7).
-Nghe.
 Khoa học
 Bài 4: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
A. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
- Phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
- Rèn khả năng phân tích, trao đổi theo nhóm.
B. Đồ dùng dạy học:
- SGK.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:(1’)
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
*Giới thiệu bài(1’)
1.HĐ 1: Giảng giải. (6’)
* Mục tiêu: Nhận biết được một số từ khoa học: Thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai.
* Cách tiến hành:
- Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
- Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì?
- Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì?
- GV nhận xét, kết luận. Giải nghĩa từ.
2.HĐ 2: Làm việc với SGK. (30’)
* Mục tiêu: Hình thành cho HS biểu tượng về sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi.
* Cách tiến hành:
- GV nhận xét, kết luận.
- GV kết luận về quá trình thụ tinh ở người.
- Hình nào cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, 9 tháng?
- GV nhận xét, kết luận.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài 5.
- Hát.
- Cơ quan sinh dục.
- Tạo ra tinh trùng.
- Tạo ra trứng.
- HS đọc mục : Bạn cần biết.
- HS quan sát H.1. Đọc và nối chú thích tương ứng với hình.
- Cá nhân nêu ý kiến. Lớp nhận xét.
+ H.1a : Các tinh trùng gặp trứng.
+H.1b: Một tinh trùng đã chui được vào trong trứng.
+ H.1c: Trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau tạo thành hợp tử.
- Vài HS nhắc lại.
- HS quan sát H.2, 3, 4, 5 (Tr.11).
- Thảo luận cặp. Cá nhân nêu ý kiến.
Lớp nhận xét.
+ H.2: Thai được khoảng 9 tháng, đã là một cơ thể người hoàn chỉnh.
+ H.3: Thai được khoảng 8 tuần,...
+ H.4: Thai được khoảng 3 tháng,...
+ H.5: Thai được 5 tuần,...
-Nghe.
 Tiết 3 : Địa lí
 Bài 2 : Địa hình và khoáng sản.
A. Mục tiêu:
- Biết dựa vào bản đồ để nêu được một số đặc điểm chính của địa hình và khoáng sản nước ta.
- Kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ.
- Kể tên được một số loại khoáng sản ở nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a - pa - tít, bô - xít, dầu mỏ.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ khoáng sản Việt Nam. PHT HĐ 2.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:(1’)
II. Kiểm tra bài cũ:(3’)
- Đất nước ta gồm có những phần nào?
- Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
*Giới thiệu bài:(1’)
1.HĐ 1: Địa hình.(12’)
- Chỉ vùng đồi núi và đồng bằng trên hình 1?
- So sánh diện tích của vùng đồi núi với đồng bằng nước ta?
- Kể tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi chính ở nước ta?
+ Những dãy núi nào có hướng Tây - Bắc - Đông nam ?
+ Những dãy núi nào có hình cách cung ?
- Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các đồng bằng lớn ở nước ta ?
- Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta ?
- GV nhận xét, kết luận.
2.HĐ 2 : Khoáng sản.(11’)
- Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta? (Điền vào bảng sau - SGV)
- GV nhận xét, kết luận.
Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: Than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, thiếc, a - pa -tít, bô - xít.
3. HĐ 3:(10’)
- GV treo bản đồ địa lí Việt Nam và bản đồ khoáng sản Việt Nam.
- Gọi từng cặp lên. Yêu cầu hỏi và chỉ trên bản đồ các dãy núi, đồng bằng,....
- GV nhận xét, đánh giá.
IV. Củng cố, dặn dò:(2’)
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài: Khí hậu.
- Hát.
- 1, 2 HS lên bảng TLCH & chỉ lược đồ.
- HS quan sát H.1 (SGK.69)
- Cá nhân lên chỉ trên bản đồ.
- 3/4 diện tích là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng.
- Dãy Hoàng Liên, dãy Trường Sơn,...
- Dãy Hoàng Liên, Trường Sơn.
- Dãy Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
- Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên Hải, Nam Bộ.
-HS nêu.
-Nghe.
