Bài soạn lớp 5 năm 2013 - 2014 - Tuần 11 (buổi 1)

Bài soạn lớp 5 năm 2013 - 2014 - Tuần 11 (buổi 1)

I. Mục tiêu:

 - Củng cố kỹ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.

 - So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.

 - Học sinh chăm chỉ học toán.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy học:

 1. Kiểm tra: ? Học sinh làm bài tập 3 (52)

 2. Bài mới: Giới thiệu bài.

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1087Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 5 năm 2013 - 2014 - Tuần 11 (buổi 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/11/2013	 TUẦN 11
Ngày dạy: Thứ hai ngày 04 tháng 11 năm 2013 
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
	- Củng cố kỹ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
	- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
	- Học sinh chăm chỉ học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	 1. Kiểm tra: ? Học sinh làm bài tập 3 (52)
 2. Bài mới:	 Giới thiệu bài.
Bài 1: Hướng dẫn học sinh làm cá nhân.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài 2: ? Học sinh tự làm cá nhân.
- Giáo viên chấm- nhận xét.
? Tính bằng cách thuận tiện.
a) 4,68 + 6,03 + 3,97
 = 4,68 + 10,00
 = 14,68
b) 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2
 = (6,9 + 3,1) + (8,4 + 0,2)
 = 10 + 8,6
 = 18,6
Bài 3: Hướng dẫn học sinh tự làm:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài 4: Học sinh tự làm.
Giáo viên chấm- nhận xét
3.Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét giờ
Học bài- Làm vở bài tập
Học sinh làm cá nhân, chữa.
a) 15,32 + 41,69 + 8,44
 = 57,01 + 8,44
 = 65,45
b) 27,05 + 9,38 + 11,23
 = 36,43 + 11,23
 = 47,66
- Học sinh làm cá nhân, chữa bảng.
c) 3,49 + 5,7 + 1,51 
 = (3,49 + 1,51) + 5,7
 = 5 + 5,7
 = 10,7
d) 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8
 = (4,2 + 6,8) + (3,5 + 4,5)
 = 11 + 8
 = 19
- Học sinh tự làm, chữa bảng.
3,6 + 5,8 > 8,9
 9,4
5,7 + 8,8 = 14,5
 14,5
7,56 < 4,2 + 3,4
 7,6
0,5 > 0,08 + 0,4
0,5 0,48
- Học sinh đọc đề, tóm tắt tự làm cá nhân.
Số m vài người đó dệt trong ngày thứ hai là:
28,4 + 2,2 = 30,6 (m)
Số m vài người đó dệt trong ngày thứ ba là:
30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Số m vài người đó dệt được trong cả ba ngày là:
28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m)
 Đáp số: 91,1 m
Tập đọc
Chuyện một khu vườn nhỏ
I. Mục đích yêu cầu: 
	- Học sinh đọc chôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn: giọng bé Thu hồn nhiên nhí nhảnh, giọng ông hiền từ, chậm rãi.
	- Từ ngữ: săm soi, cầu viện, 
	- Nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ chép đoạn: “Một sớm  đâu hả cháu”
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra:
	3. Bài mới:	Giới thiệu bài.
a) Luyện đọc:
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp rèn đọc đúng và giải nghĩa từ.
- Giáo viên đọc mẫu.
b) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung.
? Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
? Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
? Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công. Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
? Em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào?
? Nêu nội dung bài.
c) Luyện đọc diễn cảm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm.
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 3.
- Giáo viên bao quát- nhận xét.
4. Củng cố: 	- Nội dung bài.
	- Liên hệ - nhận xét.
5. Dặn dò:	Về đọc bài.
- 3 học sinh đọc nối tiếp, luyện đọc đúng và đọc chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1 đến 2 học sinh đọc lại toàn bài.
-  để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công.
- Cây quỳnh: lá dây, giữ được nước.
- Hoa ti gôn: Thò những cái dâu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu.
- Hoa giấy: Bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng.
- Cây đa ấn Độ : bật ra những búp đỏ hang nhọn nhất, xoè những tán lá nâu rõ to, 
- Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn hoa.
- Là nơi đất tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đều sinh sống làm ăn.
- Học sinh nêu.
