Bài soạn lớp 5 năm 2013 - 2014 - Tuần 12 (buổi 2)

Bài soạn lớp 5 năm 2013 - 2014 - Tuần 12 (buổi 2)

I. Mục tiêu:

 - Học sinh biết tình thế “Nghìn cân treo sợi tóc” ở nước ta sau cách mạng tháng 8 /1945.

 - Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, đã vượt qua tình thế “Nghìn cân treo sợi tóc” đá như thế nào?

 - Lòng biết ơn của Đảng và Bác.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Các tư liệu về phong trào: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt”

 - Phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 6 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1166Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 5 năm 2013 - 2014 - Tuần 12 (buổi 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/11/2013	 TUẦN 12
Ngày dạy: Thứ hai ngày 11 tháng 11 năm 2013 
Lịch sử
Vượt qua tình thế hiểm nghèo
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh biết tình thế “Nghìn cân treo sợi tóc” ở nước ta sau cách mạng tháng 8 /1945.
	- Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, đã vượt qua tình thế “Nghìn cân treo sợi tóc” đá như thế nào?
	- Lòng biết ơn của Đảng và Bác.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Các tư liệu về phong trào: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt”
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra: ? Đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày tháng năm nào?
	3. Bài mới:	Giới thiệu bài.
a) Hoàn cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng 8.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận.
? Vì sao ta nói: Ngay sau cách mạng tháng 8 nước ta ở trong tình thế “Nghìn cân treo sợi tóc”?
? Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là “giặc”?
b) Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận.
? Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói”, “giặc dốt”?
- Đẩy lùi giặc đói.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Chống giặc dốt.
- Chống giặc ngoại xâm.
c) ý nghĩa của việc đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
d) Bác Hồ trong những ngày diệt “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”?
? Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên?
e) Bài học sgk. (26)
- Học sinh đọc sgk. Thảo luận- trình bày.
- Giặc ngoại xâm, phản động chống phá cách mạng.
- Nông nghiệp đình đốn. Nạn đói năm 1944- 1945 làm hơn 2 triệu người chết đói.
- 90% đồng bào không biết chữ.
- Vì chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm vậy, chúng có thể làm dân tộc ta suy yếu mất nước.
- Học sinh quan sát tranh ảnh, hình vẽ sgk thảo luận- trình bày.
- Lập “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm” để dành gạo cho dân nghèo.
+ Chi ruộng cho nông dân, đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất nông nghiệp.
+ Lập “quỹ độc lập”, “quỹ đảm phục quốc phòng”. “Tuần lễ vàng” để quyên góp tiền cho nhà nước.
- Mở lớp bình dân học vụ ở khắp nơi để xoá nạn mù chữ.
+ Xây thêm trường học, trẻ em nghèo cắp sách tới trường.
- Ngoại giao khôn khéo để đẩy quân Tưởng về nước.
- Hoà hoãn, nhượng bộ với Pháp để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
- Học sinh thảo luận, trình bày.
- Trong thời gian ngắn nhân dân ta đã làm được những việc phi thường là nhờ vào tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta. Nhân dân 1 lòng tin vào Đảng Vào Bác.
- Học sinh đọc sgk- trả lời câu hỏi.
- Bác có 1 tình yêu sâu sắc, thiêng liêng dành cho nhân dân ta, đất nước ta, hình ảnh Bác Hồ nhịn ăn để góp gạo cứu đói cho dân. Khiến toàn dân cảm động, một lòng theo Đảng, theo Bác làm cách mạng.
- Học sinh nối tiếp đọc.
	4. Củng cố: 	- Nội dung bài.
	- Liên hệ - nhận xét.
	5. Dặn dò:	Về học bài.
Toán (+)
Tiết 23: Luyện tập nhân một số thập phân với 10, 100, 100, 
A. Mục tiêu : 
- Củng cố về quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 100,
- Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên, viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- Giáo dục HS yêu thích, say mê học toán.
B. Đồ dùng dạy học: - VBTập toán 5, Toán NC 5
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Tổ chức:
2. Bài mới: Nêu yêu cầu bài học
HĐ 1: Củng cố kiến thức
? Nêu quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, .
HĐ 2: Củng cố kĩ năng
Bài 1 –VBT/70
Đúng ghi Đ sai ghi S
- GV chốt câu trả lời đúng sau đó cho HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm
Bài 2- VBT/70: - Tính nhẩm
- GV HD kĩ cho HS yếu phép nhân:
 4,57 1000 = 4570 (lùi dấu phẩy sang phải hai chữ số và viết thêm một chữ số 0 vào tận cùng bên phải)
Bài 3- VBT/70
- Viết các số đo dau dưới dạng số đo có đơn vị là mét
- GV đổi từ km ra m là lùi dấu phẩy sang phải ba chữ số hay chính là nhân số đó với 1000
Bài 4- VBT/70
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
HĐ 3: HS khá giỏi: 
Bài 103 - TNC/18 - GV gợi ý:
a.5,79 (0,5 2) 
b. (3,1 0,3 ) + (0,5 0,2)
c. (0,4 0,25) 0,47
d. (12,5 0,8) + (2,3 1,1)
- GV chốt lời giải đúng
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học 
- VN làm lại bài sai.
- Hát
- HS trả lời theo nhóm bàn
- Vài HS nêu trước lớp
- HS khác nhận xét, bổ sung
- Đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài rồi chữa
- HS nhắc lại quy tắc nhân nhẩm
- Đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài rồi chữa
- HS đọc đề
- HS tự làm bài rồi chữa, giải thích cách làm
- HS đọc yêu cầu của đề, phân tích đề
- làm bài cá nhân rồi chữa
- HS đọc đề, suy nghĩ giải bài
- HS tự làm bài rồi chữa
Tiếng Việt (+)
Tiết 17: Luyện đọc Mùa thảo quả
A. Mục tiêu:
Tiếp tục luyện cho học sinh: 
- Củng cố kĩ năng đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.
- Rèn kĩ năng đọc thầm và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài. 
B. Đồ dùng dạy học: SGK, bảng phụ
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức
2. Dạy bài mới: Nêu MĐYC
* Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu bài văn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến nếp khăn
Nghỉ hơi rõ ở những câu ngắn: Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm.
Nhấn giọng ở: ngọt lựng, thơm nồng, thơm đậm, ủ ấp
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến lấn chiếm không gian
Nhấn giọng: chín nục, ngây ngất kì lạ, mạnh mẽ, thoáng cái, vươn ngọn, lấn chiếm
+ Đoạn 3: Phần còn lại
Nhấn giọng: đột ngột, rực lên, đỏ chon chót, chứa lửa, chứa nắng, hắt lên gió thơm, đất trời thơm
Toàn bài đọc giọng kể xen lẫn miêu tả; ngắt giọng đúng những câu ngắn, dài khác nhau
- GV nghe nhận xét, sửa giọng đọc phù hợp với từng đoạn 
- Cho thi đọc giữa các nhóm
* Tìm hiểu bài: - GV nêu câu hỏi 
? Trong đoạn đầu từ “Gió tây lướt thướt” đến “nếp khăn”, sự vật nào được tác giả quan tâm nhất?
? Tác giả miêu tả rừng thảo quả đẹp qua hình ảnh nào?
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng 
4. Củng cố, dặn dò:- GV NX tiết học
- Về nhà tiếp tục luyện đọc .
- Hát
HS lắng nghe
- HS mở SGK và theo dõi
- Phát âm: Đản Khao, lướt thướt, quyến hương, ngọt lựng, thơm nồng, Chin San, sầm uất, chon chót, say ngây
- 1 HS đọc ngắt giọng các câu dài (bảng phụ): Rừng say ngây/ và ấm nóng. Thảo quả/ như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày/ lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt
- Các em nối tiếp đọc bài (3 lượt)
- HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc cá nhân lần lượt
- Thi đọc giữa các nhóm đọc 
- cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi theo nhóm bàn
- Hương thảo quả
- Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng, rừng say ngây và ấm nóng, thảo quả như những đốm lửa hồng, nấp nháy vui mắt
Ngày soạn: 08/11/2013	 
Ngày dạy: Thứ ba ngày 12 tháng 11 năm 2013 
Khoa học
Sắt, gang,thép
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Nêu nguồn gốc của sắt, thép, gang và một số tính chất của chúng.
	- Kể tên 1 số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Sưu tầm tranh ảnh 1 số đồ dùng làm từ gang hoặc thép.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định:
	2. Kiểm tra: 
? Kể tên những vật được làm từ tre, mây, song?	- Học sinh nêu.
	3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Hoạt động 1: Thực hành xử lý thông tin.
? Trong tự nhiên, sắt có ở đâu?
? Gang, thép đều có thành phần nào chung?
? Gang, thép, khác nhau ở điều nào?
- Nhận xét, kết luận.
3.3. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
- Cho học sinh hoạt động nhóm đôi.
? Gang hoặc thép được sử dụng làm gì?
- Sau đó cho học sinh nối tiếp kể tên 1 số dụng cụ được làm bằng gang, thép.
- Thảo luận, đọc sgk- trả lời câu hỏi.
+ Trong các quặng sắt.
+ Đều là hợp kim của sắt và các bon.
+ Thành phần của gang có nhiều các bon hơn thép. Gang rất cứng ròn, không thể uốn hay kéo thành sợi. Thép có tính chất cứng, bèn, rẻo 
- Học sinh quan sát tranh- trả lời câu hỏi.
+ Thép được sử dụng:
Hình 1: Đường ray tàu hoả.
Hình 2: Lan can nhà ở.
Hình 3: Cầu (cầu Long Biên bắc qua sông Hồng)
Hình 5: Dao, kéo, dây thép.
Hình 7: Các dụng cụ được dùng để mở.
+ Gang: Hình 4: nồi. 
4. Củng cố- dặn dò:
	- Hệ thống bài. Nhận xét giờ.
	- Dặn về hoàn thiện và vận dụng những điều đã học.
Toán (+)
Tiết 24: Luyện tập 
A. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách thực hiện phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên, nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 100, ..
- Giáo dục học sinh yêu thích học toán.
B. Đồ dùng dạy học: VBT, TNC
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Bài mới: Nêu yêu cầu tiết học
HĐ 1: Củng cố kiến thức:
- Nêu cách một số thập phân với một số tự nhiên
-Nêu quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, .
HĐ 2: củng cố kĩ năng
Bài 1- VBT/70: Tính nhẩm
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu
- Bài tập này củng cố kiến thức gì?
Bài 2- VBT/71: Đặt tính rồi tính
- GV nhắc nhở HS không phải nhân số 0 mà chỉ cần viết thêm số các chữ số 0 vào tích bằng số các chữ số 0 ở hai thừa số
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu
 Bài 3- VBT/71
- Gợi ý để HS nêu cách làm:
- HD HS yếu làm bài
- GV chấm chữa bài sai nếu có
Bài 4- VBT/71
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng
HĐ 3: HS khá giỏi
Bài 105- TNC/18: - GV gợi ý:
B1: tính tổng của ba số
B2: vẽ sơ đồ 
B3: Tìm số thứ nhất: 7,5 – (0,6 2 + 0,3) = 6; 6: 3 = 2
- GV chốt lời giải đúng
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- VN làm lại bài sai.
- Hát
- HS trả lời theo nhóm bàn 
- Vài HS nhắc lại trước lớp
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS đọc yêu cầu của đề
- HS tự làm bài rồi chữa, có giải thích cách làm
- quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, .
- HS đọc yêu cầu bài tập
- 1 HS lên bảng làm
- Lớp làm bài trong VBT
- Chữa bài
- HS đọc yêu cầu
- HS nêu cách làm bài
- HS tự làm bài rồi chữa:
- 1 HS lên bảng chữa 
- Lớp nhận xét chốt lời giải đúng
- HS tự làm bài rồi chữa
- HS đọc đề, suy nghĩ làm bài
- Chữa bài
Chính tả (nghe viết)
Tiết 90: Mùa thảo quả
A. Mục tiêu:
- Viết đúng bài chính tả, trỡnh bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được BT2a/b, hoặc BT3a/b . Rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng chính tả.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ giữ vở.
B. Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập, bảng phụ
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra ; 2 học sinh lên làm lại bài tập 3a, b tuần 11
III. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : nêu MĐYC tiết học
2. Hướng dẫn nghe viết
- Cho học sinh mở sách giáo khoa và 1 em đọc bài viết
- Hỏi về nội dung của đoạn văn
- Cho học sinh đọc thầm và ghi nhớ những từ ngữ dễ viết sai
- Đọc bài cho học sinh viết
- Chấm chữa một số bài
- Nhận xét và sửa lỗi
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2 :
- Phát phiếu học tập
- Cho học sinh làm theo nhóm
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét và bổ sung
Bài tập 3 :
- Cho học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh nhận xét và nêu kết quả
- Nhận xét và bổ sung
IV. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- Dặn học sinh ghi nhớ các từ ngữ đã luyện viết để không viết sai chính tả .
- Hát
- Hai học sinh lên bảng
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh mở sách giáo khoa
- Một em đọc bài
- Tả quá trình thảo quả nở hoa kết trái và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt
- Học sinh đọc thầm lại bài và tự ghi nhớ những từ ngữ dễ viết sai
- Gấp sách giáo khoa và lấy vở để viết bài
- Học sinh viết bài
- Tráo vở soát lỗi
- Thu vở và chấm
- Học sinh lắng nghe và chữa lỗi
- Học sinh nhận phiếu và làm bài tập
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét và bổ sung
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài và nêu nhận xét
- Nhận xét và bổ sung
- Học sinh lắng nghe và thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI SOAN L5._TUAN 12_BUOI 2 -.doc