I. Mục tiêu:
- Sau khi học cần nắm: Củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích , viết số đo diện tích dưới dạng STP
- Chuyển đổi các số đo diện tích.
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: + GV: Bảng đơn vị đo diện tích.
+ HS: Bảng con, Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Ôn tập về độ dài và đo độ dài (tt). Sửa bài nhà.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới: Giới thiệu – ghi đầu bài.
TUẦN: 30 Thứ hai ngày 02 tháng 4 năm 2012. TIẾT: 1 CHÀO CỜ: ______________________________ TIẾT: 2 TẬP ĐỌC: Thuần phục sư tử (Khơng dạy bài này giảm tải) __________________________________ TIẾT: 3 THỂ DỤC: (Giáo viên bộ mơn dạy) __________________________________ TIẾT: 4 TOÁN: Ôn tập về đo diện tích I. Mục tiêu: - Sau khi học cần nắm: Củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích , viết số đo diện tích dưới dạng STP - Chuyển đổi các số đo diện tích. - Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: + GV: Bảng đơn vị đo diện tích. + HS: Bảng con, Vở bài tập toán. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Ôn tập về độ dài và đo độ dài (tt). Sửa bài nhà. Nhận xét chung. 3. Bài mới: Giới thiệu – ghi đầu bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS v Hoạt động 1: Đọc bảng đơn vị đo diện tích. Bài 1: Đọc đề bài. Thực hiện. Giáo viên chốt: + Hai đơn vị đo S liền nhau hơn kém nhau 100 lần. + Khi đo diện tích ruộng đất người ta còn dùng đơn vị a – hay ha. a là dam2 ha là hm2 v Hoạt động 2: Luyện tập thực hành. Bài 2 : Nhận xét: Nêu cách đổi ở dạng thập phân. Đổi từ đơn vị diện tích lớn ra bé ta dời dấu phẩy sang phải, thêm 0 vào mỗi cột cho đủ 2 chữ số. Bài 3: Lưu ý viết dưới dạng số thập phân. Chú ý bài nối tiếp từ m2 ® a ® ha 6000 m2 = 60a = ha = 0,6 ha. v Hoạt động 3: Thi đua đổi nhanh, đúng. Mỗi đội 5 bạn, mỗi bạn đổi 1 bài tiếp sức. HS đọc bảng đơn vị đo diện tích ở bài 1 với yêu cầu của bài 1. Làm vào vở. Nhận xét. HS nhắc lại. Thi đua nhóm đội (A, B) Đội A làm bài 2a Đội B làm bài 2b Nhận xét chéo. Nhắc lại mối quan hệ của hai đơn vị đo diện tích liền nhau hơn kém nhau 100 lần. Đọc đề bài. Thực hiện. Sửa bài (mỗi em đọc một số). Thi đua 4 nhóm tiếp sức đổi nhanh, đúng. 4. Củng cố - dặn dò: - Chuẩn bị: Ôn tập về đo thể tích. Nhận xét tiết học. __________________________________________________ TIẾT: 5 ĐẠO ĐỨC: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. (Tiết 1) I. Mục tiêu: - Học sinh có hiểu biết: + Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người. + Biết sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển nôi trường bền vững. + Có thái độ bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. II. Chuẩn bị: + Tranh, ảnh, băng hình về tài nguyên thiên nhiên. III. Hoạt động dạy và học : 1. Ổn định: 2. Bài cũ : - Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào? Trụ sở đóng ở đâu? - Kể tên một việc làm của Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích cho trẻ em? 3. Bài mới : GV giới thiệu bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Phân tích thông tin. ( 12 phút) Yêu cầu HS đọc các thông tin trang 44 SGK. H: Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho em và mọi nbười? H: Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? GV giới thiệu thêm cho HS xem 1 số tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên. * Kết luận: + Tài nguyên thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho con người. + Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người hôm nay và mai sau. Hoạt động 2: Làm bài tập. (BT1/ SGK) ( 10 phút) - GV nêu yêu cầu bài tập. => GV Chốt: Trừ nhà máy xi măng và vườn cafê, còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lý là điều kiện đảm bảo cho cuộc sống của mọi người, không chỉ thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau; để trẻ em được sống trong môi trường trong lành, an toàn, như Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em quy định. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (BT3/ SGK) (10 phút) Chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong BT1/ SGK. Kết luận: Các ý kiến đúng: b, c. Ý kiến sai: a. Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK. + 1 HS đọc, lớp đọc thầm. + HS thảo luân nhóm bàn, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. + Thống nhất các ý đúng. + HS lắng nghe và quan sát tranh ảnh. + Lớp lắng nghe. + 2HS đọc ghi nhớ trong SGK. - HS làm việc cá nhân, một số em trình bày – cả lớp n/xét, bổ sung. - Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả và thái độ của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò : + GV nhận xét tiết học, dặn HS về tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên của nước ta và ở địa phương em. ___________________________________________________________________________________ Thứ ba ngày 03 tháng 04 năm 2012 TIẾT: 1 TOÁN: Ôn tập về đo thể tích I. Mục tiêu: - Sau khi học cần nắm: Quan hệ giữa mét khối, đề xi mét khối, xăng ti mét khối. - Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân. - Chuyển đổi số đo thể tích. - Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: + GV: Bảng đơn vị đo thể tích, thẻ từ. + HS: Bảng con, Vở bài tập toán. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Ôn tập về số đo diện tích. Sửa bài nhà. - Nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu – ghi đầu bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS v Hoạt động 1: Quan hệ giữa m3 , dm3 , cm3. Bài 1: Kể tên các đơn vị đo thể tích. Giáo viên chốt: + m3, dm3, cm3 là đơn vị đo thể tích. + Mỗi đơn vị đo thể tích liền nhau hơn kém nhau 1000 lần. v Hoạt động 2: Viết số đo thể tích dưới dạng thập phân. Bài 2: + Lưu ý đổi các đơn vị thể tích từ lớn ra nhỏ. + Nhấn mạnh cách đổi từ lớn ra bé. Bài 3: Tương tự bài 2. => Nhận xét và chốt lại: Các đơn vị đo thể tích liền kề nhau gấp hoặc kém nhau 1000 lần vì thế mỗi hàng đơn vị đo thể tích ứng với 3 chữ số. Đọc đề bài. Thực hiện Sửa bài. Đọc xuôi, đọc ngược. Nhắc lại mối quan hệ. Đọc đề bài. Thực hiện theo cá nhân. Sửa bài. Nhắc lại quan hệ giữa đơn vị liền nhau. 4. Củng cố - dặn dò: - Về nhà làm bài 3, 5/ 67. Chuẩn bị: Ôn tập về số đo thời gian. Nhận xét tiết học. __________________________________ TIẾT: 2 MĨ THUẬT: (Giáo viên bộ mơn dạy) __________________________________ TIẾT: 3 CHÍNH TẢ : Ôn tập về quy tắc viết hoa I. Mục tiêu: - Khắc sâu, củng cố quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, biết một số huân chương của nước ta. - Làm đúng các bài tập chính tả viết hoa các chữ trong những cụm từ chỉ danh hiệu, huân chương, viết đúng trình bày đúng bài chính tả “Cô gái của tương lai.” - Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở. II. Chuẩn bị: + GV: Bảng phụ, SGK. + HS: Vở, SGK. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng. - HS sửa bài tập 2, 3. - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu – ghi đầu bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết. Giáo viên đọc toàn bài chính tả ở SGK. Nội dung đoạn văn nói gì? Giáo viên đọc từng câu hoặc từng bộ phâïn ngắn trong câu cho HS viết. Giáo viên đọc lại toàn bài. v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài. Bài 2: Giáo viên yêu cầu đọc đề. Giáo viên gợi ý: Những cụm từ in nghiêng trong đoạn văn chưa viết đúng quy tắc chính tả, nhiệm vụ của các em nói rõ những chữ nào cần viết hoa trong mỗi cụm từ đó và giải thích lí do vì sao phải viết hoa. Giáo viên nhận xét, chốt. Bài 3: Giáo viên hướng dẫn HS xem các