- HS quan sát hình 2. Thảo luận nhóm 4, điền vào PHT.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
-HS nêu và chỉ bản đồ.
-Nghe.
 Tiết 5: Khoa học.
 cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ?
I/ Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết: 
 1-Nêu những việc nên làm và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ.
 2-Xác định nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
 3-Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
II/ Đồ dùng dạy học:
Hình trang 12,13 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ:
2-Bài mới: 
 2.1,Giới thiệu bài:
 2.2,ND bài:
*HĐ 1: làm việc với SGK
a, Mục tiêu: ( mục I.1)
b, cách tiến hành:
-Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn
+Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì?
-Bước 2:Làm việc theo cặp 
Bước 3:Làm việc cả lớp
-gv kết luận: (SGK- 12 )
*HĐ 2: Thảo luận cả lớp.
a.Mục tiêu: ( mục I.2):
b.Cách tiến hành:
Bước 1:Quan sát hình SGK.
-GV nhận xét ghi kết quả lên bảng.
Bước 2:
Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai?
-GV kết luận :(SGK- 13 )
*HĐ 3: Đóng vai
Mục tiêu: (mục I.3 ).
Cách tiến hành:
-Bước 1:Thảo luận cả lớp
-Bước 2:Làm việc theo nhóm.
-Bước 3: Trình diễn trước lớp
3-Củng cố- Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn bị bài sau.
-HS làm việc theo cặp: Quan sát H.1,2,3,4 ( 12-SGK).
-HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
-HS trình bày KQ thảo luận.
-Nghe.
-HS quan sát các hình 5,6,7 -SGK và nêu nội dung từng hình.
-HS thảo luận nhóm 4.
-Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-Nghe.
-HS nêu câu hỏi thảo luận (13-SGK )
-HS đóng vai.
-Một số nhóm lên trình diễn 
-Các nhóm khác bổ sung và rút ra bài học.
 Tiết 5 Lịch sử.
Cuộc phản công ở kinh thành Huế
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
-Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức, đã mở đầu cho phong trào Cần Vương (1885-1896).
-Trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy- học:
-Lược đồ kinh thành Huế năm 1885.
-Bản đồ hành chính Việt Nam.
-Hình trong SGK và phiếu học tập của HS.
III/ Các hoạt động dạy –học:
1-Kiểm tra bài cũ:
-Nêu phần bài học?
-Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng?
2-Bài mới:
a-Giới thiệu bài:
b-Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
-GV trình bày một số nét chính tình hình nước ta (1984)
-GV nêu nhiệm vụ HT và phát phiếu thảo luận cho HS.
 *Nội dung phiếu thảo luận:
+Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hoà?
+Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp?
+Tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế?
 c- Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
 d-Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
-GV nhận xét và nhấn mạnh thêm:
+Tôn Thất Thuyết quyết định đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị.
+Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua thảo “chiếu Cần vương”.
+Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu (kết hợp sử dụng tranh ảnh, bản đồ).
 đ-Hoạt động 4: làm việc cả lớp.
 -GV nhấn mạnh kiến thức cơ bản của bài.
 -Em có biết gì thêm về phong trào Cần vương? hoặc em biết ở đâu có đường phố, trường học mang tên các lãnh tụ phong trào Cần vương? 
3.Củng cố-dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học,nhắc HS về học bài.
-!-2 em nêu.
-HS chú ý lắng nghe.
-Nghe.
-HS thảo luận nhóm bảy theo nội dung phiếu BT.
-Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-Các nhóm khác bổ sung.
-HS lắng nghe và ghi nhớ các nội dung chính.
-HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ (SGK-tr.9)
-HS trả lời
 Khoa học.
 Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
I/ Mục tiêu:
	Sau bài học HS biết:
1-Nêu một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3-6 tuổi, từ 6-10 tuổi.
2-Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người.
II/ Đồ dùng dạy- học:
-Thông tin và hình trang 14, 15 (SGK),bảng phụ.
-HS sưu tầm ảnh chụp bản thân lúc còn nhỏ hoặc ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau.
III/ Các hoạt động dạy-học:
1-Kiểm tra bài cũ:
-Nêu mục bạn cần biết tiết trước?
2-Bài mới:
2.1.Hoạt động 1:Thảo luận cả lớp.
*Mục tiêu:
 HS nêu được tuổi và đặc điểm của bé trong ảnh đã sưu tầm được.
*Cách tiến hành:
-GV yêu cầu một số HS đem ảnh của mình hồi nhỏ hoặc ảnh của các trẻ em khác dã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp theo yêu cầu:
+Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì?
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
*Mục tiêu: ( mục I.1 )
*Cách tiến hành:
-Bước 1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi:
-Bước 2: Làm việc theo nhóm.
-Bước 3: Làm việc cả lớp.
+GV tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Hoạt động 3:Thực hành.
*Mục tiêu:( mục I.2)
*Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.
-Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc ...  hành lang.
-HS đi vào lớp, thận trọng khi đi qua ghế.
-Cảm thấy sợ .
 -Vì sợ điện giật.
-Em sẽ nói: em không muốn .
-HS đọc mục bạn cần biết SGK.
-Các nhóm thảo luận theo tình huống trong phiếu.
-Các nhóm lên đóng vai.
-Nên báo với cha, mẹ, thầy cô giáo
-HS đọc.
-Nghe.
 Tiết 4: Địa lý
 Đất và rừng
I/ Mục tiêu:
Học song bài này, HS:
-Chỉ được trên bản đồ, (lược đồ) vùng phân bố của đất phe-ra-lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.
-Nêu được một số đặc điểm của đát phe-ra-lít và đất phù sa;rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn .
II/ Đồ dùng dạy học.
-Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
-Tranh ảnh thực vật và động vật của rừng Việt Nam( nếu có)
III/ Các hoạt động dạy-học:
1-Kiểm tra bài cũ:
-Nêu vai trò của biển?
2-Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
 2.2.Nội dung:
a) Đất ở nước ta:
*Hoạt động 1: ( Làm việc theo cặp )
-GV yêu cầu HS đọc SGK và hoàn thành bài tập sau:
+Kể tên và chỉ vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta trên Bản đồ Địa lý Tự nhiên Việt Nam.
-Đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
-Mời một số HS lên bảng chỉ trên Bản đồ Địa lý Tự nhiên Việt Nam vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta.
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
-GV kết luận: Đất là nguồn tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn. Vì vậy, việc sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ và cải tạo.
-Nêu một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương?
b) Rừng ở nước ta:
*Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm4)
-GV phát phiếu thảo luận.
-Cho HS thảo luận .
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung
*Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp)
-Nêu vai trò của rừng? Để bảo vệ rừng nhà nước và ND phải làm gì? Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?
-Quan sát tranh ảnh sưu tầm.
 3. Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
-2 em nêu.
-Làm việc cặp đôi:Thảo luận.
-Việt Nam có 2 loại đất chính: Phe-ra-lít và phù sa.
+Phe-ra-lít ở vùng đồi núi, đất có màu đỏ hoặc vàng, thường nghèo mùn.
+Phù sa ở đồng bằng được hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ.
-HS chỉ bản đồ.
-Biện pháp:+Bón phân hữu cơ.
 +Trồng rừng để chống xói mòn.
-HS thảo luận nhóm 4 theo phiếu thảo luận mà GV phát.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Vai trò của rừng: Cung cấp gỗ và các loại động thực vật quý, Điều hoà khí hậu.
-HS quan sát.
-Nghe.
 Khoa học:
 Phòng bệnh sốt rét
I/ Mục tiêu:
Sau bài học HS có Khả năng:
1-Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
2-Nêu tác nhân , đường lây truyền của bệnh sốt rét.
3-Làm cho nhà và nơi ở không có muỗi.
4-Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ trong màn, mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
5-Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II/ Đồ dùng dạy học:
	Thông tin và hình trang 26, 27 SGK.
III/ Các hoạt động dạy-học:
1-Kiểm tra bài cũ:
-Nêu phần Bạn cần biết tiết trước?
2-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: -Trong lớp ta có bạn nào đã nghe nói về bệnh sốt rét? Nếu có, hãy nêu những gì bạn biết về bệnh này.
b-Hoạt động 1 (Làm việc với SGK)
*Mục tiêu: -Nhận biết được một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
 -HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.
*Cách tiến hành:
-GV cho HS thảo luận nhóm 4.
-Câu hỏi thảo luận:
+Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét?
+Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
+Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì?
+Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình(mỗi nhóm trình bày1câu).
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2.3.Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận.
*Mục tiêu: ( Mục I. 3, 4, 5)
*Cách tiến hành:
-Cho HS thảo luận nhóm 5.
-GV viết sẵn các câu hỏi ra phiếu và phát cho các nhóm để nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận.
-Mời đại diện các nhóm trả lời (Mỗi nhóm trả lời một câu, nếu trả lời tốt sẽ được chỉ định nhóm khác).
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
3-Củng cố-dặn dò:
-GV nhận xét giờ học, Lưu ý HS phân biệt tác nhân và nguyên nhân.
-Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
-2 em nêu.
-HS nêu.
*Gợi ý trả lời:
1)Dấu hiệu: Cách 1 ngày lại xuất hiện một cơn sốt. Mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn:
-Bắt đầu là rét run: thường nhức đầu, người ớn lạnh hoặc rét run từ 15 phút đến 1 giờ.
-Sau rét là sốt cao: Nhiệt độ cơ thể thường 40 độ hoặc hơn.
-Cuối cùng người bệnh ra mồ hôi, hạ sốt.
2)Bệnh sốt rét nguy hiểm: Gây thiếu máu; nặng có thể chết người( vì hồng cầu bị phá huỷ hàng loạt sau mỗi lần sốt rét).
3)Bệnh sốt rét do một loai kí sinh trùng gây ra
 4) Đường lây truyền: Muỗi a-nô-phen hút máu người bệnh trong đó có kí sinh trùng sốt rét rồi truyền cho người lành.
-Vài em đọc.
-Nghe.
 Khoa học
 Phòng bệnh viêm não
I/ Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
-Nêu tác nhân, con đường lây truyền của bệnh viêm não.
-Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
-Thực hiện các cách tiêu diệt muỗi và tránh không cho muỗi đốt.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Hình trang 30, 31- SGK.Đồ dùng phục vụ trò chơi.
III/ Các hoạt động dạy-học:
1-Kiểm tra bài cũ:
 Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào? Nêu cách diệt muỗi và tránh không cho muỗi đốt?
2-Bài mới:
2.1-giới thiệu bài:
2.2-Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
* Mục tiêu: - HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh não.HS nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
* Chuẩn bị: Chuẩn bị theo nhóm:
- Một bảng con, phấn. Một chuông nhỏ( hoặc vật thay thế có thể phát ra âm thanh).
* Cách tiến hành.
+Bước 1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Mọi thành viên trong nhóm đều đọc các câu hỏi và các câu trả lời trang 30 SGK rồi tìm xem mỗi câu hỏi ứng với câu hỏi nào? Sau đó cử một bạn viết nhanh đáp án vào bảng. Cử một bạn khác trong nhóm lắc chuông báo hiệu đã làm xong.Nhóm nào làm song trước và đúng là thắng cuộc.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm:
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
+Bước 3: Làm việc cả lớp.
-GV ghi rõ nhóm nào làm song trước, nhóm nào làm song sau. Đợi tất cả các nhóm đều làm song, GV mới yêu cầu các em giơ đáp án.
2.2-Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết cách tiêu diệt muỗi và tránh không cho muỗi đốt:
-Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
* Các bước tiến hành:
+ Bước 1:
- GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình 1,2,3,4 trang 30,31 SGK và trả lời các câu hỏi:
- Chỉ và nói về nội dung từng hình.
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình . + Bước 2:GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi:
Chúng ta có thể làm gì để phòng tránh bệnh viêm não?
 +GV kết luận: SGV - 66
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài.
-Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
-2 em nêu.
-HS chú ý lắng nghe GV hường dẫn.
-3 nhóm chơi.Làm theo hướng dẫn của GV.
* Đáp án;
 1- c ; 2 - d ; 3 - b ; 4 - a
-Quan sat SGK.
-Nhiều em nêu.
-Làm việc nhóm đôi.Trả lời câu hỏi.
-Nghe.
 Khoa học
$15: Phòng bệnh viêm gan A
I/ Mục tiêu:
Sau bài học HS biết:
-Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A.
- Nêu các phòng bệnh viêm gan A.
- Có ý thức thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A.
II/ Đồ dùng dạy-học: 
-Thông tin và hình trang 32,33 SGK
- ST các thông tin về tác nhân, đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
III/ Các hoạt động dạy-học:	
1-Kiểm tra bài cũ:
-Cho HS nêu tác nhân, đường lây truyền, cách phòng bệnh viêm não?
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
2.2- Hoạt động 1: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A
* Cách tiến hành.
gv cho lớp HĐ nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1 trang 32 SGK và trả lời các câu hỏi:
- Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A?
-Tác nhân gây bệnh viêm gan A là gì? 
- Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
Cho HS thảo luận và trình bày KQ thảo luận.
2.2-Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: Giúp HS : -Nêu được cách phòng bệnh viêm gan A.
-Có ý thức phòng tránh bệnh viêm gan A.
*Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát các hình 2,3,4,5 tr.33 
SGK :
-Em hãy chỉ và nói về nội dung từng hình?
-Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A?
-GV chốt lại ND.
GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
-Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A?
-Người mắc bệnh viêm gan A cần lu ý điều gì?
-Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A
-GV kết luận: (SGV-tr. 69)
- HS đọc mục bạn cần biết sgk.
2.3 Hoạt động nối tiếp:
-GV cung cấp 1 số thông tin sưu tầm.
-Về nhà thực hiện theo bài học.
-2 em nêu.
-Làm việc nhóm 4.
-Các nhóm trình bày:Dấu hiệu,tác nhân ,đường lây truyền.
-Lớp nhận xét- bổ sung. 
-Làm việc nhóm 4.
-Đại diện nhóm báo cáo.
-Lớp NX - bổ sung.
-Nghe.
-HS trả lời.
-lớp NX- bổ sung.
- 2 em nêu.
-Nghe.
 Khoa học
 phòng tránh hiv/aids 
I/ Mục tiêu:
Sau bài học HS biết:
-Giải thích một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì.
- Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS
- Có ý thức thức thực hiện phòng tránh bệnh HIV/ AIDS.
II/ Đồ dùng dạy-học: 
-Thông tin và hình trang 35 SGK.
- ST các thông tin về tác nhân, đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS.
III/ Các hoạt động dạy-học:
1-Kiểm tra bài cũ:
-Cho HS nêu tác nhân, đường lây truyền, cách phòng bệnh viêm gan A?
 2- Bài mới:
	2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.
	2.2- Hoạt động 1: Trò chơi “ Ai nhanh , ai đúng”
* Mục tiêu: -HS Giải thích một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì.
 -Nêu các đường lây truyền bệnh HIV.
* Cách tiến hành.
GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm dựa vào thông tin và hình SGK để thảo luận.
-Cho HS thảo luận và trình bày KQ thảo luận.
*GV kết luận:
1 -c
2 - b
3 -d
4 - e
 5 - a
2.2-Hoạt động 2: Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh và triển lãm:
*Mục tiêu: Giúp HS : 
 -Nêu được cách phòng bệnh HIV/AIDS.
 -Có ý thức tuyên truyền vận động mọi người thực hiện phòng tránh bệnh HIV/ AIDS
*Cách tiến hành:
Chia lớp thành 4 nhóm.
- GV nêu yêu cầu.
- GV nhận xét, kl.
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
-Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe.
-2-3 em nêu.
-Các nhóm thi xem nhóm nào tìm được câu trả lời tương ứng với câu hỏi đúng và nhanh nhất.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận .
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Các nhóm sắp xếp, trình bày các thông tin, tranh ảnh, bài báo.
- Các nhóm trưng bày SP.
- Các nhóm bình chọn nhóm có nội dung phong phú, đầy đủ, trình bày đẹp.
-nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH 5-2-8.doc