I/ Mục tiêu:
- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo được một số hình đã học.
II/ Đồ dùng daỵ học:
- Vẽ hình
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức : Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
3.Bài mới:
a- Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu của tiết học.
b- Kiến thức:
Ngày soạn : Thứ bảy ngày 5 tháng 1 năm 2013. Ngày dạy : Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2013 ( Chuyển day : Ngày ./ /. ) Tuần 21 : Tiết 101 : Toán Bài 101: Luyện tập về tính diện tích I/ Mục tiêu: - Tính được diện tích một số hình được cấu tạo được một số hình đã học. II/ Đồ dùng daỵ học: - Vẽ hình III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức : Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông. 3.Bài mới: a- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. b- Kiến thức: -GV vẽ hình lên bảng. -Có thể chia hình trên bảng thành những hình như thế nào? -Em hãy XĐ kích thước của mỗi hình mới tạo thành? -Cho HS tính diện tích mỗi hình nhỏ. -Tính diện tích cả mảnh đất như thế nào? -Thành 2 hình vuông và một hình chữ nhật. -HS XĐ: +2 hình vuông có cạnh 20 cm. +Chiều dài HCN: 25 + 20 + 25 = 70 (m) ; Chiều rộng HCN : 40,1 m. -HS tính. -Luyện tập: *Bài tập 1 (104): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Mời HS nêu cách làm. -GV hướng dẫn HS cách làm. -Cho HS làm vào vở, hai HS làm vào bảng nhóm. -Hai HS treo bảng nhóm. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (104): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm bài ở nhà. *Bài giải: C1: Chia mảnh đất thành 2 HCN sau đó tính: Diện tích HCN thứ nhất là: (3,5 + 4,2 + 3,5) x 3,5 = 39,2 (m2) Diện tích HCN thứ hai là: 6,5 x 4,2 = 27,3 (m2) Diện tích cả mảnh đất là: 39,2 + 27,3 = 66,5 (m2) Đáp số: 66,5 m2. C2: Chia mảnh đất thành một hình chữ nhật và hai hình vuông, rồi tính tương tự. 4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập. Tuần 21: Tiết 41 : Tập đọc Bài : Trí dũng song toàn I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn ,đọc phân biệt giọng của các nhân vật. - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự , quyền lợi của đất nước. II/ Đồ dùng daỵ học: - Tranh minh họa bài đọc. III/ Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức : Hát 2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc và trả lời các câu hỏi về bài Nhà tài trợ đặc biệt của CM. 3. Dạy bài mới: - Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. -Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: -Mời 1 HS giỏi đọc. -Chia đoạn. -Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. -Cho HS đọc đoạn trong nhóm. -Mời 1-2 HS đọc toàn bài. -GV đọc diễn cảm toàn bài. b)Tìm hiểu bài: -Cho HS đọc đoạn 1,2: +Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng? +Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh? +) Rút ý1: -Cho HS đọc đoạn còn lại: +Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh? +Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn? +)Rút ý 2: -Nội dung chính của bài là gì? -GV chốt ý đúng, ghi bảng. -Cho 1-2 HS đọc lại. c)Hướng dẫn đọc diễn cảm: -Mời HS nối tiếp đọc bài. -Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. -Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn từ chờ rất lâu đến sang cúng giỗ trong nhóm 3. -Thi đọc diễn cảm. -Đoạn 1: Từ đầu đến mời ông đến hỏi cho ra nhẽ. -Đoạn 2: Tiếp cho đến đền mạng Liễu Thăng. -Đoạn 3: Tiếp cho đến sai người ám hại ông. -Đoạn 4: Đoạn còn lại. -vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán. -HS nhắc lại. +) Giang Văn Minh buộc vua nhà Minh bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng. -Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phảI bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng và thấy ông -Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí vừa bất khuất. +) Giang Văn Minh bị ám hại. -HS nêu. -HS đọc. -HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn. -HS luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai. -HS thi đọc. 4-Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau. Khoa học Tiết 40: Năng lượng A. Mục tiêu: - HS nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. - Nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. B. Đồ dùng dạy học: - HS: Chuẩn bị theo nhóm: nến, diêm, ô tô đồ chơi chạy pin có đèn, còi. C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ. - Thế nào là sự biến đổi hoá học? Nêu vai trò của nhiệt và ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học? III. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Thí nghiệm *Mục tiêu: HS nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ, nhờ được cung cấp năng lượng. *Cách tiến hành: - Cho HS làm thí nghiệm và thảo luận: + Hiện tượng quan sát được là gì? + Vật bị biến đổi như thế nào? + Nhờ đâu vật có biến đổi đó? - Gọi đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. - GV kết luận như SGK 2. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận * Mục tiêu: HS nêu được một số ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. *Cách tiến hành: - Bước 1: Yêu cầu HS tự đọc mục Bạn cần biết trang 83 SGK, quan sát hình vẽ và nêu thêm các ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động đó. - Bước 2: Gọi đại diện một số HS báo cáo kết quả làm việc. + GV cho HS tìm và trình bày thêm các ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng. IV. Củng cố, dặn dò: - Nêu một số ví dụ về hoạt động cần năng lượng và chỉ ra nguồn năng lượng cần dùng cho hoạt động đó? - GV nhận xét tiết học. Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Năng lượng mặt trời. - Hát chuyển tiết. - Một vài HS trả lời bài cũ. Lớp theo dõi, nhận xét. - HS làm thí nghiệm theo nhóm 5 và thảo luận theo hướng dẫn của GV. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nghe. - HS trao đổi theo cặp: đọc thông tin, quan sát hình vẽ và tìm ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động đó. - Một số HS trình bày. Lớp nhận xét. - HS nghe, lấy thêm ví dụ - HS nhắc lại bài. - HS nghe. Tuần 21: Tiết 21 : Chính tả (nghe-viết) Bài viết : 21: Trí dũng song toàn Phân biệt âm đầu r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã I/ Mục tiêu: - Viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. -Làm bài tập 2 a 3 a. - HS Tiện chép được bài. II/ Đồ dùng daỵ học: -Phiếu học tập cho bài tập 2a. -Bảng phụ, bút dạ. III/ Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức : Hát 2. Kiểm tra bài cũ: HS làm bài 2 trong tiết chính tả trước. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b-Hướng dẫn HS nghe – viết: - GV Đọc bài viết. +Đoạn văn kể đIều gì? - Cho HS đọc thầm lại bài. - GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: sứ thần, thảm bại, ám hại, linh cữu, thiên cổ, - Em hãy nêu cách trình bày bài? - GV đọc từng câu cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài. - GV thu một số bài để chấm. - Nhận xét chung. - HS theo dõi SGK. -Giang Văn Minh khảng khái khiến vua nhà Minh tức giận , sai người ám hại ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cữu - HS viết bảng con. - HS viết bài. - HS soát bài. HS Tiện chép được bài 2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: * Bài tập 2: - Mời một HS nêu yêu cầu. -Cho cả lớp làm bài cá nhân. -GV dán 3 tờ giấy to đã chuẩn lên bảng lớp, mời 3 HS lên bảng thi làm bài. -Cả lớp và GV nhận xét, KL HS thắng cuộc * Bài tập 3: - Mời 1 HS đọc đề bài. - Cho HS làm vào bảng nhóm theo nhóm 7 - Mời một số nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Cho 1-2 HS đọc lại bài thơ và câu truyện. *Lời giải: - dành dụm, để dàng. - rành, rành rẽ. - cái giành. - dũng cảm. - vỏ. - bảo vệ. *Lời giải: Các từ cần điền lần lượt là: a) rầm rì, dạo, dịu, rào, giờ, dáng. b) tưởng, mãi, hãi, giải, cổng, phải, nhỡ. -HS nêu nội dung bài thơ và tính khôi hài của mẩu truyện cười. 4- Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai. Ngày soạn : Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2013. Ngày dạy : Thứ ba ngày 8 tháng 1 năm 2013. ( Chuyển day : Ngày ... / ./) Tuần 21: Tiết 102 : Toán Bài 102: Luyện tập về tính diện tích (tiếp theo) I/ Mục tiêu: - Tính được diện tích một số hình được cấu tạo được một số hình đã học. II/ Đồ dùng daỵ học: - Vẽ hình III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức : Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông. 3.Bài mới: a-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. b-Kiến thức: -GV vẽ hình lên bảng. -Có thể chia hình trên bảng thành những hình như thế nào? -GV đưa ra bảng số liệu. Em hãy XĐ kích thước của mỗi hình mới tạo thành? -Cho HS tính diện tích mỗi hình nhỏ. -Tính diện tích cả mảnh đất như thế nào? -Thành hình chữ nhật ABCD và hình tam giác ADE. -HS xác định các kích thước theo bảng số liệu -HS tính. 2.3-Luyện tập: *Bài tập 1 (105): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Mời HS nêu cách làm. -GV hướng dẫn HS giải. -Cho HS làm vào vở, hai HS làm vào bảng nhóm. -Hai HS treo bảng nhóm. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (106): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm ở nhà. * Bài giải: Chia mảnh đất thành 1 HCN và 2 hình tam giác, sau đó tính: Diện tích HCN AEGD là: 84 x 63 = 5292 (m2) Diện tích hình tam giác BAE là: 84 x 28 : 2 = 1176 (m2) Diện tích hình tam giác BGC là: (28 + 63) x 30 : 2 = 1365 (m2) Diện tích cả mảnh đất là: 5292 + 1176 + 1365 = 7833 (m2) Đáp số: 7833 m2. 4-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập. Tuần 21: Tiết 41 : Luyện từ và câu Bài : 41: Mở rộng vốn từ: Công dân I/ Mục tiêu: -Làm dược BT1,2. - Viết được đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu BT 3. II/ Đồ dùng dạy học: -Ba tờ phiếu khổ to đã kẻ bảng ở BT 2. -Bảng nhóm, bút dạ III/ Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức : Hát 2-Kiểm tra bài cũ: HS nêu phần kiến thức cần ghi nhớ ở tiết trước. 3- Dạy bài mới: a-Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. b- Hướng dẫn HS làm bài tập: *Bài tập 1 (18): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Cho HS làm việc cá nhân. 3 HS làm vào bảng nhóm. -Mời những HS làm vào bảng nhóm học sinh trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. *Bài tập 2(18): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm bài cá nhân. -GV dán 3 tờ phiếu khổ to lên bảng mời 3 HS lên thi làm bài đúng nhanh, sau đó từng em trình bày kết quả. -Cả lớp và ... ếp toàn bộ nội dung các bài tập. Cả lớp theo dõi. -GV hướng dẫn HS: +Đánh dấu phân cách các vế câu trong mỗi CG. +Phát hiện cách nối các vế câu giữa 2 câu ghép có gì khác nhau. +Phát hiện cách sắp xếp các vế câu trong 2 câu ghép có gì khác nhau. -Cho cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, làm bài -Mời học sinh nối tiếp trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng. *Bài tập 2: -Cho HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS làm bài cá nhân, -Mời 3 HS trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 2.3.Ghi nhớ: -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. -Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. 2.4. Luyện tâp: *Bài tập 1: -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS trao đổi nhóm 2. -Mời một số học sinh trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng. *Bài tập 2: -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Cho HS làm bài theo nhóm 7 vào bảng nhóm. -Mời đại diện một số nhóm HS trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3: -Cho HS làm vào nháp. -Chữa bài. *Bài tập 4: -Cho HS làm vào vở rồi chữa bài. *Lời giải: -Câu 1: Vì con khỉ này rất nghịch / nên các anh bảo vệ thường phải cột dây. +vì nên chỉ quan hệ nguyên nhân – KQ. +Vế 1 chỉ nguyên nhân, vế 2 chỉ kết quả. -Câu 2: Thầy phải kinh ngạc / vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. +Vì, thể hiện quan hệ nguyên nhân – KQ. +Vế 1 chỉ kết quả, vế 2 chỉ nguyên nhân. *Lời giải: -Các QHT: vì, bởi vì, nhờ, nên, cho nên, -Cặp QHT: vì nên ; bởi vì cho nên ; tại vì cho nên ; nhờ mà ; *VD về lời giải: a) Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai. *VD về lời giải: a) Tôi phải băm bèo, thái khoai bởi chưng (bởi vì) bác mẹ tôi nghèo. *Lời giải: a) Nhờ thời tiết thuận lợi nên lúa tốt. b) Tại thời tiết không thuận lợi nên lúa xấu. 3-Củng cố dặn dò: - Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. GV nhận xét giờ học. 4.Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài cho nội dung tiết tập làm văn giờ sau “ Bài luyện tập”. Ngày soạn : Thứ năm ngày 10 tháng 1 năm 2013. Ngày dạy : Thứ sáu ngày 11 tháng 1 năm 2013. ( Chuyển dạy : Ngày ... / ./ ) Tuần 21 : Tiết 105 : Toán Bài : Tiết 4: Toán $105: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. -Tự hình thành được cách tính và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. -Vận dụng được các quy tắc tính diện tích để giải một số bài tập có liên quan. II/Các hoạt động dạy học : 1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2-Nội dung: 2.1-Kiến thức: a) Diện tích xung quanh: -GV cho HS QS mô hình trực quan về HHCN. +Em hãy chỉ ra các mặt xung quanh của HHCN? -GV mô tả về diện tích xung quanh của HHCN. +Diện tích xung quanh của HHCN là gì? *Ví dụ: -GV nêu ví dụ. Cho HS quan sát hình triển khai. -Diện tích xung quanh của HHCN bằng diện tích HCN có các kích thước như thế nào? -Cho HS tự tính. *Quy tắc: (SGK – 109) -Muốn tính diện tích xung quanh của HHCN ta làm thế nào? b) Diện tích toàn phần: -Cho HS nêu diện tích toàn phần của HHCN. -Hướng dẫn HS tính Stp của HHCN trên. -Là tổng diện tích 4 mặt bên của HHCN. -Có kích thước bằng chiều dài bằng chu vi mặt đáy, chiều rộng bằng chiều cao của. -Sxq của HHCN là: 26 x 4 104 (cm2) -Quy tắc: (SGK – 109) -Stp của HHCN là:104 + 40 x 2 = 184(m2) *Bài tập 1 (110): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm vào nháp. -Cho HS đổi nháp, chấm chéo. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (110): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Mời HS nêu cách làm. -GV hướng dẫn HS giải. -Cho HS làm vào vở, hai HS làm vào bảng nhóm. -Hai HS treo bảng nhóm. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài giải: Diện tích xung quanh của HHCN đó là: (5 + 4) x 2 x 3 = 54 (m2) Diện tích toàn phần của HHCN đó là: 5 x 4 x 2 + 54 = 94 (m2) Đáp số: 94 (m2) *Bài giải: Diện tích xung quanh của thùng tôn là: (6 + 4) x 2 x 9 = 180 (dm2) Diện tích đáy của thùng tôn là: 6 x 4 = 24 (dm2) Thùng tôn không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng là: 180 + 24 = 204 (dm2) Đáp số: 204 dm2 4.Củng cố, dặn dò : -GV nhận xét giờ học, Nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học,làm bài 3. Tuần 21 : Tiết 42 : Tập làm văn Bài : 42: Trả bài văn tả người I/ Mục tiêu: -Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bàI văn tả người. -Biết tham gia sửa lỗi chung ; biết tự sửa lỗi ; viết lại được một đoạn cho hay hơn. II/ Đồ dùng dạy học: -Bảng lớp ghi 3 đề bài; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp. III/ Các hoạt động dạy-học: 1-Kiểm tra bài cũ: 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Nhận xét về kết quả làm bài của HS. GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để: a) Nêu nhậnn xét về kết quả làm bài: -Những ưu điểm chính: +Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục. -Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế. b) Thông báo điểm. 2.3-Hướng dẫn HS chữa lỗi: a) Hướng dẫn chữa lỗi chung: -GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng -Mời HS lên chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp. -HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng. b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài: -HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi. -Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi. -GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc. c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay: + GV đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay. + Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. - Viết lại một đoạn văn trong bài làm: + Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại. + Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại . -HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân. -HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại. -HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi. -HS đổi bài soát lỗi. -HS nghe. -HS trao đổi, thảo luận. -HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng. -Một số HS trình bày. 3- Củng cố – dặn dò: -GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài được điểm cao. -Dặn HS chuẩn bị bài sau. 4.