huân chương trong SGK dựa vào đó làm bài. Giáo viên nhận xét, chốt. v Hoạt động 3: Trò chơi. Thi đua: Ai nhanh hơn? Đề bài: Giáo viên phát cho mỗi HS 1 thẻ từ có ghi tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. HS nghe. Giới thiệu Lan Anh là 1 bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là 1 mẫu người của tương lai. 1 HS đọc bài ở SGK. HS viết bài. HS soát lỗi theo từng cặp. Hoạt động nhóm đôi. 1 HS đọc yêu cầu bài. HS làm bài. HS sửa bài. Lớp nhận xét. 1 HS đọc đề. HS làm bài. Lớp nhận xét. HS tìm chỗ sai, chữa lại, đính bảng lớp. 4. Củng cố - dặn dò: - Chuẩn bị: “Ôn tập quy tắc viết hoa (tt)”. Nhận xét tiết học. _______________________________________________ TIẾT: 4 LUYỆN TỪ VÀ CÂU : Mở rộng vốn từ: Nam và nữ I. Mục tiêu: - Mở rộng, làm giàu vốn từ thuộc chủ điểm Nam và nữ. Cụ thể: Biết những từ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của Nam, những từ chỉ những phẩm chất quan trọng của nữ. Giải thích được nghĩa cùa các từ đó. Biết trao đổi về những p/chất quan trọng mà một ngưới Nam, một người Nữ cần có. - Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ. Xác định được thái độ đứng đắn: không coi thường phụ nữ. - Tôn trọng giới tính của bạn, không phân biệt giới tính. II. Chuẩn bị: + GV: Giấy trắng khổ A4 đủ để phát cho từng HS làm BT1 b, c (viết những phẩm chất em thích ở 1 bạn nam, 1 bạn nữ, giải thích nghĩa của từ). + HS: Từ điển HS (nếu có). III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Kiểm tra 2 HS làm lại các BT2, 3 của tiết Ôn tập về dấu câu. 3. Bài mới: Giới thiệu. Mở rộng, làm giàu vốn từ gắn với chủ điểm Nam và Nữ. – ghi đầu bài Hoạt động của GV Hoạt động của HS v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Tổ chức cho HS cả lớp trao đổi, thảo luận, tranh luận, phát biểu ý kiến lần lượt theo từng câu hỏi. Bài 2: Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 3: ( Khơng làm giảm tải) HS đọc toàn văn yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm, suy nghĩ, làm việc cá nhân. Có thể sử dụng từ điển để giải nghĩa (nếu có). HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại truyện “Một vụ đắm tàu”, suy nghĩ, trả lời câu hỏi. HS phát biểu ý kiến. 4. Củng cố - dặn dò: - Họ ... ïi các kiến thức đã học về động vật và thực vật. _________________________________________ Thứ sáu ngày 06 tháng 04 năm 2012 TIẾT: 1 TOÁN: Phép cộng I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố có kĩ năng thực hiện phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán. - Rèn kĩ năng tính nhanh, vận dụng vào giải toán hợp. - Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận. II. Chuẩn bị: + GV: Nội dung bài dạy. + HS : SGK, vở toán. III. Các hoạt động dạy và học: 1. ỔN định : 2. Bài cũ: Ôn tập về số đo thời gian. GV nhận xét – cho điểm. 3. Bài mới: Giới thiệu bài-ghi đề Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1:Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép cộng. - GV viết lên bảng công thức của phép cộng: a + b = c - GV yêu cầu HS: + Em hãy nêu tên gọi, thành phần trong phép tính đó, những tính chất của phép cộng ? + Hãy nêu rõ quy tắc và công thức của các tính chất em vừa nêu. -GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu HS mở SGK và đọc thầm bài học về phép cộng. HĐ2.Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: -GV yêu cầu HS tự làm bài. GV yêu cầu HS đặt tính với trường hợp a, d. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS. Bài 2: -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: + Bài tập yêu câù chúng ta làm gì? - GV hướng dẫn tính giá trị của các biểu thức trong bài bằng cách thuận tiện cần áp dụng được các tính chất đã học của phép cộng. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nh ận xét và cho điểm HS. Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và cho thời gian để HS dự đoán kết quả của x. - GV yêu cầu HS nêu dự đoán vàa giải thích vì sao em lại dự đoán x có giá trị như thế ? - GV yêu cầu HS thực hiện bài giải tìm x bình thường để kiểm tra kết quả dự đoán. Bài 4: - GV mời HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. - HS đọc phép tính. - HS nêu. - Lớ nhận xét, bổ sung. - HS mở trang 158 SGK và đọc bài trước lớp -1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. -HS theo dõi bài sửa của GV, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. +Bài tập yêu cầu chúng ta tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện. -3HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. -1HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng -HS đọc đề bài và dự đoán kết quả của x - 2HS lần lượt nêu, cả lớp nghe và nhận xét. - 1HS đọc đề toán trước lớp. - HS làm bài vào vở sau đó 1 HS lên bảng chữa bài. Bài giải Mỗi giờ cả hai vòi cùng chảy được là: (bể) Đáp số:50% thể tích bể 4.Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn H S về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau. _________________________________ TIẾT: 2 KĨ THUẬT: (Giáo viên bộ mơn dạy) _____________________________ TIẾT: 3 TẬP LÀM VĂN: Tả con vật (Kiểm tra viết) I. Mục tiêu: - Dựa trên kết quả tiết ôn luyện về văn tả con vật, học sinh viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ đặt câu đúng: câu văn có hình ảnh, cảm xúc. - Rèn kĩ năng tự viết bài tả con vật giàu hình ảnh, cảm xúc. - Giáo dục học sinh yêu thích con vật xung quanh, say mê sáng tạo. II. Chuẩn bị: + GV: Giấy kiểm tra hoặc vở. Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số con vật. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: -GV kiểm tra HS chuẩn bị trước ở nhà nội dung cho tiết Viết bài văn tả một con vật em yêu thích – chọn con vật yêu thích, quan sát, tìm ý. 3. Bài mới: Giớ thiệu bài- ghi đề Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài. - Gọi HS đọc đề bài, gợi ý trong SGK. - GV:Các em có thể viết về con vật mà ở tiết trước các em đã viết đoạn văn tả hình dáng hoặc tả hoạt động của con vật đó. Các em cũng có thể viết về môt con vật khác. -Cho HS giới thiệu về con vật mình tả. HĐ2 : HS làm bài vào vở. - GV nhắc nhở HS cách trình bày bài; Chú ý chính tả, dùng từ đặt câu. - GV thu bài khi hết giờ. - 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. -Một số HS lần lượt giới thiệu. -HS làm bài vào vở 4.Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 31 ôn tập về tả cảnh, mang theo sách Tiếng Việt 5 tập một, liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong hoc kì 1. __________________________________________ TIẾT: 4 LỊCH SỬ: Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. I.Mục tiêu: Sau bài học HS biết được: - Việc xây Nhà máy thủy điện Hòa Bình nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng lúc đó. - Nhà máy thủy điện Hòa Bình là kết quả của sự lao động sáng tạo, quên mình của cán bộ, công nhânhai nước Việt - Xô. - Nhà máy thủy điện Hòa Bình là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc xây dựng XHCN ở nước ta trong 20 năm sau khi đất nước thống nhất. II.Chuẩn bị: - Ảnh tư liệu về Nhà máy thủy điện Hòa Bình. - Bản đồ hành chính Việt Nam. III.Các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định: 2.Bài cũ: + Hãy thuật lại sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 25/4/1976 ở nước ta. + Quốc hội khóa VI đã có những quyết định trọng đại gì? 3.Bài mới:Giới thiệu bài: Sau năm 1975 cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng XHCN. Trong quá trình đó, mọi hoạt động sản xuất và đời sống rất cần điện. Một trong những công trình vĩ đại kéo dài 15 năm là công trình XD Nhà máy thủy điện Hòa Bình. - Ghi đề. Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Tìm hiểu quá trình xây Nhà máy thủy điện Hòa Bình. - GV đính Ảnh tư liệu về Nhà máy thủy điện Hòa Bình. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK và tả lại không khí xây dựng khẩn trương trên công trường: + Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng năm nào ? Ở đâu ? Trong thời gian bao lâu ? + Trên công trường xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình , công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc vớii tinh thần như thế nào ? - Cho HS thảo luận theo nhóm bàn. => GV chốt: Sự hi sinh tuổi thanh xuân, cống hiến sức trẻ và tài năng cho đát nước của hàng nghìn cán bộ công nhân hai nước, trong đó có 168 người đã hi sinh vì dòng điện mà chúng ta đang dùng hôm nay. Ngày nay, đến thăm Nhà máy thủy điện Hòa Bình, chúng ta sẽ thấy đài tưởng niệm, tưởng nhớ đến 168 người, trong đó có 11 công nhân Liên Xô, đã hi sinh trên công trường xây dựng. HĐ2: Những đóng góp của Nhà máy thủy điện Hòa Bình đối với đất nước ta. - GV treo bản đồ, HS quan sát thảo luận theo các ý: + Nhà máy thủy điện Hòa Bình hạn chế được những thiệt hại về thiên tai nào? + Nhà máy thủy điện Hòa Bình cung cấp, phục vụ gì cho sản xuất và đời sống ? - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để tìm hiểu những những đóng góp của Nhà máy thủy điện Hòa Bình đối với đất nước ta. - GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận. => GV Chốt: Nhà máy thủy điện Hòa Bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm, sau khi thóng nhất đất nước. - HS đọc SGK và tự rút ra câu trả lời. - 2HS lần lượt trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. - HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và rút ra kết kuận. - HS nghe câu hỏi của GV, trao đổi với nhau và nêu ý kiến, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến. 4.Củng cố-dặn dò: - H: Nêu một số Nhà máy thủy điện lớn của đất nước đã và đang xây dựng. - GV cho HS biết thêm một số thông tin về vai trò của Nhà máy thủy điện Hòa Bình. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. __________________________________________ Sinh hoạt lớp tuần 30 I. Mục tiêu: + Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 30 và lên kế hoạch tuần 31. + HS có ý thức tự giác trong học tập và tham gia như các hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch hoạt động ngoài giờ cũng như các hoạt động của nhà trường. II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ. III. Tiến hành sinh hoạt lớp: 1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 30: - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt. * Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên. - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên. - Lớp trưởng nhận xét chung. - GV nghe giải đáp, tháo gỡ. - GV tổng kết chung: a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ. b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn. c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài: Tham gia tích cực phong trào thi đua giành “Hoa điểm tốt”. Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ xấu, trình bày bài cẩu thả: - Tham gia kiểm tra khảo sát kết quả tương đối tốt. 2 .Kế hoạch tuần 31: - Học chương trình tuần 31. - Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, các tổ trưởng – lớp trưởng cần cố gắng và phát huy tính tự quản. - Chăm sóc công trình măng non chăm vườn hoa theo sự phân công. - Tham gia học bồi dưỡng, phụ đạo đầy đủ. - Hưởng ứng tích cực thi đua đợt 4 học tốt giành nhiều điểm tốt. - Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp. - Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
Tài liệu đính kèm: