I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài, đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Biết đọc diễn cảm bài văn, thể hiện đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi dầu làm việc cho cách mạng. Hiểu các từ ngữ khó trong bài, diễn biến của truyện.
* Hiểu nội dung: Nguyện vọng v lịng nhiệt thành của người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
- Cảm phục một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
II. Chuẩn bị: + GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn một đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
+ HS: Xem trước bài.
TUẦN: 31 Thứ hai ngày 09 tháng 04 năm 2012 TIẾT: 1 CHÀO CỜ: -------------------------------------------------- TIẾT: 2 TẬP ĐỌC: Công việc đầu tiên I. Mục tiêu: - Đọc lưu loát toàn bài, đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại. - Biết đọc diễn cảm bài văn, thể hiện đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi dầu làm việc cho cách mạng. Hiểu các từ ngữ khó trong bài, diễn biến của truyện. * Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lịng nhiệt thành của người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đĩng gĩp cơng sức cho Cách mạng. - Cảm phục một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng. II. Chuẩn bị: + GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn một đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. + HS: Xem trước bài. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: - Giáo viên kiểm tra 2 – 3 bài ”Tà áo dài VN”, trả lời các câu hỏi về nội dung bài - Giáo viên nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: Trong giờ học hôm nay, bài đọc Công việc đầu tiên sẽ giúp các em biết tên tuổi của một phụ nữ Việt Nam nổi tiếng – bà Nguyễn Thị Định. Bà Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong Thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Bài đọc là trích đaọn hồi kí của bà – kể lại ngày bà còn là một cô gái lần đầu làm việc cho cách mạng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS v Hoạt động 1: Luyện đọc. Yêu cầu 1, 2 học sinh khá, giỏi đọc mẫu bài văn. Có thể chia bài làm 3 đoạn như sau: Đoạn 1: Từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy tờ gì. Đoạn 2: Tiếp theo đến Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. Đoạn 3: Còn lại. Yêu cầu cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK (về bà Nguyễn Thị Định và chú giải những từ ngữ khó). Giáo viên giúp các em giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu. Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 1. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. HS thảo luận về các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Yêu cầu học sinh đọc lướt đoạn 1. Công việc đầu tiên anh Ba giao cho út là gì? 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 2. Những chi tiết nào cho thấy út rát hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn? Cả lớp đọc thầm đoạn 3. Vì sao muốn được thoát li? - Yêu cầu HS Nêu nội dung chính của bài. * Ý nghĩa: Qua bài văn, ta thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng. v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc bài văn. Hướng dẫn học sinh tìm kĩ thuật đọc diễn cảm đoạn đối thoại sau: - Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, /rồi hỏi to: // Út có dám rải truyền đơn không?// Tôi vừa mừng vừa lo, / nói: // Được, /nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, / em mới làm được chớ! // Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. // Cuối cùng anh nhắc: // Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng/có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. // Em không biết chữ nên không biết giấy gì. // Giáo viên đọc mẫu đoạn đối thoại trên. 1, 2 học sinh khá, giỏi đọc mẫu. Học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn – đọc từng đoạn. Sau đó 1, 2 em đọc lại cả bài. Học sinh chia đoạn. 1,2 em đọc thành tiếng hoặc giải nghĩa lại các từ đó (truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li) Học sinh làm việc theo nhóm, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Cả lớp đọc thầm lại. Học sinh trả lời cá nhân. Học sinh thảo nhóm, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 2HS nhắc lại. Giọng kể hồi tưởng chậm rãi, hào hứng. Nhiều học sinh luyện đọc. Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài văn. - HS lắng nghe. 4. Củng cố - dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn. Chuẩn bị: “Bầm ơi.” Nhận xét tiết học ___________________________________ TIẾT: 3 THỂ DỤC: (Giáo viên bộ mơn dạy) ___________________________________ TIẾT: 4 TOÁN: Phép trừ. I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố có kĩ năng thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thâp phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán. - Rèn kĩ năng tính nhanh, vận dụng vào giải toán hợp. - Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận. II. Chuẩn bị: + GV: Bảng phụ. HS: Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 2 HS lên sửa bài. - GV nhận xét – cho điểm. 3. Bài mới: GV giới thiệu bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS v Hoạt động 1: Luyện tập. Bài 1: Giáo viên yêu cầu Học sinh nhắc lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ. Nêu các tính chất cơ bản của phép trừ ? Cho ví dụ Nêu các đặc tính và thực hiện phép tính trừ (Số tự nhiên, số thập phân) Nêu cách thực hiện phép trừ phân số? Yêu cầu học sinh làm vào bảng nhóm Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tìm thành phần chưa biết. Yêu cần học sinh giải vào vở. Bài 3: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm. Yêu cầu học sinh nhận xét cách làm gọn. v Hoạt động 2: Củng cố kiến thức. - Nêu lại các kiến thức vừa ôn? - Thi đua ai nhanh hơn? - Ai chính xác hơn? (trắc nghiệm) HS đọc đề và xác định yêu cầu. Học sinh nhắc lại Học sinh nêu. Học sinh nêu 2 trường hợp: trừ cùng mẫu và khác mẫu. Học sinh làm bài. Nhận xét. Học sinh đọc đề và xác định yêu cầu. Học sinh giải + sửa bài. Học sinh đọc đề và xác định yêu cầu. Học sinh thảo luận, nêu cách giải Học sinh giải + sửa bài. - Học sinh nêu - Học sinh dùng bộ thẻ a, b, c, d lựa chọn đáp án đúng nhất. Đề bài : 1) 45,008 – 5,8 2) 75382 – 4081 có kết quả là: A. 40,2 C. 40,808 A. 70301 C. 71201 B. 40,88 D. 40,208 B. 70300 D. 71301 3) – có kết quả là: A. 1 C. B. D. 4. Dặn dò: - Về ôn lại kiến thức đã học về phép trừ. Chuẩn bị: Luyện tập. - Nhận xét tiết học. __________________________________________________ TIẾT: 5 ĐẠO ĐỨC: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (t2) I.Mục tiêu: Giúp HS hiểu: - Tài nguyên thiên nhiên cung cấp nguồn sống cho con người (như đất, nước, không khí,), tài nguyên thiên nhiên do thiên nhiên ban tặng nhưng không phải là vô tận, có thể bị cạn kiệt hoặc biến mất. Do đó chúng ta phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là sử dụng tiết kiệm, hợp lí, giữ gìn các tài nguyên. - Khuyến khích mọi người cùng thực hiện bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. II.Chuẩn bị: + Phiếu bài tập. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định : 2. Bài cũ : Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi. H :Ích lợi của tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống của con người là gì? H: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để làm gì? GV nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề. Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1: Việc làm nào góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Phát cho HS các phiếu bài tập. - Yêu cầu HS làm việc cá nhân, xác định việc làm nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, việc làm nào không bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - HS nhận phiếu bài tập. - HS làm bài tập theo phiếu PHIẾU BÀI TẬP Hãy cho biết việc làm nào là bảo vệ thiên nhiên , việc làm nào không bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bằng cách đánh dấu x vào ô phù hợp. Các việc làm Bảo vệ tài nguyên Không bảo vệ tài nguyên 1. Không khai thác nước ngầm bừa bải. x 2. Đốt rẫy làm cháy rừng. x 3.Vứt rác thải, xác động vật chết vào ao hồ. x 4. Phun nhiều thuốc trừ sâu vào đất trồng. x 5. Xả nhiều khói vào không khí. x 6.Săn bắt, giết các động vật quý hiếm. x 7.Trồng cây gây rừng. x 8. Sử dụng điện hợp lí. x 9.Phá rừng đầu nguồn. x 10.Sử dụng nước tiết kiệm. x 11. Xây dựng, bảo vệ các khu bảo tồn quốc gia, vườn quốc gia thiên nhiên. x - Yêu cầu HS trình bày kết quả: GV đọc lần lượt từng ý với mỗi ý gọi 1 HS lên bảng đánh dấu vào cột : Bảo vệ tài nguyên hoặc không bảo vệ tài nguyên cho phù hợp. - GV nhận xét góp ý. Yêu cầu HS nêu những việc nên làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, yêu cầu HS nêu những việc không nên làm. HĐ 2 : Xử lý tình huống. - GV treo bảng phụ có ghi các tình huống. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm để giải quyết các tình huống ghi trong bảng phụ : 1. Lớp em được đến tham quan rừng quốc gia Cát tiên. Trước khi về các bạn rủ em hái mấy bông hoa quý trong rừng mang về làm kỉ niệm. Em sẽ làm gì? 2. Nhóm bạn An đi piníc ở biển, vì mang nhiều đồ ăn nặng quá, An đề nghị các bạn vứt rác xuống biển cho đỡ phải tìm thùng rác. Nếu có mặt trong nhóm bạn An em sẽ làm gì? - Cho HS trình bày kết quả. - GV nêu câu hỏi để kết luận : Chúng ta cần làm gì với tài nguyên thiên nhiên để sử dụng được lâu dài? - Với hành động phá hoại tài nguyên thiên nhiên, chúng ta phải có thái độ thế nào ? Với hành động bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài/ng thiên nhiên chúng ta phải có thái độ thế nào? - HS lắng nghe, theo dõi đối chiếu với kết quả đã làm của mình, nhận xét. - HS nêu ý ở cột “ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”. - HS nêu ý ở cột “không bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” - HS đọc tình huống. - HS thảo luận nhóm, giải quyết tình huống. 1.Em sẽ khuyên các bạn không hái hoa để bảo vệ rừng. Chọn và nhặt 1 vài chiếc lá đã rụng làm kỷ niệm cũng được, hoặc chụp ảnh bông hoa đó. 2. ... bài vào phiếu. -HS còn lại làm vở bài tập. - 2 HS trình bày -Lớp nhận xét. -1 HS đọc yêu cầu của bài tập. -Đọc đoạn văn, HS theo dõi trong SGK -2 HS lên làm bài trên phiếu. Lớp làm VBT -Lớp nhận xét. Sửa lại Sách Ghi-nét ghi nhận chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. (Bỏ 1 dấu phẩy thừa) Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh việc ở thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ. (Đặt lại vị trí 1 dấu phẩy) Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả. (Đặt lại vị trí 1 dấu phẩy) 4. Củng cố – Dặn dò : - HS nhắc lại tác dụng của dấu phẩy. GV nhận xét tiết học Dặn HS chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------- TIẾT: 4 ĐỊA LÍ: Dành cho địa phương _____________________ TIẾT: 5 KHOA HỌC: Môi trường I. Mục tiêu: * Sau bài học, HS biết : - Khái niệm ban đầu về môi trường. - Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống. - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường II. Chuẩn bị: GV: Hình SGK/128,129 III. Các hoạt động dạy và học: 1.Ổn định: 2. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi , GV nhận xét ghi điểm. H: Kể tên một số loại hoa thụ phấn nhờ gió và một số loại hoa thụ phấn nhờ côn trùng ? H: Kể tên một số động vật đẻ trứng và động vật đẻ con ? 3.Bài mới : Giới thiệu bài , ghi đề. Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1: Quan sát và thảo luận - GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo định hướng. + Chia mỗi nhóm 4 HS. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát tranh minh hoạ, đọc thông tin trang 128,129 và trả lời câu hỏi + GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. -Mời đại diện nhóm lên báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình . -GV chốt ý : 1 - c ; 2 –d ; 3 - a ; 4 - b H: Theo cách hiểu của các em môi trường là gì ? * Kết luận : Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta ; những gì có trên trái đất hoặc những gì tác động lên trái đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt : + Môi trường TN : Mặt Trời, khí quyển, đồi núi, cao nguyên, các sinh vật, + Môi trường nhân tạo : làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường, HĐ2 :Thảo luận *MT:Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi HS sống. GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi : + Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị ? + Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống. - GV nhận xét kết luận. Hoạt động trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV. 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi, thư kí ghi câu trả lời đã thống nhất vào giấy khổ to. Các nhóm làm việc theo yêu cầu. Đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - HS nêu - HS nghe và nhắc lại - HS thảo luận nhóm đôi TLCH - Một số nhóm trình bày. 4. Củng cố – dặn dò: - Đọc lại nội dung thông tin - Nhận xét tiết học. - Về tìm hiểu các thông tin về môi trường, tài nguyên thiên nhiên của địa phương ta. ___________________________________________________________________________________ Thư ùsáu ngày 12 tháng 4 năm 2012 TIÊT: 1 TOÁN: Phép chia I. Mục tiêu: + Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép chia số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm giải bài toán. + Rèn kĩ năng tính toán thành thạo, chính xác. + Giáo dục HS yêu thích học toán, tự giác khi làm bài. II. Chuẩn bị: + HS: SGK, xem trước bài. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài a) Chuyển thành phép nhân rồi tính 9,26dm3 + 9,26dm3 + 9,26dm3 Bài 3 – 1 HS lên bảng làmlại. - Giáo viên nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: Giới thiệu bài , ghi đề. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * GV kết luận : Không có phép chia cho chữ số 0 a : a = 1 (a khác 0) a : 1 = a 0 : b = 0 (b khác 0) a) Trong phép chia có dư - GV ghi bảng : a : b = c (dư r) * Chú ý ; Số dư phải bé hơn số chia Hoạt động : Luyện tập Bài 1 : Tính - Gọi HS đọc đề - Nhận xét sửa sai Bài 2 : HS đọc đề - Yêu cầu HS nêu cách chia PS cho PS - 2 HS lên bảng làm Bài 2 : Tính nhẩm - GV cho HS đọc đề - Yêu cầu HS nêu cách chia nhẩm 0,1 ; 0,01 và nhân nhẩm với 10; 100. - Đối với các số chia cho 0,25 hoặc 0,5 thì ta nhẩm đưa chúng về dạng chia cho PS và tính b) 11 : 0,25 = 11 : = 11 x 4 = 44 c) 32 : 0,5 = 32 : = 32 x 2 = 64 Bài 4 : Tinh bằng 2 cách HS đọc đề - GV chia 4 nhóm (mỗi nhóm 2 em làm vào bảng phụ và trình bày cách làm) - 4 HS lên bảng làm và trình bày - Lớp làm nháp - HS nêu : Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ 2 đảo ngược - Lớp làm vào vở - HS nêu - 3 HS lên bảng làm và trình bày cách làm - HS làm bài vào vở - Lớp nhận xét - HS dưới lớp nhận xét, bổ sung - HS làm vở nháp - Lớp nhận xét bài của 2 nhóm 4 Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Dặn HS làm VBT. ____________________________________ TIẾT: 2 KĨ THUẬT: (Giáo viên bộ mơn dạy) ______________________________________ TIẾT: 3 TẬP LÀM VĂN: Ôn tập về tả cảnh I. Mục đích – yêu cầu: - Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh - một dàn ý với ý của riêng mình. - Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh - trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin. - Giáo dục HS yêu thích môn văn, viết văn có cảm cảm xúc, sinh động. II. Chuẩn bị: -Bảng lớp viết 4 đề văn. - Một số tranh ảnh nếu có phục vụ yêu cầu của đề. - Bút dạ và 4 tờ giấy khổ to để HS lập dàn ý cho 4 đề. III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 1 HS lên bảng trình bày dàn ý 1 bài văn tả cảnh đã viết ớ tiết TLV trước. - Giáo viên nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: Giới thiệu bài , ghi đề. Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1 : Hướng dẫn HS lập dàn ý. - Gọi HS đọc bài 1 a) Lập dàn ý: - GV viết 4 đề bài lên bảng lớp. - GV yêu cầu HS đọc lại 4 đề. - Chọn một đề miêu tả 1 trong 4 cảnh đã nêu. Các em nhớ chọn cảnh mà các em đã thấy, đã ngắm nhìn hoặc đã quen. -GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà. - Gọi HS đọc gợi ý SGK - Dựa vào gợi ý, mỗi em lập dàn ý cho riêng mình. - GV phát giấy cho 4 HS (4 HS lập dàn ý của 4 đề khác nhau). - Cho HS trình bày dàn ý. - GV nhận xét và bổ sung để hoàn chỉnh 4 dàn ý trên bảng lớp. Hoạt động 2 : Trình bày miệng bài văn tả cảnh - Gọi HS đọc đề bài 2. - GV nhắc lại yêu cầu. - Cho HS trình bày miệng dàn ý. * Lưu ý HS dàn ý phải đủ bố cục, lựa chọn các chi tiết chính để trình bày. + Mở bài + Thân bài + Kết bài - GV nhận xét, bổ sung thêm - Cho lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt, bình chọn người trình bày hay nhất. -1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm trong SGK. -1 HS đọc gợi ý trong SGK, cả lớp lắng nghe. - 4 HS làm dàn ý vào giấy lên dán trên bảng lớp. - HS trình bày dàn ý. - Lớp nhận xét và bổ sung. - HS tự hoàn chỉnh dàn ý của mình. -1 HS đọc yêu cầu của bài 2. - HS dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng trước lớp. - 3 – 4 HS xung phong trình bày dàn ý - Lớp trao đổi, thảo luận. 4. Củng cố – dặn dò: - GVnhận xét tiết học. - Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh trong tiết TLV cuối tuần 32. __________________________________ TIẾT: 4 LỊCH SỬ: Lịch sử địa phương __________________________________ TIẾT: 5 Sinh hoạt lớp tuần 31 I. Mục tiêu: + Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 31 và lên kế hoạch tuần 32. + HS có ý thức tự giác trong học tập và tham gia như các hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch hoạt động ngoài giờ cũng như các hoạt động của nhà trường. II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ. III. Tiến hành sinh hoạt lớp: 1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 31: - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt. * Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên. - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên. - Lớp trưởng nhận xét chung. - GV nghe giải đáp, tháo gỡ. - GV tổng kết chung: a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ. b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn. c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài. Tham gia tích cực phong trào thi đua giành “Hoa điểm tốt”. Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ xấu, trình bày bài cẩu tha. - Tham gia kiểm tra khảo sát kết quả tương đối tốt. d) Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, tích cực trong công tác trực tuần, chăm sóc công trình măng non, 2 .Kế hoạch tuần 32: - Học chương trình tuần 32. - Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, các tổ trưởng – lớp trưởng cần cố gắng và phát huy tính tự quản.Chăm sóc công trình măng non theo sự phân công. - Nhắc nhở cha mẹ đóng góp các khoản tiền quy định. - Tham gia học bồi dưỡng, phụ đạo đầy đủ. - Hưởng ứng tích cực thi đua đợt 4 học tốt giành nhiều điểm tốt. - Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp. - Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
Tài liệu đính kèm: