Bài soạn lớp 5 năm 2013 - 2014 - Tuần 2 (buổi 2)

Bài soạn lớp 5 năm 2013 - 2014 - Tuần 2 (buổi 2)

I. Mục tiêu:

 - Nắm được những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. Nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ.

 - Giáo dục học sinh lòng biết ơn và tinh thần yêu nước của Nguyễn Trường Tộ.

II. Đồ dùng dạy học:

 + Tranh trong sgk.

III. Hoạt động dạy học:

 1. Tổ chức: Lớp hát.

 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu những suy nghĩ, băn khoăn của Trường Định?

 Tình cảm của nhân dân đối với Trường Định.

 

doc 9 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1154Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 5 năm 2013 - 2014 - Tuần 2 (buổi 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/08/2013	 TUẦN 2
Ngày dạy: Thứ ba ngày 3 tháng 9 năm 2013 (Học bù thứ 2)
Lịch sử
Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước
I. Mục tiêu:
	- Nắm được những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. Nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ.
	- Giáo dục học sinh lòng biết ơn và tinh thần yêu nước của Nguyễn Trường Tộ.
II. Đồ dùng dạy học: 
	+ Tranh trong sgk.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Tổ chức: Lớp hát.
	2. Kiểm tra bài cũ: 	- Nêu những suy nghĩ, băn khoăn của Trường Định? 
	 Tình cảm của nhân dân đối với Trường Định.
	3. Bài mới: 	
a) Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
- GV cho học sinh quan sát tranh Nguyễn Trường Tộ.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
b) Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)
+ Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường tộ là gì?
+ Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không? Vì sao?
+ Nêu những cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ?
:
c) Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp)
- GV có thể trình bày thêm lý do 
d) Hoạt động 4: (Làm việc cả lớp)
? Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng?
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
- Giáo viên nêu ý nghĩa bài học.
4. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học.	 
- Học sinh đọc bài 1 đến 2 lần.
- Cả lớp theo dõi.
+ HS thảo luận trả lời các câu hỏi.
+ Đại diện các nhóm trình bày.
- Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với các nước, thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta phát triển kinh tế. Mở trường dạy đóng tàu 
- Triều đình bàn luận không thống nhất. Vua Tự Đức khống cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ.
- Vì vua quan nhà Nguyễn bảo thủ.
- Nguyễn Trường Tộ có lòng yêu nước, muốn canh tân đất nước phát triển. Khâm phục tình yêu nước của Nguyễn Trường Tộ.
+ HS trình bày các kết quả thảo luận.
+ Học sinh thảo luân theo tổ.
+ Học sinh nêu lại ý nghĩa bài học.
+ Vận dụng vào bản thân.
+ Về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiếng việt (+ )
Luyện đọc: Nghìn năm văn hiến
A. Mục đích yêu cầu:
Tiếp tục luyện cho học sinh: 
- Rèn kĩ năng đọc một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê
- Rèn kĩ năng đọc thầm và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài : Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
B. Đồ dùng dạy học: SGK, bảng phụ
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài : Nêu MĐYC
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc
a) Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu bài văn
- Đọc nối tiếp đoạn (3 đoạn)
- Luyện đọc theo cặp
- Hướng dẫn đọc một đoạn tiêu biểu (treo bảng phụ)
- GV nghe nhận xét, sửa giọng đọc phù hợp
- Cho thi đọc giữa các nhóm
b) Tìm hiểu bài
- GV nêu câu hỏi 
? Đến thăm văn miếu khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì ? 
? Đọc và phân tích bảng số liệu thống kê theo mục sau :
- Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất? 
- Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất ?
- Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá Việt Nam ?
- GV nhận xét 
III. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị cho bài sau
- Hát
HS lắng nghe
- HS mởi SGK và theo dõi
- Các em nối tiếp đọc bài (3 lượt)
- HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc cá nhân lần lượt
- Thi đọc diễn cảm từng đoạn
- cả lớp bình chọn nhóm cá nhân đọc hay nhất
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi theo nhóm bàn
- từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Tính từ năm đó đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919 các triều vua VN đã tổ chức được 185 khoa và lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ
- Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất là triều Lê - 104 khoa thi
- Triều Lê có nhiều tiến sĩ nhất -1780 tiến sĩ
- VN là một đất nước có nền văn hiến lâu đời
- Vài HS nhắc lại 
- HS lắng nghe và thực hiện
Chính tả (Nghe viết):
Lương Ngọc Quyến
I. Mục đích - yêu cầu: 
	- Nghe - viết đúng. Trình bày đúng bài chính tả: Lương Ngọc Quyến.
	- Nắm được mô hình cấu tạo vần. Chép đúng tiếng, vần vào mô hình.
	- Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: 
	+ Vở bài tập, bảng mô hình kẻ sẵn.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Tổ chức: Lớp hát.
	2. Kiểm tra bài cũ: 	- Chữ viết khó bài trước .
	- Giáo viên nhận xét sửa chữa.
	3. Bài mới: 	+ Giới thiệu bài, ghi bảng.
	+ Giảng bài mới.
a) Hướng dẫn học sinh nghe- viết:
- Giáo viên đọc toàn bài chính tả 1 lượt.
- Giáo viên giới thiệu về nhà yêu Lương Ngọc Quyến.
- Giáo viên nhắc học sinh chú ý tư thế ngồi viết, cách trình bày bài.
- Giáo viên đọc từng câu theo lối móc xích.
- Giáo viên đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- Giáo viên chấm 1 số bài, nhận xét chung.
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài tập 3: 
- Giáo viên đưa bảng kẻ sẵn.
- Giáo viên sửa chữa nhận xét chốt lại nội dung chính.
+ Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính. Ngoài âm chính 1 số vần còn có âm cuối. Có những vần có cả âm đệm và âm cuối.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về xem lại bài viết.
- Học sinh đọc thầm lại bài chính tả, chú ý những từ dễ viết sai. Tên riêng của người, từ khó: mưa, khoét, xích sắt.
- Học sinh viết bài vào vở chính tả.
- Học sinh soát lỗi bài
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- Một số học sinh trình bày kết quả trên bảng.
- Cả lớp nêu nhận xét về bài làm trên bảng.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
Ngày soạn: 31/08/2013	 
Ngày dạy: Thứ tư ngày 4 tháng 9 năm 2013 (Học bù thứ 3)
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục đích yêu cầu:
	- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình giọng diễn cảm nói về các anh hùng danh nhân đất nước.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện.
	- Rèn kĩ năng nghe, nhận xét lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Một số sách truyện, bài báo viết về các anh hùng, danh nhân đất nước.
	- Bảng viết, giấy khổ to.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Tổ chức: Lớp hát.
	2. Kiểm tra bài cũ: 	- 2 học sinh thi kể lại chuyện Lý Tự Trọng + câu hỏi.
	3. Bài mới: 	+ Giới thiệu bài ghi bảng.
	+ Giảng bài mới.
a) Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài .
- Giáo viên đọc dưới nhiều từ ngữ cần chú ý:
Đề bài: Hãy kể 1 câu chuyện đã nghe  hãy đã đọc  về một anh hùng, danh nhân của nước ta.
- Giáo viên giải nghĩa từ (danh nhân)
- Giáo viên nhắc lại.
- Kiểm tra học sinh đã chuẩn bị ở nhà.
 Hướng dẫn học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét theo các tiêu chuẩn.
- Cả lớp bình chọn câu chuyện hay nhất, tự nhiên nhất, hấp dẫn nhất.
4. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ.
- Về nhà kể lại chuyện và chuẩn bị bài sau.
+ Học sinh đọc lại đề bài.
+ Học sinh nêu lại các từ trọng tâm.
+ Một số học sinh đọc nối tiếp các gợi ý 1, 2, 3, 4 trong sgk.
+ Một số học sinh nối tiếp nhau kể trước lớp tên chuyện, giới thiệu truyện đó em đã nghe, đã đọc  truyện về danh nhân nào?
- Học sinh kể chuyện theo cặp.
+ Học sinh thi kể chuyện trước lớp và nói ý nghĩa câu chuyện, trao đổi, giao lưu cùng các bạn trong lớp về nhân vật, ý nghĩa câu chuyện 
Toán +
Luyện tập phép cộng, phép trừ phân số
A. Mục tiêu:
 - Củng cố cho HS cách cộng, trừ phân số.
 - Rèn và củng cố kĩ năng cộng trừ hai phân số, nhiều phân số.
 - HS yêu thích, say mê học toán
B. Đồ dùng dạy học: - VBT Toán 5/1 trang 9, Toán NC 5 trang 7
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức
2. Bài mới:
HĐ 1: Củng cố kiến thức
? Muốn cộng (trừ) hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?
? Muốn cộng (trừ) hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
- GV lưu ý HS khi quy đồng MS có hai dạng MS này chia hết cho MS kia & trường hợp hai MS không chia hết cho nhau
HĐ 2: HD HS thực hành
Bài 1-VBT/9: Tính
- GV lưu ý HS tính xong phải rút gọn về phân số tối giản
Bài 2- VBT/9: Tính
- GV gợi ý cho HS 5 viết dưới dạng phân số có MS là 5, 10 viết dưới dạng phân số có MS là 16 để tính cho tiện
- phần c lưu ý HS tính trong ngoặc, sau đó rút gọn đi rồi mới thực hiện phép trừ
Bài 3-VBT/9
- Bài toán cho gì?
- Bài toán hỏi gì?
HĐ 3: HS khá, giỏi
Bài tập 19- TNC/7
- GV gợi ý:- B1: tính vòi 1 chảy riêng 1 giờ(1: 3 =(bể))
- B2: Vòi 2 chảy riêng 1 giờ?(1: 4 =(bể)
- B3: Cả 2 vòi cùng chảy 1 giờ?
- GV chấm bài (nếu còn thời gian)
3. Củng cố: - GV nhận xét giờ học 
 - VN làm lại bài sai.
Hát
- HS nhớ lại nói cho bạn cùng bàn nghe
- Vài HS phát biểu trước lớp
- Lớp bổ sung
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài cá nhân
- 2 HS lên bảng chữa bài
- Lớp nhận xét, chốt kết quả đúng
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài cá nhân rồi chữa
- HS đọc đề
- phân tích đề tìm cách giải
- HS làm bài vào vở
- HS suy nghĩ làm bài- Chữa bài
Đáp số: (bể)
Ngày soạn: 31/08/2013	 
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 6 tháng 9 năm 2013 (Học bù thứ 5)
Toán+ 
Tiết 4: Luyện tập về hỗn số
A. Mục tiêu: 
 - Củng cố cho HS nhận biết hỗn số, đọc viết hỗn số, chuyển một hỗn số thành một phân số(HS yếu và trung bình).
 - HS khá , giỏi vận dụng tốt để làm được các bài tập nâng cao.
 - HS yêu thích, say mê học toán.
B. Đồ dùng dạy học: VBT Toán 5/1 trang11, 12, 13, Toán NC 5/10
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức
2. Bài mới:
HĐ 1: Củng cố kiến thức:
- GV viết 1 hỗn số
- GV đọc 1 hỗn số
- GV gợi ý để HS nhận xét phần nguyên và phần phân số của hỗn số
? Nêu cách chuyển một hỗn số thành một phân số
HĐ 2 : HD HS làm bài tập
Bài tập 1- VBT/11
Củng cố cho HS đọc, viết một hỗn số
Bài tập 1- VBT/12: Chuyển hốn số thành phân số theo mẫu
- GV HD mẫu
Bài 2- VBT/12: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính theo mẫu 
- GV giải thích mẫu
Bài tập 3- VBT/13: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi tính
- GV HD cách làm
- GV chấm, chữa bài, nhận xét, sửa sai nếu có
HĐ 3: HS khá, giỏi
Bài 39 Toán NC/10
- GV gợi ý: Muốn tính được diện tích hình thoi trước hết phải chuyển hỗn số thành phân số để tính
- GV chấm bài nếu còn thời gian
3. Củng cố: - GV nêu tóm tắt ND bài học, NX giờ
- VN làm lại bài sai.
Hát
- HS đọc hỗn số
- HS viết hỗn số
- 2 HS cùng bàn nói cho nhau nghe
- Vài HS nhắc lại
- HS đọc yêu cầu
- Tự làm bài rồi chữa
- HS đọc yêu cầu, theo dõi nghe GV giải thích mẫu
- HS tự làm bài rồi chữa
- HS đọc yêu cầu, nghe GV giải thích mẫu
- HS tự làm bài rồi chữa
- HS đọc yêu cầu
-Tự làm bài vào vở
- HS suy nghĩ làm bài
Tiếng Việt+ 
Tiết 2: Luyện tập Tả cảnh
A. Mục tiêu
-Tiếp tục luyện cho HS yếu và HS trunh bình hoàn thành bài tập ở VBT .
- KN phát hiện những hình ảnh đẹp trong hai bài văn tả cảnh : Rừng trưa, chiều tối,
 chuyển một phần của dàn ý đã lập trong tiết học trước thành một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày(HS khá và HS giỏi). 
- Rèn cho HS cách học tự giác, chủ động, tích cực.
B. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập trang 10, 11, TVNC/5-135
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài : Nêu MĐ-YC bài học
2. HĐ 1:Bài tập củng cố kiến thức
Bài tập 1-VBT TV 5/1 trang 10, 11 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài
- Cả lớp đọc thầm 2 bài văn
- Giáo viên chấm bài, nhận xét, sửa sai nếu có
Bài tập 2 :
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Cho cả lớp viết bài vào vở
- Gọi học sinh đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh
- Giáo viên nhận xét và bổ sung
- Chấm một số bài để đánh giá xem bài viết có sáng tạo không, có ý riêng không, có sáo rỗng không
3. HĐ 2: (HS khá giỏi): GV đọc cho HS nghe đoạn trích “Hửng nắng” TVNC5/135
? Bài văn trên tả gì? Vì sao em biết?
? Những chi tiết nào miêu tả sự xuất hiện của ánh nắng?
? Nắng lên đã làm mọi vật biến đổi như thế nào?
? Em thích hình ảnh nào nhất trong bài? Vì sao?
III. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học
- Dặn dò về nhà : quan sát một cơn mưa và ghi lại kết quả chuẩn bị cho bài sau.
- Hát
- Vài học sinh đọc yêu cầu và nội dung của bài 
- Cả lớp đọc thầm 2 bài văn và tìm những hình ảnh đẹp mà em thích
- Học sinh làm bài cá nhân vào vở
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài học
- Cả lớp thực hành viết bài
- Nhiều học sinh đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh
- Lớp nhận xét và bổ sung
- Học sinh suy nghĩ làm bài
Kỹ thuật:
Đính khuy hai lỗ (Tiết 2 )
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh tiếp tục thực hành đính khuy hai lỗ.
	- Đính khuy hai lỗ đúng quy định, đúng kỹ thuật.
	- Rèn luyện tính cẩn thận, đôi tay khéo léo.
II. Đồ dùng dạy học: 
	+ Khuy hai lỗ, kim chỉ, vải phấn màu, kéo.
III. Hoạt động dạy học:
	1. Tổ chức: Lớp hát.
	2. Kiểm tra bài cũ: Bài giờ trước, dụng cụ học tập.
	3. Bài mới: 	+ Giới thiệu bài, ghi bảng.
	+ Giảng bài mới.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nhớ lại phương pháp đính khuy 2 lỗ.
- Giáo viên yêu cầu thời gian thực hành:
- Yêu cầu cần đạt cuối bài.
- Giáo viên quan sát hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng.
- Giáo viên cho học sinh chưng bày sản phẩm.
- Giáo viên đánh giá nhận xét.
- Tổ chức cho học sinh thi trước lớp. Động viên khen, chê kịp thời.
- Học sinh nhắc lại cách đính khuy hai lỗ.
- Nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy, vật liệu đính khuy của học sinh.
+ Mỗi học sinh đính hai khuy trong khoảng 20 phút.
- Học sinh thực hành đính khuy theo tôt, nhóm.
+ Các tổ tự chưng bày sản phẩm của mình, tự đánh giá sản phẩm của bạn.
3. Củng cố- dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ hoc.	 - Học sinh nêu lại phương pháp đính
	 khuy hai lỗ.
	 - Về nhà chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI SOAN L5._TUAN 2_BUOI 2.doc