- Học sinh đọc nối tiếp – củng cố.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
Chính tả (Nghe- viết)
Luật bảo vệ môi trường
I. Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh:
	- Nghe - viết đúng chính tả 1 đoạn trong Luật Bảo vệ môi trường.
	- Ôn lại những tiếng có từ ngữ chứa tiếng có âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ ng.
II.Đồ dung dạy học:
	- Bút dạ, giấy khổ to.	- Phiếu bốc thăm ghi bội dung bài 1.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe- viết:
- Giáo viên đọc đoạn cần viết.
- Tìm hiểu nội dung:
? Hoạt động bảo vệ môi trường là như thế nào?
- Hướng dẫn viết xuống dòng, viết hoa
-Giáo viên đọc chậm.
3.2. Hoạt động 2: Bốc thăm.
- Nhận xét.
3.3. Hoạt động 3: Nhóm: thi nhanh.
- Giáo viên phổ biến thi.
- Nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ. Dặn viết lại từ sai và chuẩn bi bài sau.
- Học sinh đọc lại.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh chép- chữa lỗi sai.
- Đọc yêu cầu bài 2b.
- Học sinh lần lượt “bốc thăm”- mở- đọc to- viết nhanh lên bảng.
- Nhận xét.
+ Đọc yêu cầu bài 2.
- Lớp chia làm 3 nhóm.
- Cử đại diện lên viết nhanh. 
(1 nhóm 3 em).
Ngày soạn: 01/11/2013	 
Ngày dạy: Thứ ba ngày 05 tháng 11 năm 2013 
Toán
Trừ hai số thập phân
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Biết trừ 2 số thập phân.
	- Rèn kĩ năng thực hiện phép trừ thành thạo, nhanh, đúng.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Phiếu học tập.
III .Hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra: Làm lại bài 3
	3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: 
. Hoạt động 1: hướng dẫn trừ 2 số thập phân.
. Ví dụ 1:
? Tính BC làm như thế nào?
? Đổi sang cm được: 4,29 m = 429 cm
 1,84 m = 184 cm
- Giáo viên kết luận: Thông thường ta đăt tính rồi làm như sau:
Ví dụ 2: 
- Ta đặt tính rồi làm như sau:
g Đưa ra qui tắc trừ 2 số thập phân.
Hoat động 2: lên bảng
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm.
- Nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 3: Làm bảng con:
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm.
- Còn lại làm bảng con.
- Nhận xét.
Hoạt động 4: Làm vở.
- Chấm vở 10 học sinh.
- Gọi lên bảng chữa 2 cách. 
3. Củng cố- dặn dò:
? Muốn trừ 2 số thập phân ta làm như thết nào. 	
- Nhận xét giờ.
- Dặn về làm bài tập, học bài, chuẩn bị bài sau.
- Đọc ví dụ 1.
+ Ta phải thực hiện phép trừ:
4,29 – 1,84 = ? (m)
 Hay: 
 429 – 184 = 245 (cm)
 Mà 245 cm = 2,45 m
Vậy 4,29 – 1,84 = 2,45 (m)
 (m) 
+ Thực hiện phép trừ như trừ số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
- Đọc ví dụ 2:
+ Coi 45,8 là 45,80 rồi trừ như trừ số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột vớ các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
sgk trang 53)
- 2 đến 3 học sinh nhắc lại.
- Đọc yêu cầu bài 1.
a) b) c)
- Đọc yêu cầu bài.
a) b) c)
- Đọc yêu cầu bài 3:
Giải:
Cách 1:
Số kg đường đã lấy ra là:
10,5 + 8 = 18,5 (kg)
 Số kg còn lại là:
 28,75 – 18,5 = 10,25 (kg)
Cách 2: 
Số kg đường còn lại sau khi lấy 10,5 kg là:
28,75 – 10,5 = 18,25 (kg)
Số kg đường còn lại sau khi lấy 8 kg là:
18,25 – 8 = 10,25 (kg)
 Đáp số: 10,25 kg
- 2 đến 3 học sinh trả lời.
Luyện từ và câu
Đại từ xưng hô
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Năm được khái niệm đại từ xưng hô.
	- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn; bước đầu biết sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong một văn bản ngắn. 
II. Đồ dùng dạy học:
	- Vở bài tập Tiếng việt lớp 5 tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
	A. Kiểm tra bài cũ:
	- Giáo viên nhận xét qua bài kiểm tra giữa học kì I.
	B. Dạy bài mới:
	1. Giới thiệu bài:
	2. Phần nhận xét:
Bài 1: 
? Đoạn văn có những nhân vật nào?
? Các nhân vật làm gì?
? Những từ nào chỉ người nói?
? Những từ nào chỉ người nghe?
? Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tời?
® Những từ chị, chúng tôi, con người, chúng, ta ® gọi là đại từ xưng hô.
Bài 2: 
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
+ Cách xưng hô của cơm:
+ Cách xưng hô của Hơ Bia:
Bài 3: 
- Tìm những từ em vần xưng hô với thầy, cô, bố, mẹ, anh chị em với bạn bè:
- Học sinh đọc nội dung bài tập 1.
- Hơ Bia, cơm và thóc gạo.
- Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau. Thóc gạo giận Hơ Bia, bỏ vào rừng.
- chúng tôi, ta.
- chị, các người.
- chúng.
- Học sinh đọc lời của từng nhân vật, nhận xét về thái độ của cơm và của Hơ Bia.
(Xưng là chúng tôi, gọi Hơ Bia là chị) Tự trọng, lịch sự với người đối thoại.
(Xưng là ta, gọi cơm là các người): Kiêu căng, thô lỗ, coi thường người đối thoại.
+ Với thầy cô giáo: em, con 
+ Với bố, mẹ: con.
+ Với anh: chị: em.
+ Với em: anh (chi)
+ Với bạn bè: tôi, tớ, mình 
	3. Phần ghi nhớ:	 	 - Học sinh đọc lại nội dung ghi nhớ sgk.
	4. Phần luyện tập:
Bài 1: 
- Giáo viên nhắc học sinh tìm những câu nói có đại từ xưng hô trong đoạn văn, sau đó tìm đại từ xưng hô.
- Giáo viên gọi học sinh làm bài rồi chữa.
Bài 2: 
- Giáo viên viết lời giải đúng vào ô trống.
C.Củng cố- dặn dò:
- Một học sinh đọc lại nội dung phần ghi nhớ trong bài.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Học sinh đọc thầm đoạn văn.
+ Thỏ xưng hô là ta, gọi rùa là chú em: kiêu căng, coi thường rùa.
+ Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh, tự trọng lịch sự với thỏ.
- Học sinh đọc thầm to đoạn văn.
- Học sinh suy nghĩ làm bài.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
- Một, hai học sinh đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đủ đại từ xưng hô.
Thứ tự cần điền vào ô trống: 1- tôi; 2- tôi; 3- nó; 4- tôi; 5- nó; 6- chúng ta.
Kể chuyện
Người đi săn và con nai
I. Mục đích, yêu cầu: 
	- Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ và lời gợi ý dưới tranh phỏng đoán được kết thúc.
	- Hiểu ý nghĩa truyện: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng.
	- Biết nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh hoạ trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: Kể chuyện một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương.
	3. Bài mới:	
	a) Giới thiệu bài.
	b) Giáo viên kể chuyện “Người đi săn và con nai”
- Giáo viên kể 4 đoạn + tranh (2 g 3 lần)
- Đoạn 5: Học sinh tự phỏng đoán.
Giáo viên hướng dẫn kể: Giọng chậm rãi, diễn tả rõ lời nói của từng nhân vật, bộc lộ cảm xúc ở những đoạn tả cảnh thiên nhiên, tả vẻ đẹp của con nai, tâm trạng người đi săn.
	c) Hướng dẫn học sinh kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
+ Kể từng đoạn câu chuyện.
- Đoán xem câu chuyện kết thúc như thế nào? Kể tiếp câu chuyện theo phỏng đoán đúng khống?
- Giáo viên kể tiếp đoạn 5.
+ Kể toàn bộ câu chuyện.
- ý nghĩa câu chuyện?
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà kể lại câu chuyện “Người đi săn và con nai”.
- Học sinh kể gắn với tranh.
- Kể theo cặp.
- Kể trước lớp.
- Học sinh trả lời.
+ Kể theo cặp g kể trước lớp.
- 1 g 2 học sinh kể toàn câu chuyện.
- Học sinh thảo luận và trả lời.
Hãy yêu quí và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý- Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên.
Kỹ thuật
Bày, dọn bữa ăn trong gia đình
I. Mục tiêu:
HS cần phải :
- Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II. Đồ dùng dạy học:
 ... an hệ ý giữa các câu.
? ý ở câu được nối với nhau bở cặp từ biểu thị quan hệ nào?
3.2. Ghi nhớ:
- Ghi bảng.
3.3. Luyện tập:
3.3.1. Bài 1: Nhóm đôi.
- Gọi nhóm trưởng đại diện từng nhóm lên trả lời.
- Nhận xét, chữa.
3.3.2. Bài 2: Nhóm bàn.
- Đại diện 1, 2 nhóm lên trình bày.
- Nhận xét giờ.
.3.3. Bài 3: Cá nhân.
- Nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ. Chuẩn bị bài sau.
- Lớp đọc thầm.
) và nối say mây với ấm nòng.
b) của nối tiếng hót dìu dặt với Hoạ Mi.
c) như nối không đơm đặc với hoa đào.
d) nhưng nối 2 câu trong đoạn.
a) Nêu ì: (điều kiện, giả thiết kết quả)
b) Tuy  nhưng: (quan hệ tương phản)
- 2, 3 học sinh đọc.
.-Thảo luận- trả lời tác dụng của từ in đậm.
- và nối Chim, Mây, Nước với Hoa.
- của nối tiếng hót kì diệu với Hoạ Mi.
- rằng nôíi cho với bộ phận đúng sau.
- và nối to với nặng.
- như nối rơi xuống với ai ném đá.
- với nối ngồi với ông nội.
- về nối giảng với từng loài cây.
+ Đọc yêu cầu bài.
a) “Vì  nên” (quan hệ nguyên nhân- kết quả)
b) “Tuy  nhưng” (quan hệ tương phản)
- Cá nhân làm
Ví dụ: Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Lan vẫn học giỏi.
Khoa hoc
Tre, mây, song
I. Mục tiêu: Giúp học sinh có khả năng:
- Lập bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song.
- Nhận ra 1 số đồ dùng hàng ngày làm bằng tre, mây, song.
- Nêu cách bảo quản cácđồ dùng bằng tre, mây,song được sử dụng trong gia đình.
II.Đồ dung dạy học:	- Tranh, ảnh sgk trang 46, 47.	
 - Phiếu học tập bài tập 1.
III . Hoạt động dạy- học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	3. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài: 
 Hoạt động 1: Làm việc với sách.
- Phát phiếu học tập ghi nội dung bài.
- Chia lớp làm 4 nhóm.
- Đọc sgk- thảo luận nhóm- trình bày.
- Đại diện lên trình bày.
- Nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
Thảo luận đưa ra những kết luận.
- Đại diện lên trình bày.
- Nhận xét.
Hoàn thành bảng sau:
Tre
Mây, song
Đặc điểm
- Cây mọc đứng cao khoảng 10- 15 m, thân rỗng, nhiều đốt.
- Cứng, có tính đàn hồi
- Cây leo, thân gỗ, dài, không phân nhánh, hình trụ 
Công dụng
- Làm nhà, đồ dùng trong gia đình 
- Đan lát, làm đồ mĩ nghệ.
- Làm dâu buộc bè, làm bàn, ghế.
Hình
Tên sản phẩm
Tên vật liệu
4
5
6
7
- Đòn gánh, ống đựng nước
- Bộ bàn ghế tiếp khách
- Các loại rổ, rá 
- Tủ, giá để đồ.
- Ghế
- Tre, ống tre.
- Mây, song.
- Tre, mây.
- Mây, song.
? Kể thêm 1 số đồ dùng mà em biết làm bằng tre, dong.
? Nêu cách bảo quản có trong nhà em.
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
Thể dục
Động tác toàn thân.Trò chơi: “chạy nhanh theo số”
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Học động tác toàn thân. Yêu cầu thực hệin cơ bản đúng động tác.
	- Chơi trò chơi: “chạy nhanh theo số”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Sân bãi, 1 còi.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Phần mở đầu:
- Giới thiệu bài:
- Khởi động:
- Nêu nhiệm vụ, yêu cầu bài.
+ Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
+ Xoay các khớp và chơi trò chơi.
	2. Phần cơ bản: 	
2.1. Ôn 4 động tác:
- Giáo viên hô, làm mẫu.
- Giáo viên hô, không làm mẫu.
2.2. Học động tác toàn thân:
- Giáo viên làm mẫu, hướng dẫn:
- Giáo viên làm mẫu, không hướng dẫn.
- Lớp trưởng hô.
- Giáo viên quan sát, uốn nắn.
2.3. Ôn 5 động tác đã học.
2.4. Chơi trò chơi:
“Vươn thở, tay, chân và vặn mình”
- Tập đồng loạt cả lớp.
- Học sinh tập 2 đến 3 lần.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh tập theo (2 đến 3 lần)
- Học sinh tập.
- Chia lớp tập theo nhóm tổ.
Ôn theo cả lớp. 
“Chạy nhanh theo số”.
- Chú ý đúng luật và đảm bảo an toàn khi chơi.
	3. Phần kết thúc:	
Thả lỏng.
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ. Dặn về nhà tập luyện.
- Hít sâu, vỗ tay, theo nhịp.
Ngày soạn: 01/11/2013	 
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 08 tháng 11 năm 2013 
Toán
Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
I. Mục tiêu : Giúp học sinh:
	- Nắm được quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
	- Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III . Hoạt động dạy- học:
	1. Kiểm tra: Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
	 2. Bài mới:	a) Giới thiệu bài.
	b) Giảng bài.
1. Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
+ Ví dụ 1: sgk.
- Giáo viên hướng dẫn cách tính chu vi hình tam giác.
- Đổi sang đơn vị nhỏ hơn để bài toán trở thành phép nhân 2 số tự nhiên.
- Nhận xét cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên?
+ Ví dụ 2: 0,46 x 12 = ?
g Quy tắc sgk.
* Lưu ý: 3 thao tác: nhân, đếm, tách.
2. Thực hành:
Bài 1: 
- Học sinh đọc đề g tóm tắt.
- Họcsinh nêu cách giải và có phép tính.
1,2 x 3 = ? (m)
- Đổi 1,2 m = 12 (dm)
12 x 3 = 36 (dm)
- Đổi 36 dm = 3,6 m
- Học sinh trả lời: 
+ Đặt tính (cột dọc)
+ Tính: như nhân 2 số tự nhiên:
g Đếm phần thập phân của thừa số thứ nhất có bao nhiêu chữ số ta dùng dấu phảy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số (một chữ số kể từ phải sang trái)
- Học sinh làm tương tự như trên.
Lớp nhận xét.
- Vài học sinh nhắc lại quy tắc nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên.
- Học sinh lên bảng.
Bài 2: GV treo bảng phụ
- Chữa bài
Bài 3: HD làm vở
-GV thu vở chấm và chữa bài
3. Củng cố –Dặn dò:
- Nhận xét giờ .Học bài
- Học sinh đọc yêu cầu và làm.
Thừa số 
Thừa số
Tính
3,18
 3
9,54
 8,07
 3
24,21
 2,389
 10
23,890
- Học sinh đọc đề g tóm tắt.
 Đáp số: 170,4 km.
Tập làm văn
Luyện tập làm đơn
I. Mục đích, yêu cầu: 
	- Củng cố kiến thức về cách viết đơn.
	- Viết được một lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắng gọn, rõ ràng thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Mẫu đơn in sẵn và 1 lá đơn.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: Đọc lại đoạn văn, bài văn trước?
	3. Bài mới:	a) Giới thiệu bài.
	b) Hướng dẫn học sinh viết đơn.
- Giáo viên giới thiệu mẫu đơn g xem lá đơn.
- Giáo viên hướng dẫn nội dung từng đề.
- Học sinh đoc yêu cầu bài tập.
- Học sinh nêu đề bài mình chọn (1 hay 2)
* Lưu ý: Trình bày lí do viết đơn (tình hình thực tế, những tác động xấu đã xảy ra hoặc có thể xảy ra) sao cho ngắn gọn, rõ, có sức thuyết phục để các cấp thấy rõ tác động nguy hiểm của tình hình đã nêu, tìm ngay biện pháp khắc phục ngăn chặn.
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Hoàn thành bài chưa xong và chuẩn bị tuần sau.
- Lá đơn sẽ làm vào vở bài tập.
- Nối tiếp đọc lá đơn g lớp nhận xét.
Địa lí
Lâm nghiệp và thuỷ sản
I. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh.
	- Biết dựa vào sơ đồ, biểu đồ để tìm hiểu về các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản của nước ta 
	- Biết được các hoạt động chính trong lâm nghiệp, thuỷ sản.
	- Nêu được tình hình phát triển và phân bố của lâm nghiệp, thuỷ sản.
	- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng, không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồn lợi thuỷ sản.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh ảnh về trồng và bảo vệ rừng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
	- Bản đồ kinh tế Việt Nam.
III.Hoạt động dạy- học:
	 1. Kiểm tra:
Ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
	2. Dạy bài mới:	a) Giới thiệu bài.
	b) Giảng bài.
1. Lâm nghiệp
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
? Hãy kể tên các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp?
? Em hãy nêu nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng của nước ta?
2. Ngành thuỷ sản.
* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm.
? Nước ta có điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản?
? Ngành thuỷ sản phân bố chủ yếu ở đâu?
- Giáo viên tóm tắt nội dung chính.
® Bài học sgk.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
- Học sinh quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi.
- Lâm nghiệp gồm có các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lầm sản khác.
- Từ năm 1980 ® 1995: diện tích rừng bị giảm do khai thác bừa bãi, đối xứng làm nương rẫy.
- Từ năm 1995® 2004: diện tích rừng tăng do nhà nước, nhân dân tích cực trồng rừng.
- Học sinh quan sát hình 4, 5 và trả lời câu hỏi.
- Vùng biển rộng có nhiều hải sản.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Người dân có nhiều kinh nghiệm.
- Nhu cầu về thuỷ sản ngày càng tăng.
- Phân bố chủ yếu ở những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.
Thể dục
Động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân.
Trò chơi “chạy nhanh theo số”
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
	- Ôn động tác: vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập đúng liên hoàn các động tác.
	- Ôn trò chơi: “Chạy nhanh theo số”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động, nhiệt tình.
II.Đồ dung dạy học:
	- Sân bãi, 1 còi.
III. Hoạt động dạy- học:
	1. Phần mở đầu:
- Giới thiệu bài:
- Khởi động:
- Nêu nhiệm vụ, mục tiêu giờ
+ Chạy chậm.
+ Xoay các khớp.
	2. Phần cơ bản: 	
2.1. Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số”
- Phổ biến luật chơi.
- Yêu cầu: vui chơi nhiệt tình, vui vẻ.
2.2. Ôn 5 động tác đã học:
- Nhận xét.
“Vươn thở, tay, chân và vặn mình”
- Tập đồng loạt cả lớp.
- Học sinh tập 2 đến 3 lần.
- Chia 4 tổ tập.
- Tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- Thi trình diễn giữa các tổ.
	3. Phần kết thúc:	
Thả lỏng.
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ. 
- Dặn về nhà ôn bài thể dục.
- Hít sâu.
Hoạt động tập thể
Sơ kết tuần - Kỹ năng giao tiếp nơi công cộng T2
I. Mục tiêu:
	- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần 11
	- Tham gia chơi các trò chơi – giao lưu với nhau.
	- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ
	- Có kỹ năng giao tiếp nơi công cộng
II. Đồ dùng dạy học
- Lớp trưởng tổng hợp điểm thi đua của từng cá nhân trong tổ, trong lớp
III. Các hoạt động dạy và học 
Tổ chức
Kiểm tra: Sự chuẩn bị của các cán bộ lớp 
Tiến hành:
a. Nêu mục đích yêu cầu giờ học
- Yêu cầu lớp trưởng cùng các cán bộ lớp đọc nội dung theo dõi thi đua
- Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm qua bản theo dõi thi đua.
b. Đề ra phương hướng, biện pháp khắc phục nhược điểm.
- Duy trì tốt nề nếp. Phát huy tinh thần tự quản 
- Các bạn khá, giỏi giúp đỡ bạn yếu
c. Kỹ năng giao tiếp nơi công cộng
IV- Hoạt động nối tiếp
c. Chơi trò chơi và Vui văn nghệ.
- Hát
- Lấy sổ theo dõi thi đua của tổ mình
- Lớp trưởng nhận xét chung. 
- Cả lớp lắng nghe
- Nhận xét, bổ xung ý kiến
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Thực hiện tốt nề nếp
- Học sinh phát biểu
- HS tự chọn trò chơi và chơi
- Vui văn nghệ.
- HS thảo luận rút ra kết luận

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI SOAN L5._TUAN 11.doc