Bài soạn lớp 5 - Lô Thanh Ngọc - Tuần 7

Bài soạn lớp 5 - Lô Thanh Ngọc - Tuần 7

I.Mục đích yêu cầu:

- Luyện đọc :

+ Đọc đúng: những từ phiên âm tiếng nước ngoài : A- ri-ôn, Xi-xin .Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.

* CKT-KN:

- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

- Hiểu các từ ngữ trong bài: dong buồm, kì la, hành trình và phần giải nghĩa trong SGK.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quí của loài cá heo đối với con người.

- Gio dục HS biết yêu quí loài cá có ích này.

II.Chuẩn bị: - GV : Tranh SGK phóng to, bảng phụ.

 - HS : Xem trước bài trong sách.

 

doc 36 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1007Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Lô Thanh Ngọc - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 7
Thứ hai ngày 30 tháng 09 năm 2013
TIẾT: 1
CHÀO CỜ:
TIẾT 2:
TẬP ĐỌC:
Những nguời bạn tốt. 
I.Mục đích yêu cầu: 
- Luyện đọc :
+ Đọc đúng: những từ phiên âm tiếng nước ngoài : A- ri-ôn, Xi-xin .Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
* CKT-KN:
- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: dong buồm, kì la,ï hành trình và phần giải nghĩa trong SGK.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quí của loài cá heo đối với con người.
- Giáo dục HS biết yêu quí loài cá có ích này.
II.Chuẩn bị: - GV : Tranh SGK phóng to, bảng phụ. 
 - HS : Xem trước bài trong sách.
III.Các HĐ dạy - học:
1.Ổn định: nề nếp
2. Bài cũ: “Tác phẩm của Si-le và tên phát xít”
H: Nhà văn Đức được ông cụ người Pháp đánh giá như thế nào ?
H. Lời đáp của ông cụ cuối bài ngụ ý nói gì ? 
H. Nêu đại ý bài ? 
3. Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn đến hết bài (2-3 lượt.). Đoạn I đọc chậm hai câu đầu, những câu sau đọc diễn tả tình huống nguy hiểm .
 Đoạn I giọng sảng khoái, thán phục .
- Lần 1: theo dõi và sửa sai phát âm cho HS.
- Lần 2: Hướng dẫn ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
- Lần 3: HS đọc phần giải nghĩa trong SGK. GV Kết hợp giải nghĩa thêm: dong buồm : là dương cao buồm để lên đường.
kì lạ : một câu chuyện lạ khác thường
- Gọi 1 - 2 HS đọc cả bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
Họat động 2: Tìm hiểu bài:
 - Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
+ Đoạn1 (từ đầu  đất liền)
H: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ?
(vì thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham,cứơp hết tặng vật của ông đòi giết ông?)
H: Nêu ý đoạn 1?
-Chốt ý: Ý1: Tình huống nguy hiểm mà A-ri-ôn đang gặp phải
+ Đoạn 2: Phần còn lại
H. Điều gì đã xẩy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
H. Qua câu chuyện em thấy cá heo đáng yêu, đáng quí ở điểm nào?
H. Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo với nghệ sĩ A-ri-ôn ? 
- GV chốt ý : Ý 2 : Cá heo là một loài cá thông minh, có ích. 
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn rút ra ý nghĩa truyện.
- Giáo viên chốt ý nghĩa:
* Ý nghĩa: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của loài cá heo đối với con người
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm
+ Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2. Nhắc HS chú ý nhấn mạnh các từ ngữ :Đã nhầm, đàn cá heo, say sưa thưởng thức, nhanh hơn, toàn bộ, không tin..và nghỉ hơi sau các từ ngữ nhưng, trở về đất liền.
- GV đọc mẫu đoạn văn cần luyện đọc. 
- Gọi HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
- Gọi một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
- Nối tiếp nhau đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo.
- 1 em đọc. cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK.
- Lắng nghe.
1-2 em đọc, cả lớp theo dõi. 
- Lắng nghe
- Thực hiện đọc thầm và trả lời câu hỏi. Nhận xét, bổ sung.
- 2-3 HS nêu, bạn khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- Cả lớp đọc thầm. thảo luận nhóm bàn để trình bày các nội dung GV yêu cầu.
- 2-3 HS nêu, mời bạn nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 4 HS thực hiện đọc. Cả lớp lắng nghe, nhận xét bạn đọc đã đúng chưa.
- Lắng nghe, theo dõi.
- 3-4 cặp HS đọc, lớp theo dõi, nhận xét.
- Đại diện nhóm đọc, lớp theo dõi, nhận xét.
4.Củng cố – Liên hệ: 
- Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc ý nghĩa.
H. Qua bài học hôm nay, em học biết thêm điều gì ở cá heo ?
5. Nhận xét – Dặn dị: 
 - GV. Nhận xét tiết học.
----------------------------------------
TIẾT: 3
TỐN:
Luyện tập chung.
I. Mục tiêu :
- Ôn lại quan hệ giữa 1 và ;vàvà
- Giải toán liên quan đến trung bình cộng.
- Rèn kỹ năng tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số, kĩ năng giải toán PS liên quan đến trung bình cộng.
- Các em có ý thức, thái độ học tập chăm chỉ.
II. Chuẩn bị : - GV : Nội dung - HS : xem bài trước
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định : Nề nếp
2. Kiểm tra: 1)Tính: + + 
 2) Giải bài tập 4 (Tr32) 
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1 : Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập. 
Bài 1
Giáo viên ghi bảng bài 1(a)
 a) 1 gấp bao nhiêu lần ?
- Y/C một học sinh làm bài và nêu cách làm
H: Vậy 1 gấp bao nhiêu lần ? 
Tương tự Y/C học sinh làm bài cá nhân GV gọi 2 học sinh lênbảng làm (b; c) . 
Y/C học sinh nhận xét bài bạn làm
H: em có nhận xét gì về mối quan hệ :
a) 1 gấp ? Lần ( 10 lần)
b) gấp ? Lần (10lần)
c) gấp? lần (10lần)
GV chốt ý học sinh vừa nhận xét
Bài 2:Học sinh nêu yêu cầu đề bài ? (tìm x) 
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, gọi một số học sinh lên bảng sửa bài, nêu lại cách thực hiện
HĐ 2 : Ôn về giải toán .
Bài 3: 1HS đọc đề bài.
-Yêu cầu học sinh tìm hiểu đề.
H. Bài toán cho biết gì ?
H. Bài toán tìm gì ?
- HĐ thảo luận nhóm bàn, về cách giải bài toán.
- Giáo viên chấm những học sinh làm xong trước. 
- GV nhận xét bài HS làm trên bảng và làm vở đã chấm.
-1học sinh làm và nêu cách làm bài 
a) 1 : = 1 x = 10 (lần)
- HS trả lời
- Cả lớp làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài
b)gấp bao nhiêu lần ?
c) gấp bao nhiêu lần ?
-HS nhận xét.
-Học sinh thảo luận nhóm 2 cách làm các bài tìm x.(2phút)
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Học sinh nhận xét bài của bạn làm kiểm tra chéo lẫn nhau.
- 1 em đọc đề. Lớp đọc thầm.
- Học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
- Thảo luận nhóm bàn.
- Giải toán nhanh vào vở. 1 HS lên bảng.
- Học sinh nhận xét bài trên bảng.
- HS dò bài, sửa nếu sai
-HS trả lời, nhắc lại cách giải toán TB cộng.
4.Củng cố – Liên hệ: 
- H. Các em vừa giải bài toán dạng gì ? GV chốt lại nội dung luyện tập
5.Nhận xét - Dặn dò : - Hướng dẫn học sinh làm bài 4 ở nhà .
 - Nhận xét tiết học.
---------------------------------------
TIẾT: 4
ĐẠO ĐỨC:
Nhớ ơn tổ tiên(tiết 1)
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh biết trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ. 
- Hình thành và rèn cho học sinh ý thức giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình,họ hàng bằng những việc làm phù hợp với sức mình.
- Giáo dục các em long biết ơn tổ tiên, tự hào về truyền thống gia đình, họ hàng.
II. Chuẩn bị : 
- GV : Tranh vẽ, tư liệu nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương (nếu có).
- HS : Xem trước bài, sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, truyện . nói về lòng biết ơn tổ tiên.
1.Ổn định : Chuyển tiết 
2. Bài cũ : H. Kể một tấm gương về lòng vượt khó mà em biết ? 
3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1 : Tìm hiểu nội dung truyện “Thăm mộ”
MT: Giúp HS biết một biểu hiện của lòng biết ơn.
Mời một học sinh kể chuyện “Thăm mộ”
- Y/c HS thảo luận nhóm 2 em tìm hiểu các nội dung sau:
H. Nhân ngày tết cổ truyền, bố Việt đã làm gì để biết ơn tổ tiên?
H. Theo em bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên?
H. Vì sao Việt muốn lau dọn nhà giúp mẹ?
- GV gọi học sinh trả lời các câu hỏi.
- GV chốt ý : Câu chuyện trên đã cho các em thấy : Ai cũng có tổ tiên gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện bằng những việc làm cụ thể.
- GV nêu câu hỏi học sinh rút ra bài học.
Ghi nhớ:(SGK)
HĐ 2: Làm bài tập 1 SGK.
MT: HS biết những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.GV phát phiếu ghi nội dung yêu cầu của bài tập cho từng nhóm.
- Đại diện nhóm nêu yêu cầu của bài tập.
“Những việc làm nào dưới đây biểu hiện lòng biết ơn”
- GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và kết luận HĐ 3 : Tự liên hệ bản thân
- GV yêu cầu học sinh tự bản thân mình kể cho bạn bên cạnh nghe những việc mình đã làm thể hiện lòng biết ơn hay những việc mình làm chưa tốt .
- Gọi một số em kể lại.
- GV khen những em đã có những việc làm tốt, nhắc nhở học sinh học tập theo bạn.
HĐ 4 : Các tổ thi trưng bày tranh đã sưu tầm
- Các nhóm lên dán tranh, đại diện nhóm thuyết minh tranh, đọc ca dao, tục ngữ thơ về chủ đề tổ tiên.
- GV tuyên dương nhóm có sự chuẩn bị tốt, sưu tầm được nhiều tài liệu cho bài học.
- Thảo luận nhóm 2
- HS trả lời lần lượt từng câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe, bổ sung các ý chưa đầy đủ.
- HS nhắc bài học.
-Học sinh làm việc theo nhóm trên phiếu.
- Trình bày ý kiến thảo luận, mời nhóm bạn nhận xét.
- HS theo dõi.
-2-3 em kể trao đổi với nhau.
-Vài em lần lượt trình bày.
- Các nhóm dán tranh, đọc tục ngữ, thơ
- Trình bày thuyết minh, nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố – Liên hệ: 
- Học sinh nhắc lại ghi 
- H. Kể một số việc làm thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
 	5. Dặn dò : 
- Về học bài. Chuẩn bị tiết sau : Nhớ ơn tổ tiên (tiết 2)
- Giáo viên nhận xét tiết học.
---------------------------------------------
TIẾT: 5
THỂ DỤC:
(Giáo viên bộ mơn dạy)
Thứ ba ngày 01 tháng 10 năm 2013
TIẾT: 1
TOÁN:
Khái niệm số thập phân
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân 
- Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản.
- Rèn kĩ năng đọc, viết số TP.
- HS trình bày bài cẩn thận, khoa học.
II. Chuẩn bị: - GV : Bảng phụ. 	 
 - HS : Chuẩn bị sách giáo khoa và vở toán.
III. Các hoạt động da ... ề chuyển số đo viết dưới dạng số thập phân thành số đo viết dưới dạng số tự nhiên với đơn vị đo thích hợp.
 - Rèn kỹ năng chuyển đổi phân số TP thành số thập phân.
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.
II. Chuẩn bị : - GV: phiếu học tập.
 - HS: Xem trước bài.
III. Các họat động dạy và học:
1.Bài cũ: H: Nêu cách đọc viết số thập phân ? Đọc các số TP : 6,9 ; 0,087. 
H: viết số thập phân sau thành hỗn số có chứa phân số thập phân: 6, 33; 21, 908 
2.Bài mới: - Giới thiệu bài - Ghi đề .
Họat động Của GV
Họat động của HS
HĐ1:Củng cố cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
Bài 1: HS nêu yêu cầu đề bài.
- GV ghi bảng .
- H: Có nhận xét gì về phân số thập phân trên?
(phân số TP này có tử số lớn hơn mẫu số).
- Ta sẽ chuyển phân số thập phân này về hỗn số bằng cách sau?
-Yêu cầu HS đặt tính thực hiện phép chia 162 : 10 và nêu kết quả? (kết quả phép chia là 16 và dư 2)
-GV nêu và viết lên bảng, thương các em vừa tìm là phần nguyên (của hỗn số) .Ta viết phần nguyên đó kèm theo một phân số mà tử số là số dư của phép chia và mẫu số là số chia. Vậy ta có: = 16 
-Yêu cầu học sinh thực hành chuyển phân số thập phân thành hỗn số .
= 73 ; = 56 ; .
-GV nhận xét sửa sai.
- Yêu cầu HS nhớ lại cách viết hỗn số thành số thập phân (đã học bài trước) để chuyển các hỗn số vừa tìm thành số thập phân.
73= 73,4 ; 56 = 56, 08 ;
Bài 2 : Học sinh nêu yêu cầu đề bài . Lớp làm bài vào vở
-GV nhắc học sinh viết ngay kết quả là STP không qua bước chuyển về hỗn số .
VD: = 4,5 ; .
HĐ2: Củng cố viết số TP thành số đo viết dưới dạng STN với đơn vị đo thích hợp.
GV hướng dẫn HS làm mẫu để giải thích 2,1m = 21dm 
 2,1m = 2m = 2m1dm=21 dm.
-Yêu cầu học sinh làm bài vào vở, gọi một số em lên bảng làm. (nhắc HS khi làm bỏ qua bước trung gian)
-GV nhận xét, sửa sai.
-GV chốt lại các nội dung bài luyện tập cho học sinh làm phiếu. Tính nhanh kết quả.
-GV phát phiếu, HS làm trong thời gian qui định, nhận xét kết quả.
 Điền kết quả vào chỗ trống:
 a) =	 b) =  , 
- 1 em nêu yêu cầu đề bài.
-HS nhận xét và thực hiện phép chia, nêu kết quả.
- HS nối tiếp lên bảng làm theo mẫu. Lớp làm vở nháp, theo dõi và nhận xét bài bạn làm.
-HS tiếp tục lên bảng chuyển các hỗn số thành số thập phân. Lớp hoàn thành yêu cầu phần (b) của bài tập.
-HS nêu yêu cầu bài 2.
-HS làm bài vào vở.
- Một học sinh lên bảng làm.
-nhận xét bài làm của bạn.
- Đổi vở chấm đ/s.
-HS làm bài, sửa bài.
-HS nhận phiếu làm bài
4. Củng cố – Liên hệ: 
-Nhắc lại cách chuyển phân số thập phân về STP
5.Nhận xét - Dặn dò: 
- Về làm bài tập 4. HD bài 4
- Nhận xét tiết học.
TIẾT: 2
TẬP LÀM VĂN:
Luyện tập tả cảnh
I.Mục đích yêu cầu:
 - Dựavào kết quả quan sát một cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sônh nước, HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét nổi bật,cảm xúc của người tả.
 -Rèn kĩ năng viết đoạn văn.
 -HS có ý thức, tình cảm gần gũi với thiên nhiên, sông nước.
II. Đồ dùng dạy học: - GV : - Một số bài văn,đoạn văn hay tả cảnh sông nước.
 - HS : Dàn bài tả cảnh sông nước.
III. Các Họat động dạy –học :
1. Bài cũ: 
- H: Em hãy cho biết vai trò của câu mở đoạn trong mỗi đoạn văn, bài văn? 
- H : Đọc câu mở đoạn của em (BT3) tiết trước?
 3. Bài mới: - GV giới thiệu bài – Ghi đề.
Họat động của GV
Họat động của HS
HĐ1: Gợi ý hướng dẫn viết đoạn văn.
 -GV kiểm tra phần dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của học sinh.
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài,cả lớp đọc thầm đề bài.
-Gọi một số học sinh nêu phần chọn để chuyển thành đoạn văn.
-GV nhắc nhở học sinh một số chú ý khi lựa chọn và cách viết đoạn văn.
* Tr ong thân bài thường có thể gồm nhiều đoạn, nên chọn một phần tiêu biểu thuộc thân bài để viết một đoạn văn ngắn.
* Chú ý câu mở đầu của đoạn phải nêu ý bao trùm của toàn đoạn.
* Các câu trong đoạn phải có sự gắn bó về ý và làm nổi bật được đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc người viết.
- GV đọc cho học sinh nghe một số đoạn văn hay, có thể gọi một số em nhận xét về chủ đề, nội dung của đoạn.
HĐ2: Học sinh luyện tập viết đoạn văn.
-HS viết đoạn văn, GV theo dõi học sinh ,uốn nắn,giúp đỡ một số HS yếu.
- Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn văn,giáo viên nhận xét cho điểm.
-Yêu cầu cả lớp bình chọn người viết văn hay nhất, có nhiều sáng tạo nhất.
GV tuyên dương học sinh những học sinh viết hay, nhắc những học sinh viết chưa đạt về nhà viết lại.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm. 
- Vài HS nêu ý lựa chọn của mình.
-HS theo dõi.
- 1-2 HS nhận xét.
- Cả lớp làm bài viết
- Nhận xét bài làm của bạn.
-HS nêu ý kiến bình chọn.
-HS lắng nghe.
4. Củng cố – Liên hệ:
 H: Khi viết đoạn văn cần chú ý điều gì?
5. Nhận xét - Dặn dò: 
- Về luyện viết nhiều đoạn văn với chủ đề khác nhau .
 - Chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
------------------------------------------
TIẾT: 3
LỊCH SỬ:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
 - Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
 - Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kì cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi.
- Giáo dục học sinh lòng biết ơn, niềm tự hào về lãnh tụ dân tộc .
II. Chuẩn bị: - GV : Ảnh trong SGK
 -Tư liệu về bối cảnh ra đời của Đảng (nếu có).
III. Các Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
H: Khi ra nước ngoài Nguyễn Tất Thành gặp những khó khăn gì ? 
 H: Tại sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? 
3. Bài mới :
- GV giới thiệu bài – Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của việc thành lập Đảng.
- GV kể tóm tắt bài đọc trong SGK.
- Tổ chức cho HS HĐ nhóm.
- GV dẫn dắt vấn đề : Từ giữa năm 1926 -1927, phong trào nước ta phát triển rất mạnh mẽ. Từ tháng 6 đến tháng 9 -1929 Việt Nam lần lượt ra đời 3 tổ chức cộng sản. Các tổ chức này đã lãnh đạo phong trào chống Pháp, giúp đỡ nhau, nhưng một mặt lại công kích, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Tình hình thiếu sự thống nhất không thể kéo dài.
- GV nêu câu hỏi (Đã ghi ở phiếu giao việc cho HS): Tình hình trên đặt ra yêu cầu gì?
(Cần sớm thống nhất các tổ chức thành một đảng duy nhất)
H: Việc này chỉ có thể ai mới làm được ? 
(Chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới làm được)
H: Vì sao chỉ có “Người” mới cò thể thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam? (câu hỏi dành cho HS khá giỏi)
(vì Ngyyễn Ái Quốc là người hiểu biết sâu sắc,là ngươì có tinh thần yêu nước, đã tìm ra con đường cứu nước và được nhiều người yêu nước Việt Nam ngưỡng mộ)
-GV nhận xét chốt lại các ý kiến.
HĐ2:Tìm hiểu về diễn biến hội nghị thành lập Đảng.
-Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, HS đọc SGK cho biết:
H: Hội nghị thành lập đảng diễn ở đâu, diễn ra thời gian nào? (Hồng Công -Trung Quốc, đầu xuân 1930)
H: Chủ trì hội nghị là ai? (Nguyễn Ái Quốc )
H: Hội nghị đã mang lại kết quả gì?
(Đã hợp nhất 3 tổ chức Đảng thành một Đảng duy nhất,lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam, đề ra đường lối cách mạng VN)
-GV nhận xét, bổ sung, và cho HS biết thêm một số thông tin như: ngày thành lập Đảng, đại biểu tham dự
HĐ3: Tìm hiểu ý nghĩa của Việc thành lập Đảng:
H: Việc thành lập đảng có ý nghĩa như thế nào?
- GV thống nhất đưa ra kết luận:
(Cách mạng Việt Nam có một Đảng duy nhất lãnh Đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn. Ngày 3-2 trở thành ngày kỉ niệm lớn của dân tộc).
-Gọi học sinh nhắc lại ý nnghĩa.
-HS theo dõi SGK, đọc thầm.
-HS nhận phiếu ghi nội dung thảo luận.
-HS thảo luận nhóm. 
-Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Lắng nghe. 
-HS đọc SGK trả lời.
- HS nhận xét bổ sung.
- HS thảo luận nhóm bàn, phát biểu ý kiến về ý nghĩa của việc thành lập Đảng.
 -1 HS nhắc lại.
4.Củng cố – Liên hệ: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/16
5. Nhận xết – Dặn dò: - Về học bài, chuẩn bị : “Xô viết Nghệ-Tĩnh”.
----------------------------------
TIẾT: 4
MĨ THUẬT
(Giáo viên bộ mơn dạy)
TIẾT: 5
Sinh hoạt cuối tuần 7
I. Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
- HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:
1 .Đánh giá lại tình hình của lớp trong tuần 7:
- Tổ trưởng nhận xét, xếp loại tổ mình.
- Lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp trong tuần qua.
- GV nhận xét chung về: 
 + Nề nếp, sĩ số: Vẫn cịn tồn tại tình trạng vắng học vơ lí do như em:.
 +Học tập: ½ số học sinh khơng chịu học tập ở nhà.
+ Đồng phục, vệ sinh cá nhân – trường(lớp): Đồng phục thực hiện tốt. Vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch sẽ.
 + Các hoạt động khác: Thể dục giữa buổi khơng thực hiện được vì trời mưa liên tục các ngày trong tuần.
 - GV tuyên dương những HS thực hiện tốt.
 - Nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt.
2. Biện pháp khắc phục:
- Chấm dứt tình trạng khơng học bài, làm bài ở nhà.
- Giáo viên tăng cường cơng tác kiểm tra chặt chẽ hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5, Tuần 7.doc