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ KT . Thu bài . Về xem trước bài. Khoa học Tiết41: Năng lượng mặt trời A. Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện, B. Đồ dùng dạy học: - GV: Một số hình ảnh về sử dụng năng lượng mặt trời. Máy tính bỏ túi chạy bằng năng lượng mặt trời. - HS: Xem trước bài. C. Các hoạt động dạy học: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Nêu một số ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc,và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó? III. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Thảo luận * Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên. * Cách tiến hành: - Cho HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi: + Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở những dạng nào? + Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống? + Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết, khí hậu? - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét, cung cấp thêm 2. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận * Mục tiêu: HS kể được một số phương tiện, máy móc, hoạt động,của con người sử dụng phương tiện mặt trời. *Cách tiến hành: - Bước 1: Yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4 SGK/84, 85 và thảo luận nhóm theo các nội dung: + Kể một số VD về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hằng ngày. + Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời. Giới thiệu máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời. +Kể một số VD về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương. - Bước 2: Gọi đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, bổ sung. 3. Hoạt động 3: Trò chơi * Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức đã học về vai trò của năng lượng mặt trời. * Cách tiến hành: - Mời 2 nhóm tham gia (mỗi nhóm 5 HS). - GV vẽ 2 hình mặt trời lên bảng. Từng thành viên của 2 nhóm lên ghi 1 vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên Trái đất sau đó nối với hình mặt trời. - Sau thời gian 1 phút nhóm nào ghi được nhiều vai trò, ứng dụng thì nhóm đó thắng. - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. IV. Củng cố, dặn dò: - Nêu vai trò của năng lượng mặt trời trong tự nhiên? Nêu ví dụ. - GV nhận xét tiết học. Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Sử dụng năng lượng chất đốt. - Hát chuyển tiết. - Một số HS nêu ví dụ. Lps theo dõi, nhận xét. - HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS quan sát các hình vẽ trong SGK và thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 2 nhóm HS lên chuẩn bị tham gia chơi trò chơi. - HS theo dõi, nắm được cách chơi. - HS chơi trò chơi, lớp cổ vũ cho các bạn. Cả lớp nhận xét nhóm thắng cuộc. - HS trả lời câu hỏi củng cố bài. - HS nghe. Học sinh thực hành nặn theo hướng dẫn của giáo viên. :* Hoạt động 3: thực hành. Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh yếu -HS nhận xét bài nặn theo hướng dẫn của GV. -Học sinh bình chọn bài nặn đẹp. * Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài nặn: bố cục, tỉ lệ và đặc điểm của hình nặn. -GV nhận xét bài nặn của học sinh -Gợi ý HS xếp loại bài nặn theo cảm nhận riêng 3-Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học.HS về nhà chuẩn bị bài sau. 2.3-Luyện tập: *Bài tập 1 (110): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm vào nháp. -Cho HS đổi nháp, chấm chéo. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (110): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Mời HS nêu cách làm. -GV hướng dẫn HS giải. -Cho HS làm vào vở, hai HS làm vào bảng nhóm. -Hai HS treo bảng nhóm. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài giải: Diện tích xung quanh của HHCN đó là: (5 + 4) x 2 x 3 = 54 (m2) Diện tích toàn phần của HHCN đó là: 5 x 4 x 2 + 54 = 94 (m2) Đáp số: 94 (m2) *Bài giải: Diện tích xung quanh của thùng tôn là: (6 + 4) x 2 x 9 = 180 (dm2) Diện tích đáy của thùng tôn là: 6 x 4 = 24 (dm2) Thùng tôn không có nắp nên diện tích tôn dùng để làm thùng là: 180 + 24 = 204 (dm2) Đáp số: 204 dm2 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
Tài liệu đính kèm: